Bài giảng tổng hợp khối 5 - Tuần 4 năm 2012

Bài giảng tổng hợp khối 5 - Tuần 4 năm 2012

I. Mục tiêu:

1- Đọc đúng tên người, tên địa lý nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm buồn, nhấn mạnh những từ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa-da-cô, mơ ước hòa bình của thiếu nhi.

2.- Hiểu ý nghĩa của bài:Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.

- Hiểu được các từ ngữ: bom nguyên tử, phóng xạ, truyền thuyết, sát hại .

  Các KNS cơ bản được GD trong bài.

 - Xác định giá trị.

 - Thể hiện sự cảm thông( bày tỏ sự chia sẻ , cảm thông với những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại ).

 

doc 24 trang Người đăng huong21 Lượt xem 391Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng tổng hợp khối 5 - Tuần 4 năm 2012", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 4 Thứ hai, ngày 24 tháng 9 năm 2012
TẬP ĐỌC Tiết7
NHỮNG CON SẾU BẰNG GIẤY
I. Mục tiêu:
1- Đọc đúng tên người, tên địa lý nước ngoài trong bài; bước đầu đọc diễn cảm bài văn với giọng trầm buồn, nhấn mạnh những từ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa-da-cô, mơ ước hòa bình của thiếu nhi. 
2.- Hiểu ý nghĩa của bài:Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em toàn thế giới.
- Hiểu được các từ ngữ: bom nguyên tử, phóng xạ, truyền thuyết, sát hại ...
 ♣ Các KNS cơ bản được GD trong bài. 
 - Xác định giá trị.
 - Thể hiện sự cảm thông( bày tỏ sự chia sẻ , cảm thông với những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại ).
II. Chuẩn bị: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Tranh, ảnh về thảm hoạ chiến tranh hạt nhân, về vụ nổ bom nguyên tử, bản đồ thế giới 
- Bảng phụ hướng dẫn học sinh rèn đọc đoạn văn. 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1/ KT bài cũ: Lòng dân
- Giáo viên hỏi về nội dung à ý nghĩa vở kịch
2/ Bài mới:
 *HĐ1: LUYỆN ĐỌC ĐÚNG
 - Hướng dẫn HS đọc: 
+Từ: Xa-xa-cô, Xa-xa-ki, Hi-rô-xi-ma, Na-ga-xa –ki +Câu: Cô bénói rằng/ nếu Nhưng Xa-da-cô chết/khi em 644 con
- GV đọc mẫu
 *HĐ 2:TÌM HIỂU BÀI
 - Y/C học sinh đọc từng đoạn trả lời:
 +Vì sao Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ?
 +Hậu quả mà 2 quả bom nguyên tử đã gây ra cho nước Nhật là gì? 
 -Câu2,3 SGK
 -Câu 4: Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-da-cô? 
 - Kết hợp ghi bảng: Đếm từng ngày còn lại, ngây thơ,gấp 1000 con sếu, lặng lẽ , tới tấp gửi
 *HĐ 3.LUYỆN ĐỌC DIỄN CẢM
 - HD HS đọc nối tiếp tìm ra giọng đọc hay
 - Giọng trầm, buồn, to vừa đủ ghe. Nhấn giọng những từ miêu tả hậu quả nặng nề của chiến tranh hạt nhân, khát vọng sống của cô bé Xa-da-cô 
 - Luyện đọc đoạn 2.
3/ Củng cố:
 - Câu chuyện muốn nói với các em điều gì?
 - Chốt ý chính của bài: Câu chuyện tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bìnhcủa trẻ em toàn thế giới.
 4/ Nhận xét, dặn dò:
 - Chuẩn bị bài sau: Bài ca về trái đất.
- Lần lượt 6 học sinh đọc vở kịch (phân vai) phần 1 và 2
- Học sinh trả lời
HS đọc tiếp nối 3 vòng
HS đọc thầmtrả lời câu hỏi,lớp nhận xét
-Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản
- HS trả lời, lớp nhận xét
-Chúng tôi ghét chiến tranh. /Cái chết của bạn làm chúng tôi hiểu sự tàn bạo của chiến tranh. /Tôi căm ghét những kẻ đã làm bạn chết.
