Bài soạn lớp 4 (buổi sáng) - Tuần 25

Bài soạn lớp 4 (buổi sáng) - Tuần 25

I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 Luyện đọc:+ Đọc đúng : vạm vỡ, dõng dạc, trắng bệch, dữ dội,

 + Đọc diễn cảm : Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả vẻ hung giữ của tên cướp, vẻ oai nghiêm của bác sĩ. Thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung câu chuyện và từng nhân vật.

 Hiểu và giải nghĩa các từ ngữ :

 + Học sinh cảm thụ nội dung : Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác bạo ngược.

 Giáo dục học sinh lòng dũng cảm, gan dạ.

II.CHUẨN BỊ:

 Chuẩn bị tranh minh hoạ bài dạy.

III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 18 trang Người đăng huong21 Lượt xem 804Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn lớp 4 (buổi sáng) - Tuần 25", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 25: 
 Thứ hai ngày 2 tháng 3 năm 2009. 
TẬP ĐỌC
KHUẤT PHỤC TÊN CƯỚP BIỂN
I.MỤC ĐÍCH YÊU CẦU: 
 v Luyện đọc:+ Đọc đúng : vạm vỡ, dõng dạc, trắng bệch, dữ dội,
	 + Đọc diễn cảm : Đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau các dấu câu, giữa các cụm từ, nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả vẻ hung giữ của tên cướp, vẻ oai nghiêm của bác sĩ. Thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung câu chuyện và từng nhân vật. 
 v Hiểu và giải nghĩa các từ ngữ : 
	 + Học sinh cảm thụ nội dung : Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa chiến thắng sự hung ác bạo ngược.
 v Giáo dục học sinh lòng dũng cảm, gan dạ.
II.CHUẨN BỊ:
 Chuẩn bị tranh minh hoạ bài dạy.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1.Ổn định : Nề nếp đầu giờ.
2. Bài cũ: H. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào? Những câu thơ nào cho em biết điều đó?
H. nêu ý nghĩa ... 
3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề.
-Hs trả lời theo yêu cầu của Gv - Lớp nhận xét bổ sung.
Nhắc lại đề.
	GV giới thiệu chủ điểm :Những người quả cảm : Tên chủ đề cho ta nhớ đến những người dũng cảm, gan dạ, dám hy sinh bản thân mình vì người khác hoặc vì lý tưởng cao đẹp.
HĐ1: Luyện đọc :
+ Gọi 1 em đọc bài cho lớp nghe.
+Yêu cầu HS đọc phần chú thích.
+Yêu cầu HS tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài.
+Theo dõi, sửa khi HS phát âm sai, ngắt nhịp các câu văn chưa đúng.
+Yêu cầu từng cặp đọc bài.
+ Gọi một em đọc khá đọc toàn bài.
+ Giáo viên đọc bài cho HS nghe.	
HĐ2: Tìm hiểu nội dung:
Đoạn 1: Gọi 1 em đọc, nêu câu hỏi, nghe HS trả lời và chốt ý của đoạn.
 H. Những từ ngữ nào cho thấy tên cướp biển rất dữ tợn? 
H: Ý 1 nói lên điều gì ?
Ý 1: Hình ảnh dữ tợn của tên cướp biển.
Đoạn 2: Gọi 1 em đọc, nêu câu hỏi, nghe HS trả lời và chốt ý của đoạn. 
H: Tính hung hãn của tên chúa tàu (tên cướp biển) được thể hiện qua những chi tiết nào?
H:Lời nói và cử chỉ của bác sĩ Ly cho thấy ông là người như thế nào? 
H. Nêu ý đoạn 2?
Ý 2: Cuộc đối đầu giữa bác sĩ Ly và tên cướp biển. 
Đoạn 3: Gọi 1 em đọc, nêu câu hỏi, nghe HS trả lời và chốt ý của đoạn.
