Bài giảng lớp 5 - Tuần 25 năm 2009

Bài giảng lớp 5 - Tuần 25 năm 2009

I/ Mục tiêu:

 - Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng đọc trang trọng, tha thiết.

 - Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.

II/ Đồ dùng dạy học:

 - Tranh minh hoạ chủ điểm và bài đọc trong SGK. Tranh ảnh về đền Hùng.

III/ Hoạt động dạy học:

A/ Kiểm tra bài cũ:( 5p )

 - HS đọc bài: "Hộp thư mật", trả lời câu hỏi về nội dung bài

B/ Bài mới:

1/ GV giới thiệu bài:(1p)

 GV giới thiệu chủ điểm Nhớ nguồn, cung cấp những hiểu biết về cội nguồn và truyền thống quý báu của dân tộc, của cách mạng.

 Bài Phong cảnh đền Hùng miêu tả cảng đẹp đền Hùng, nơi thờ các vị vua có công dựng nên đất nước Việt Nam.

2/ HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài:

 

doc 27 trang Người đăng huong21 Lượt xem 908Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng lớp 5 - Tuần 25 năm 2009", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 25
Thứ 2 ngày 03 tháng 03 năm 2009
Tập đọc
phong cảnh đền hùng
I/ Mục tiêu:
	- Đọc lưu loát, diễn cảm toàn bài với giọng đọc trang trọng, tha thiết.
	- Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi vẻ đẹp tráng lệ của đền Hùng và vùng đất Tổ, đồng thời bày tỏ niềm thành kính thiêng liêng của mỗi con người đối với tổ tiên.
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh hoạ chủ điểm và bài đọc trong SGK. Tranh ảnh về đền Hùng.
III/ Hoạt động dạy học:
A/ Kiểm tra bài cũ:( 5p )
	- HS đọc bài: "Hộp thư mật", trả lời câu hỏi về nội dung bài 
B/ Bài mới:
1/ GV giới thiệu bài:(1p)
	GV giới thiệu chủ điểm Nhớ nguồn, cung cấp những hiểu biết về cội nguồn và truyền thống quý báu của dân tộc, của cách mạng.
	Bài Phong cảnh đền Hùng miêu tả cảng đẹp đền Hùng, nơi thờ các vị vua có công dựng nên đất nước Việt Nam.
2/ HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc:(12p)
	- HS khá đọc bài văn.
	- GV giới thiệu tranh minh hoạ phong cảnh đền Hùng trong SGK.
	- HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn trong bài.
	- Giúp HS giải nghĩa và luyện đọc một số từ khó trong bài: chót vót, dập dờn, uy nghiêm, vòi vọi, sững sững, Ngã Ba Hạc, ... hiểu nghĩa các từ: đền Hùng, Nam quốc sơn hà, bức hoành phi, Ngã Ba Hạc, ngọc phả, đất Tổ, chi, ...
	- HS luyện đọc theo cặp.
	- Một HS đọc lại toàn bộ bài đọc.
	- GV đọc diễn cảm toàn bài: giọng nhịp điệu khoan thai, trang trọng, tha thiết.
b) Tìm hiểu bài:(12p)
	- HS đọc thầm theo nhóm và thảo luận câu hỏi.
	- Bài văn viết về cảnh vật gì, ở nơi nào? (Bài văn tả cảnh đền Hùng, cảnh thiên nhiên vùng núi Nghĩa Lĩnh, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi thờ các vua Hùng, tổ tiên chung của dân tộc Việt Nam).
