Bài soạn lớp 4 năm 2012 - 2013 - Tuần 4

Bài soạn lớp 4 năm 2012 - 2013 - Tuần 4

I.Mục tiêu :

 -Đọc đúng các tiếng , từ khó đọc lưu loát trôi chảy toàn bài,đọc phân biệt lời các nhân vật . Đọc đúng : chính trực,tham tri chính sự,tiến cử,gián nghị đại phu.

 -Từ ngữ: chính trực,di chiếu ,thái tử ,thái hậu ,phò tá ,tham tri ,chính sự ,tiến cử

 - Ca ngợi sự chính trực thanh liêm,tấm lòng vì dân ,vì nước của Tô Hiến Thành-vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.

GDKNS : Xác định giá trị.Biết tư duy phê phán. Tự nhận thức được về bản thân.

II.Đồ dùng dạy học:

 Tranh minh họa -Bảng phụ viết sẵn đoạn, câu cần luyện đọc

 

doc 20 trang Người đăng HUONG21 Lượt xem 767Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn lớp 4 năm 2012 - 2013 - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUầN 4
Thứ hai ngày 9 tháng 9 năm 2013
Tập đọc
TIếT 7: MộT NGườI CHíNH TRựC
I.Mục tiêu :
 -Đọc đúng các tiếng , từ khó đọc lưu loát trôi chảy toàn bài,đọc phân biệt lời các nhân vật . Đọc đúng : chính trực,tham tri chính sự,tiến cử,gián nghị đại phu.
 -Từ ngữ: chính trực,di chiếu ,thái tử ,thái hậu ,phò tá ,tham tri ,chính sự ,tiến cử
 - Ca ngợi sự chính trực thanh liêm,tấm lòng vì dân ,vì nước của Tô Hiến Thành-vị quan nổi tiếng cương trực thời xưa.
GDKNS : Xác định giá trị.Biết tư duy phê phán. Tự nhận thức được về bản thân.
II.Đồ dùng dạy học:
 Tranh minh họa -Bảng phụ viết sẵn đoạn, câu cần luyện đọc
III.Các hoạt động dạy và học:
 1.Bài cũ: 
 2.Bài mới:GV giới thiệu bài 
HĐ 1:Luyện đọc
 - Gọi 1 HS khá đọc cả bài và phần chú giải - Cho HS đọc nối tiếp từng đoạn đến hết bài (2 lượt)
 -Đoạn1:Từ đầu...Lý Cao Tông
 -Đoạn2:Tiếp...Tô Hiến Thành được.
- Đoạn3:Phần còn lại.
 - GV theo dõi kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS
 - GV ghi từ khó lên bảng, hướng dẫn HS luyện phát âm.
 - Cho HS đọc đoạn nối tiếp lần 2 - Cho HS Luyện đọc theo cặp.
 - Thi đọc giữa các nhóm -GV nhận xét, tuyên dương -GV đọc diễn cảm toàn bài.
HĐ2: Tìm hiểu bài.
 - Cho HS đọc thầm đoạn 1:
H:Tô Hiến Thành làm quan triều nào? H:Mọi người đánh giá ông là người như thế nào?
H:Trong việc lập ngôi vua ,sự chính trực của Tô Hiến Thành thể hiện như thế nào?
 - Cho HS đọc thầm đoạn 2
H:Khi Tô Hiến Thành ốm nặng ai thường xuyên chăm sóc cho ông ?
H:Còn gián nghị đại phu Trần Trung Tá thì sao?
 - Cho HS đọc thầm đoạn 3
H:Tô Hiến Thành đã tiến cử ai thay ông đứng đầu triều đình ?
H:Vì sao thái hậu lại ngac nhiênkhi ông tiến cử Trần Trung Tá?
H:Vì sao nhân dân ca ngợi những người chính trực như ông Tô Hiến Thành ?
 - Cho HS thảo luận nhóm tìm đại ý: Như mục tiêu
HĐ3: Đọc diễn cảm.