H. Cặp câu nào trong bài khắc hoạ hai hình ảnh đối nghịch nhau của bác sĩ Ly và tên cướp biển ? 
H. Vì sao bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển hung hãn? 
H. Đoạn 3 kể lại tình tiết nào? 
Ý 3: Đoạn 3 kể lại tình tiết :tên cướp biển bị khuất phục.
- Yêu cầu học sinh thảo luận theo bàn rút ra đại ý sau đó trình bày, giáo viên bổ sung chốt đại ý.
	- Yêu cầu học sinh trình bày.
 - Giáo viên chốt ý ghi bảng.
w Ý nghiã : Ca ngợi hành động dũng cảm của bác sĩ Ly trong cuộc đối đầu với tên cướp biển hung hãn. Ca ngợi sức mạnh chính nghĩa thắng sự hung ác, bạo ngược. 
HĐ3: Đọc diễn cảm.
- Giáo viên treo bảng phụ đoạn văn cần luyện đọc : “Chúa tàu trừng mắt  trong phiên toà sắp tới”.
+ Yêu cầu học sinh nêu cách đọc diễn cảm bài văn.
+ Yêu cầu 3-4 em thể hiện cách đọc.
+ Tổ chức cho HS luyện đọc diễn cảm theo từng cặp.
+ Gọi 2 - 4 HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
4.Củng cố – dặn dò: 
- Yêu cầu học sinh đọc bài – Nêu ý nghĩa .
-Nhận xét tiết học và dặn HS chuẩn bị bài ở nhà .
Cả lớp lắng nghe, đọc thầm.
Theo dõi vào sách.
3 em đọc nối tiếp nhau đến hết bài.
Đọc theo cặp.
1 em đọc, lớp lắng nghe.
Nghe và đọc thầm theo.
1 em đọc, lớp theo dõi vào sách.
2-3 em đại diện lớp lần lượt trả lời, mời bạn nhận xét và bổ sung thêm ý kiến.
( trên má có vết sẹo chém dọc xuống, trắng bệch, uống rượu nhiều lên cơn loạn óc, hát những bài ca man rợ).
-2-3 em nêu ý kiến.
1 em đọc, lớp theo dõi vào sách.
2-3 em đại diện lớp lần lượt trả lời, mời bạn nhận xét và bổ sung thêm ý kiến.
-2-3 học sinh nêu.
- Thực hiện đọc, trả lời câu hỏi.
( Một đằng đức độ, hiền từ và nghiêm nghị. Một đằng thì nanh ác, hung hăng như con thú dữ nhốt chuồng).
(Bác sĩ Ly khuất phục được tên cướp biển vì bác sĩ bình tĩnh và cương quyết bảo vệ lẽ phải).
-2-3 học sinh nêu.
Học sinh thảo luận theo bàn.
Đại diện 1 bàn nêu, các bàn khác bổ sung
Học sinh nhắc lại.
2-3 em nêu cách đọc.
Theo dõi, lắng nghe.
3-4 em thực hiện, lớp theo dõi.
Từng cặp luyện đọc diễn cảm.
3-4 hs thực hiện đọc diễn cảm.
Lớp theo dõi và nhận xét.
- 1 học sinh đọc bài.
Nghe và ghi bài.
TOÁN
PHÉP NHÂN PHÂN SỐ
I. MỤC TIÊU :
	- Nhận biết ý nghĩa của phép nhân phân số (qua tính diện tích hình chữ nhật). Biết thực hiện phép nhân hai phân số.
	- Rèn kĩ năng nhân hai phân số. Vận dụng tốt các bài tập. 
	- Các em có ý thức tính cẩn thận làm bài đúng, trình bày sạch, đẹp.
II. CHUẨN BỊ : 
 Chuẩn bị hình vẽ như SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra : 
 *Gv nhận xét Kl giảng thêm.
3. Bài mới : Giới thiệu bài-ghi đề
HĐ1 : Hình thành kiến thức.
