Bài soạn lớp 3 năm 2010 - 2011 - Tuần 27

Bài soạn lớp 3 năm 2010 - 2011 - Tuần 27

I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

 -Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học(tốc độ đọc khỏang 65 tiếng/phút);trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc.

-Kể lại được từng đoạn câu chuyện Qủa táo theo tranh(SGK);biết dùng phén nhân hóa để lời kể thêm sinh động.

-Nhân biết được phép nhân hóa, các cách nhân hóa(BT2)a/b.

 - HS có ý thức học tập tốt.

II.CHUẨN BỊ:

 -Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26. Bảng phụ .

 Tranh minh hoạ truyện kể (BT2) trong SGK.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:

1.Bài cũ: Rước đèn ông sao

H: Mâm cỗ Trung thu của Tâm được bày như thế nào?

H: Nêu nội dung chính của bài.

2. Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đề.

 

doc 50 trang Người đăng HUONG21 Lượt xem 917Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 3 năm 2010 - 2011 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27
Thứ
Môn học
Mục bài dạy
 2 
 7/3/ 2011
(sáng)
HĐTT
Tập đọc
Tậâp đọc+KC
Toán
Chào cờ
Ôân tập ( tiết1)
Ôân tập ( tiết2)
Các số có 5 chữ số
(chiều)
TN-XH
L. TN-XH
Luyện toán
Chim
Chim
Ôn các số có 5 chữ số
3
8/3/2011
(sáng)
Thể dục
Toán
Chính tả
Đạo đức
Ôân bài thể dục với hoa hoặc cờ.TC:Hoàng Anh - Hoàng Yến
Luyện tập
Ôân tập ( tiết3)
Tôn trọng thư từ và tài sản của người khác(T2)
(chiều)
Nghỉ (Toạ đàm 8/3)
4
 9/3/2011
(sáng)
Tập đọc 
Toán
Chính tả
 L. T. việt
Ôân tập ( tiết4)
Ôân tập ( tiết5)
Các số có 5 chữ số (tiếp theo)
Ôn tập đọc + luyện viết
(chiều)
Tập viết
Aââm nhạc
Luyện toán
Ôn tập (tiết 6)
Học hát:Tiếng hát bạn bè mình
Ôn các số có 5 chữ số
5
10/3/2011
(sáng)
Thể dục
LT vàø câu
Toán
Ôân bài thể dục với hoa hoặc cờ. TC:Hoàng Anh - Hoàng Yến
Ôân tập (tiết7).
Luyện tập
(chiều)
Thủ công
L.Thủ công
GDNGLL
Làm lọ hoa gắn tường(T3)
Làm lọ hoa gắn tường
Tìm hiểu thế giới quanh em
6
11/3/2011
(sáng)
Tập làm văn
Toán
L.T.việt
Ôân tập (tiết 8)
Số 100 000- Luyện tập
Ôn kể về ngày hội
(chiều)
TN-XH
Luyện toán
HĐTT+SHL
Thú
Luyện tập
TCDG: Đẩy gậy.
 	 Thứ hai, ngày7 tháng 3 năm 2011
TIẾNG VIỆT
ÔN TẬP – KIỂM TRA (TIẾT 1, 2)
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
 -Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch đoạn văn, bài văn đã học(tốc độ đọc khỏang 65 tiếng/phút);trả lời được 1 câu hỏi về nội dung đọc.
-Kể lại được từng đoạn câu chuyện Qủa táo theo tranh(SGK);biết dùng phén nhân hóa để lời kể thêm sinh động.
-Nhân biết được phép nhân hóa, các cách nhân hóa(BT2)a/b.
 - HS có ý thức học tập tốt.
II.CHUẨN BỊ:
 -Phiếu viết tên từng bài tập đọc từ tuần 19 đến tuần 26. Bảng phụ .
 Tranh minh hoạ truyện kể (BT2) trong SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
1.Bài cũ: Rước đèn ông sao