	- Hãy kể những điều em biết về các vua Hùng? (Các vua Hùng là những người đầu tiên lập nước Văn Lang, đóng đô ở thành Phong Châu vùng Phú Thọ, cách ngày nay khoảng 4000 năm).
	- Tìm những từ ngữ miêu tả cảnh đẹp của thiên nhiên nơi đền Hùng? (Có những khóm hải đường đâm bông rực đỏ, những cánh bướm dập dờn bay lượn; bên trái là đỉnh Ba Vì vòi vọi, bên phải là dãy Tam Đảo như bức tường xanh sừng sững, xa xa là núi Sóc Sơn, trước mặt là Ngã Ba Hạc, những cây đại, cây thông già, giếng Ngọc trong xanh, ... ) Những từ ngữ đó cho thấy cảnh thiên nhiên nơi đền Hùng thật tráng lệ, hùng vĩ.
	- Bài văn đã gợi cho em nhớ đến một số truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hãy kể tên các truyền thuyết đó? (Cảnh núi Ba Vì cao vòi vọi gợi nhớ truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh - một truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước; núi Sóc Sơn gợi nhớ truyền thuyết Thánh Gióng - một truyền thuyết chống giặc ngoại xâm; Hình ảnh mốc đá thề gợi nhớ truyền thuyết về An Dương Vương - một truyền thuyết về sự nghiệp dựng nước và giữ nước).
	- GV bổ sung:
	- Em hiểu câu ca dao sau như thế nào?
	"Dù ai đi ngược về xuôi
	Nhớ ngày giổ Tổ mùng mười tháng ba".
Câu ca dao ngợi ca một truyền thống tốt đẹp của người dân Việt Nam ...
GV yêu cầu hs nêu nội dung bài học
HS trao đổi nêu nội dung bài học.
GV : kết luận chép lên bảng , hs ghi vào vở.
c) Đọc diễn cảm:(10p)
Gọi hs đọc nối tiếp các đoạn trong bài (2 lượ) .
GV hướng dẫn hs đọc diễn cảm đoạn 	"Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng ... đồng bằng xanh mát"
 - HS luyện đọc diễn cảm.
 - Gọi hs thi đọc diễn cảm trước lớp. HS khác nhận xét
 - GV nhận xét. Tuyên dương hs
3/ Cũng cố, dặn dò:(1p)
	- Một vài HS nhắc lại ý nghĩa bài đọc.
	- GV nhận xét tiết
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Khoa học
49 - 50. ôn tập: vật chất và năng lượng
I/ Mục tiêu:
Sau bài học HS được cũng cố về:
	- Các kiến thức phần vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
	- Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
	- Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Chuẩn bị theo nhóm:
	+ Tranh, ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
	+ Pin, bóng đèn, dây dẫn.
	+ Hình trang 101, 102 SGK.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài:( 1p)
2/ Hướng dẫn học sinh tìm hiểu bài.(33p)
* Hoạt động1: Trò chơi "Ai nhanh, ai đúng?"
* Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và HD.
Bước 2: Tiến hành chơi:
	- GV đọc lần lượt các câu hỏi trang 100, 101 SGK.
	- Đáp án: 1 - d; 2 - b; 3 - c; 4 - b; 5 - b; 6 - c.
	- Câu 7:
	a) Nhiệt độ bình thường.
	b) Nhiệt độ cao.
	c) Nhiệt độ bình thường.
	d) Nhiệt độ bình thường.
* Hoạt động 2: Quan sát và trả lời câu hỏi:
