Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 18

Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 18

I. Mục tiêu:

 - Biết thế nào là học tập chăm chỉ. Chăm chỉ học tập mang lại lợi ích gì.

 - Sự cần thiết của việc quan tâm giúp đỡ bạn.

 - HS hiểu biết làm một số việc cụ thể giữ gìn trường lớp sạch sẽ.

 - Vì sao cần giữ vệ sinh nơi công cộng.

 - HS có thái độ tôn trọng những quy định về trật tự, vệ sinh nơi công cộng.

II. Chuẩn bị:

 - Giáo viên: SGK, tranh phiếu học tập.

 - Học sinh: Vở bài tập đạo đức.

III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:

 

doc 33 trang Người đăng huong21 Lượt xem 485Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng các môn lớp 5 - Tuần 18", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 18
Tiết
Môn: ĐẠO ĐỨC
Bài: THỰC HÀNH KĨ NĂNG CUỐI KÌ I
I. Mục tiêu:
 - Biết thế nào là học tập chăm chỉ. Chăm chỉ học tập mang lại lợi ích gì.
 - Sự cần thiết của việc quan tâm giúp đỡ bạn.
 - HS hiểu biết làm một số việc cụ thể giữ gìn trường lớp sạch sẽ.
 - Vì sao cần giữ vệ sinh nơi công cộng.
 - HS có thái độ tôn trọng những quy định về trật tự, vệ sinh nơi công cộng.
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: SGK, tranh phiếu học tập.
 - Học sinh: Vở bài tập đạo đức.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định: Kiểm tra sỉ số học sinh.
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Dạy học bài mới: Giới thiệu bài.
- Chia lớp làm hai đội.
- Cho HS chơi trò chơi hái hoa dân chủ. Mỗi đội lên bắt thăm và trả lời câu hỏi. Sau khi kết thúc đội nào trả lời đúng nhiều câu hỏi nhất sẽ thắng. 
- Các câu hỏi sau:
1. Như thế nào là chăm chỉ học tập ?
2. Chăm chỉ học tập có lợi ích gì ?
3. Nêu một số biểu hiện của việc quan tâm giúp đỡ bạn ?
4. Vì sao cần quan tâm giúp đỡ bạn ?
5. Nêu các việc làm cần thiết để giữ vệ sinh trường lớp ?
6. Vì sao phải giữ gìn trường lớp sạch đẹp ?
7. Nêu một số biểu hiện về giữ gìn trật tự, vệ sinh nơi công cộng ?
8. Hãy kể các nơi công cộng mà em biết ?
9. Vì sao cần giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng ?
10. Em quan tâm giúp đỡ bạn là vì em làm theo lời thầy cô giáo là đúng hay sai ?
11. Em làm gì khi bạn đau tay xách nặng ?
12.Mấy bạn ăn quà bánh vứt rác ra sân trường, việc làm đó đúng sai. Em sẽ nói gì với bạn ?
13.Nếu em lỡ tay làm dây mực ra bàn em sẽ làm gì ?
14. Giữ trật tự vệ sinh nơi công cộng là góp phần bảo vệ môi trường? Đúng hay sai ?
15. Bàn với nhau trong giờ kiểm tra ? Đúng hay sai ?
- Nhận xét – tuyên dương.
4. Củng cố - dặn dò. 
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem bài tiếp theo.
- Chia đội chơi.
- Khi đang học, đang làm bài tập, các em cần cố gắng hoàn thành công việc, không bỏ dở, như thế mới là chăm chỉ học tập.
- Chăm chỉ học tập có lợi ích gì là: giúp cho việc học tập đạt kết quả tốt, được thầy cô yêu mến, làm bố mẹ vui lòng.
- Cho bạn mượn đồ dùng học tập, giảng bài cho bạn, thăm bạn ốm, nhắc bạn không nói chuyện trong giờ học.
- Quan tâm giúp đỡ bạn là việc làm cần thiết của mỗi HS. Khi quan tâm đến bạn, em sẽ mang lại niềm vui cho bạn, cho mình và tình bạn ngày càng thân thiết.