-Yêu cầu Hs hoạt cá nhân thực hiện các yêu cầu sau :
+ Gọi học sinh đọc đề bài toán SGK.
+ Yêu cầu học sinh tìm hiểu đề; tóm tắt.
- Dán hình vẽ như SGK lên bảng và hướng dẫn HS tính diện tích hình chữ nhật dựa vào hình vẽ (Gv giới thiệu hình SGK).
+ Hình vuông có diện tích bằng 1 m2 và gồm 15 ô.
H:Mỗi ô có diện tích bằng bao nhiêu m2? (m2 )
H: Hình chữ nhật ( phần tô màu) chiếm 8 ô thì diện tích hình chữ nhật đó bằng bao nhiêu m2? ( m2)
-Hướng dẫn học sinh thực hiện phép nhân như sau:
 x = Vậy : m2
 - Yêu cầu HS dựa vào ví dụ rút ra quy tắc 
 * Chốt và ghi bảng:
 Muốn nhân hai phân số, ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
HĐ2 : Thực hành
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài 1, 2 và 3 sau đó nêu yêu cầu rồi thực hiện làm bài vào vở.
- Yêu cầu học sinh lần lượt lên bảng làm bài, cả lớp thực hiện đổi vở chấm đúng/sai vào vở.
Bài 1 : Tính : ; 
 *Gv nhận xét Kl giảng thêm.
Bài 2 : Rút gọn rồi tính .
 *Gv nhận xét Kl giảng thêm.
 Bài 4 : - Yêu cầu học sinh đọc đề .
- Yêu cầu 2 học sinh thực hiện bước tìm hiểu đề tóm tắt đề, phân tích cách giải 1 học sinh lên bảng giải , cả lớp giải vào vở.
- Yêu cầu Hs chữa bài và nêu những thắc mắc nếu có.
4.Củng cố - Dặn dò:
	+ Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung bài học.
	+ Nhận xét tiết học.Dặn Hs chuẩn bị bài ở nhà .
-Hs trả lời theo yêu cầu của Gv - Lớp nhận xét bổ sung.
- 1 em nhắc lại đề
- Học sinh hoạt động cá nhân theo yêu cầu của giáo viên.
- Thực hiện tìm hiểu đề; 2 em thực hiện trước lớp.
- 1 em lên bảng ghi, dưới lớp làm ngoài nháp.
- Quan sát GV thực hiện trên hình vẽ 
1-2 em nêu 
1-2 em nêu 
- 2-3 em nêu.
- Vài em nhắc lại.
- 1 học sinh nhắc đề.
- Học sinh thảo luận theo bàn, cử thư kí ghi kết quả.
- 2 học sinh nhắc lại.
-2Hs lên bảng - Lớp nhận xét bổ sung.
-2Hs lên bảng - Lớp nhận xét bổ sung.
Học sinh đọc đề. Nêu yêu cầu của đề. Phân tích yêu cầu tìm hiểu đề -Thực hiện bước tóm tắt. Giải bài vào vở. 
Hs chữa bài.
2-3 học sinh nêu.
Hs lắng nghe –Ghi nhận .
ĐẠO ĐỨC
ÔN TẬP VÀ THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIỮA HỌC KÌ II
I. MỤC TIÊU:
	Giúp HS củng cố các kiến thức đã học trong 5 bài đạo đức.
	Thực hành ôn tập và các kĩ năng vận dụng của HS trong học tập, sinh hoạt.
	Mỗi em cần vận dụng tốt kiến thức đã học vào học tập, sinh hoạt.
II. CHUẨN BỊ : 
 Chuẩn bị tranh ảnh , các tình huống.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định : 
2.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề bài lên bảng. 
HĐ1 : Củng cố kiến thức đã học từ đầu năm đến hết học kì I.
- Yêu cầu từng nhóm 3 em ghi tên các bài đạo đức đã học và nêu ghi nhớ của từng bài. 
- Yêu cầu các nhóm trình bày.