H: Mâm cỗ Trung thu của Tâm được bày như thế nào? 
H: Nêu nội dung chính của bài. 
2. Bài mới: Giới thiệu bài – ghi đề. 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
TIẾT 1 :
Hoạt động 1: Kiểm tra tập đọc .
- Gọi HS lên bốc thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc theo chỉ định trong phiếu và trả lời 1 câu hỏi về nội dung đoạn vừa đọc.
- Gọi HS nhận xét .
- GV nhận xét cho điểm từng em .
Hoạt động 2: Ôn luyện về phép so sánh
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2.
- Cho HS quan sát kĩ từng tranh và đọc phần chữ trong tranh để hiểu nội dung câu chuyện.
- Yêu cầu HS thực hiện theo nhóm 6 : Quan sát, tập kể theo tranh.
- Lưu ý HS : 
 + Quan sát kĩ từng tranh, đọc kĩ phần chữ.
 + Biết sử dụng phép nhân hóa làm cho các con vật có hành động, suy nghĩ, cách nói năng như người.
 - Gọi 6 HS của 6 nhóm kể nối tiếp mỗi nhóm một bức tranh.
- GV cùng cả lớp nhận xét HS kể về nội dung, lời thoại, từ ngữ xem đã sử dụng phép nhân hóa chưa?
- Gọi 3 HS kể toàn bộ câu chuyện.
- GV nhận xét, cho điểm - tuyên dương HS kể tốt.
* Chuyển tiết : Cho HS hát tập thể kết hợp với làm động tác.
TIẾT 2:
Hoạt động 3: Ôn luyện về phép nhân hóa.
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 2. 
- GV đọc bài thơ: Em thương .
- Gọi HS đọc bài thơ.
- Yêu cầu HS đọc câu hỏi.
- Chia lớp thành các nhóm 3 – Phát phiếu bài tập cho các nhóm.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm. 
- Yêu cầu 2 nhóm xong trước lên bảng dán phiếu.
- Gọi HS nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng. 
a) 
Sự vật được nhân hóa
Từ chỉ đặc điểm của con người
Từ chỉ hoạt động của con người
Làn gió
mồ côi
tìm, ngồi
Sợi nắng
gầy
run run, ngã
b) 
Làn gió
giống một người bạn ngồi trong vườn cây.
Sợi nắng
giống một người gầy yếu.
giống một bạn nhỏ mồ côi.
c) Tác giả bài thơ rất yêu thương, thông cảm với những đứa trẻ mồ côi, cô đơn; những người ốm yếu, không nơi nương tựa.
- Lần lượt từng HS lên bốc thăm, về chỗ chuẩn bị khoảng 2 phút.
- HS đọc và trả lời câu hỏi.
- HS nhận xét.
- 1 HS đọc - Cả lớp đọc thầm theo.
- Quan sát tranh và đọc lời thoại.
- HS làm việc trong nhóm.
- 6 HS kể nối tiếp.
- Theo dõi, nhận xét.
- 3 HS kể – lớp theo dõi, nhận xét .
- HS theo dõi, rút kinh nghiệm.
- HS tiến hành theo sự điều khiển của lớp trưởng.
-2 HS đọc – lớp theo dõi SGK.
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc – lớp đọc thầm theo.
- 1 HS đọc – lớp theo dõi SGK.
- Theo dõi chia nhóm – nhận phiếu bài tập.
- Các nhóm thảo luận, ghi nội dung cần thiết, phù hợp vào phiếu.
- Đại diện 2 nhóm lên dán.
- Nhận xét, bổ sung.
- Theo dõi – sửa bài.
 3. Củng cố - Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
 - Nhắc nhở những HS chưa kiểm tra đọc hoặc kiểm tra chưa đạt yêu cầu về nhà tiếp tục luyện đọc. Chuẩn bị bài sau.
_____________________________
TOÁN
 CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 -Biết các hàng: hàng chục nghìn,hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục, hàng đơn vị.
 - Biết viết và đọc các số có năm chữ số trong trường hợp đơn giản (không có chữ số 0 ở giữa.)
 - HS viết số rõ ràng, chính xác.
II. CHUẨN BỊ : 
 - Kẻ sẵn bảng để biểu diễn cấu tạo số như SGK. Bảng phụ. 
 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
 1.Bài cũ : Nhận xét, sửa bài kiểm tra định kì.
 2.Bài mới: Giới thiệu bài – Ghi đề. 
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Ôn tập về các số trong phạm vi 10 000.
- GV viết bảng số 2316 và yêu cầu HS đọc số.
H. Số 2316 có mấy chữ số? 
H. Số 2316 gồm mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- Tiến hành tương tự với số 10 000.
H. Số 10 000 có mấy chữ số?
H. Số 10 000 gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục và mấy đơn vị?
* GV : Số mười nghìn còn gọi là một chục nghìn. Đây là số có 5 chữ số nhỏ nhất.
Hoạt động 2: Viết và đọc các số có 5 chữ số.
- GV treo bảng có gắn các số như phần bài học của SGK.
a) Giới thiệu số 42316
- GV : Coi mỗi thẻ ghi số 10 000 là một chục nghìn, vậy có mấy chục nghìn?
H. Có bao nhiêu nghìn?
H. Có bao nhiêu trăm?
H. Có bao nhiêu chục?
H. Có bao nhiêu đơn vị?
- Yêu cầu HS gắn số chục nghìn, số nghìn, số trăm, số chục , số đơn vị vào bảng số.
- GV kiểm tra, nhận xét.
b) Giới thiệu cách viết số 42 316
- Yêu cầu HS viết số 42 316 vào bảng con, 1 HS lên bảng viết.
- GV cùng HS nhận xét.
c) Giới thiệu cách đọc số 42 316:
- Gọi HS đọc lại số 42 316 – GV nhận xét.
e) Luyện cách đọc :
- GV viết bảng các cặp số :
 5327 và 45 327; 8735 và 28 735 ;
 6581 và 96 581 ; 7311 và 67 311.
- Yêu cầu HS luyện đọc.
- Nhận xét, sửa sai.
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 1 : Gọi HS nêu yêu cầu bài.
- GV treo bảng phụ - Yêu cầu HS quan sát bảng số thứ nhất, đọc và viết số được biểu diễn trong bảng số.
- Nhận xét, sửa sai.
- Yêu cầu HS tự làm phần b.
- GV nhận xét, sửa bài.
H. Số 24 312 có bao nhiêu chục nghìn, bao nhiêu nghìn, bao nhiêu trăm , bao nhiêu chục và bao nhiêu đơn vị?
Bài 2 : Yêu cầu HS đọc đề.
- GV : Hãy đọc số có 6 chục nghìn, 8 nghìn, 3 trăm, 5 chục , 2 đơn vị?
- GV nhận xét.
- Yêu cầu HS làm tiếp phần còn lại.
- GV cùng HS nhận xét, sửa bài.
Bài 3: Gọi HS nêu yêu cầu bài tập .
 - GV viết các số lên bảng và chỉ bất kì số nào cho HS đọc. Sau mỗi lần HS đọc số, GV hỏi lại : Số gồm mấy chục nghìn, mấy nghìn, mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị?
- GV nhận xét, sửa sai.
- HS quan sát –2 HS đọc.
- Số có 4 chữ số.
- Số 2316 gồm 2 nghìn, 3 trăm, 1 chục, 6 đơn vị.
- Số 10 000 có 5 chữ số.
- Số 10 000 gồm 1 chục nghìn, 0 nghìn. 0 trăm, 0 chục, 0 đơn vị.
- HS theo dõi.
- Có 4 chục nghìn.
- Có 2 nghìn.
- Có 3 trăm.
- Có 1 chục.
- Có 6 đơn vị.
