Bài soạn lớp 5 - Lô Thanh Ngọc - Tuần 3 - Trường TH số 1 Thị trấn Tuy Phước

Bài soạn lớp 5 -  Lô Thanh Ngọc - Tuần 3 - Trường TH số 1 Thị trấn Tuy Phước

A/ Mục tiêu :

- Giúp HS biết được nội quy trường lớp.

- Giúp HS biết được ưu, khuyết điểm chung trong xuất học và giữa các lớp trong tuần;

phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, ra sức xây dựng trường, lớp ngày càng vững mạnh.

- Rèn kĩ năng đấu tranh phê bình và tự phê bình, có ý thức xây dựng tập thể lớp.

- Biết được công tác của tuần đến.

- Giáo dục HS ý thức chấp hành nội quy nhà trường, tính tự giác, lòng tự trọng.

B/ Diễn biến hoạt động:

 

doc 183 trang Người đăng huong21 Lượt xem 742Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Lô Thanh Ngọc - Tuần 3 - Trường TH số 1 Thị trấn Tuy Phước", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG TRÌNH TUẦN 11
«««&«««
Thứ/ngày
Môn
Đề bài
Tiết theo CT
Đồ dùng dạy học
Thứ hai
24/10/2011
CC
LS
TĐ
T
ÂN
KH
 Sinh hoạt đầu tuần
Ôn tập: giai đoạn 1858 -1945 
Chuyện một khu vườn nhỏ 
Luyện tập
GV chuyên
Ôn tập: Con người và sức khoẻ 
11
11
21
51
21
Bản đồ
Tranh TV
Bảng nhóm
Thứ ba
25/10/2011
AV
CT
T
TD
LT-C
 GV chuyên
Nghe –viết :Luật Bảo vệ môi trường 
Trừ hai số thập phân 
GV chuyên
Đại từ xưng hô 
11
52
21
Bảng nhóm
Bảng con
Bảng phụ
Thứ tư
26/10/2011
TH
TĐ
TLV
T
ĐL
 GV chuyên
Ôn tập các bài HTL thuộc CĐ Cánh chim hòa bình 
Trả bài văn tả cảnh 
Luyện tập 
Lâm nghiệp và thuỷ sản 
22
21
53
11
Tranh TV
Bảng phụ
Bảng nhóm
Tranh ảnh
Thứ năm
27/10/2012
TD
LT-C
T
KC
KH
 GV chuyên
Quan hệ từ 
Luyện tập chung 
Người đi săn và con nai 
Tre,mây, song 
22
54
11
22
Bảng phụ
Bảng nhóm
Hình SGK
Tranh TV
Thứ sáu
28/10/2011
TLV
AV
T
HĐTT
MT
Luyện tập làm đơn
GV chuyên
Nhân 1 số thập phân với một số tự nhiên 
Hoạt động tập thể
GV chuyên
22
55
11
Mẫu đơn
Bảng con
Thứ bảy
29/10/2011
ĐĐ
KT
 Thực hành giữa học kì 
Rửa dụng cụ nấu ăn và ăn uống 
11
11
Dụng cụ 
 Thứ hai ngày 24 tháng 10 năm 2011
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
	TUẦN 11: CHÀO CỜ ĐẦU TUẦN
* Chủ điểm: “Chăm ngoan học giỏi”
	A/ Mục tiêu :
Giúp HS biết được nội quy trường lớp.
Giúp HS biết được ưu, khuyết điểm chung trong xuất học và giữa các lớp trong tuần; 
phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, ra sức xây dựng trường, lớp ngày càng vững mạnh.
Rèn kĩ năng đấu tranh phê bình và tự phê bình, có ý thức xây dựng tập thể lớp.
Biết được công tác của tuần đến.
Giáo dục HS ý thức chấp hành nội quy nhà trường, tính tự giác, lòng tự trọng.
B/ Diễn biến hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
15’
13’
2’
I/ Tổ chức cho HS kể chuyện đạo đức Bác Hồ về lối sống giản dị:
II/ Sinh hoạt vui chơi:
1) Yêu cầu lớp hát tập thể.
2) Tên trò chơi: “Mèo đuổi chuột”
GV phổ biến cách chơi:
- Học sinh tập hợp thành đội hình vòng tròn, nắm tay lại một tay đưa cao tạo thành lỗ hổng, một tay thấp. 
 Người đóng vai mèo đứng sau, người đóng vai chuột đứng trước cách khoảng 3m. Cả lớp cùng đọc câu vần điệu :
“Chuột chui lỗ hổng 
Chạy ngược chạy xuôi
Mèo đuổi đằng sau
Trốn đâu cho thoát” 
Sau khi đọc xong vần điệu mèo bắt đầu đuổi chuột, chuột chạy luồn theo vòng tròn. Nếu mèo bắt được chuột thì dừng lại đổi vai nhau hoặc chọn cặp khác.
3) Tổ chức cho HS tham gia trò chơi:
GV điều khiển và làm trọng tài.
III/ Nhận xét dặn dò:
Dặn HS sưu tầm trò chơi dân gian để tuần sau hướng dẫn các bạn cùng chơi (nếu được).