 - Gọi 3 HS đọc đoạn nối tiếp
 - Hướng dẫn HS đọc đoạn văn đã viết sẵn ở bảng phụ .
 - Yêu cầu đoc phân vai.
 - GV nhận xét chung .
 3.Củng cố , dặn dò : HS nêu đại ý của bài . Học bài .Chuẩn bị: “ Tre Việt Nam”
----------------------------------------------------------------------------------------------
Toán 
TIếT 16: so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên
I.Mục tiêu : Giúp H hệ thống một số kiến thức ban đầu về:
 - So sánh hai số tự nhiên.
 - Đặc điểm về thứ tự các số tự nhiên.
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phiếu học tập.
III.Hoạt động dạy học:
 1.Tổ chức: 
 2. Kiểm tra:
 3. Bài mới: Giới thiệu bài
A.Hướng dẫn H nhận biết cách so sánh và xếp thứ tự các số tự nhiên.
 - Trường hợp 2 số có số chữ số khác nhau.
 - Trường hợp 2 số có số chữ số bằng nhau.
 - T/hợp riêng của t/hợp 2 số có số chữ số bằng nhau.
 - T/hợp các số tự nhiên đã được sắp xếp trong dãy số tự nhiên.
 G nêu câu hỏi – H trả lời.
B.Hướng dẫn H nhận biết về sắp xếp các số tự nhiên theo thứ tự xác định.
 H thảo luận và làm từ đó rút ra kết luận.
* Kết luận: Số nào có nhiều chữ số hơn thì số đó lớn hơn và ngược lại; nếu 2 số có số chữ số bằng nhau thì so sánh từng chữ số ở cùng một hàng; nếu 2 số có số chữ số bằng nhau thì 2 số bằng nhau
C.Thực hành:
Bài 1 : H tự làm bài, 1 H lên bảng
 H nhận xét chữa bài
 1234 > 999 35784 < 35790
 8754 > 8750 92501 > 92410
Bài 2 : H nêu yêu cầu của bài
 H nêu cách làm bài 
 H tự làm bài
 Gọi H đọc bài làm của mình – H nhận xét
a)8136, 8316, 8361.
b)5724, 5740, 5742.
c)63841, 64813, 64831.
Bài 3 : H tự làm bài, 1 H lên bảng
 Gọi H nêu bài làm và giải thích cách sắp xếp của mình.
 H nhận xét chữa bài.
 * Các số theo thứ tự từ lớn đến bé là : 1984; 1978 ;1952; 1942
 4.Củng cố, dặn dò:
 - G tóm tắt nội dung chính của tiết học.
 - Nhận xét giờ học.
---------------------------------------------------------------------------------------------
Khoa học
TIếT 7: tại sao phảI ăn phối hợp nhiều loại thức ăn ?
I. Mục tiêu : Sau bài học , H có thể : 
 - Phân loại được thức ăn theo nhóm chất dinh dưỡng.
 - Biết được để có sức khỏe tốt phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên thay đổi món.
 - chỉ vào bảng tháp dinh dưỡng cân đối và nói
- GDKNS: + Kĩ năng tự nhận thức về sự cần thiết phối hợp các loại thức ăn.
+ Bước đầu hình thành kĩ năng tự phục vụ khi lựa chọn các loại thực phẩm phù hợp cho bản thân và có lợi cho sức khoẻ.
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Hình vẽ trang 16, 17 SGK.
 - Phiếu ghi tên , đồ chơi bằng nhựa ( gà , cá , tôm , cua ).
III. Các hoạt động dạy học : 
 1. Tổ chức : 
 2. Kiểm tra : 
 3. Bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : Thảo luận về sự cần thiết phải ăn phối hợp nhiều loại thức ăn và thường xuyên đổi món.
 - Bước 1 : Thảo luận nhóm 4 trả lời các câu hỏi.
 - Bước 2 : Đại diện H trình bày ý kiến.
 2 H đoc mục bạn cần biết.
Hoạt động 2 : Làm việc với SGK tìm hiểu tháp dinh dưỡng cân đối. 