- HS thực hiện cá nhân, 1 HS lên bảng gắn.
- Theo dõi.
- HS viết bảng.
- Nhận xét.
- 2 HS đọc, lớp theo dõi.
- HS đọc cá nhân .
- HS luyện đọc.
- 1 HS nêu – lớp theo dõi.
2 HS lên bảng : 1 HS đọc số, 1 HS viết số 
 + Đọc số :Ba mươi ba nghìn hai trăm mười bốn.
 + Viết số : 33 214.
- Theo dõi.
- HS làm vào SGK – 1 HS lên bảng làm.
+ Viết số : 24 312.
+ Đọc số : Hai mươi tư nghìn ba trăm mười hai.
- Nhận xét bài trên bảng - Đổi chéo kiểm tra bài của nhau.
-Số 24 312 có 2 chục nghìn, 4 nghìn, 3 trăm, 1 chục và 2 đơn vị.
- 1 HS đọc – lớp theo dõi SGK.
- HS viết và đọc vào nháp - 1 HS làm bảng lớp : 68 352.
- Theo dõi trên bảng.
- 1 HS lên bảng làm, cả lớp làm vào vở bài tập.
- Nhận xét, sửa vào vở.
- 1 HS nêu.
- HS thực hiện đọc số và phân tích số.
Lớp theo dõi, nhận xét đúng / sai.
-Nhận xét, vài HS nêu . Cả lớp đổi chéo vở sửa bài.
 3. Củng cố – Dặn dò:	
 H. Khi viết, đọc số có 5 chữ số ta viết, đọc từ đâu đến đâu? 
(Viết, đọc từ hàng chục nghìn đến hàng nghìn đến hàng trăm đến hàng chục cuối cùng là hàng đơn vị.)
 - GV nhận xét, tuyên dương.
-Về nhà hoàn thành các bài tập trong vở bài tập.Làm BT 4 SGK.
---------------------------------------------------
TỰ NHIÊN – XÃ HỘI
CHIM
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
 -Nêu được ích lợi của chim đối với con người..
 -Quan sát hình vẽ hoặc vật thật và chỉ được các bộ phận bên ngoài của chim .
-HS có ý thức bảo vệ các loài chim.
KNS:
-Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: Quan sát, so sánh, đối chiếu để tìm ra đặc điểm chungvề cấu tạo ngoài của cơ thể con chim.
-Kĩ năng hợp tác: Tìm kiếm các lựa chọn, các cách làm để tuyên truyền, bảo vệ các loài chim, bảo vệ môi trường sinh thái.
II. CHUẨN BỊ.
 + Các hình minh hoạ trang 102,103 SGK.
 + Sưu tầm tranh ảnh về các loài chim.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
 1.Bài cũ: 
H:Kể tên 1 số loài cá mà bạn biết ? Loài cá nào sống ở  ... ----
GIÁO DỤC NGOÀI GIỜ LÊN LỚP
TÌM HIỂU THẾ GIỚI QUANH EM
Câu1:Điền từ còn thiếu vào chỗ chấm trong câu thơ sau:
Em về quê ngoại nghỉ hè.
Gặp ....nở mà mê hương trời.
(đầm sen)
Câu2:Kết quả phép nhân 900 x2 là bao nhiêu?
(1800)
Câu 3:Trường em đang học nằm ở xóm mấy trong xã?( xóm 7)
Câu 4:. Kết quả phép chia 56:7 là bao nhiêu?
(8)
Câu 5: Thầy tổng phụ trách trường ta là ai?
(Thầy Gíap)
Câu 6: Ngày quốc tế phụ nữ là ngày nào?
(8-3)
Câu 7:Tìm từ chỉ đặc điểm có trong câu sau:
Ve kêu rừng phách đổ vàng.
(vàng)
Câu 8:Tìm giá trị của biểu thức: 20 x 5+10?
(110)
Câu 9:Động tác thứ 4 của bài TDPT chung là động tác gì?
(lườn)
Câu 10: Câu thơ: 
 Núi giăng thành lũy sắt dày.
Rừng che bộ đội rừng vây quân thù.
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì?
(nhân hóa).
Câu 11: Mẹ của Bác Hồ có tên là gì(ghi đầy đủ họ tên)?
(Hoàng Thị Loan)
Câu 12: Ngày thương binh ,liệt sĩ là ngày nào?