	1. Kính trọng biết ơn người lao động
	2. Lịch sự với mọi người.
	3. Giữ gìn các công trình công cộng.
HĐ2 : Thực hành làm các bài tập.
- Yêu cầu từng học sinh làm bài tập trên phiếu: 
Học sinh nhắc lại đề
Nhóm 3 em ghi trên nháp.
3-4 nhóm trình bày. Các nhóm khác bổ sung.
Làm bài trên phiếu.
Bài 1: Đánh dấu (+) vào „ cách ứng xử phù hợp :
„ Với mọi người lao động đều chào hỏi lễ phép.
„ Giữ gìn sách vở, đồ dùng đồ chơi.
„ Những người lao động chân tay không cần phải tôn trọng như những người lao động khác.
„ Giúp đỡ người lao động mọi lúc mọi nơi. 
„ Dùng hai tay khi đưa và nhận vật gì với người lao động.
Bài 2: Em hãy điền chữ Đ vào „ những hành động lịch sự với mọi người:
„ Biết xin lỗi khi làm phiền mọi người.
„ Trên ô tô nhường ghế cho các cụ già.
„ Nói leo khi người lớn đang nói chuyện.
„ Lắng nghe và làm theo lời khuyên của ông bà, cha mẹ, thầy cô giáo, anh chị phụ trách,...
„ Nói chuyện cười đùa thật lớn khi đi trên đường.
Bài 3: Hãy nêu những việc em đã làm để giữ gìn vệ sinh trường lớp và nơi công cộng?.
- Sửa bài và yêu cầu HS chấm chữa bài. 
- Yêu cầu học sinh nối tiếp đọc ghi nhớ các bài đã học.
4. Củng cố : Yêu cầu học sinh nhắc lại các bài đạo đức đã học.
5. Dặn dò : Dặn về nhà và chuẩn bị bài mới.	
Đổi bài chấm chéo.
- Nối tiếp trình bày.
1 em nhắc lại, lớp theo dõi.
Nghe và ghi bài.
 Thứ ba ngày 3 tháng 3 năm 2009
 (Hiệu vụ cử dự giờ thanh tra 
Giáo viên khác dạy thay)
_______________________________________________
Thứ tư ngày 4 tháng 3 năm 2009
KHOA HỌC
ÁNH SÁNG VÀ VIỆC BẢO VỆ ĐÔI MẮT
I. MỤC TIÊU:Sau bài học :
	- Học sinh vận ... ân với phân số thứ hai đảo ngược).
	- Rèn kĩ năng thực hiện phép chia hai phân số. Vận dụng tốt các bài tập. 
	- Các em có ý thức tính cẩn thận làm bài đúng, trình bày sạch, đẹp.
II. CHUẨN BỊ : 
 - Chuẩn bị hình vẽ như SGK.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Ổn định :
2. Kiểm tra : 
 *Gv nhận xét Kl giảng thêm.
3. Bài mới : Giới thiệu bài-ghi đề
HĐ1 : Hình thành kiến thức.
-Yêu cầu Hs hoạt cá nhân thực hiện các yêu cầu sau :
+ Gọi học sinh đọc đề bài toán SGK.
+ Yêu cầu học sinh tìm hiểu đề; tóm tắt.
 ? m
 A B
m
m2
 D C
H. Khi đã biết diện tích và chiều rộng của hình chữ nhật muốn tính chiều dài chúng ta làm như thế nào?
+ Ta lấy số đo diện tích của hình chữ nhật chia cho chiều dài: 
-Hướng dẫn học sinh thực hiện phép chia như sau: Để thực hiện phép chia hai phân số ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số thứ hai đảo ngược( phân số gọi là phân số đảo ngược của phân số ) 
 - Yêu cầu HS dựa vào ví dụ rút ra quy tắc 
 * Chốt và ghi bảng:
HĐ2 : Thực hành
- Yêu cầu học sinh đọc đề bài 1, 2 và 3 sau đó nêu yêu cầu rồi thực hiện làm bài vào vở.