- Không bôi bẩn, vẽ bậy lên tường lên bàn ghế, không vứt rác bừa bãi, đi vệ sinh đúng nơi qui định.
- Giữ gìn trường lớp là thể hiện lòng yêu trường, yêu lớp và giúp các em được sinh hoạt học tập trong một môi trường trong lành.
- Đi khẽ, nói nhẹ, không chen lấn xô đẩy nhau, không vứt rác bừa bãi.
- Trường học, bệnh viện, đường xá, chợ, công viên, rạp hát
- Giữ trật tự, vệ sinh nơi công cộng giúp cho công việc của con người được thuận lợi, môi trường trong lành, có lợi cho sức khỏe
- Đúng.
- Em sẽ xách dùm bạn.
- Sai. Em sẽ nhắc bạn bỏ rác vào thùng rác.
- Em sẽ lau sạch vết mực.
- Đúng.
- Sai.
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 18
Tiết
Môn: TOÁN
Bài: ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I. Mục tiêu:
 - Biết tự giải được các bài toán bằng một phép tính cộng hoặc trừ, trong đó có các bài toán về nhiều hơn, ít hơn một số đơn vị.
 - Làm được các bài : 1, 2, 3.
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Các bài tập.
 - Học sinh: SGK, Vở tập toán.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Dạy học bài mới: Giới thiệu bài.
* Baøi 1: 
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết những gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Muốn biết cả hai buổi bán được bao nhiêu lít dầu ta làm thế nào ?
- Yêu cầu HS làm bài. 1 HS lên bảng làm bài. Sau đó nhận xét, cho điểm HS.
* Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết những gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Bài toán thuộc dạng gì? Vì sao ?
- Yêu cầu HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ rồi giải.
 Tóm tắt
	32 kg	
Bình 	/-------------------------/----------/
An	/-------------------------/ 6 kg
	? kg
* Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Bài toán cho biết những gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Bài toán thuộc dạng toán gì ?
- Yêu cầu HS tóm tắt bằng số đo và giải.
	Tóm tắt	
	24 bông
Lan	/--------------------------/ 6 bông
Liên	/--------------------------/---------/
	? bông
4. Cuûng coá – Daën doø:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem bài tiếp theo.
- HS trả lời câu hỏi.
+ Ngày 1 tháng 10 là ngày thứ mấy ?
+ Ngày 20 tháng 10 là ngày thứ mấy ?
+ Trong tháng 10 em được nghỉ tất cả mấy ngày ? 
- Lắng nghe.
- Đọc đề
- Bài toán cho biết buổi sáng bán được 48l dầu, buổi chiều bán được 37l dầu.
- Cả hai buổi cửa hàng bán được bao nhiêu lít dầu ?
- Ta thực hiện phép cộng 48 + 37
- Làm bài.
 Bài giải
	Số lít dầu cả ngày bán được là:
	48 + 37 = 85 (l)
	Đáp số: 85 lít
- Đọc đề bài.
- Bài toán cho biết Bình cân nặng 32 kg. An nhẹ hơn Bình 6 kg.
- Hỏi An nặng bao nhiêu kg ?
- Bài toán thuộc dạng bài toán về ít hơn. Vì nhẹ hơn có nghĩa là ít hơn.
- Làm bài.	
 Bài giải
	 Bạn An cân nặng là:
	32 – 6 = 26 (kg)
 Đáp số: 26 kg.
- Đọc đề bài.
- Lan hái được 24 bông hoa. Liên hái được nhiều hơn Lan 16 bông hoa.
- Liên hái được mấy bông hoa ?
- Bài toán về nhiều hơn.
- Làm bài.
 Bài giải
	Liên hái được số hoa là:
	26 + 14 = 40 (bông)
 Đáp số: 40 bông hoa.
- Lắng nghe.