 - Bước 1 : Làm việc cá nhân.
 - Bước 2 : Làm việc theo cặp tự đặt câu hỏi và trả lời về nhóm thức ăn.
 - Bước 3 : G tổ chức cho H báo cáo kết quả dưới dạng đố nhau.
* Kết luận : Mục bạn cần biết SGK
Hoạt động 3 : Trò chơi “ Đi chợ ”.
 - Bước 1 : G hướng dẫn cách chơi.
 H thi kể các thức ăn đồ uống hàng ngày bằng cách viết 
 - Bước 2 : H chơi.
 - Bước 3 : Đại diện các nhóm lên trình bày.
 Tuyên dương nhóm có thưc đơn hợp lí nhất , H trình bày lưu loát nhất.
 4. Củng cố :
 - H nhắc lại về tháp dinh dưỡng.
 - G nhận xét giờ - Chuẩn bị bài sau.
Kĩ thuật 
TIếT 4: khâu thường (tiết 1)
I.Mục tiêu : 
 - H biết cách cầm vải , cầm kim , lên kim , xuống kim và đặc điểm mũi khâu , đường khâu thường .
 - Biết cách khâu và khâu được các mũi khâu thường.
 - Rèn luyện tính kiên trì , sự khéo léo của đôi tay , giáo dục H ý thức yêu lao động.
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Tranh khâu thường , mũi khâu thường.
 - Vật liệu và dụng cụ cần thiết.
III. Hoạt động dạy học : 
 1. Tổ chức : 
 2. Kiểm tra : 
 3. Bài mới : Giới thiệu bài.
Hoạt động 1 : G hướng dẫn H quan sát , nhận xét mẫu.
 - G giới thiệu mẫu khâu.
 - Hướng dẫn H quan sát mặt phải , mặt trái mẫu khâu thường.
 - H nhận xét đặc điểm của mẫu khâu thường.
 - G bổ sung và kết luận đặc điểm của mẫu khâu thường.
Hoạt động 2 : G hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
 1. Hướng dẫn H thao tác khâu thêu cơ bản.
 2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật khâu thường.
 - G treo tranh qui trình khâu thường.
 - Hướng dẫn H quan sát , nhận xét.
 - Hướng dẫn H vạch dấu đường khâu theo 2 cách.
 - Gọi H đọc nội dung phần b mục 2.
 - G hướng dẫn H 2 lần thao tác kĩ thuật khâu thường.
 - Hướng dẫn lại mũi và nút chỉ cuối đường khâu theo SGK.
 - H tập khâu trên giấy ô li.
 - G lưu ý H cách lại mũi , nút chỉ.
 4. Nhận xét , dặn dò :
 - G tóm tắt nội dung tiết học.
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn dò chuẩn bị giờ sau.
______________________________________________________________
Thứ ba ngày 10 tháng 9 năm 2013
Toán
 TIếT 17: luyện tập
I.Mục tiêu : Giúp H :
 - Củng cố về viết và so sánh các số tự nhiên.
 - Bước đầu làm quen với bài tập dạng x < 5 ; 68 < x < 92 (với x là số tự nhiên ).
II.Đồ dùng dạy học: Bảng phụ, phiếu học tập.
III.Hoạt động dạy học:
 1.Tổ chức: 
 2. Kiểm tra:
 3. Bài mới: Giới thiệu bài.
G tổ chức cho H làm bài tập rồi chữa bài.
Bài 1 :
 - H tự làm bài tập, 1 H lên bảng
 - H nhận xét, chữa bài.
 - G hỏi thêm về trường hợp các số có 4, 5, 6, 7 chữ số.
 - H đọc các số vừa tìm được.
đáp án sau:
a) 0, 10, 100
b) 9, 99,999
Bài 2 : 
 - H nêu yêu cầu bài tập.