- Yêu cầu học sinh đọc từng đoạn 
- HS luyện đọc nhóm đôi.
- Thi đọc diễn cảm.
- HĐ cá nhân (1’) 2 – 3 HS nêu, lớp nhận xét.
- 2 – 3HS nhắc lại.
TOÁN Tiết 16
ÔN TẬP VÀ BỔ SUNG VỀ GIẢI TOÁN 
I. Mục tiêu:
 - Biết một dạng quan hệ tỉ lệ ( đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần).
 - Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “ Tìm tỉ số”.
II. Chuẩn bị: Phấn màu - bảng phụ 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT CỦA HỌC SINH
1. KT bài cũ: : Ôn tập giải toán
- Kiểm tra lý thuyết cách giải 2 dạng toán điển hình tổng - tỉ và hiệu – tỉ
2. Bài mới:
 HĐ 1 : Giới thiệu ví dụ
 a/ Ví dụ:
 - GV hướng dẫn HS nhận xét chốt lại dạng toán
 Ÿ YC HS nêu nhận xét về mối quan hệ giữa thời gian và quãng đường 
 b/ Bài toán: 
 - GV yêu cầu HS phân tích đề
Trong 1 giờ ô tô đi được bao nhiêu ki-lô-mét ? Trong 4 giờ ô tô đi được bao nhiêu ki-lô-mét ?
 - HS tìm dạng toán
 - GV yêu cầu HS nêu phương pháp giải.
* GV nhận xét
 GV có thể gợi ý để dẫn ra cách 2 “tìm tỉ số”, theo các bước như SGK
 HĐ 2: Luyện tập
 Bài 1 :Bài toán
 - Y/C HS tự tóm tắt và giải.
 - GV nhận xét
 Bài 2: Bài toán (HS khá giỏi làm )
 - GV yêu cầu HS phân tích đề và tóm tắt.
 - GV đi giúp đỡ HS TB yếu
 - GV chấm điểm 1 số vở
* GV chốt lại 2 phương pháp giải
 Bài 3: Bài toán (HS khá giỏi làm )
 - GV yêu cầu HS phân tích đề và tóm tắt.
 - GV đi giúp đỡ HS TB yếu
 - GV chấm điểm 1 số vở
 - GV dựa vào kết quả ở phần a, và phần b để liên hệ giáo dục dân số.
 3 .Củng cố
- Nhắc lại kiến thức vừa ôn
 4. Nhận xét - dặn dò:
- Ôn lại các kiến thức vừa học. Chuẩn bị: “Luyện tập”
- 2 học sinh
- Học sinh đọc đề 
- Phân tích đề - Lập bảng (SGK)
- Lần lượt học sinh điền vào bảng
- Lớp nhận xét 
- Thời gian gấp bao nhiêu lần thì quãng đường gấp lên bấy nhiêu lần
- Phân tích và tóm tắt
-Nêu dạng toán
-Nêu phương pháp giải: “Rút về 1 đơn vị”
- Lưu ý : HS chỉ giải 1 trong 2 cách
- HS tóm tắt, giải vào nháp, 1 em lên bảng làm, lớp nhận xét
- Nêu phương pháp giải: “Dùng ti số”
- HS tóm tắt, giải vào nháp, sửa bài 
 3 ngày : 1200 cây 
12 ngày : ...... cây
- HS tóm tắt, dựa vào tóm tắt để tìm ra cách giải
- 2 HS lên bảng giải, lớp làm vở, nhận xét
- 2 HS nhắc lại
- HS tóm tắt, dựa vào tóm tắt để tìm ra cách giải
- 2 HS lên bảng giải, lớp làm vở, nhận xét
- 2 HS nhắc lại
ĐẠO ĐỨC Tiết 4
CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (tt)
I. Mục tiêu: 
 - Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.
 - Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa.
 - Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.
♣ CKNS cơ bản được GD trong bài:
KN năng đảm nhận trách nhiệm ( biết cân nhắc trước khi nói hoặc hành động; khi làm điều gì sai , biết nhận và sửa chữa.)
KN kiên định bảo vệ những ý kiến, việc làm đúng của bản thân.
KN tư duy phê phán những hành vi vô trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác.
II. Chuẩn bị: GV một vài mẩu chuyện về những người có trách nhiệm trong công việc và dũng cảm nhận lỗi, sửa lỗi. 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: +Những người như thế nào là người có trách nhiệm về việc làm của mình?
 +Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta có những việc làm vô trách nhiệm? 
2. Bài mới:
 HĐ 1: Xử lý tình huống bài tập 3.
 - Kết luận: Em cần giúp bạn nhận ra lỗi của mình và sửa chữa, không đỗ lỗi cho bạn khác.
 - Em nên tham khảo ý kiến của những người tin cậy (bố, mẹ, bạn ) cân nhắc kỹ cái lợi, cái hại của
 mỗi cách giải quyết rồi mới đưa ra quyết định của mình
 HĐ 2: Tự liên hệ
- Hãy nhớ lại một việc em đã thành công (hoặc thất bại)
+ Em đã suy nghĩ như thế nào và làm gì trước khi quyết định làm điều đó?
+ Vì sao em đã thành công (thất bại)?
+ Bây giờ nghĩ lại em thấy thế nào?
® Tóm lại ý kiến và HD các bước ra quyết định.
 HĐ 3: Trò chơi sắm vai
 - GV tổ chứctheo nhóm cặp đôi
 - Nêu tình huống:
 + Em sẽ làm gì nếu thấy bạn em vứt rác ra sân trường?
 + Em sẽ làm gì nếu bạn em rủ em bỏ học đi chơi điện tử?
 Kết luận: Cần phải suy nghĩ kỹ, ra quyết định một cách có trách nhiệm trước khi làm một việc gì. Sau đó, cần phải kiên định thực hiện quyết định của mình.
3. Củng cố: 
- GV tổng kết giờ học.
Chuẩn bị bài sau: Có chí thí nên.
-3 HS lên bảng trả lời, lớp nhận xét 
- Làm việc cá nhân ® chia sẻ trao đổi bài làm với bạn bên cạnh ® 4 bạn trình bày trước lớp. Lớp nhận xét
- Lớp trao đổi bổ sung ý kiến
- Trao đổi nhóm
- Đại diện nhóm trình bày
- Lớp nhận xét
- HĐ nhóm đôi
- Y/C HS sắm vai giải quyết tình huống
- 3- 4 nhóm lên thể hiện trước lớp
(2 cặp thể hiện 1 tình huống)
- HS nhận xét
-HS lắng nghe
Thứ ba, ngày 25 tháng 9 năm 2012
CHÍNH TẢ Tiết 4
ANH BỘI ĐỘI CỤ HỒ GỐC BỈ
I. Mục tiêu: 
- Nghe và viết đúng chính tả bài “Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ”; trình bày đúng hình thức văn xuôi.
- Nắm được mô hình cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng có ia, iê.	
II. Chuẩn bị: -Thầy: Mô hình cấu tạo tiếng. 
III. Các hoạt động
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bài cũ:
- GV dán 2 mô hình tiếng lên bảng: chúng tôi mong thế giới này mãi mãi hòa bình 
- Y/C HS nhận xét vị trí đặt dấu thanh trong từng tiếng mà bạn đã đánh dấu
 2. Bài mới:
 HĐ1:Tìm hiểu nội dung bài viết
 - Y/C HS đọc bài và chú giải
 - Vì sao Phrăng Đơ Bô - en lại chạy sang hàng ngũ quân đội ta? 
 - Vì sao đoạn văn lại được đặt tên là Anh bội dội Cụ Hồ gốc Bỉ?