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 18
Tiết
Môn: TẬP ĐỌC
Bài: ÔN TẬP ( Tiết 1- 2 )
I. Mục tiêu:
 - Đọc rõ ràng, trôi chảy bài tập đọc đã học ở HK1 (phát âm rõ ràng, biết ngừng nghỉ sau các dấu câu, giữa các cụm từ; tốc đọ đọc khoảng 40 tiếng/ phút); hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài; trả lời được câu hỏi về ý đoạn đã học. 
 - Tìm đúng từ chỉ sự vật trong câu (BT2); biết viết bản tự thuật theo mẫu đã học (BT3).
 - HS khá, giỏi đọc tương đối rành mạch đoạn văn, đoạn thơ (tốc độ đọc trên 40 tiếng/ phút).
Tiết 2
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như Tiết 1.
 - Biết đặt câu tự giới thiệu mình với người khác (BT2).
 - Bước đầu biết dùng dấu chấm để tách đoạn văn thành 5 câu và viết lại cho đúng chinh` tả (BT3).
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Các bài tập.
 - Học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định:
2.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS đọc bài Gà “ tỉ tê ” với gà và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét – đánh giá.
3. Dạy học bài mới: Giới thiệu bài.
TIẾT 1
a) Luyện đọc 
- Cho HS lên bảng bốc thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
- Cho điểm trực tiếp từng HS.
b) Ôn về từ chỉ sự vật
* Bài 2:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Từ chỉ sự vật là những từ chỉ gì ?
- Yêu cầu HS đọc và gạch dưới những từ chỉ sự vật ?
- Gọi 2 HS đọc lại.
- Nhận xét – tuyên dương.
c) Ôn tập viết về bản tự thuật.
* Bài 3:
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho 1 HS làm bài bảng phụ và yêu cầu cả lớp làm vào vở bài tập.
- Gọi HS đọc cho bạn nghe bản tự thuật của mình.
- Chữa bài, nhận xét, cho điểm.
TIẾT 2
a) Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Tiến hành tương tự tiết 1.
b) Ôn luyện đặt câu theo mẫu Ai (cái gì, con gì) là gì ?
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- Treo bảng phụ ghi sẵn BT2.
- Hướng dẫn em cần nói đủ tên và quan hệ của em là gì ?
- Gọi 1 HS khá nói.
- Nhận xét – Sửa sai.
- Yêu cầu HS làm bài vào vở bài tập.
- Cho HS tự giới thiệu theo các tranh.
c) Ngắt đoạn văn thành câu rồi viết lại đúng chính tả.
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- Cho HS làm bài, 1 HS làm bảng phụ.
- Trình bày – sửa sai. 
- Cho HS đọc lại đoạn văn.
4. Củng cố, dặn dò:
- Về nhà đọc và trả lời các câu hỏi.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem bài tiếp theo.
- HS hát.
- HS1 đọc và trả lời câu hỏi: Gà con biết nói chuyện với mẹ từ khi nào ?
- HS2 đọc và trả lời câu hỏi: nói lại cách gà mẹ báo cho con biết tai hoa, nấp mau ?
- HS3 đọc và trả lời câu hỏi: Nêu nội dung bài ?
- Lắng nghe.
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- Tìm các từ chỉ sự vật trong câu sau.
- Từ chỉ sự vật là những từ chỉ người, vật,..
- HS làm bài nhóm đôi.
- Ô cửa máy bay, nhà cửa, ruộng đồng, làng xóm, núi non.
- Lắng nghe.
- Viết bản tự thuật theo mẫu đã học.
- HS làm bài.
- HS đọc bản tự thuật.
- Nhận xét.
- Đọc yêu cầu.
- Thực hiện yêu cầu.
- Chú ý.
- HS tự giới thiệu.
Tranh 1: Cháu chào bác ạ! Cháu là Lan, học cùng lớp với bạn Huệ. Thưa bác bạn Huệ có nhà không ạ!
