Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 3 năm 2013

Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 3 năm 2013

A. MỤC TIÊU:

 - Biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giong đoc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.

 - Hiểu nôi dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cưu cán bộ cách mạng. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)

 * HS khá, giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thẻ hiện được tính cách nhân vật.

B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 I. Bài cũ: 2 em đọc thuộc lòng bài: Sắc màu em yêu.

 II. Bài mới:

 

doc 20 trang Người đăng huong21 Lượt xem 553Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn các môn lớp 5 - Tuần 3 năm 2013", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 2 tháng 9 năm 2013
Tập đọc
 LÒNG DÂN ( PHẦN 1 )
A. MỤC TIÊU:
 	- Biết đọc đúng văn bản kịch: ngắt giọng, thay đổi giong đoc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch.
 	- Hiểu nôi dung, ý nghĩa: Ca ngợi dì năm dũng cảm, mưu trí lừa giặc, cưu cán bộ cách mạng. (trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
 	* HS khá, giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai, thẻ hiện được tính cách nhân vật..
B. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
 	I. Bài cũ: 2 em đọc thuộc lòng bài: Sắc màu em yêu.
 	II. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. Giới thiệu bài:
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
 a. Luyện đọc:	 
 - GV đọc diễn cảm trích đoạn kịch (Phân biệt tên nhân vật với lời nói của nhân vật lời chú thích về thái độ, hành động của nhân vật. Thể hiện đúng tình cảm, thái độ, tình huống). 
- Một em đọc lời mở đầu giới thiệu nhân vật cảnh trí, thời gian, tình huống.... 
Cho HS luyện đọc-GV sửa lỗi, kết hợp giảng từ: ( SGK) Tức thời: Vừa xong.
3, 4 HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn.
 Đoạn 1: Từ đầu đến ... là con
Đoạn 2: .... tao bắn; Đoạn 3: còn lại
b. Tìm hiểu bài: ( trao đổi - thảo luận).
Quan sát tranh minh họa.
H1 : Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?
+ Chú bị bọn giặc rượt đuổi bắt
H2 : Dì năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?
+ Dì vội đưa cho chú một chiếc áo khác để thay
H3 : Chi tiết nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất ? Vì sao?	
+ Dì năm bình tĩnh nhận chú cán bộ là chồng, ...
 c. Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm.	 
 - Hướng dẫn HS đọc phân vai.(HS khá giỏi)
- 5 HS đọc 5 vai , 1 em đọc phần mở đầu. 
- Rút ND.	 
+ Ca ngợi dì năm dũng cảm, mưu trí trong cuộc đấu trí để lừa giặc, cưu cán bộ cách mạng.
3. Củng cố - dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại ND bài
- Nhận xét.
TOÁN
LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU:
- Biết cộng, trừ, nhân,chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số.
* BT cần làm: 1(2 ý đầu), 2(a, d), 3
B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘN G CỦA HỌC SINH
I. Kiểm tra bài cũ;
	- Gọi 4 HS lên bảng làm bài tập; lớp giải vào giấy nháp bài tập sau:
	- Nhận xét cho điểm
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu bài
2. Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài. GV cho HS nêu cách đổi hỗn số thành phân số. HS tự giải bài, sau đó nêu kết quả phép tính vừa thực hiện lên bảng. 
Bài 2: GV định hướng chung cho HS cách học so sánh, cộng trừ, nhân, chia hỗn số tức là chuyển hỗn số thành phân số rồi so sánh hoặc làm tính với các phân số.
 - Hoặc vì phần phân số bằng nhau nên chỉ cần so sánh phần nguyên...
 - HS tự làm bài GV cho nêu bài làm và nêu được cách giải.(a, d)
Bài 3: HS tự giải rồi chữa bài.
C. Củng cố - dặn dò
 - HS làm chưa xong về hoàn chỉnh bài làm.
 - Nhận xét tiết học.
a. x	b. : 	
c. + 	d. - 
- HS lên bảng làm
 2 
 5 
a) So sánh và nên chữa bài như sau:
 = ; = mà > nên >
d) Tương tự
a. 1 
 b. 2
 c. 2
d. Tương tự
ĐẠO ĐỨC
CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH (TIẾT 1)
A. Mục tiêu
- Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình.