 HĐ 2: Hướng dẫn viết
 - Từ khó: Phrăng đơ Bô- en, Phan Lăng, chiến tranh, dụ dỗ, chính nghĩa
 - Phân biệt: Tranh # chanh(bức tranh, quả chanh) 
 HĐ 3: Viết chính tả
 - GV đọc cho HS viết.
 HĐ 4: Chấm chữa bài
 HĐ 5: HD làm bài tập chính tả âm vần
 Bài 2: Chép phần vần của các tiếng in đậm vào mô hình cấu tạo vần, cho biết các tiếng ấy có gì giống và khác nhau về cấu tạo.
 Ÿ GV chốt lại
+ Giống : hai tiếng đều có âm chính gồm hai chữ cái (đó là các nguyên âm đôi)
+ Khác : tiếng chiến có âm cuối, tiếng nghĩa không có âm cuối. 
Ÿ Bài 3: Yêu cầu HS đọc bài 3
 - GV chốt quy tắc
3. Củng cố:
 - Nhắc lại quy tắc ghi dấu thanh
 4.Nhận xét- dặn dò
 - Ghi nhớ quy tắc ghi dấu thanh
 - Chuẩn bị: Một chuyên gia máy xúc.
-2 HS lên bảng viết vần của các tiếngvào sơ đồ, lớp nhận xét
- 2 HS nhận xét
- 1 HS đọc, lớp đọc thầm, trả lời
- HS nghe cô đọc, viết bảng con
- HS viết vào vở.
- HS soát lỗi, tự sửa lỗi.
- HS làm vào vở, 1 em lên bảng làm, lớp nhận xét
- 2 HS phân tích và nêu rõ sự giống và khác nhau
- 1HS đọc Y/C
- HS nêu quy tắc đánh dấu thanh, lớp nhận xét
- 2-3 HS nhắc lại
 TOÁN TIẾT 17
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 - Biết giải bài toán liên quan đến quan hệ ti lệ bằng một trong hai cách “ Rút về đơn vị” hoặc tìm tỉ số”. 
II. Chuẩn bị:- 	Thầy: Phấn màu - Bảng phụ 
III. Các hoạt động.
 HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
 HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Kiểm tra cách giải dạng toán tỷ lệ
 Hỏi: Giải 1 bài toán liên quan đến tỉ lệ có mấy cách giải? Đó là những cách nào?
2. Bài mới:
 HĐ 1: HD luyện tập
 Bài 1: Bài toán
- HD HS tìm hiểu đề
 GV chốt lại 
- GV chấm 1 số vở
 Bài 2: Bài toán (HS khá giỏi làm )
- GV yêu cầu học HS đề bài
- GV gợi mở để HS phân tích đề, tóm tắt đề, giải 
2 tá bút chì là 24 bút chì
- GV đi HD thêm cho HS TB yếu
 Bài 3:Bài toán
- GV gợi mở để HS phân tích đề, tóm tắt, giải 
Giải
Một ô tô chở được số HS là:
: 3 = 40 (HS)
Để chở 160 HS cần số ô tô là:
 160 : 40 = 4 (ô tô)
 - GV chấm điểm 1 số vở
 Bài 4: Y/C HS đọc đề toán
- GV nhận xét
3. Củng cố:
- HS nêu lại 2 cách giải toán về quan hệ ti lệ: Rút về đơn vị và Tìm tỉ số
 4. Nhận xét - dặn dò:
- Chuẩn bị: Ôn tập và bổ sung về giải toán.
- 2 HS lên bảng làm
- 2 HS nêu, lớp nhận xét
- HS đọc đề - Nêu tóm tắt – HS giải vở, 1HS lên bảng làm
- HS sửa bài, nêu cách giải "Rút về đơn vị"
- Phân tích đề, nêu tóm tắt, làm bài
- HS sửa bài - Nêu phương pháp giải "Dùng tỉ số"
- HS tóm tắt, giải vào vở, 1HS lên bảng làm
- Nêu cách giải“ rút về đơn vị “
- HS sửa bài, nhận xét
- HS tự làm vào nháp (giống bài 3)
-1 HS l ... n
	- Trò: Tìm hiểu trước về đặc điểm của một số con sông lớn ở Việt Nam. 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Bài cũ: “Khí hậu
+ Trình bày sơ nét về đặc điểm khí hậu nước ta?