Tranh 2: Cháu chào bác ạ! Cháu là Hiếu con bố Tùng ở cạnh nhà bác. Bác làm ơn cho bố cháu mượn cái kìm ạ!
Tranh 3 : Em chào cô ạ! Em là Ngọc , học sinh lớp 2/5. Cô Thu bảo em đến phòng cô, xin cô cho lớp em mượn lọ hoa ạ!
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
Đầu năm học mới, Huệ nhận được quà của bố. Đó là một chiếc cặp rất xinh. Cặp có quai đeo. Hôm khai giảng, ai cũng phải nhìn Huệ với chiếc cặp mới. Huệ thầm hứa học chăm, học giỏi để bố vui lòng.
- Chú ý lắng nghe.
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 18
Tiết
Môn: TIẾNG VIỆT
Bài: ÔN TẬP ( Tiết 3)
I. Mục tiêu:
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như Tiết 1.
 - Biết thực hành sử dụng mục lục sách (BT2).
 - Nghe – viết chính xác, trình bày đúng bài chính tả; tốc độ khoảng 40 chữ/ 1 phút
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Các bài tập.
 - Học sinh: SGK
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
3. Dạy học bài mới: Giới thiệu bài.
v Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
- Cho điểm trực tiếp từng HS.
v Ôn tập về mục lục sách.
* Bài 2:
- Cho HS nêu yêu cầu ? 
- Cho HS thi tìm nhanh một số bài tập đọc theo mục lục sách.
- GV đọc tên bài – HS các nhóm trả lời nhanh số trang của bài. Đội nào nêu nhiều bài nhất sẽ thắng.
- Nhận xét – Tuyên dương.
v Nghe viết chính tả
* Bài 3: 	
- GV đọc đoạn văn một lượt và yêu cầu 2 HS đọc lại.
- Hỏi: Đoạn văn có mấy câu ?
- Những chữ nào phải viết hoa ? Vì sao ?
- Cuối mỗi câu có dấu gì ?
- Yêu cầu HS viết bảng các từ ngữ: đầu năm, quyết trở thành, giảng lại.
- Đọc bài cho HS viết, mỗi cụm từ đọc 3 lần.
- Đọc bài cho HS soát lỗi.	
- Chấm điểm một số bài và nhận xét bài của HS.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem bài tiếp theo.
- Lớp hát.
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài. 
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- HS nê ... thể. VD: Đeo khẩu trang, dùng chổi có cán dài, vẩy nước khi quét lớp, quét sân hoặc sau khi làm vệ sinh trường, lớp; nhổ cỏ  phải rửa tay bằng xà phòng.
Bước 2:
- Tổ chức cho các nhóm kiểm tra đánh giá.
- Đánh giá kết quả làm việc.
- Tuyên dương những nhóm và cá nhân làm tốt.
4. Củng cố:
- Sau bài học ngày hôm nay em rút ra được điều gì?
* Kết luận: Trường lớp sạch đẹp sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh và học tập tốt hơn.
5. Dặn dò:
- Làm bài vở bài tập.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem bài tiếp theo.
- Cả lớp hát.
- HS trả lời câu hỏi.
- Chạy nhảy, trèo cây, nhoài người ra cửa sổ
- Lên xuống cầu thang đúng qui định, không chạy giỡn, không nhoài người ra cửa sổ, lan can trường
- Lắng nghe.
- HS quan sát theo cặp các hình ở trang 38, 39 SGK và trả lời các câu hỏi.
+ Cảnh các bạn đang lao động vệ sinh sân trường.
+ Quét rác, xách nước, tưới cây
+ Chổi nan, xô nước, cuốc, xẻng
+ Sân trường sạch sẽ, trường học sạch đẹp.
- Vẽ cảnh các bạn đang chăm sóc cây hoa.
- Tưới cây, hái lá khô già, bắt sâu
- Cây mọc tốt hơn, làm đẹp ngôi trường.
- Bảo vệ sức khoẻ cho mọi người, GV, HS học tập giảng dạy được tốt hơn.