- Khi làm việc gì sai biết nhận và sửa chữa.
- Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình.
B. Đồ dừng dạy học: Phiếu học tập, thẻ màu.
C. Các hoạt động dạy học :
 Hoạt động dạy 
 Hoạt động học
I. Khởi động: 5’ ôn bài đã học.
? HS lớp 5 có gì khác so với hs lớp khác?
?Em cần làm gì để xứng đáng là hs lớp 5?
- GV nhận xét, ghi điểm
II. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: trực tiếp:1’
2. Hướng dẫn bài:
Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện: 8’ 
- Gọi HS đọc truyện.
? Đức gây ra chuyện gì?
? Sau khi gây ra chuyện, Đức cảm thấy thế nào?
 ? Theo em, Đức nên giải quyết việc này như thế nào cho tốt? 
=>Kết luận: Chúng ta cần biết phân tích, đa ra quyết định đúng ...
*Ghi nhớ : sgk– 7
Hoạt động 2: Thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình:10’
- HD HS làm bài 1.
- Gọi hs trình bày
- KL: Biết suy nghĩ khi hành động, dám nhận lỗi, ... là biểu hiện của người sống có trách nhiệm. 
Hoạt động 3: bày tỏ thái độ (bài2):11’
- GV nêu từng ý kiến của bài tập 2
- Nhận xét, chốt lại ý kiến đúng.
III. Củng cố dặn dò:5’
? Vì sao em phải có trách nhiệm với việc làm của mình?
- Dặn chuẩn bị trò chơi đóng vai theo bài tập 3.
- Nhận xét giờ học.
- 2HS trả lời, nhận xét .
* Làm việc cả lớp.
- 1 hs đọc
- HS đọc thầm câu chuyện,trả lời 
+ Đức vô ý đá quả bóng vào bà Doan 
- Trong lòng đức tự thấy phải có trách nhiệm 
- HS nêu cách giải quyết của mình 
- cả lớp nhận xét ,bổ xung.
- 2 hs đọc
*Thảo luận cặp
- 1 hs đọc yêu cầu và làm bài.
+ a,b,d,g là có trách nhiệm ...
+ c, đ ,e là không có trách nhiệm ...
* Làm việc cả lớp
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS bày tỏ bằng cách giơ thẻ màu, giải thích lí do lựa chọn. 
+ Tán thành ý kiến a,đ.(thẻ đỏ)
+ Không tán thành: b, c, d.(thẻ xanh)
Thứ ba, ngày 3 tháng 9 năm 2013
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I/ MỤC TIÊU: Giúp HS biết chuyển:
- Phân số thành số thập phân.
- Hỗn số thành phân số.
- Số đo từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có hai tên đơn vị đo thành số đo có một tên đơn vị đo.
- Làm được các BT : B1 ; B2 (2 hỗn số đầu) ; B3 ; B4.
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
Kiểm tra bài cũ: (4’)
- Nhận xét cho điểm
2. Bài luyện tập: (27’)
 Bài 1: Cho HS tự làm rồi chữa bài. Yêu cầu HS nêu cách làm hợp lí nhất để đỡ tốn thời gian làm bài.
 Bài 2: Yêu cầu HS nêu cách chuyển hỗn số thành phân số. Sau đó HS tự giải rồi chữa bài.
 Bài 3:GV hướng dẫn HS giải bài tập như trong SGK. Chẳng hạn:
Bài 4. GV hướng dẫn học sinh tự làm rồi giải theo mẫu. Khi HS chữa bài GV cho HS nhận xét để nhận ra rằng, có thể viết số đo độ dài có hai tên đơn vị đo dưới dạng hỗn số với một tên đơn vị đo. Chẳng hạn:
 Bài 5: Hướng dẫn HS về nhà làm.
3.Củng cố – Dặn dò: (4’)
- HS làm chưa xong về hoàn chỉnh bài làm.
- Nhận xét tiết dạy.	
+ 3HS viết phân số thích hợp vào chỗ trống:
a. 1 dm = ....m; b. 2 cm = ....m	; 
c. 4 g = ...kg
- HS tự làm : Chẳng hạn: = ; 
 = ;...