 - H tự làm bài rồi chữa bài
 + Có 10 số có một chữ số : 0,1,2,3,4,5,6,7,8,9
	+ Có 90 số có hai chữ số : 10,11,12,. 99
Bài 3 : - G viết bảng phần a
 - H nêu cách điền số vào ô trống- H nhận xét
 - H tự làm các bài còn lại, 1 H lên bảng
 - H chữa bài ( có giải thích cách điền )
 859 067 482 037
	609 608 < 609 609	 264 309 = 264 309
 Bài 4 : 
 - G yêu cầu H đọc bài làm mẫu, sau đó làm bài
 - 2 H đổi vở kiểm tra bài bạn – Một số H đọc bài làm.
a) x<5
Tìm số tự nhiên x, biết x bé hơn 5 :Số tự nhiên bé hơn 5 là số 0,1,2,3,4. Vậy x là :0,1,2,3,4.
 b) 2<x<5 
Tìm số tự nhiên x, biết x lớn hơn 2 và bé hơn 5: Số tự nhiên lớn hơn 2 và bé hơn 5 là số 3 và số 4. Vậy x là :3, 4.
Bài 5 : - 1H đọc đề bài.
 - H tự làm bài, 1 H lên bảng.
 - H nhận xét và nêu lại cách làm.
*Các số tròn chục lớn hơn 68 và bé hơn 92 là : 70, 80, 90.Vậy x là :70, 80, 90.
 4.Củng cố, dặn dò:
 - G tóm tắt nội dung tiết học. - Nhận xét giờ - Dặn dò chuẩn bị bài sau.
_______________________________________
Chính tả
TIếT 4: TRUYệN Cổ NướC MìNH
I. Mục tiêu :
 - Học sinh nhớ và viết đúng chính tả 14 dòng đầu của bài : “Truyện cổ nước mình “ 
 - Rèn cho các em nhớ , thuộc để viết đúng ; phối hợp kĩ năng viết chữ đẹp và nhanh , đúng tốc độ.Nâng cao viết đúng các từ có các âm đầu r/d/gi, hoặc có vần ân/ âng.
 - Viết rõ ràng, có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Đồ dùng : Bảng phụ viết sẵn nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy - học :
 1. ổn định:
 2.Kiểm tra bài cũ	:
 3 .Bài mới : Giới thiệu bài 
HĐ1 :Hướng dẫn chính tả.
 - Gọi 1 em đọc lại bài thơ “Truyện cổ nước mình”
H. Vì sao tác giả lại yêu truyện cổ nước nhà ?
 - Yêu cầu học sinh tìm trong bài các chữ khó viết .
 - Hướng dẫn học sinh viết đúng :
 VD: truyện cổ : truyện # chuyện; cổ # cỗ . sâu xa : sâu # xâu 
 nghiêng soi : nghiêng = ngh+ iêng 
 - Gọi học sinh đọc lại các từ khó.
HĐ2 : Thực hành viết bài.
 - Đọc bài lần 2.
	 - Hướng dẫn cách viết – trình bày vở - Học sinh đọc thuộc bài
	 - Cho HS tự viết bài vào vở - Chấm bài cho 2 dãy bàn .
	 - Nhận xét, yêu cầu học sinh sửa lỗi.
 HĐ3: Luyện tập
 - Yêu cầu học sinh đọc bài luyện tập, nêu yêu cầu , làm bài vào vở.
 - Gọi 1 HS lên làm
 - Yêu cầu học sinh đọc kết quả bài làm, 
Bài 1 : Điền ô trống tiếng có âm đầu là r ,d, gi.
 a)- Nhạc của trúc, nhạc của tre là khúc nhạc của đồng quê. Nhớ một buổi trưa nào, nồm nam cơn gió thổi, khóm tre làng rung lên man mác khúc nhạc đồng quê.
 - Diều bay, diều lá tre bay lưng trời. Sáo tre, sáo trúc bay lưng trời. Gió đưa tiếng sáo, gió nâng cánh diều.
 4.Củng cố , dặn dò : 
 - Nhấn mạnh những chỗ HS cả lớp hay mắc sai lỗi.
 - Cho HS xem những bài viết đẹp, nhận xét tiết, chuẩn bị bài tiếp theo.