 + Nêu lý do khiến khí hậu Nam -Bắc khác nhau rõ rệt?
+ Khí hậu nhiệt đới gió mùa ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sản xuất của nhân dân ta?
Bài mới: 
 HĐ1 : Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc
 - Phát phiếu học tập
 + Nước ta có nhiều hay ít sông?
 + Kể tên và chỉ trên lược đồ H.1 vị trí một số con sông ở Việt Nam? Ở miền Bắc và miền Nam có những con sông lớn nào?
+ Y/C HS khá, giỏi giải thích được: Vì sao sông miền Trung thường ngắn và dốc? 
 Ÿ Chốt ý: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc và phân bố rộng khắp trên cả
 HĐ 2 : Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù sa
- Phát phiếu giao việc
- Hoàn thành bảng sau:
Thời gian
Lượng nước
Ảnh hưởng đến đời sống và SX
Mùa mưa
Nước nhiều
Gây lũ lụt,làm thiệt hại về người và của của nhân dân 
Mùa khô
Nước ít
Hạn hán,thiếu nước cho đời sống và SX
- Màu nước sông mùa lũ, mùa cạn như thế nào? Tại sao?
- HS khá, giỏi biết được những ảnh hưởng do nước sông lên xuống theo mùa tới đời sống sản xuất của nhân dân ta: mùa nước cạn gây thiếu nước, mùa nước lên cung cấp nhiều nước song thường có lũ lụt gây thiệt hại.
Chốt ý: “Sự thay đổi chế độ nước theo mùa do sự thay đổi của chế độ mưa theo mùa gây nên, gây nhiều khó khăn cho đời sống và sản xuất về giao thông trên sông.....”
- Giáo dục BVMT, SDNLTK& HQ một số đặc điểm về môi trường thiên nhiên của nước ta.
HĐ 3 : Vai trò của sông ngòi
 - Chỉ trên bản đồ tự nhiên Việt Nam:
 + Vị trí 2 đồng bằng lớn và những con sông bồi đắp nên chúng. Vị trí nhà máy thủy điện Hòa Bình và Trị An
GV chốt ý:- Bồi đắp nên nhiều đồng bằng
 - Cung cấp nước cho sinh hoạt , sản xuất.
3.Củng cố :
Hệ thống bài học, Y/C HS đọc phần bài học SGK
4. Nhận xét-Dặn dò
- Chuẩn bị: “Vùng biển nước ta” 
- 3 HS trả lời (kèm chỉ lược đồ, bản đồ)
- Lớp nhận xét
- HS làm việc theo cặp
- HS nghiên cứu SGK, trả lời
- Đại diện nhóm nêu kết quả
- Nhóm khác nhận xét
- Chỉ trên Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam các con sông chính
- 2-3HS - Lặp lại
- Thảo luận nhóm 4
- HS đọc SGK, quan sát hình 2, 3, thảo luận và trả lời:
- Đại diện nhóm trình bày.
- Nhóm khác nhận xét
- HS nêu, lớp nhận xét
- HS chỉ trên bản đồ
- 1 HS tóm tắt lại vai trò của sông ngòi
2 HS đọc
2HS lên bảng chỉ bản đồ
KỸ THUẬT Tiết 4
THÊU DẤU NHÂN (T2)
I . Mục tiêu:
 - Biết cách thêu dấu nhân .
 - Thêu được mũi thêu dấu nhân. Các mũi thêu tương đối đều nhau. Thêu được ít nhất 5 dấu nhân. Đường thêu có thể bị dúm.