- Yêu cầu học sinh lần lượt lên bảng làm bài, cả lớp thực hiện đổi vở chấm đúng/sai vào vở.
Bài 1 : Viết phân số đảo ngược :
Bài 2 : Tính 
 *Gv chấm chữa bài nhận xét Kl giảng thêm.
Bài 3 :
H. Khi lấy tích của hai phân số chia cho một phân số thì ta được thương là gì?(Khi lấy tích của hai phân số chia cho một phân số thì ta được thương là phân số còn lại).
Bài 4 : - Yêu cầu học sinh đọc đề .
- Yêu cầu 2 học sinh thực hiện bước tìm hiểu đề tóm tắt đề, phân tích cách giải 1 học sinh lên bảng giải , cả lớp giải vào vở.
Tóm tắt :
 S = m2 
 b = m 
 a = ? m 
- Yêu cầu Hs chữa bài và nêu những thắc mắc nếu có.
4.Củng cố-Dặn dò:
	+ Yêu cầu học sinh nêu lại nội dung bài học.
	+ Nhận xét tiết học.Dặn Hs chuẩn bị bài ở nhà .
-Hs trả lời theo yêu cầu của Gv - Lớp nhận xét bổ sung.
- 1 em nhắc lại đề
- Học sinh hoạt động cá nhân theo yêu cầu của giáo viên.
- Thực hiện tìm hiểu đề; 2 em thực hiện trước lớp.
-2-3 học sinh trả lời trước lớp.
- 1 em lên bảng ghi, dưới lớp làm ngoài nháp.
-1-2 em nêu 
- 2 học sinh nhắc lại.
 Muốn thực hiện phép chia hai phân số ta lấy phân số thứ nhật nhân với phân số thứ hai đảo ngược.
-4 em đọc đề, thực hiện nêu yêu cầu, làm bài vào vở.
- Thực hiện đổi vở
-Hs lên bảng làm– Lớp làm vào vở nhận xét bổ sung.
-2-3 học sinh trả lời
Học sinh đọc đề. Nêu yêu cầu của đề. Phân tích yêu cầu tìm hiểu đề Thực hiện bước tóm tắt. Giải bài vào vở. Giải
Chiều dài của hình chữ nhật đó :
 (m )
Đáp số : m
-Hs chữa bài.
2-3 học sinh nêu.
Lắng nghe ghi nhận .
KHOA HỌC
NÓNG, LẠNH VÀ NHIỆT ĐỘ
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, học sinh :
	- Biết sử dụng từ “ nhiệt độ” trong diễn tả sự nóng lạnh. Biết cách đọc nhiệt kế và sử dụng nhiệt kế.
	- Nêu được ví dụ về các vật có nhiệt độ cao thấp. Nêu được nhiệt độ bình thường của cơ thể người; nhiệt độ của hơi nước đang sôi; nhiệt độ của nước đá đang tan. 
	- Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào đời sống.
 II. CHUẨN BỊ: - Một số loại nhiệt kế, phích nước sôi.
	 - Chuẩn bị theo nhóm : nhiệt kế, ba cốc nước, một ít nước đá.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ổn định : Chuyển tiết 
2.Bài cũ : “Aùnh sáng và việc bảo vệ đôi mắt”
 H. Để tránh tác hại do ánh sáng quá mạnh gây ra, ta nên và không nên làm gì? Nêu ghi nhớ của bài.
- Nhận xét, cho điểm HS.
3.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề bài.
HĐ1 : Tìm hiểu về sự truyền nhiệt.
* Cách tiến hành:
- Yêu cầu HS kể tên một số vật nóng lạnh thường gặp hằng ngày.
- Cho HS quan sát H1/ SGK và trả lời:
H: Trong ba cốc nước dưới đây, cốc a nóng hơn cốc nào và lạnh hơn cốc nào?