- HS quan sát trả lời.
- Trường có nhiều cây xanh và hoa. Các cây rất là xanh tốt.
- Khu vệ sinh đặt sau trường, rất sạch sẽ, không có mùi hôi do cô lao công quét dọn thường xuyên,..
- Trường em xanh – sạch – đẹp. 
- Không vứt rác bừa bãi, trực nhật lớp, không vẽ bậy lên tường, chăm sóc cây hoa.
- Chú ý.
- Làm vệ sinh theo nhóm.
- Phân công nhóm trưởng.
- Các nhóm tiến hành công việc:
+ Nhóm 1: Vệ sinh lớp.
+ Nhóm 2: Nhặt rác, quét sân trường
+ Nhóm 3: Tưới cây xanh ở sân trường
+ Nhóm 4: Nhổ cỏ, tưới hoa ở sân trường.
- Nhóm trưởng báo cáo kết quả.
- Các nhóm đi xem thành quả làm việc, nhận xét và đánh giá.
- Biết được thế nào là trường lớp sạch đẹp và các biện pháp để giữ gìn trường lớp sạch đẹp,
- Lắng nghe.
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 18
Tiết 
Môn: TIẾNG VIỆT
Bài: ÔN TẬP ( Tiết 7 )
I. Mục tiêu:
 - Mức độ yêu cầu về kĩ năng đọc như Tiết 1.
 - Tìm được từ chỉ đặc điểm trong câu (BT2).
 - Viết được một bưu thiếp chúc mừng thầy cô giáo (BT3).
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Phiếu ghi các bài tập đọc, các bài tập.
 - Học sinh: SGK, Vở bài tập TV.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ.
3. Dạy học bài mới: Giới thiệu bài.
v Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
- Cho điểm trực tiếp từng HS.
v Ôn luyện về từ chỉ đặc điểm của người và vật.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Sự vật được nói đến trong câu càng về sáng, tiết trời càng lạnh giá là gì ?
- Càng về sáng tiết trời ntn ?
- Vậy từ nào là từ chỉ đặc điểm của tiết trời khi về sáng ?
- Yêu cầu tự làm các câu còn lại và báo cáo kết quả làm bài.
- Theo dõi và chữa bài.
v Ôn luyện về cách viết bưu thiếp.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 3.
- Yêu cầu HS tự làm bài sau đó gọi một số HS đọc bài làm, nhận xét và cho điểm.
4. Củng cố:
- Giáo dục HS nói lễ phép, lịch sự.
5.Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem bài tiếp theo.
- HS hát.
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm.
- Là tiết trời.
- Càng lạnh giá hơn.
- Lạnh giá.
b) vàng tươi, sáng trưng, xanh mát.
c) siêng năng, cần cù.
- Lắng nghe.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài.
 Kính thưa cô!
 Nhân ngày 20 – 11 Ngày Nhà Giáo Việt Nam , em kính chúc cô mạnh, khỏe, hạnh phúc và luôn thành công trong cuộc sống cũng như trong giảng dạy.
 Học trò cũ của cô
 Ngọc Lan
- Lắng nghe.
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 18
Tiết
Môn: Toán
Bài: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
 - Biết làm tính cộng, trừ có nhớ trong phạm vi 100.
 - Biết tính giá trị của biểu thức số có hai dấu phép tính cộng, trừ trong trường hợp đơn giản.
 - Biết giải bài toán về ít hơn một số đơn vị.
 - Làm được các bài: 1, 2, 3.
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Các bài tập.
 - Học sinh: SGK, vở tập toán.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ:
- Gọi HS lên bảng đặt tính rồi tính. 
 32 - 15 74 - 58 63 + 39 
- Cả lớp làm vào nháp.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Dạy học bài mới: Giới thiệu bài.