____________________________
Khoa học
TIếT 8: tại sao cần ăn phối hợp 
đạm động vật và đạm thực vật.
I .Mục tiêu : Sau bài học , H có thể:
 - Giải thích lí do cần ăn phối hợp đạm động vật và đạm thực vật để cung cấp đầy đủ chất cho cơ thể.
 - Nêu lợi ích của việc ăn cá: đạm của cá dễ tiêu hơn đạm của gia súc , gia cầm.
II.Đồ dùng dạy học :
 - Hình vẽ trang 18,19 SGK.
 - Phiếu học tập.
II ... a nhà vua, dân chúng phản ứng bằng cách nào?
Nhà vua làm gì khi biết dân chúng truyền tụng bài ca lên án mình?
Trước sự đe doạ của nhà vua, thái độ của mọi người thế nào?
Vì sao nhà vua phải thay đổi thái độ?
b) Hướng dẫn kể chuyện.
 - Yêu cầu HS dựa vào câu hỏi và tranh minh hoạ kể chuyện trong nhóm theo từng câu hỏi và toàn bộ câu chuyện.
 - Gọi HS kể chuyện - Nhận xét cho điểm từng HS.
 - Gọi HS kể toàn bộ câu chuyện. - Gọi HS nhận xét bạn kể. - Cho điểm HS.
c) Tìm hiểu ý nghĩa câu chuyện.
 - Vì sao nhà vua hung bạo thế lại đột ngột thay đổi thái độ?
 - Nhà vua khâm phục khí phách của nhà thơ mà thay đổi hay chỉ muốn đưa các nhà thơ lên giàn hoả thiêu để thử thách?
 - Câu chuyện có ý nghĩa gì?
 - Tổ chức cho HS thi kể - Nhận xét tìm ra bạn kể hay nhất, hiểu ý nghĩa câu chuyện nhất.
3.Củng cố, dặn dò: - Gọi 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện và nêu ý nghĩa của truyện.
 - Nhận xét, cho điểm HS.- Nhận xét tiết học,
 - Dặn HS về nhà kể lại truyện cho người thân nghe, sưu tầm các câu chuyện về tính trung thực .
_______________________________
Tập đọc
Tiết 8: TRE VIệT NAM.
I.Mục tiêu : 
 - Đọc đúng: Tre xanh, lũy thành, lưng trần,  
 - Đọc trôi chảy được toàn bài, ngắt nghỉ đúng nhịp điệu của câu thơ, đoạn thơ, nhấn giọng ở các từ ngữ gợi tả, gợi cảm. 
 - Đọc diễn cảm toàn bài, phù hợp với nội dung cảm xúc. 
 - Hiểu các từ ngữ trong bài: lũy thành, áo cộc, nôi tre, nhường .
 - Hiểu nội dung của bài: Cây tre tượng trưng cho con người Việt Nam. Qua hình tượng cây tre, tác giả ca ngợi những phẩm chất cao đẹp của con người Việt Nam: giàu tình thương yêu, ngay thẳng, chính trực. 
 - HS học thuộc lòng bài thơ.
II.Đồ dùng - GV : Tranh SGK phóng to, băng giấy hoặc (bảng phụ) viết sẵn câu, đoạn văn cần hướng dẫn luyện đọc.
 - HS : Xem trước bài trong sách, sưu tầm các tranh ảnh về cây tre. 
III.Các hoạt động dạy - học:
 1.ổn định : Nề nếp
 2. Bài cũ : 
 3. Bài mới : Giới thiệu bài 
HĐ1: Luyện đọc
 - Gọi 1 HS khá đọc cả bài và phần chú giải trước lớai3
 - Yêu cầu HS nối tiếp nhau đọc theo từng đoạn
 - GV theo dõi và sửa sai phát âm cho HS. 
 - Ghi từ khó lên bảng, hướng dẫn HS luyện phát âm
 - Yêu cầu HS đọc lần thứ 2. GV theo dõi phát hiện thêm lỗi sai sửa cho HS.