* Cách tiến hành:
	- GV yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi SGK.
	- Các phương tiện máy móc trong các hình dưới đây lấy năng lượng từ đâu để hoạt động?
	a) Năng lượng cơ bắp của người.
	b) Năng lượng chất đốt từ xăng.
	c) Năng lượng gió.
	d) Năng lượng chất đốt từ xăng.
	e) Năng lượng nước.
	g) Năng lượng chất đốt từ than đá.
	h) Năng lượng mặt trời.
* Hoạt động 3: Trò chơi "Thi kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện:
* Cách tiến hành:
	- GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm dưới hình thức tiếp sức.
	- Mỗi nhóm đứng thành hàng dọc và lần lượt lên ghi tên một dụng cụ, máy móc sử dụng điện.
* GV đánh giá, nhận xét.
3/ Củng cố- dặn dò.(1p)
 Gv nhận xét tiết học. 
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Toán
121. kiểm tra
I/ Mục tiêu:
Kiểm tra HS về:
	- Tỉ số phần trăm và giải toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
	- Thu thập và xử lí thông tin đơn giản từ biểu đồ hình quạt.
	- Nhận dạng, tính diện tích, tính thể tích một số hình đã học.
II/ Hoạt động dạy- học 
1/Giới thiệu bài :
- GV chép đề lên bảng :
	Phần 1: Hãy khoanh vào trước câu trả lời đúng:
1. Một lớp học có 18 nữ và 12 nam. Tìm tỉ số phần trăm của số học sinh nữ và số học sinh của cả lớp.
	A. 18%	B. 30%	C. 40%	D. 60%.
2. Biết 25% của một số là 10. Hỏi số đó bằng bao nhiêu?
chạy
12%
Bơi
15%
Đá cầu
13%
Đá bóng
60%
	A. 10	B. 20	C. 30	D. 40.
3. Kết quả điều tra về ý thích đối với một số môn
thể thao của 100 học sinh lớp 5 được thể hiện trên
biểu đồ hình quạt bên.Trong 100 học sinh đó,
số học sinh thích bơi là:
A. 12 học sinh
B. 13 học sinh
C. 15 học sinh
4cm
12cm
5cm
D. 60 học sinh.
4. Diện tích của phần đã tô đậm trong hình chữ nhật dưới đây là:
A. 14 cm2
B. 20 cm2
C. 24 cm2
D. 34 cm2	
1 m
3 m
O
5. Diện tích của phần đã tô đậm trong hình dưới đây là:
	A. 6,28 m2
	B. 12,56 m2
	C. 21,98 m2
	D. 50,24 m2
* Phần 2:
1. Viết tên của mỗi hình sau vào chỗ chấm:
 ........................	 ...........................	 ........................	 ..........................
2. Giải bài toán:
	Một phòng học dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 10m, chiều rộng 5,5m, chiều cao 3,8m. Nếu mỗi người làm việc trong phòng đó đều cần có 6m3 không khí thì có thể có nhiều nhất bao nhiêu học sinh trong phòng đó, biết rằng lớp học chỉ có 1 giáo viên và thể tích đồ đạc trong phòng chiếm 2m3.
III/ HD đánh giá:
	Phần 1: 6 đểm
	Mỗi lần khoanh vào chữ đặt trước câu trả lời đúng của các bài 1, 2, 3 được 1 điểm. Các bài 4, 4 được 1,5 điểm. Kết quả là:
	1. D	2. D	3. C	4. A	5. C.
	Phần 2: 4 điểm.
Bài 1: 1 điểm
	- Viết đúng tên mỗi hình được 0,25 điểm.
Bài 2: 3 điểm.
	- Nêu câu lời giải và tính đúng thể tích của phòng học được 1 điểm.