- HS làm bài vào vở ( Hai hỗn số đầu)
8 ; 
3.a.1 dm = m ; 3 dm = m; 9 dm =m
b.1g = kg ; 8g = kg ; 
25 g =kg 
 c.1phút = giờ; 6 phút = giờ = giờ
 12 phút = giờ = giờ
4.a. 2m 3dm = 2m + m = 2m	 
 b. 4m 37cm = 4m +m = 4m....
- HS nhắc lại cách chuyển hỗn số thành phân số.
Chính tả (nhớ- viết)
THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
I. MỤC TIÊU:
 - Viết đúng chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
 - Chép đúng vần của từng tiếng trong hai dòng thơ vào mô hình cấu tạo vần (BT2); biết được cách đặt dấu thanh ở âm chính.
* HS khá, giỏi nêu được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ, 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ:
 - Phân tích âm đệm, âm chính, âm cuối của các tiếng: xóa, ngày, cười.
2. Bài mới:
 a. Giới thiệu bài :
 b. Hướng dẫn HS nhớ viết :	 
- GV đọc cho HS soát bài .
- GV chấm 8 bài.	 
- Gv nhận xét bài chấm
 c. Hưỡng dẫn HS làm bài tập chính tả :
 Bài 2: (thảo luận – điền bảng ).
- 1 HS đọc yêu cầu – lớp theo dõi.
- Nhậnxét.	
Bài 3:
 - GV giúp HS nắm được yêu cầu.
 KL : Dấu thanh đặt ở âm chính. (dấu nặng đặt bên dưới, các dấu khác đặt trên)
3. Củng cố – dặn dò:
 - Nhận xét.
 - Dặn HS thuộc ghi nhớ quy tắc dấu thanh.
 - Chuẩn bị bài: Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ.
- 2HS lên bảng làm bài
- 2 em đọc thuộc lòng – lớp theo dõi.
 Đoạn : từ “Sau 80 năm giới nô lệ . học tập của các em.”
- HS viết lại bài theo trí nhớ.
+ HS tiếp nối điền vần và đấu thanh.
- HS phát biểu ý kiến.
HS nhắc lại quy tắc dấu thanh.
Luyện từ và câu
MỞ RỘNG VỐN TỪ : NHÂN DÂN
 I. MỤC TIÊU: 
- Xếp được từ ngữ cho trước về chủ điểm Nhân dân vào nhóm thích hợp (BT1); nắm được một số thành ngữ, tục ngữ nói về phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam (BT2); hiểu nghĩa từ “đồng bào”, tìm được một số từ bắt đầu bằng tiếng đồng, đặt được câu với một từ có tiếng đồng vừa tìm được (BT3).
- HS KG thuộc được thành ngữ, tục ngữ ở BT2 ; đặt câu với các từ tìm được (BT3c).
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ, phiếu HT, 
III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
1. KT bài cũ: (4’)
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài:
2.2. Hướng dẫn HS làm bài tập: (28’)
Bài 1: 
Giải nghĩa từ: Tiểu thương (buôn bán nhỏ)
Bài 2: Cho thảo luận nhóm
- GV nhận xét - KL :
Bài 3: 
- Vì sao người VN gọi nhau là đồng bào?
- Tìm từ bắt đầu bằng tiếng đồng 
- Đặt câu với một trong những từ vừa tìm được. (HS KG làm như đã nêu ở MT)
 3. Củng cố - dặn dò: (3’)
- Học thuộc các thành ngữ, tục ngữ. Ghi nhớ các từ bắt đầu bằng tiếng đồng.
- Nhận xét tiết học.
- HS nêu khái niệm từ đồng nghĩa, tìm 1 số từ đồng nghĩa với nhau.
- HS đọc yêu cầu.
- Thảo luận nhóm trình bày:
 + Công nhân : thợ điện, thợ cơ khí.
 + Nông dân : thợ cấy, thợ cày.
 + Doanh nhân : tiểu thương, chủ tiệm..
 - Tổ 1: câu a, b ; Tổ 2 : câu c, d ; Tổ 3 :câu d, e. 
+ Chịu thương chịu khó : cần cù chăm chỉ, không ngại khó, ngại khổ.