(27-7)
Câu 13: X x 1999 = 0 vậy x bằng bao nhiêu?
(0)
Câu 14: Bãi biển Cửa Tùng nằm ở tỉnh nào?
(Quảng Trị)
Câu 15: Đài tưởng niệm 12 cô gái Truông Bồn thuộc địa phận xã nào?
(Mỹ Sơn)
Câu 16:Câu thơ:
Tiếng suối trong như tiếng hát xa..
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật gì? 
(so sánh)
Câu 17:Trong câu: "Anh Kim Đồng rất nhanh trí và dũng cảm". 
thuộc kiểu câu nào?
(Ai thế nào?)
Câu 19: Quê Bác Hồ ở xã nào của huyện Nam Đàn?
(Kim Liên)
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
ÔN TỪ NGỮ VỀ LỄ HỘI - DẤU PHẨY.
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Ôn mở rộng vốn từ ngữ theo chủ điểm Lễ hội . Hiểu nghĩa của các từ lễ, hội , lễ hội.Kể tên được một số lễ hội, một số hội. Nêu được một số hoạt động trong lễ hội và hội.
 - Ôn luyện về cách dùng dấu phẩy ( ngăn cách các bộ phận trạng ngữ chỉ nguyên nhân với bộ phận chính của câu; ngăn cách các bộ phận đồng chức trong câu)
 - Học sinh áp dụng các từ , mẫu câu để làm bài tập .
 II. CHUẨN BỊ :
 -Bảng phụ.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC: 
 1.Ổn định :Hát
 2. Bài cũ :Gọi HS trả lời nhanh các câu hỏi bài tập 3.
H: Vì sao người tứ xứ đổ về xem vật rất đông ?
H: Vì sao lúc đầu keo vật xem chừng chán ngắt ?
 3.Bài mới : Giới thiệu bài .
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 :Hướng dẫn làm bài1 
Ghi tên một số lễ hội ở quê em vào chỗ trống
b, Gạch dưới tên các hoạt động có trong lễ hội nói trên : dâng hương, chơi cờ, đua thuyền , thi chọi gà, thi nấu cơm, thi đấu vật, hát chèo, hát ví, hát cải lương, hát vọng cổ, rước, chơi đu, chơi sổ số vui.
- Yêu cầu đọc đề - tìm hiểu đề.
-Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài vào vở ô li.
-Gọi HS lên sửa bài.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn làm bài tập 2.
Điền tiếp bộ phận câu chỉ nguyên nhân vào mỗi dòng sau:
a, Nhà em phải sửa chữa 
b, Lớp 3b chưa đạt danh hiệu lớp tiên tiến
c, Chị Nga đến dự hội diễn văn nghệ muộn
- Yêu cầu HS đọc đề bài .
-Yêu cầu học sinh thảo luận nhóm bàn và ghi các từ chỉ nguyên nhân vào chỗ chấm.
-Gọi các nhóm trình bày ý kiến .
-Cả lớp làm vào vở.
 -GV nhận xét và sửa bài .
Bài 3: Gạch dưới những từ ngữ dùng để nhân hoá cái nắng trong đoạn thơ sau:
Nắng lên cao theo bố
 Xây thẳng mạch tường vôi
Lại trải vàng sân phơi
Hong thóc khô cho mẹ
 Nắng chạy nhanh lắm nhé
Chẳng ai đuổi kịp đâu
Thoắt đã về vườn rau
Soi cho ông nhặt cỏ
Rồi xuyên qua cửa sổ
Nắng giúp bà xâu kim
-Yêu cầu HS đọc bài.
-GV thu bài chấm nhận xét- tuyên dương.
-2 HS đọc đề - nêu yêu cầu .
-HS thực hiện theo yêu cầu.
- 1HS sửa bài.
-HS đọc đề bài.
-HS thảo luận nhóm tìm các từ ghi vào phiếu.
- HS đọc - lớp theo dõi và nhận xét .
- HS làm bài vào vở .
-2 HS đọc bài.
-HS tìm những từ ngữ dùng để nhân hoá cái nắng.
 -HS làm bài vào vở.1 HS lên bảng.