 II . Đồ dùng dạy-học:
GV &HS đồ dùng đầy đủ như (tiết 1)
III . Các hoạt động dạy học:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1 . Bài cũ:
 K.tra kết quả thực hiện ở (T1)
 2 . Bài mới: 
 HĐ 1:HS thực hành tiếp sản phẩm của tiết 1 - K.tra lại mẫu thêu ở tiết 1
 - Với HS khéo tay:
 + Thêu được ít nhất 8 dấu nhân. Đường thêu ít bị dúm.
 + Biết ứng dụng của thêu dấu nhân để thêu trang trí sản phẩm đơn giản.
 - Hệ thống lại cách thêu dấu nhân.
 - HD nhanh 1 số thao tác trong những điểm cần lưu ý khi thêu dấu nhân
 HĐ 2: Hoàn chỉnh sản phẩm
 - HS hoàn chỉnh sản phẩm của mình để trưng bày SP.
 HĐ 3: Đánh giá SP
 - HS nhắc lại Y/C đánh giá SP(SGK) 
Cử đại diện HS lên đánh giáSP theo tiêu chí đã nêu 
Nhận xét, đánh giákết quả học tập của HS theo 3 mức:
 A- Hoàn thành
 B- Chưa hoàn thành
 A+- Hoàn thành xuất sắc SP
3 . Củng cố:
 -Hệ thống bài học, nêu lại các bước thêu dấu nhân 
 4 . Nhận xét- Dặn dò:
 - Chuẩn bị bài sau:"Một số dụng cụ nấu ăn"
- 2HS mang sản phẩm lên
- HS thực hành cá nhân
- HS tự hoàn chỉnh SP
- Đại diện 4 nhóm lên trưng bày SP
- 2-3 HS nhắc lại
- 3 HS đại diện 
- 2-3 HS nêu
Thứ sáu, ngày 28 tháng 9 năm 2012
TẬP LÀM VĂN Tiết 8 
TẢ CẢNH : KIỂM TRA VIẾT
I. Mục tiêu: 
 - Dựa trên kết quả những tiết làm văn tả cảnh đã học, HS viết được bài văn hoàn chỉnh có đủ 3 phần, thể hiện rõ sự quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả
 - Diễn đạt thành câu; bước đầu biết dùng từ ngữ, hình ảnh gợi tả trong bài văn. 
 - Rèn kĩ năng viết chân thực, tự nhiên, có sáng tạo. 
II. Chuẩn bị: 
 - Bảng lớp viết đề bài, cấu tạo của bài văn tả cảnh
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Nêu cấu tạo 1 bài văn tả cảnh
2. Bài mới: 
 - HS thực hành viết
 - GV lưu ý cách làm:
 + Đọc kỹ đề, xác định trọng tâm Y/C của đề bài để tả đúng, không lạc đề. 
 + Trình bày bài văn phải đủ 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài. 
 + Câu văn rõ ràng,sinh động, có hình ảnh,tránh viết câu lủng củng, ý rườm rà
 + Làm xong tự đọc lại trước khi nộp
 - GV theo dõi, giúp đỡ em yéu, kém
 - Thu bài
 3. Nhận xét- Dặn dò:
 - Chuẩn bị: “Luyện tập báo cáo thống kê”
- 1 -2 hS nêu 
- Lớp nhân xét.
- Y/C HS tự làm 1 trong 3 đề trong SGK
- HS tự làm bài vào vở 
 TOÁN	Tiết 20
	 LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu: 
 Biết cách giải bài toán liên quan đến tỉ lệ bằng hai cách “Rút về đơn vị” hoặc “ Tìm tỉ số”. 
 Rèn học sinh kỹ năng phân biệt dạng, xác định dạng toán liên quan đến ti lệ. 