	- Nêu câu lời giải và tính đúng thể tích không khí phòng học được 0,5 điểm.
	- Nêu câu lời giải và tính đúng số người có thể có nhiều nhất trong phòng học được 1 điểm.
Nêu câu lời giải và tính đúng số học sinh có thể có nhiều nhất trong phòng học và nêu đáp số đúng được 0,25 điểm
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Chiều Luyệ n toán
Chữa bài kiểm tra định kì
 I/ Mục tiêu:
Giúp học sinh thấy được bài làm của mình sai sót ở chổ nào, qua đó rút kinh nghiệm cho các bài làm lần sau.
II/ Hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài.
2/Hướng dẫn học sinh chữa bài kiểm tra.
GV chép đề lên bảng .
GV: hs lấy vở luyện toán chữa bài chép vào vở 
GV y/c hs nêu cách tính của bài 1.
HS nêu cách tính.
Gv kết luận , chữa bài.
Đối với các bài còn lại cách làm cũng tương tự .
3/Cũng cố 
 GV nhận xét tiết học.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Mĩ thuật
( Thầy Chính dạy )
–––––––––––––––––––––––––––––––––––– 
 Tự học
Làm bài tập toán (thứ năm tuần 24)
 I/ Mục tiêu:
Giúp học sinh ôn củng cố tinh diện tích hình tam giác, tính tỉ số phần trăm giữa các hình.
II/Hoạt động dạy học.
1/ Giới thiệu bài.
2/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
Bài1. HS đọc yêu cầu bài tập. 
GV hướng dẫn hs làm bài rồi chữa bài.
Bài giải.
a/ Diện tích hình tam giác ABC là:
20 x30 : 2 =300( cm2 )
Diện tích hình tam giác ADC là:
40 x 20 : 2 = 600(cm2 )
b/ Tỉ số phần trăm của diện tích hình tam giác ABC tam giác và hình tam giác ACD là :
300 : 600 = 0,5 = 50%.
Bài 2. HS đọc y/c . Cả lớp trao đổi cách giải . GV hướng dẫn hs giải .1 hs làm vào bảng nhóm ,chữa bài.
Bài giải.
Diện tích hình vuông ABCD là.
4 x 4 = 16(cm2)
Khi nối M,N,P,Q ta được 4 tam giác có diện tích bằng nhau và bằng .
(4 :2) x(4: 2) : 2 = 2(cm2)
Diện tích tứ giác MNPQ là : 16 – 2 x 4 = 8(cm2)
Tỉ số diện tích tứ giác MNPQ và hình vuông ABCD là.
8 : 16 = 0,5 .
Bài 3. GV y/c hs thảo luận nhóm . nhóm nào làm xong trước xung phong lên giải ở bảng lớp, nhóm khác nhận xét .
GV nhận xét, kết luận lời giải đúng.
Bài giải.
Diện tích hình chữ nhật ABCD là: 2 x 4 = 8(dm2)
Diện tích nữa hình tròn là: 2 x 2 x3,14 : 2 =6,28(dm2)
Diện tích phần tô đậm là: 8 – 6,28 = 1,72( dm2)
Đ/s; 1,72dm2
3/Củng cố, dặn dò
 GV nhận xét tiết học.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Hoạt động tập thể
Chăm sóc bồn hoa- vườn thuốc nam
1/Mục tiêu.
Giúp hs biết tự chăm sóc vườn hoa, vườn thuốc nam của lớp .Qua đó hs biết yêu thiên nhiên, cây cỏ hoa lá môi trường xung quanh.
II/ Hoạt đọng tập thể.
1/ ổn định tổ chức.
GV giao nhiệm vụ cho từng tổ.
Tổ 1: nhổ cỏ vườn hoa; tổ 2 trồng thêm hoa vào bồn hoa ; tổ 3 chăm sóc vườn thuốc nam.
2/ HS làm việc.
HS các tổ làm việc. GV quan sát hs làm việc.