 - Cho HS luyện đọc theo nhóm bàn
 - Cho HS thi đọc giữa các nhóm
 - GV nhận xét, tuyên dương.
 - GV đọc diễn cảm cả bài. 
HĐ2: Tìm hiểu bài.
 -Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 : ‘Tre xanh bờ tre xanh”.
H: Những câu thơ nào nói lên sự gắn bó lâu đời của cây tre với người Việt Nam? 
 * Không ai biết tre có tự bao giờ.Tre chứng kiến moị chuyện xảy ra với con người từ ngàn xưa. Tre là bầu bạn của người Việt Nam .
H: Đoạn 1 ý nói với chúng ta điều gì?
 - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 & 3: Cho đến “.. có gì lạ đâu”. 
H: Chi tiết nào cho thấy cây tre như con người?
H: Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tình thương yêu đồng loại?. 
“ Ao cộc”: (áo ngắn) Nghĩa trong bài: lớp bẹ bọc bên ngoài củ măng. 
H: Những hình ảnh nào của cây tre tượng trưng cho tính ngay thẳng? 
H: Em thích hình ảnh nào về cây tre hoặc búp măng? 
H: Đoạn 2+3 nói lên điều gi’? ý 2:Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của cây tre. 
 - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn cuối và trả lời câu hỏi
H: Đoạn kết bài có ý nghĩa gì? 
 - Bài thơ kết lại bằng cách dùng điệp từ, điệp ngữ : xanh, mai sau, thể hiện rất tài tình sự kế tiếp liên tục của các thế hệ tre già, măng mọc. 
H: Cho HS thảo luận nhóm nêu nội dung của bài thơ ?
 *Nội dung: Như mục tiêu
HĐ3: Luyện đọc diễn cảm - HTL .
 - Gọi HS tiếp nối đọc bài thơ . Cả lớp theo dõi để tìm gịọng đọc. 
 - GV dùng bảng phụ. Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm, ngắt nhịp đúng các dòng thơ đã viết sẵn.
 * Tổ chức cho HS đọc thuộc lòng từng đoạn thơ và cả bài. 
 - Nhận xét, tuyên dương và ghi điểm cho HS đọc hay, nhanh thuộc. 
4.Củng cố, dặn dò : - Gọi 1 HS đọc bài và nêu nội dung bài .
H: Qua hình tượng cây tre tác giả muốn nói điều gì? 
 - GV kết hợp giáo dục HS.
 - Nhận xét tiết học. Chuẩn bị bài sau. 
_______________________________
Tập làm văn
TIếT 7: CốT TRUYệN
I. Mục đích yêu cầu:
 - Hiểu được thế nào là cốt truyện. Hiểu được cấu tạo của cốt truyện gồm 3 phần cơ bản: mở đầu, diễn biến, kết thúc.
 - Sắp xếp các sự việc chính của một câu chuyện tạo thành cốt truyện. Kể lại câu chuyện sinh động hấp dẫn dựa vào cốt truyện.
II. Đồ dùng dạy học: - Giấy khổ to, bút dạ - Hai bộ băng giấy – mỗi bộ 6 băng viết các sự việc ở bài 1.
III. Các hoạt động dạy học :
 1.Bài cũ:
 2. Bài mới: Giới thiệu bài:
HĐ1: Tìm hiểu ví dụ.
Bài 1: - Yêu cầu HS đọc đề bài. H : Theo em thế nào là sự việc chính?
 - Phát giấy, bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu các nhóm đọc lại truyện Dế Mèn bênh vực kẻ yếu và tìm các sự việc chính.
 - GV đi giúp đỡ từng nhóm. Nhắc nhở HS chỉ ghi một sự việc bằng một câu.
 - Nhóm xong trước dán phiếu lên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
 - GV nhận xét, sửa cho H 
HĐ2: Luyện tập.
Bài 1:
 - Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung.
 - Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và sắp xếp các sự việc bằng cách đánh dấu theo số ỏ thứ tự 1; 2; 3; 4; 5; 6.