II. Chuẩn bị: - Thầy: Phấn màu, bảng phụ 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: 
 + Nêu các bước giải các bàicó liên quan đến mối quan hệ tỷ lệ theo cách “Tìm tỷ số và rút về đơn vị”
2. Bài mới:
 HĐ 1 : - HD HS giải các bài toán liên quan đến tỷ số và liên quan đến tỷ lệ ® HS nắm được các bước giải của các dạng toán trên
 Ÿ Bài 1: Bài toán
- GV gợi ý để HS tìm hiểu các nội dung:
- Tóm tắt đề
- Y/C HS nêu các bước giải bài toán
- GV nhận xét chấm 1 số vở - chốt cách giải
Ÿ Bài 2: Bài toán
 - GV gợi mở để đưa về dạng “Tìm hai số biết hiệu và tỉ số của hai số đó”
 - GV nhận xét - chốt lại
 Ÿ Bài 3 : Bài toán
- GV giúp đỡ HS TB, yếu
- GV chốt lại các bước giải của 2 bài 
- GV nhận xét chấm 1 số vở
 Ÿ Bài 4 : Bài toán HS khá, giỏi làm
- GV giúp đỡ HS TB, yếu
Giải
Số bàn ghế đóng trong 30 ngày là: 
30 × 12 = 360 (bộ)
Mỗi ngày đóng 18 bộ thì hoàn thành trong số 
 ngày là 360 : 18 = 20 (ngày)
3. Củng cố: 
 - HS nhắc lại cách giải dạng toán vừa học
 4. Nhận xét- Dặn dò:
 - Chuẩn bị: Ôn bảng đơn vị đo độ dài
- 2-3 HS nêu
- Phân tích đề và tóm tắt 
+ Tổng số nam và nữ là 28 HS
+ Tỉ số của số nam và số nữ là 2 / 5
- HS làm vở, 1 em lên bảng làm, nhận xét
- 1-2 HS nêu,nhận xét
- Lần lượt HS phân tích đề, tóm tắt , HS giảivào nháp, 1 em lên bảng giải
- Lớp nhận xét
- HS đọc đề - Phân tích đề, tóm tắt và chọn cách giải
- HS làm bài vào vở 
- 2HS lên bảng làm, nhận xét
- HS đọc đề - Phân tích đề, tóm tắt và chọn cách giải
- HS làm bài vào vở 
- 2HS lên bảng làm, nhận xét
KHOA HỌC Tiết 8
 VỆ SINH TUỔI DẬY THÌ 
I. Mục tiêu: 
 - HS nêu được những việc nên và không nên làm để giữ vệ sinh, bảo vệ sức khỏe ở tuổi dậy thì. 
- Thực hiện vệ sinh cá nhân ở tuổi dậy thì.
♣Các KNS cơ bản được GD trong bài:
KN tự nhận thức nhũng viec5 nên làm và không nên làm để gữ vệ sinh cơ thể bảo vệ sức khỏe thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì.
KN xác định giá trị của bản thân, tự chăm sóc bảo vệ cơ thể.
KN quản lí thời gian và thuyết trình khi chơi trò chơi : (tập làm diễn giả) về những việc nên làm ở tuổi dậy thì
II. Chuẩn bị: Thầy: Các hình ảnh trong SGK trang 18 , 19 phóng to
 - Phiếu học tập 
III. Các hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: GV nêu câu hỏi:
 + Nêu đặc điểm của con người ở giai đoạn vị thành niên, trưởng thành va tuổi tuổi già?
 + Biết được đặc điểm của con người ở từng giai đoạn có ích lợi gì?
 2. Bài mới:
 HĐ1 : Động não
 - GV nêu vấn đề :
+Mồ hôi có thể gây ra mùi gì ?
+Nếu đọng lại lâu trên cơ thể, đặc biệt là ở các chỗ kín sẽ gây ra điều gì ? 
+Vậy ở lứa tuổi này, chúng ta nên làm gì để giữ cho cơ thể luôn sạch sẽ, thơm tho và tránh bị mụn “trứng cá” ?