Lưu ý: Một vật có thể là vật nóng so với vật này nhưng là vật lạnh so với vật khác.
G: Người ta dùng khái niệm nhiệt độ để diễn tả mức độ nóng, lạnh của các vật.
- Yêu cầu HS tìm và nêu ví dụ về các vật có nhiệt độ bằng nhau; vật này có nhiệt độ cao hơn vật kia; vật có nhiệt độ cao nhất trong các vật
HĐ2: Thực hành sử dụng nhiệt kế.
- GV giới thiệu HS về hai loại nhiệt kế( đo nhiệt độ cơ thể, đo nhiệt độ không khí)- Mô tả sơ lược cấu tạo nhiệt kế và cách đọc nhiệt kế.
- Gọi vài em lên thực hành đọc nhiệt kế, lưu ý HS khi đọc, cần nhìn mức chất lỏng trong ống theo phương vuông góc với ống nhiệt kế.
- Yêu cầu HS cả lớp thực hành đo nhiệt độ: sử dụng nhiệt kế(dùng nhiệt kế thí nghiệm có thể đo nhiệt độ tới 100oc) đo nhiệt độ của các cốc nước; sử dụng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ của cơ thể.
4. Củng cố - Dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học.
- Dặn dò HS về nhà học bài và chuẩn bị bài ở nhà.	
Nề nếp.
 -Hs trả lời theo yêu cầu của Gv - Lớp nhận xét bổ sung.
- Học sinh nhắc lại đề
- HS làm việc cá nhân theo yêu cầu của GV rồi trình bày. 
- HS lần lượt trình bày.
- Lắng nghe.
- Từng cá nhân tìm và nêu ví dụ.
- Theo dõi
- HS lần lượt lên thực hành đọc nhiệt kế, cả lớp theo dõi, nhận xét.
- HS cả lớp thực hành theo nhóm bàn.
Sau đó đại diện nhóm nêu nhận xét.Lớp nhận xét bổ sung .
- Lắng nghe.
- Nghe và ghi bài.
KỂ CHUYỆN
NHỮNG CHÚ BÉ KHÔNG CHẾT
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:
 	 -Dựa vào lời kể của GV và tranh minh hoạ, HS biết kể lại được câu chuyện Những chú bé không chết. Hiểu ý nghĩa của truyện : Ca ngợi tinh thần dũng cảm, sự hi sinh cao cả của các chiến sĩ nhỏ tuổi trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. 
	-Biết phối hợp lời kể với nét mặt, cử chỉ,điệu bộ. Nghe bạn kể chuyện, nhận xét đúng lời kể của bạn, kể tiếp được lời kể của bạn.
	- Giáo dục hs tinh thần yêu nước.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
 Tranh minh hoạ truyện SGK. 
III. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 .Ổn định:
 2.Kiểm tra: Gọi 2 học sinh kể lại việc đã làm góp phần giữ xóm làng( đường phố, trường học xanh, sạch, đẹp).
 *Gv nhận xét Kl giảng thêm.
3.Bài mới:GV giới thiệu bài-Ghi đề bài
HĐ1 : Hướng dẫn kể chuyện
a) Kể chuyện:
- GV kể chuyện lần 1: Giọng kể hồi hộp; phân biệt đúng lời các nhân vật. 
- GV kể chuyện lần 2: Kết hợp tranh minh hoạ; kết hợp giải nghĩa một số từ khó
 “Tra tấn”: đánh đập tàn nhẫn.
“phiên dịch”:dịch từ tiếng nước này sang tiếng nước khác.
 -Hs trả lời theo yêu cầu của Gv - Lớp nhận xét bổ sung.
- Nhắc đề.
- Lắng nghe
HS lắng nghe, kết hợp nhìn tranh minh hoạ.