+ Dám nghĩ dám làm : mạnh dạn táo bạo, có nhiều sáng kiến và dám thực hiện sáng kiến.
+ Muôn người như một : đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động.
+ Trọng nghĩa khinh tài : coi trọng đạo lí và tình cảm, coi nhẹ tiền bạc.
+ Uống nước nhớ nguồn : Biết ơn người đã đem lại những điều tốt đẹp.
HS đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ.
- 1 em đọc nội dung bài - Lớp đọc thầm.
+ Người VN gọi nhau là đồng bào vì đều sinh ra từ một bọc trăm trứng của mẹ Âu Cơ.
Thi tìm theo tổ, tổ nào tìm được nhiều, đúng tổ đó thắng: Đồng hương, đồng môn, đồng chí, đồng ca, đồng cảm, đồng hao, đồng khởi, đồng phục, đồng thanh, đồng tâm, đồng tính, đồng ý,.....
- Làm vào vở và chữa bài
Kể chuyện
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA.
I.MỤC TIÊU: 
- Kể được 1 câu chuyện (đã chứng kiến, tham gia hoặc được biết qua truyền hình, phim ảnh hay đã nghe, đã đọc) về người có việc làm tốt góp phần xd quê hương đất nước.
- Biết trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện đã kể.
II.CHUẨN BỊ : Tranh ảnh minh họa. Bảng phụ viết vắn tắt gợi ý 3.
 III.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ. Một HS kể câu chuyện về các anh hùng.
2. Bài mới.
 * Giới thiệu bài.
* Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài.
Gạch chân từ quan trọng. Nhắc: chuyện đã đọc, chứng kiến hay là câu chuyện của chính bản thân em.
* Gợi ý kể chuyện.	
 GV gợi ý :
 + Kể câu chuyện có mở đầu, diễn biến, kết thúc.
 + Giới thiệu người có việc làm tốt : Người ấy là ai ? Người ấy có lời nói, hành động gì đẹp ? Em nghĩ gì về lời nói hoặc hành động của người ấy ?
* HS thực hành k ...  dài làm hạn hán, thiếu nước cho đời sống và sản xuất.
3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ:
- GV tổng kết các nội dung chính của khí hậu Việt Nam.
- Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà thực hành: trình bày khí hậu Việt Nam trên lược đồ, chuẩn bị bài sau.
Thứ sáu, ngày 7 tháng 9 năm 2012
Toán
ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I/ MỤC TIÊU: 
- Làm được bài tập dạng tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ của hai số đó.
- Làm được BT 1.
II. CHUẨN BỊ: Bảng phụ, bảng nhóm
III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ:
- 3 HS lên bảng giải các bài tập sau,dưới lớp giải vào giấy nháp:
2. Bài luyện tập
a.Ôn tập:
+ Viết số đo độ dài theo hỗn số.
 a. 2m 35dm = .......m	 
 b. 3dm 12cm = ...dm 	
- GV nêu bài toán 1 
- GV ghi bảng sơ đồ và hướng dẫn HS giải;
 Theo sơ đồ ta có tổng số phần bằng nhau là :
	5 + 6 = 11 (phần)
Số bé là: 121 : 11 x 5 = 55
Số lớn là : 121 : 11 x 6 = 66.
	Đáp số : 55 ; 66
Bài toán 2(HD tương tự) 
 b.Luyện tập ở lớp:
 - Yêu cầu HS vẽ sơ đồ minh hoạ cho mỗi bài giải
- Có thể HD HS cách giải như sau:
Bài 1: 
+ Bài toán bắt ta tìm gì? 	
+ Thuộc dạng toán gì? 
+ Tỉ số của chúng là số nào?
- GV chấm một số bài
Nếu còn thời gian thì GV hướng dẫn để HS làm các BT 2 ; 3. Hết thời gian thì cho HS làm ở nhà.
3. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài tiếp theo
- Hs nêu yêu cầu BT1
b) HS tự làm. - HS nhắc lại cách tìm hai số khi biết tổng và tỉ số của 2 số đó.
- HS nhắc lại cách tìm hai số khi biết hiệu và tỉ số của 2 số đó.
- HS tự làm bài rồi chữa bài.
(Tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của chúng
(Tìm hai số: số lớn và số bé.)
Tổng (hiệu) là số nào?
Giải:
a) Tổng hai phần bằng nhau là:
7 + 9 = 16 (phần)
Số thứ nhất là: 80: 16 x 7 = 35
Số thứ hai là: 80 – 35 = 45
 ĐS: 35 ; 45
HS nhắc lại cách tìm hai số khi biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó.
Nhận xét tiết học
Luyện từ và câu
LUYỆN TẬP VỀ TỪ ĐỒNG NGHĨA
I.MỤC TIÊU: 
- Biết sử dụng từ đồng nghĩa một cách thích hợp (BT1), hiểu ý nghĩa chung của một số tục ngữ (BT2)
 - Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu, viết được một đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng 1,2 từ đồng nghĩa (BT3).
* HS khá giỏi biết dùng nhiều từ đồng nghĩa trong đoạn văn viết theo BT3
II.CHUẨN BỊ: Bảng phụ, phiếu HT.
II.HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ :
 + Bài 3: Đặt 1 câu với từ có tiếng “đồng” (nghĩa là “cùng”)
2. Bài mới :
 * Giới thiệu bài:
 * Hướng dẫn học sinh làm bài tập :
 .Bài 1 :
- HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm nội dung bài. GV hướng dẫn 
.Bài 2 : 
GV chốt: Gắn bó quê hương là tình cảm tự nhiên.	 
.Bài 3 :	
- GV gợi ý: viết về một màu sắc có trong đoạn văn cả những sự vật không có trong bài; lưu ý phải dùng từ đồng nghĩa.
- GV đọc đoạn văn mẫu trong SGV cho HS nghe.	 
3. Củng cố - dặn dò:
 - Hoàn thành đoạn văn (đối với hs chưa viết xong)
 - Chuẩn bị : Từ trái nghĩa.
- HS quan sát tranh SGK, chọn, viết từ cần điền với 3-4 tiếng ở sau vào vở rồi chữa bài: đeo trên vai chiếc ba lô, xách túi đàn ghi ta, vác một thùng giấy, khiêng thứ đồ lỉnh kỉnh nhất, kẹp trong nách.
- Hai HS đọc lại hoàn chỉnh bài.
- HS đọc nội dung, thảo luận nhóm4 và trình bày
- HS đọc thuộc các câu tục ngữ trên.
- HS đọc yêu cầu bài.
- HS làm vào vở. (HS khá, giỏi làm nhiều từ).
- Trình bày bài viết của mình. Nhận xét - bình chọn đọan văn hay.
Tập làm văn
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
 I. Mục tiêu
-Tìm được những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến, những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa, tả cây cối , con vật,bầu trời trong bài Mưa rào; từ đó nắm được cách quan sát và chọn lộc chi tiết trong bài văn miêu tả.
- Lập được dàn ý bài văn miêu tả cơn mưa. 
- Giáo dục HS yêu quý thiên nhiên.
II. Chuẩn bị: 
- HS chuẩn bị những ghi chép khi quan sát một cơn mưa.
 - Bảng nhóm
 III. Các hoạt động dạy- học
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
 1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi 5 HS mang bài để GV kiểm tra việc lập báo cáo thống kê về số ngời ở khu em ở.
- Nhận xét việc làm bài của HS 
 2. Dạy bài mới
Hớng dẫn làm bài tập
 Bài 1
- Gọi HS đọc nội dung và yêu cầu của bài tập
- Tổ chức HS hoạt động nhóm theo hướng dẫn 
 H: Những dấu hiệu nào báo hiệu cơn mưa sắp đến?
H: Tìm những từ ngữ tả tiếng mưa và hạt mưa từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc cơn mưa?
 H: Tìm những từ ngữ tả cây cối, con vật, bầu trời trong và sau cơn ma?
 H: Tác giả đã quan sát cơn mưa bằng những giác quan nào?
H: Em có nhận xét gì về cách quan sát cơn ma của tác giả?
H: Cách dùng từ trong khi miêu tả có gì hay?
 Bài 2
- Gọi HS đọc yêu cầu của bài tập
- Gọi HS đọc bản ghi chép về một cơn mưa mà em đã quan sát
- Cho hS lập dàn ý bài văn tả cơn mưa
+ Phần mở bài cần nêu những gì?