 - Gọi 2 em lên bảng sắp xếp thứ tự các sự việc bằng băng giấy. Cả lớp nhận xét.
Bài 2: Gọi HS đọc yêu cầu.
 -Yêu cầu HS tập kể lại truyện trong nhóm. - Tổ chức cho HS thi kể - Nhận xét và cho điểm HS.
3 .Củng cố dặn dò: 
 ?Câu chuyện Cây khế khuyên chúng ta điều gì?
 - Nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe 
 - Chuẩn bị bài sau .
--------------------------------------------------------------------------------------------
Thứ sáu ngày 13 tháng 9 năm 2013 
Toán
TIếT 20: giây , thế kỉ.
I. Mục tiêu : Giúp H
 - Làm quen với đơn vị đo thời gian : giây , thế kỉ.
 - Biết mối quan hệ giữa giây và phút , thế kỉ và năm.
 - Biết xác định một năm cho trước thuộc thế kỉ.
II. Đồ dùng dạy học : Đồng hồ 3 kim.
III. Hoạt động dạy học : 
 1. Tổ chức :
 2. Kiểm tra :
 3. Bài mới : Giới thiệu bài.
A. Giới thiệu về giây.
 - G dùng đồng hồ đủ 3 kim để ôn về giờ , phút và giới thiệu về giây.
 - G cho H quan sát về sự chuyển động của kim giờ , kim phút và giới thiẹu kim giây trên mặt đồng hồ.
 - H nêu mối quan hệ giữa giây và phút.
B. Giới thiệu thế kỉ.
 - G giới thiệu về đơn vị lớn hơn “ năm ” là “ thế kỉ ”- G vừa nói vừa viết bảng.
 - Giới thiệu đơn vị thời gian từ năm thứ nhất đến năm thứ 100 là thế kỉ thứ nhất . Cứ như thế đến năm nay thuộc thế kỉ nào ?
 - G vừa nói vừa chỉ trên trục thời gian.
 - Giới thiệu dùng chữ số La Mã để ghi thế kỉ.
C. Thực hành :
Bài 1 : H tự đọc bài và làm bài.
 H đổi vở kiểm tra.
 H nêu bài làm , H nhận xét.
phút = 60 giây : 3 = 20 giây.
1phút 8giây = 68giây.
thế kỉ = 100 năm : 2 = 50năm.
Bài 2 : H tự làm bài.
 H lên bảng chữa bài.
 H và G nhận xét.
a) Bác Hồ sinh năm 1890, năm đó thuộc thế kỉ XIX. Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, năm đó thuộc thế kỉ XX.
b) Cách mạng tháng tám thành c”ng năm 1945, năm đó thuộc thế kỉ XX.
c) Bà Triệu lãnh đạo khởi nghĩa chống quân Đ”ng Ng” năm 248. năm đó thuộc thế kỉ thứ III.
Bài 3 : G hướng dẫn phần a.
 H làm tiếp phần b , 1 H lên bảng.
 H nhận xét chữa bài.
+ Lí Thái Tổ dời đ” về Thăng Long năm 1010 năm đó thuộc thế kỉ thứ XI
+ Năm nay là năm 2010
+ Tính từ khi Lí Thái Tổ dời đ” về Thăng Long đến nay là 2010 - 1010 = 1000 năm?
 4. Củng cố :
 - H đọc lại bài 2, 3.
 - G nhận xét giờ học - Chuẩn bị tiêt học sau.
Luyện từ và câu
TIếT 8: LUYệN TậP Về Từ GHéP Và Từ LáY.
I . Mục đích yêu cầu : 
 - Nhận diện được từ ghép, từ láy trong câu văn, đoạn văn.
 - Xác định được mô hình, cấu tạo của từ ghép, từ ghép tổng hợp, từ ghép phân loại và từ láy: láy vần, láy cả âm và vần
 - Các em vận dụng bài học làm tốt bài tập và trình bày sạch sẽ. 
II.Đồ dùng dạy học : 
 - Giấy khổ to kẻ sẵn bảng như bài tập 1, bài tập 2và bút dạ
 - Từ điển.