* Bài 1: Đặt tính rồi tính
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm bài.
- Gọi HS sửa bài.
- Nhận xét – đánh giá
* Bài 2 :Tính
- Gọi HS nêu yêu cầu.
- HD HS làm bài.
- Cho HS làm bài.
- Nhận xét – Tuyên dương
* Bài 3: 
- Cho HS đọc bài toán.
- Bài toán cho biết gì ?
- Bài toán hỏi gì ?
- Bài toán thuộc dạng toán gì ?
- Cho HS làm bài.
- Nhận xét – tuyên dương.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Về nhà làm bài 4, 5.
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem bài tiếp theo.
- Cả lớp hát.
- HS làm bài tập.
- Nhận xét.
- Đặt tính rồi tính.
 38 54 67 61 70 83
+27 +19 + 5 - 28 -32 -8
 65 73 72 33 38 75
- Lắng nghe.
	- Tính.	
 - HS làm bài.
12 + 8 + 6 = 20 + 6 36 + 19 – 19 = 55 –1 9
 = 26 = 36
25 + 15 – 30 = 40 – 30 51 – 19 –18 = 32 – 18
 = 10 = 14
- Lắng nghe.
- HS đọc bài toán.
- Ông 70 tuổi, bố kém ông 32 tuổi.
- Bố bao nhiêu tuổi.
- Bài toán về ít hơn.
- HS làm bài. 1 HS làm bảng phụ. 
 Năm nay bố có số tuổi là:
 70 – 32 = 38 ( tuổi )
 Đáp số : 38 tuổi. 
- Lắng nghe.
- Lắng nghe.
RÚT KINH NGHIỆM
.
Tuần 18
Tiết
Môn: THỦ CÔNG
Bài: GẤP CẮT, DÁN BIỂN BÁO GIAO THÔNG CẤM ĐỖ XE ( Tiết 2 )
I. Mục tiêu:
 - Biết cách gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe.
 - Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm đỗ xe. Đường cắt có thể mấp mô. Biển báo tương đối cân đối. Có thể làm biển báo giao thông có kích thước to hoặc bé hơn kích thước GV hướng dẫn.
 - Với HS khéo tay: Gấp, cắt, dán được biển báo giao thông cấm đỗ xe. Đường cắt ít mấp mô. Biển báo cân đối.
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Mẫu biển bào giao thông cấm đỗ xe.
 - Học sinh: Kéo, giấy thủ công.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định
2.Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra dụng cụ học tập.
3. Dạy học bài mới: Giới thiệu bài.
v Cho HS nhắc lại các bước cắt.
- Cho HS nêu lại các bước gấp, cắt, dán biển báo giao thông cấm đỗ xe.
- Nhận xét – Tuyên dương.
v Cho HS thực hành.
- Cho HS thực hành gấp, cắt, dán.
- Quan sát, nhắc nhở.
- Nhận xét – đánh giá sản phẩm.
- Cho HS trưng bày các sản phẩm đẹp.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhắc nhở, nhận xét ưu khuyết điểm. 
- Giáo viên nhận xét đánh giá tiết học.
- Dặn HS về nhà xem bài tiếp theo.
- Cả lớp hát.
- HS nêu.
* Bước 1: Gấp cắt biển báo cấm đỗ xe.. + Gấp cắt hình tròn màu đỏ từ hình vuông có cạnh là 6 ô.
+ Cắt hình tròn màu xanh từ hình vuông có cạnh 4 ô.
+ Cắt hình chữ nhật màu đỏ có chiều dài 4 ô, rộng 1 ô.
+ Cắt hình chữ nhật màu khác có chiều dài 10 ô, rộng 1 ô.
Bước 2: Dán biển báo cấm đậu xe..
- Dán chân biển báo vào tờ giấy trắng.
- Dán hình tròn màu đỏ chồm lên thân chân biển báo khoảng nữa ô.
- Dán hình tròn màu xanh vào giữa hình tròn màu đỏ.
- Dán chéo hình chữ nhật màu đỏ vào giữa hình tròn màu xanh.
- Lắng nghe.
- HS thực hành.
- Trưng bày sản phẩm.
- Lắng nghe.
RÚT KINH NGHIỆM
....
.
Tuần 18
Tiết
Môn: TIẾNG VIỆT
Bài: ÔN TẬP ( Tiết 8 )
I. Mục tiêu:
 - Kiểm tra (đọc) theo mức độ cần đạt nêu ở tiêu chí ra đề kiểm tra môn Tiếng Việt lớp 2, HK1 (Bộ Giáo Dục và Đào tạo – Đề kiểm tra học kì cấp tiểu học, Lớp 2, NXB Giáo Dục, 2008).