 + Em miêu tả cơn mưa theo trình tự nào?
H: Những cảnh vật nào chúng ta thờng gặp trong cơn mưa?
H:Phần kết em nêu những gì?	
- Yêu cầu HS lập dàn ý
- GV nhận xét 
 3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Về hoàn thành nốt bài
- 5 HS mang vở để GV kiểm tra
- HS đọc yêu cầu và nội dung 
- HS thảo luận nhóm
- Mây: nặng, đặc xịt, lổm ngổm đầy trời, tản ra từng nắm nhỏ rồi san đều trên một nền đen xám xịt
 Gió: thổi giật, bỗng đổi mát lạnh, nhuốm hơi nớc, khi ma xuống gió càng thêm mạnh, mặc sức điên dảo trên cành cây.
- Tiếng mưa lúc đầu lẹt đẹt....lẹt đẹt, lách tách; về sau mưa ù xuống, rào rào sầm sập, đồm độp, đập bùng bùng vào tàu lá chuối, giọt tranh đổ ồ ồ
- Hạt mưa: những giọt nước lăn xuống tuôn rào rào, xiên xuống, lao xuống, lao vào trong bụi cây, giọt ngã, giọt bay , bụi nước toả trắng xoá
- Trong mưa: 
+ lá đoà, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy
+ con gà sống ớt lớt thớt ngật ngỡng tìm chỗ trú.
+ Vòm trời tối thẫm vang lên một hồi ục ục ì ầm
Sau trận mưa: 
+ Trời rạng dần
+ chim chào mào hót râm ran
+ Phía đông một mảng trời trong vắt
+ mặt trời ló ra, chói lọi trên những vòm lá bởi lấp lánh
- Tác giả quan sát bằng mắt, tai, làn da, mũi
- Quan sát theo trình tự thời gian: lúc trời sắp mưa -> mưa -> tạnh hẳn. Tác giả quan sát một cách rất chi tiết và tinh tế
- Tác giả dùng nhiều từ láy, nhiều từ gợi tả khiến ta hình dung đợc cơn mưa ở vùng nông thôn rất chân thực
- HS đọc
- 3 HS đọc bài của mình
- Giới thiệu điểm mình quan sát cơn mưa hay những dấu hiệu báo cơn mưa sắp đến
- Theo trình tự thời gian: miêu tả từng cảnh vật trong cơn mưa
- mây, gó, bầu trời, con vật, cây cối, con ngời, chim muông..
- Nêu cảm xúc của mình hoặc cảnh vật tơi sáng sau cơn mưa
- 2 HS lập dàn ý vào giấy khổ tpo , cả lớp làm vào vở
- Sau đó dán bài lên bảng
- Lớp nhận xét
KĨ THUẬT:
THÊU DẤU NHÂN (TIẾT 1)
A. Mục tiêu
- HS biết cách thêu dấu nhân.
- Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Yêu thích tự hào với sản phẩm làm được.
B. Đồ dùng dạy học:
- GV: mẫu thêu dấu nhân, sản phẩm may mặc thêu trang trí dấu nhân
- HS : sgk, một mảnh vải trắng hoặc màu. Kim khâu, len Len khác màu vải. ..
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Khởi động :5’ ôn bài đã học.
- GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của hs.
II. Bài mới:
1. Giới thiệu bài: trực tiếp:1’
2. Hướng dẫn nội dung bài.
Hoạt động 1: Quan sát và nhận xét mẫu:8’ 
- GV giới thiệu mẫu thêu dấu nhân 
? Em hãy quan sát hình mẫu và H1 sgk nêu đặc điểm hình dạng của đường thêu dấu nhân ở mặt phải và mặt trái đường thêu?
? So sánh mặt phải và mặt trái của mẫu thêu chữ V với mẫu thêu dấu nhân?