Cuối buổi GV kt kết quả làm việc của hs. Nhận xét tuyên dương các tổ.
3/ Nhận xét. 
––––––––––––––––––––––––––––––––––––
 Thứ ba ngày 03 tháng 03 năm 2009 
Thể dục
Bài 49: phối hợp chạy đà, bật cao
Trò chơi "chuyển nhanh, nhảy nhanh"
I/ Mục tiêu:
	- Tiếp tục ôn bật cao, phối hợp chạy - bật cao. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối đúng và bật tích cực.
	- Chơi trò chơi "Chuyển nhanh, nhảy nhanh". Yêu cầu tham gia chơi một cách chủ động, tích cực.
II/ Địa điểm, phương tiện:
	1/ Địa điểm: Trên sân trường, vệ sin ... i thẳng ra chiến trận. Vào chốn gian nguy, trước vận nước ngàn cân treo sợi tóc mà Người vẫn bình thản, tự tin, đĩnh đạc đến lạ lùng.
Bài tập 2:
	- HS đọc yêu cầu BT.
	- Cả lớp đọc thầm lại đoạn văn của BT2 và so sánh với đoạn văn của BT1 và nêu nhận xét, GV kết luận:
	+ Tuy nội dung hai đoạn văn giống nhau nhưng cách diễn đạt ở đoạn 1 hay hơn vì từ ngữ được sử dụng linh hoạt hơn - Tác giả đã sử dụng các từ ngữ khác nhau cùng chỉ một đối tượng nên tránh được sợ đơn điệu, lặp lại nhàm chán và nặng nề như ở đoạn 2.
	- Việc thay thế những từ ngữ đã dùng ở câu trước bằng những từ ngữ cùng nghĩa để liên kết câu như trên được gọi là phép thay thế từ ngữ.
3/ Phần ghi nhớ.(2ph)
	-4HS đọc nội dung cần ghi nhớ trong SGK.
	- HS nêu lại ghi nhớ không nhìn SGK.
4/ Phần luyện tập.(16ph)
Bài tập 1: HS đọc yêu cầu BT 1.
	- HS làm bài vào VBT và bảng phụ.
	- HS trình bày, GV nhận xét.
(1) Hai Long phóng xe về phía Phú Lâm tìm hộp thư mật. (2) Người đặt hộp thư lần nào cũng tạo cho anh sự bất ngờ. (3) Bao giờ hộp thư cũng được đặt tại một nơi dễ tìm mà lại ít bị chú ý nhất. (Từ anh ở câu 2 thay cho Hai Long ở câu 1).
(4) Nhiều lúc, người liên lạc còn gửi gắm vào đây một chút tình cảm của mình, thường bằng những vật gợi ra hình chữ V mà chỉ anh mới nhận thấy. (5) Đó là tên Tổ quốc Việt Nam, là lời chào chiến thắng. (Người liên lạc ở câu 4 thay cho người đặt hộp thư ở câu 2; Từ anh ở câu 4 thay cho Hai Long ở câu 1; đó ở câu 5 thay cho những vật gợi ra hình chữ V ở câu 4)
	- Việc thay thế từ ngữ trong đoạn văn trên có tác dụng liên kết câu.
Bài tập 2: HS nêu yêu cầu BT.
	- HS làm bài cá nhân.
	- Lớp và GV nhận xét.
(1) Vợ An Tiêm lo sợ vô cùng. (2) Nàng bảo chồng:
(3) - Thế này thì vợ chồng chúng mình chết mất thôi.
(4) An Tiêm lựa lời an ủi vợ:
(5) - Còn hai bàn tay, vợ chồng chúng mình còn sống được.
5/ Cũng cố, dặn dò(2ph).
	- GV nhận xét tiết học.
	- Dặn chuẩn bị tiết sau.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Toán
124. trừ số đo thời gian.
I/ Mục tiêu:
Giúp HS:
	- Biết cách thực hiện phép trừ số đo thời gian.
	- Vận dụng giải các bài toán đơn giản.
II/ Hoạt động dạy học:
1/ KT bài cũ:(4ph)