- GV yêu cầu mỗi HS nêu ra một ý kiến ngắn gọn để trình bày câu hỏi nêu trên
- GV ghi nhanh các ý kiến lên bảng
 + Nêu tác dụng của từng việc làm đã kể trên
GV chốt ý (SGV- Tr 41)
 HĐ 2: Làm việc với phiếu Học tập
- GV chia lớp thành 2 nhóm nam và nữ và phát phiếu học tập
- Chữa bài tập theo từng nhóm nam, nhóm nữ riêng
- HS đọc lại đọan đầu trong mục: Bạn cần biết SGK/ 19 
 HĐ 3 :Quan sát tranh và thảo luận
- Quan sát tranh H 4,5,6,7/19 SGK trả lời các câu hỏi:
- Chỉ và nói nội dung tranh của từng hình
- Chúng ta nên làm gì và không nên làm gì để bảo vệ sức khoẻ về thể chất, tinh thần ở tuổi dậy thì?
 GV chốt: Ở tuổi dậy thì, chúng ta cần ăn uống đủ chất, tăng cường luyện tập TDTT, vui chơi giải trí lành mạnh; tuyệt đối không sử dụng các chất gây nghiện như thuốc lá, rượu
3. Củng cố:
- Y/C HS đọc mục Bạn cần biết SGK
4. Nhận xét- Dặn dò:
- Chuẩn bị: Thực hành “Nói không ! Đối với các chất gây nghiện”
- 4 HS lên bảng trả bài
- Lớp nhận xét
- HS trình bày ý kiến
+ Mùi hôi.
+ Gây ra mùi khó chịu
- Rửa mặt bằng nước sạch, tắm rửa, gội đầu, thay đổi quần áo thường xuyên , 
- Nam nhận phiếu “Vệ sinh cơ quan sinh dục nam”
- Nữ nhận phiếu “Vệ sinh cơ quan sinh dục nữ”
- Phiếu 1 :1- b ; 2 – a, b. d ; 3 – b,d
- Phiếu 2 : 1 – b, c ; 2 – a, b, d ; 
 3 – a ; 4 – a
- 1-2 HS đọc lại
- HS làm việc nhóm 4
- Đại diện nhóm nêu kết quả
- Các nhóm nhận xét
- 2-3 HS đọc
SINH HOẠT LỚP
KIỂM ĐIỂM TÌNH HÌNH HỌC TẬP TRONG TUẦN
 NỘI DUNG Tổng kết các hoạt động trong tuần:
 1. Dưới sự điều khiển của GV, ban cán sự lớp lần lượt tổng kết các hoạt động trong tuần về: chuyên cần, học tập, nề nếp, TD + văn nghệ, vệ sinh.
 Thư ký ghi nhận điểm vào bảng tổng kết và xếp hạng thi đua cho các tổ.
TỔ 1
TỔ 2
TỔ 3
TỔ 4
Chuyên cần
Học tập
Nề nếp
TD+VN
Vệ sinh 
Tổng điểm
Xếp loại
HS được tuyên dương 
 2. GV nhận xét chung về tất cả các hoạt động
 ô Ưu điểm:
 ô Tồn tại:
3. Sinh hoạt văn nghệ theo chủ điển:
Truyền thống nhà trường – Chăm ngoan học giỏi: GV tổ chức cho HS hát, đố vui ,đọc thơ
Kể chuyện về nhà trường, HS Bài: Em yêu trường em, Mái trường mến yêu ,.........
4. Công tác tuần tới (tuần 5):
 - Củng cố nề nếp học tập, ra về, nề nếp thể dục.
 - Sửa chữa, khắc phục những tồn tại của tuần này. 	
 - Sinh hoạt chuyên hiệu thứ nhất. 
 -Đôi bạn học tập tiếp tục giúp đỡ bạn yếu cùng tiến bộ .
- Nhắc nhở HS tiếp tục thực hiện tốt việc phòng chống dịch bệnh– giữ gìn vệ sinh sạch sẽ, rửa tay bằng xà bông sau khi đi tiêu tiểu,bỏ rác đúng nơi quy định.
Trình kí: / 9 / 2012
 T.T
Nguyễn Thị Hoa

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an kop 5.doc