-HS kiểm tra cheo lẫn nhau.
-HS đọc lại bài.
 4.Củng coÁ – Dặn dò:
-Yêu cầu HS nhắc lại nội dung vừa học .
- Nhận xét tiết học , tuyên dương những học sinh học tốt.
_______________________________
_______________________________________
Thứ bảy, ngày 21/3/2009
 LUYỆN VIẾT
BÀI 26 + 27
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 - Củng cố cách viết chữ viết hoa.
 - Viết đúng mẫu, tên riêng đều nét và nối chữ đúng quy định bằng cỡ chữ nhỏ.Viết đúng câu ứng dụng. 
 -Học sinh có có thói quen rèn chữ viết .
II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC :
 1.Ổn định : Hát
 2.Bài cũ : Gọi HS lên bảng viết chữ Q . Từ ứng dụng:Quang Trung . Cả lớp viết vào bảng con. 
 3.Bài mới : Giới thiệu bài (ghi bảng) .
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
Hoạt động 1 : Hướng dẫn viết trên bảng con.
a/ Luyện viết chữ hoa.
- Yêu cầu đọc nội dung bài .
H: Tìm các chữ hoa có trong bài ?
- GV dán chữ mẫu .
- GV viết mẫu kết hợp nhắc lại cách viết chữ T
- Yêu cầu HS viết bảng.
b/ HS viết từ ứng dụng (tên riêng)
- GV viết từ ứng dụng lên bảng.
-Yêu cầu HS viết bảng con, bảng lớp từ ứng dụng.
c/ Luyện viết câu ứng dụng.
-GV dán câu ứng dụng - kết hợp giảng .
Trong câu ứng dụng, chữ nào được viết hoa?
-Yêu cầu HS viết bảng con.
- GV nhận xét.
Hoạt động 2 : Hướng dẫn viết vào vở luyện viết bàin 27 + 28 .
-Nêu yêu cầu viết chữ theo cỡ nhỏ :
- Nhắc nhở cách viết - trình bày .
- GV theo dõi – uốn nắn . 
Hoạt động 3 : Chấm , chữa bài 
- GV chấm 5 bài – nhận xét chung . Cho HS xem một số bài viết đẹp.
- HS đọc - lớp đọc thầm theo .
- HS tìm và nêu.
- HS quan sát.
- Theo dõi.
- HS tập viết từng chữ trên bảng con .
- 2 HS lên bảng viết .
- 1HS đọc từ : 
-HS tập viết tên riêng trên bảng con -Một em viết bảng lớp.
-HS tập viết trên bảng con các chữ : 
- 2 HS viết bảng lớp .
- HS theo dõi .
- HS viết bài vào vở .
- HS theo dõi – rút kinh nghiệm .
 4. Củng cố - Dặn dò:
- Tổ chức cho 4 HS bốn tổ thi viết chữ đẹp, đúng mẫu trước lớp.
- Nhận xét tiết học - Tuyên dương HS viết đẹp .
- Về viết bài và học thuộc câu ứng dụng .
--------------------------------------------------------
TOÁN
ÔN TẬP CÁC SỐ CÓ NĂM CHỮ SỐ
I. MỤC TIÊU: 
-Ôn về đọc, viết các số có 5 chữ số . Tiếp tục nhận biết thứ tự của các số có 5 chữ số trong từng dãy số. Bước đầu làm quen với các số tròn nghìn ( từ 10000 đến 19000).
 - HS vận dụng làm bài tập nhanh, chính xác.
 - Học sinh viết số cẩn thận, rõ ràng.
II. HOẠT ĐỘNG DẠY –HỌC:
1. Ổn định : nề nếp.
 2 .Bài cũ : Gọi HS lên bảng sửa bài.
-Viết số: GV đọc các số sau để học sinh viết : 13256; 26349; 48252; 22458. 
-Đọc các số sau:
 64532 ; 51246 ; 67375 ; 29836.
 3.Bài mới :Giới thiệu bài (ghi bảng )
HOẠT ĐỘNG DẠY
HOẠT ĐỘNG HỌC
*Hoạt động 1 : luyện tập - thực hành.
Bài 1 : GV ghi đề lên bảng.
-Gọi học sinh đọc đề và nêu yêu cầu bài tập 