II. Chuẩn bị:
 - Giáo viên: Phiếu ghi các bài tập đọc. Bảng trò chơi.
 - Học sinh: SGK.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1. Ổn định
2. Kiểm tra bài cũ
3. Dạy học bài mới: Giới thiệu bài.
v Ôn luyện tập đọc và học thuộc lòng.
- Gọi HS lên bảng bốc thăm bài tập đọc.
- Theo dõi HS đọc chỉnh sửa lỗi sai cho các em nếu có và chấm điểm khuyến khích:
+ Đọc đúng từ đúng tiếng: 7 điểm.
+ Nghỉ ngơi đúng, giọng đọc phù hợp: 1,5 điểm.
+ Đạt tốc độ 45 tiếng/ 1 phút: 1,5 điểm.
* Chú ý:
- Đọc đúng tiếng, đúng từ: 7 điểm.
- Ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, giọng đọc đúng yêu cầu:1 điểm.
- Đạt tốc độ đọc: 1 điểm.
- Trả lời câu hỏi đúng: 1 điểm.
- Với những HS không đạt yêu cầu, GV cho HS về nhà luyện lại và kiểm tra trong tiết học sau.
v Ôn luyện cách nói câu đồng ý, không đồng ý.
- Gọi 1 HS đọc đề bài.
- Cho HS đọc câu a.
- Cho HS nêu câu trả lời.
- Nhận xét – Tuyên dương.
- Tương tự các câu còn lại.
4. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà xem bài tiếp theo.
- Lớp hát.
- Lần lượt từng HS bốc thăm bài.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
.
- HS đọc.
- Khi bà bảo em giúp bà xâu kim.
- Vâng ạ! Bà đưa kim đây để cháu xâu kim giúp bà!
b) Chị đợi em làm xong bài tập này em sẽ nhặt rau.
Xin lỗi chị, em không thể nhặt rau được vì em làm bài chưa xong.
c) Tớ xin lỗi cậu, tớ không thể giúp cậu làm bài kiểm tra này được.
Bạn hãy cố gắng lên, mình không thể làm bài hộ bạn được.
d) Đây, bạn cầm lấy và gọt bút đi.
Bạn thông cảm, mình quên bút ở nhà rồi.
- Lắng nghe.
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần 18
Tiết
Môn: TOÁN
Bài: KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I
Tuần 18
Tiết
 Môn: TIẾNG VIỆT
 KIỂM TRA ĐỊNH KÌ GIỮA KÌ I
SINH HOẠT LỚP
I.Mục tiêu :
 - Tiếp tục ồn định nề nếp học sinh.
 - Nhắc nhở HS tác phong chuẩn mực về đạo đức, học tập.
 - Nhận xét tình hình học tập tuần qua, nhắc nhở HS thực hiện tốt tinh thần học tập.
 - Đề ra biện pháp và phương hướng hoạt động tuần tới.
II. Chuẩn bị:
Giáo viên : Sổ ghi chép SHL hàng tuần, bài hát, trò chơi tập thể.
Học sinh : Sổ ghi chép của lớp trưởng, lớp phó, các tổ trưởng.
III. Hoạt động tập thể :
 1. Nhận xét tuần qua :
 - Cho các tổ trưởng lần lượt báo cáo.
 - Cho lớp phó báo cáo.
 - Cho lớp trưởng báo cáo.
 - Giáo viên nhận xét những công việc của lớp đã làm được tuần qua. Tuyên dương những học sinh thực hiện tố, phê bình những học sinh làm việc chưa tốt
 2. Đề ra phương hướng tuần tới :
 - Giáo viên đưa ra biện pháp và phương hướng tuần tới :
 + Hát đầu giờ, đọc 5 điều Bác Hồ dạy khi ra về.
 + Trực nhật giữ vệ sinh lớp học.
 + Không nói tục chửi thề.
 + Nhắc nhở HS giữ sách vở sạch – chữ đẹp.
 + Xây dựng đôi bạn cùng tiến.
 + Soạn tập vở trước khi đi học.
 + Giữ trật tự lớp trong giờ học.
 + Nghỉ học phải xin phép.
 + Thực hiện an toàn giao thông
 + Phòng chống sốt xuất huyết.
 3. Tổng kết :
 - Cho cả lớp văn nghệ, chơi trò chơi
 - Nhận xét tiết sinh hoạt.

Tài liệu đính kèm:

  • doctan 18Nguyen Thi Thanh Thao.doc