III.Các hoạt động dạy và học :
 1.ổn định : 
 2.Bài cũ : 
 3. Bài mới : Giới thiệu bài 
HĐ1 : Hướng dẫn HS làm các bài tập.
Bài 1: 
 - Gọi HS đọc nội dung BT1 và phần VD mẫu trong SGK.
 - Yêu cầu HS làm việc nhóm 2 em hoàn thành BT1 theo mẫu. 1 nhóm làm trên bảng.
 - GV tổng hợp xem nhóm nào làm đúng và nhanh nhất – Tuyên dương trước lớp.
H: Từ ghép nào có nghĩa tổng hợp?
H: Từ ghép nào có nghĩa phân loại? 	 
Bài 2:- Gọi 2 HS đọc yêu cầuvà nội dung BT2.
 - Phát giấy kẻ sẵn bảng & bút dạ cho từng nhóm. Yêu cầu thảo luận.
 -Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. 
H:Tại sao em lại xếp tàu hỏa vào từ ghép phân loại? 
Tại sao núi non là từ ghép tổng hợp? 
 * GV nhận xét tuyên dương những em giải thích đúng, hiểu bài. 
Bài 3 :Gọi HS đọc yêu cầu của bài.
 - Phát giấy & bút dạ.Yêu cầu HS làm việc trong nhóm. 
 - Gọi nhóm làm xong dán phiếu lên bảng.
 * GV nhận xét, chốt ý đúng:
H: Muốn xếp được các từ láy vào đúng ô cần xác định những bộ phận nào? 
H: Phân tích cấu tạo mô hình từ láy nhút nhát, rào rào? 
 4.Củng cố, dặn dò :
 H: Từ ghép có những loại nào? Cho ví dụ
 H: Từ láy có những loại nào? Cho ví dụ. 
 - Giáo viên nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau .
_______________________________
Tập làm văn
TIếT 8: LUYệN TậP XâY DựNG CốT TRUYệN
I. Mục tiêu:
 -Dựa vào 6 tranh minh hoạ truyện Ba lưỡi rìu và những lời dẫn giải dưới tranh, HS nắm được cốt truyện Ba lưỡi rìu, phát triển ý dưới mỗi tranh thành một đoạn văn kể chuyện.
 - Hiểu nội dung ý nghĩa truyện Ba lưỡi rìu.
II. Đồ dùng dạy học:
 - 6 Tranh minh hoạ truyện trong SGK.
 - Một tờ phiếu khổ to kẻ bảng đã điền nội dung trả lời câu hỏi ở bài tập 2 làm mẫu.
 - Thêm bảng viết sẵn câu trả lời theo 5 tranh (2,3,4,5,6).
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
 1. Kiểm tra bài cũ:
 2. Bài mới: Giới thiệu bài
HĐ1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: 
 - Gọi HS đọc yêu cầu bài tập 1.
 - Phân tích đề: Gạch chân dưới những từ ngữ: ba nhân vật, bà mẹ ốm, người con, bà tiên.
 + Hỏi: Muốn xây dựng cốt truyện cần chú ý đến điều gì?
 - Khi xây dựng cốt truyện các em chỉ cần ghi vắn tắt các sự việc chính. Mỗi sự việc chỉ cần ghi lại bằng một câu.
 - GV yêu cầu HS chọn chủ đề.
 - Gọi HS đọc gợi ý 1.
 - Gọi HS đọc gợi ý 2.
 - Kể chuyện trong nhóm.
 + Yêu cầu HS kể trong nhóm theo tình huống mình chọn dựa vào các câu hỏi gợi ý.
 - Kể trước lớp : Gọi HS tham gia thi kể. Gọi lần lượt 1 em kể theo tình huống 1 và 1 em kể theo tình huống 2.
 - Gọi HS nhận xét, đánh giá lời kể của bạn- GVnhận xét, cho điểm HS.
3. Củng cố, dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe và chuẩn bị bài sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docCa 1-Tuan 4.doc