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- GV nhận xét sửa bài.
- GV yêu cầu HS nhắc lại cách đọc và viết số có 5 chữ số.
Bài 2 : -GV ghi đề lên bảng.
Gọi HS nêu yêu cầu đề .
- Yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
- GV nhận xét, sửa bài.
Hoạt Động 2 : Bài 3: Viết cho đủ dãy sáu số liên tiếp.
a, Gồm các số tự nhiên : 82605, 82606,,,..,,
b, 82600 ,,,,..,
c,83000,,,.,,
- Gọi học sinh nêu yêu cầu đề.
-GV yêu cầu học sinh làm bài vào vở.
-GV theo dõi sửa sai cho học sinh .
-Thu vở chấm.
-2 HS đọc và nêu yêu cầu .
-HS làm bài vào vở – 6 học sinh lên bảng. 
HÀNG
VIẾT SỐ
ĐỌC SỐ
Chục nghìn
nghìn
trăm
chục
ĐVị
7
3
4
5
7
73457
Bảy mươi ba nghìn bốn trăm năm mươi bảy
6
5
9
1
3
6
3
7
2
7
4
9
5
3
5
-HS đổi chéo vở sửa bài.
- HS nêu miệng.
-2 học sinh nêu yêu cầu.
- HS làm vào vở. 5 em lần lượt lên bảng.
Viết số
Đọc số
82613
Tám mươi hai nghìn sáu trăm mười ba.
32618
28316
82631
 16393
- HS đổi chéo vở sửa bài.
- 2 HS nêu yêu cầu.
- HS thực hiện theo yêu cầu.
 4. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét giờ học.
 - Ra bài tập ở nhà.
_______________________________________
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
SINH HOẠT LỚP
I. MỤC TIÊU :
-Đánh giá các hoạt động tuần 27 - nêu phương hướng, kế hoạch tuần 28
-Rèn kỹ năng sinh hoạt tập thể. 
-Giáo dục các em có ý thức tổ chức kỉ luật , tinh thần làm chủ tập thể.
II. CHUẨN BỊ :Nội dung sinh hoạt
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC. 
1 .Nhận xét, đánh giá hoạt động trong tuần:
 Lớp trưởng điều khiển cho lớp sinh hoạt.
 Các tổ trưởng báo cáo tình hình trong tổ. Nhận xét ưu khuyết của từng cá nhân.
 Lớp trưởng báo cáo tình chung của chi đội.
 Các thành viên có ý kiến Giáo viên tổng kết chung 
Hạnh kiểm : 
 Thực hiện tốt mọi nề nếp của trường, lớp.
 Nghiêm túc thực hiện giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh lớp học sạch sẽ.
 Đi học chuyên cần, có ý thức đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau.
 Thực hiện tốt an toàn giao thông.
Học tập :
 Có tinh thần thi đua giành nhiều hoa điểm tốt.
 Học tập chăm chỉ. Có ý thức rèn chữ, giữ vở.
 Các em có ý thức học tập tốt, học bài và làm bài trước khi đến lớp.
* Một số em vẫn còn quên sách vở và không làm bài tập về nhà
Hoạt động khác :
 Thực hiện thể dục giữa giờ nghiêm túc.
 Tham gia các hoạt động của trường.
 Thực hiện trực sao đỏ, trực thư viện tốt.
 Tham gia tập nghi thức để chuẩn bị thi khá tốt.
 2. Nêu phương hướng tuần 28
 Duy trì những kết quả đạt được trong tuần 28 cố gắng phát huy hơn nữa ở tuần 29
 Tiếp tục thực hiện tốt các quy định của trường, của lớp.
 Thực hiện đi học chuyên cần .
 Duy trì phong trào hoa điểm tốt và phong trào “ Đôi bạn cùng tiến”
 Thực hiện tốt An toàn giao thông.

Tài liệu đính kèm:

  • docTHUY-T27.doc