? Mẫu thêu dấu nhân thường được ứng dụng ở đâu? (Cho hS quan sát một số sản phẩm được thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân)
* Kết luận: thêu dấu nhân là cách thêu để tạo thành các mũi thêu giống như dấu nhân nối nhau liên tiếp giữa 2 đường thẳng song song
Hoạt động2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật: 22’ 
-Yêu cầu hs đọc mục2 sgk và quan sát h2 
?Nêu cách vạch dấu đường thêu dấu nhân 
- Gọi 2 hs lên bảng thực hiện thao tác vạch dấu 
- Nêu cách bắt đầu thêu 
- GV căng vải lên khung thêu và hướng dẫn cách bắt đầu thêu
Lưu ý: Lên kim để bắt đầu thêu tại điểm vạch dấu thứ 2 phía bên phải đường dấu.
? Nêu cách thêu dấu nhân mũi thứ nhất, thứ hai?
- GV hướng dẫn chậm các thao tác thêu mũi thêu thứ nhất, mũi thứ hai . 
- Gọi hs lên thực hiện tiếp các mũi thêu 
- Yêu cầu hs quan sát H5 
- GV treo bảng phụ ghi quy trình thực hiện thêu dấu nhân và hướng dẫn lại nhanh các thao tác thêu dấu nhân
- Tổ chức cho HS thực hành
Hoạt động nối tiếp:4’
- Tổng kết bài.
- Dặn về chuẩn bị bài sau thực hành.
- Nhận xét giờ học.
- HS để đồ dùng lên bàn
* Cá nhân
- HS quan sát 
+ Mặt phải là những hình thêu như dấu nhân. Mặt trái là những đường khâu cách đều và thẳng hàng song song với nhau
+ Mạt phải khác nhau còn mặt trái giống nhau.
+ Thêu dấu nhân được ứng dụng để thêu trang trí hoặc thêu chữ trên các sản phẩm may mặc như: váy, áo, vỏ gối, khăn tay, khăn trang trí trải bàn...
*Làm cá nhân.
+ Vạch 2 đường dấu song song cách nhau 1 cm 
+Vạch các điểm dấu thẳng hàng với nhau trên 2 đường vạch dấu 
- Thực hiện các đường vạch dấu
- HS nêu
- HS theo dõi
- HS đọc SGK và quan sát, nêu
- Lớp quan sát 
- Nêu cách kết thúc đường thêu
- 1hs lên thực hiện thao tác kết thúc đường thêu
- HS nhắc lại 
- HS thực hành thêu trên giấy
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
I. Mục tiêu:
 	- Đánh giá, nhận xét hoạt động tuần 3
	- Nêu phương hướng, nhiệm vụ tuần 4
II. Hoạt động trên lớp.
Tổ chức cho học sinh báo cáo kết quả hoạt động trong tuần:
- Lần lượt tổ trưởng các tổ báo cáo.
- Lớp theo dõi, bổ sung.
2. GV tổng hợp và nhận xét, đánh giá:
a). Đạo đức – nề nếp:
- Nhìn chung các em đều ngoan, lễ phép với người lớn tuổi, cư xử tốt với bạn bè.
- Sinh hoạt Đội nghiêm túc.
- Thực hiện tốt nội quy trường lớp.
- Thực hiện tốt an toàn giao thông.
b) Học tập:
- Hoàn thành chương trình tuần 3.
- Đa số HS có sự chuẩn bị tốt sách vở, đồ dùng học tập
*. Hạn chế: Một số em còn thiếu nhãn, bao bọc, ..
c) Hoạt động khác:
- Xếp hàng vào lớp nghiêm túc, SH 10’ đầu giờ có nhiều tiến bộ.
- Việc tập thể dục giữa giờ đã đi vào nền nếp.
- Công tác vệ sinh lớp học và vệ sinh chuyên theo khu vực thực hiện tốt.
- Tham gia tốt lễ Khai giảng
	3.Tổ chức cho lớp bình chọn tổ, cá nhân tiêu biểu trong tuần.
	- Cá nhân: 
	- Tổ: Tổ
	4. GV thông qua kế hoạch hoạt động tuần 4.
	- Thực hiện chương trình tuần 4.
	- Thi đua học tốt chào mừng năm học mới
	- Tiếp tục bổ sung đầy đủ đồ dùng học tập.
	- Làm tốt công tác vệ sinh chuyên theo khu vực. 
	- Đội cờ đỏ theo dõi trực tuần.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuần 3.doc