HĐ2: Học sinh thực hành kể.
a-Yêu cầu học sinh kể theo cặp (mỗi em tiếp nối nhau thuyết minh cho nội dung mỗi bức tranh). Sau đó mỗi em kể từng đoạn, toàn chuyện, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
b -Thi kể trước lớp: 
- Tổ chức cho HS kể chuyện trước lớp. Mỗi HS kể chuyện xong, cùng các bạn trao đổi, đối thoại về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa truyện. 
-Cả lớp và GV nhận xét, bình chọn nhóm, cá nhân kể chuyện hấp dẫn nhất; người nhận xét lời kể của bạn đúng nhất.
4. Củng cố- dặn dò:
	-GV nhận xét tiết học. Về kể lại câu chuyện trên cho người thân nghe. 
	-Chuẩn bị tiết sau.
-HS kể chuyện theo cặp, trao đổi nội dung mỗi bức tranh của truyện, kể từng đoạn, toàn chuyện, trao đổi về ý nghĩa của câu chuyện.
nhận xét, bổ sung cho nhau.
-HS tham gia kể chuyện
-Các HS khác theo dõi để trao đổi về nội dung truyện, lời kể.
-HS bình chọn, tuyên dương.
- Theo dõi, lắng nghe.
- Ghi nhận.
Bài 49 : PHỐI HỢP CHẠY , NHẢY VÀ CHẠY MANG VÁC 
TRÒ CHƠI “CHẠY TIẾP SỨC NÉM BÓNG VÀO RỔ ”
I.MỤC TIÊU 
Tập phối hợp chạy nhảy, học chạy , mang , vác . Yêu cầu HS thực hiện tương đối cơ bản đúng. 
Chơi trò chơi “Chạy tiếp sức ném bóng vào rổ “ Yêu cầu HS tham gia trò chơi tương đối chủ động , nhiệt tình .
 II.ĐỊA ĐIỂM – PHƯƠNG TIỆN
Trên sân trường (chọn nơi thoáng mát, bằng phẳng, được dọn vệ sinh sạch sẽ), không có vật gây nguy hiểm.
GV chuẩn bị 1-2 còi các dụng cụ phục vụ trò chơi . 
III.NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LÊN LỚP
Thời gian
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
6 –10 phút
1 – 2 phút
1 – 2 phút
1 – 2 phút
18 -22phút
 8-10 phút
8 - 10 phút 
5-6 phút 
1-2 phút
1-2 phút
1- 2 phút
1/Phần mở đầu
-Tập hợp lớp, Phổ biến nội dung và yêu cầu bài học: Nhắc lại những nội dung cơ bản, những quy định khi tập luyện, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.
2/Phần cơ bản
a. Bài tập RLTTCB 
-Tập phối hợp chạy nhảy, học chạy , mang , vác 
-GV hướng dẫn cách tập luyện bài tập , sau đó cho HS thực hiện thử một số lần và tiến hành thi đua giữa các tổ với nhau . 
 b. Trò chơi vận động
 -Trò chơi “ Chạy tiếp sức , ném bóng vào rổ “ . GV nêu tên trò chơi , nhắc lại luật chơi , cho HS chơi thử 1 lần rồi chia đội chơi chính thức . Sau mỗi lần chơi GV tuyên bố đội thắng cuộc. 
3/Phần kết thúc
-GV cùng HS hệ thống bài.
-Nhận xét giờ học.Giao bài tập về nhà. 
-GV kết thúc giờ học bằng cách hô “Giải tán!”.
-Cán sự lớp tập hợp và báo cáo.
-HS chạy nhẹ nhàng thành 1 hành dọc trên sân trường 1 vòng sau đó đi thành một 1 vòng tròn và hít thở sâu .
 -Tập bài thể dục phát triển chung
-Trò chơi “ Kết bạn “ 
-Lắng nghe hướng dẩn và thực hiện theo yêu cầu . 
-Lắng nghe 
-Đứng thành vòng tròn thực hiện động tác thả lỏng , hít thở sâu 
-HS đồng thanh hô to “Khỏe”

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 25L4SANG.doc