Gv gọi 2 hs làm bài. 6 ngày 15 giờ + 8 ngày 9 giờ =.......; 8 phút 23 giây + 8 phút 52 giây =
Cả lớp làm bài vào giấy nháp, nhận xét bài của bạn ở bảng lớp
GV nhận xét, ghi điểm.
2/Tìm hiểu bài.:
1/ Thực hiện phép trừ số đo thời gian:(10ph)
* Ví dụ 1: GV nêu ví dụ, HS nêu phép tính tương ứng.
	15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút = ?
	- GV tổ chức cho HS cách đặt tính và tính:
15 giờ 55 phút
13 giờ 10 phút
2 giờ 45 phút
-
Vậy: 	15 giờ 55 phút - 13 giờ 10 phút = 2 giờ 45 phút.
* Ví dụ 2: GV nêu ví dụ, HS nêu phép tính tương ứng.
3 phút 20 giây phút
2 phút 45 giây
? phút ? giây
-
	- GV tổ chức cho HS cách đặt tính và tính:
	- GV cho HS nhận xét 20 giây không trừ được cho 45 giây, vì vậy cần lấy 1 phút đổi ra giây. Ta có: 3 phút 20 giây = 2 phút 80 giây.
2 phút 80 giây phút
2 phút 45 giây
0 phút 35 giây
-
Vậy: 3 phút 20 giây - 2 phút 45 giây = 35 giây.
	- HS rút ra kết luận: Khi trừ các đơn vị đo thời gian cần trừ theo từng loại đơn vị. Nếu không trừ được thì ta mượn và chuyển đổi 1 đơn vị hàng lớn sang đơn vị nhỏ hơn liền kề.
2/ Luyện tập;(20ph)
Bài 1: HS tự làm bài rồi nêu kết quả.
Bài 2: HS làm bài và lên bảng làm, chú ý cách đổi đơn vị đo thời gian.
Bài 3: HS làm bài và giải trên bảng. (1 giờ 30 phút)
4/ Cũng cố, dặn dò:(2Ph)
	- GV nhận xét tiết học.
	- Dặn ôn luyện ở nhà.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– 
Tập làm văn
Tả đồ vật
Kiểm tra viết
I/ Mục tiêu:
	HS viết được một bài văn tả đồ vật có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Một số tranh, ảnh minh hoạ nội dung đề văn: Tranh ảnh đồng hồ báo thức, lọ hoa, gấu bông, búp bê, ...
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài:
	GV nêu yêu cầu của tiết kiểm tra.
2/ HDHS làm bài:
	- Một HS đọc 5 đề bài trong SGK.
	- HS đọc lại dàn ý bài đã lập từ tiết trước.
3/ HS làm bài:
4/ Cũng cố, dặn dò:
	- GV nhận xét tiết học.
	- Dặn chuẩn bị bài sau: Tập viết đoạn đối thoại
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Thứ sáu ngày 06tháng 03 năm 2009.
Tập làm văn
tập viết đoạn đối thoại
I/ Mục tiêu:
	1. Dựa theo truyện Thái sư Trần Thủ Độ, biết viết tiếp các lời đối thoại theo gợi ý để hoàn chỉnh một đoạn đối thoại trong kịch.
	2. Biết phân vai đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh hoạ phần đầu truyện Thái sư Trần Thủ Độ ứng với trích đoạn kịch Xin Thái sư tha cho!
	- Một số dụng cụ để HS đóng vai.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài:(1ph)
	- HS nhắc tên một số vở kịch đã học: ở Vương quốc tương lai - TV4; Lòng dân, Người công dân số một - TV5.
2/ HDHS luyện tập:(30ph)
Bài tập 1: HS đọc nội dung BT1.
	- Cả lớp đọc thầm trích đoạn của truyện Thái sư Trần Thủ Độ.
Bài tập 2: HS đọc nội dung BT2.
	- Một HS đọc yêu cầu BT2, tên màn kịch (Xin Thái sư tha cho!) và gợi ý về nhân vật, cảnh trí, thời gian.
	- Một HS đọc gợi ý về lời đối thoại.
	- Một HS đọc đoạn đối thoại.
	- Cả lớp đọc thầm toàn bộ nội dung bài.
	- Một HS đọc to lại 7 gợi ý về lời đối thoại.
	- HS trao đổi theo nhóm, đại diện nhóm trình bày, GV bổ sung.
Bài tập 3: HS đọc yêu cầu BT 3.
	- Các nhóm thi nhau đọc lại hoặc diễn thử màn kịch.
	- GV nhận xét.
3/ Cũng cố, dặn dò:(2ph)
	- GV nhận xét tiết học và dặn chuẩn bị bài sau.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Toán
125. luyện tập.
I/ Mục tiêu:
Giúp HS:
	- Rèn kĩ năng cộng và trừ số đo thời gian.
	- Vận dụng giải các bài toán thực tiễn.
II/ Hoạt động dạy học:
1/ KT bài cũ:(4ph)
GV cho HS nêu cách thực hiện phép cộng và trừ số đo thời gian.
GV gọi 2hs lên bảng làm bài.
42 ngày 7 giờ – 8ngày 9 giờ =.......; 21 giờ 12 phút – 7 giờ 17 phút = .....
GV nhận xét ghi điểm
2/Bài mới
a/ Giới thiệu bài(1ph)
b/ Hướng dẫn hs kàm bài tập:(30ph)
Bài 1: HS tự làm bài rồi nêu kết quả.
Kết quả: a/ 12 ngày =288 giờ b/ 1,6 giờ = 96 phút
 3,4 ngày = 81,6 giờ 2 giờ 15 phút = 135 phút
 4 ngày 12 giờ = 108 giờ 2,5 phút = 150 giây
 giờ = 30 phút 4 phút 25 giây =265 giây
Bài 2: HS làm bài và lên bảng làm.
 a/ 2 năm 8 tháng + 13 năm 6 tháng = 15 năm 11 tháng
 b/ 4 ngày 21 giờ +5 ngày 15 giờ = 9 ngày 36 giờ = 10 ngày 12 giờ.
 c/ 13 giờ 34 phút + 6 giờ 35 phút = 20 giờ 9 phút. 
Bài 3: Thực hiện phép trừ số đo thời gian, thống nhất kết quả.
 Kết quả: a/ 1 năm 7 tháng b/ 4 ngày 18 giờ. c/ 7 giờ 38 phút.
Bài 4: GV cho HS nêu cách tính và tự giải.
4/ Cũng cố, dặn dò:(1ph)
	- GV nhận xét tiết học.
	- Dặn luyện tập ở nhà.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Hoạt đọng tập thể
Sinh hoạt lớp 
I/ Mục tiêu: 
-Giúp học đánh giá nhận xét các hoạt động trong tuần 
-Kế hoạch tuần tới
II/ Hoạt động tập thể:
 1/ổn định tổ chức:
GV yêu cầu cả lớp hát bài.
2/ Đánh giá nhận xét các hoạt động trong tuần
-về nề nếp :ổn định
-vệ sinh trực nhật tương đối sạch sẽ.
-công tác đội sao: sinh hoạt 15 phút nghiêm túc, đúng quy định.
-học tập : nhìn chung hs chú ý nghe giảng, làm bài tập ở đầy đủ .
3/ Kế hoạch động tuần tới.
-Tiếp tục ôn bài cũ học bài mới, thực hiện đúng chương trình thời khóa biểu.
-Dự giờ thao giảng.
4/ Nhận xét.
–––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Buổi chiều 
Khoa học
49 - 50. ôn tập: vật chất và năng lượng
I/ Mục tiêu:
Sau bài học HS được cũng cố về:
	- Các kiến thức phần vật chất và năng lượng và các kĩ năng quan sát, thí nghiệm.
	- Những kĩ năng về bảo vệ môi trường, giữ gìn sức khoẻ liên quan tới nội dung phần vật chất và năng lượng.
	- Yêu thiên nhiên và có thái độ trân trọng các thành tựu khoa học kĩ thuật.
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Chuẩn bị theo nhóm:
	+ Tranh, ảnh sưu tầm về việc sử dụng các nguồn năng lượng trong sinh hoạt hằng ngày, lao động sản xuất và vui chơi giải trí.
	+ Pin, bóng đèn, dây dẫn.
	+ Hình tran 101, 102 SGK.
III/ Hoạt động dạy học:
1/ Giới thiệu bài(2ph)
2/ Hướng dân hs tìm hiểu bài:(33ph)
* Hoạt động1: Trò chơi "Ai nhanh, ai đúng?"
* Cách tiến hành:
Bước 1: Tổ chức và HD.
Bước 2: Tiến hành chơi:
	- GV đọc lần lượt các câu hỏi trang 100, 101 SGK.
	- Đáp án: 1 - d; 2 - b; 3 - c; 4 - b; 5 - b; 6 - c.
	- Câu 7:
	a) Nhiệt độ bình thường.
	b) Nhiệt độ cao.
	c) Nhiệt độ bình thường.
	d) Nhiệt độ bình thường.
* Hoạt động 2: Quan sát và trả lời câu hỏi:
* Cách tiến hành:
	- GV yêu cầu HS quan sát các hình và trả lời câu hỏi SGK.
	- Các phương tiện máy móc trong các hình dưới đây lấy năng lượng từ đâu để hoạt động?
	a) Năng lượng cơ bắp của người.
	b) Năng lượng chất đốt từ xăng.
	c) Năng lượng gió.
	d) Năng lượng chất đốt từ xăng.
	e) Năng lượng nước.
	g) Năng lượng chất đốt từ than đá.
	h) Năng lượng mặt trời.
* Hoạt động 3: Trò chơi "Thi kể tên các dụng cụ, máy móc sử dụng điện:
* Cách tiến hành:
	- GV tổ chức cho HS chơi theo nhóm dưới hình thức tiếp sức.
	- Mỗi nhóm đứng thành hàng dọc và lần lượt lên ghi tên một dụng cụ, máy móc sử dụng điện.
* GV đánh giá, nhận xét.
3/ Củng cố- dặn dò(2ph)
 GV chót lại bài, nhận xét tiết học.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––– 
Luyện toán
Luyện tập
I/ Mục tiêu.
Giúp hs ôn củng cố về cộng trừ số đo thời gian.
Vận dụng giải các bài tập có liên quan.
II/ Hoạt động dạy- học.
 1/ Giới thiệu bài.
 2/ Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
 Bài 1. HS tự làm bài rồi chữa bài.
 Kết quả: a/ giờ = 12 phút; giờ =90 phút; 1,2 giờ = 72 phút
 phút = 20 giây; phút = 75 giây; 2,5 phút = 150 giây
 b/ 67 phút = 1 giờ 7 phút ; 320 giây =5 phút 20 giây
 3 giờ 15 phút =195 phút; 330 phút =3,5 giờ.
 Bài 2. GV hướng dẫn hs tính rồi đỏi các đơn vị đo gọn hơn.
 Kết quả. a/ 11 năm; b/ 16 giờ 15 phút; c/ 34 ngày 22 giờ; d/ 1 giờ 13 phút 25 giây.
 Bài 3 HS tự làm bài rồi chữa bài.
 a/ 21 năm 6 tháng; b/ 33 ngày 22 giờ; c/ 13 giờ 55 phút; d/ 7 phút 53 giây.
 Bài 4 GV y/c hs đọc đề bài, trao đổi cách giải. GV hướng dẫn hs làm bài rồi chữa bài.
Bài giải.
Chi tiết máy thứ ba làm hết số thời gian là.
5 giờ 30 phút – ( 1 giờ 30 phút + 1 giờ 40 phút) = 2 giờ 20 phút.
Đ/s: 2 giờ 20 phút.
 3/ Củng cố- nhận xét.
 Gv nhận xét tiết học
________________________________________________ 
Luyện tiếng Việt
Tập viết đoạn đối thoại
I/ Mục tiêu.
Giúp hs ôn củng cố về viết đoạn đối thoại.
II/ Hoạt động dạy –học.
 1/ Giới thiệu bài.
 2/ Hướng dẫn hs làm bài tập.
 Bài 1

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 25 lop 5(2).doc