- HS thực hiện và lắng nghe.
HS hát tập thể.
HS lắng nghe
- Cả lớp tham gia vui chơi
- HS lắng nghe
Rút kinh nghiệm :
------------------------------------------------------------------------------------------------
------------------------------------------------------------------------------------------------
Lịch sử
Tiết 11 ÔN TẬP: HƠN TÁM MƯƠI NĂM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP 
 XÂM LƯỢC VÀ ĐÔ HỘ ( 1858 _ 1945 )
A – Mục tiêu :
-Qua bài học này , HS nhớ lại những mốc thời gian, những sự kiên lịch sử tiêu biểu nhất từ năm 1858 đến năm 1945 và ý nghĩa của những sự kiện lịch sử đó.
-GDHS có ý thức yêu nước ,noi gương ông cha ta .
B– Đồ dùng dạy học :
1 – GV : Bản đồ hành chinh Việt Nam. Bảng thống kê các sự kiện đã học ( từ bài 1 đến bài 10 ). 
2 – HS : Ôn từ bài 1 đến bài 10.
C – Các hoạt động dạy học chủ yếu 
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1
4’
28’
1’
27’
2’
I – Ổn định lớp KT sĩ số HS
II – Kiểm tra bài cũ : “ Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập”.
 - Bác Hồ đọc tuyên ngôn đập lập ngày, tháng, năm nào?(TB)
 -Bản tuyên ngôn đập lập khẳng định điều gì?(K)
 GV Nhận xét 
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài : ôn tập: hơn tám mươi năm chống thực dân pháp xâm lược và đô hộ ( 1858 _ 1945 ).
 2 – Hoạt động : (Làm việc theo nhóm )
Thống kê các sự kiện lịch sử tiêu biểu từ năm 1858 – 1945 
 GV treo bảng thống kê đã hoàn chỉnh nhưng che kín các nội dung 
GV chọn1 HS giỏi điều khiển các bạn trong lớp đàm thoại để cùng xây dựng bảng thống kê ,chia lớp thành 2 nhóm, lần lượt nhóm này nêu câu hỏi, nhóm kia trả lời theo 2 nội dung: Thời gian diễn ra sự kiện và diễn biến chính.
 _ N1: Đặt câu hỏi.
 + Năm 1858 sự kiện gì xảy ra?
 + Nửa cuối thế kỉ XIX sự kiện gì xảy ra? 
 + Đầu thế kỉ XX sự kiện gì xảy ra?
 + Ngày 3-2-1930? 
 + Ngày 19-8-1945 ?
 + Ngày 2-9-1945 ? 
Hoạt động 2 : Làm việc theo nhóm 
 _ GV nêu câu hỏi cho HS thảo luận 
-Sự thống nhất của các tổ chức cộng sản Đảng đã đáp ứng được yêu cầu gì của cách mạng VN 
-Ýnghĩa của Đảng cộng sản Việt Nam ra đời và cách Mạng tháng 8.
 IV – Củng cố,dặn dò :
 GV củng cố lại nội dung chính của bài.
 - Nhận xét tiết học .
 Bài sau:” Vượt qua tình thế hiểm nghèo”.
- HS trả lời.
- HS nghe .
- HS nghe .
- HS chia thành 2 nhóm va làm theo sự hướng dẫn 
- N2: Trả lời.
 + Thực dân pháp xâm lược nước ta.
 + Phong trào chống Pháp của Trương Định và phong trào Cần vương. 
 + Phong trào Đông du của Phan Bội Châu .
 + Đảng Cộng Sản Viềt Nam ra đời. 
 + Khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội. 
 + Bác Hồ đọc bản tuyên ngôn độc lập.
- HS thảo luận và đại diện các nhóm trả lời.	
 HS nghe.
- HS lắng nghe .
	Rút kinh nghiệm :
Tập đọc
 Tiết 21 CHUYỆN MỘT KHU VƯỜN NHỎ
 Theo Văn Long
 I.- Mục tiêu:
 1)Đọc lưu loát , diễn cảm bài văn . 
 -Giọng đọc nhẹ nhàng ngắt nghỉ hơi đúng chỗ , biết nhấn giọng ở những từ gợi tả .
 - Đọc rõ giọng hồn nhiên, nhí nhảnh của bé Thu ; giọng hiền từ , chậm rãi của người ông .
 2) Hiểu các từ ngữ trong bài .
 Hiểu được tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài . Từ đó có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình , xung quanh em . 
 3) GDHS biết yêu thiên nhiên và giữ gìn môi trường sống xung quanh em luôn sạch sẽ . 
II.- Đồ dùng dạy học:
 1-GV :Tranh minh hoạ bài tập đọc trong SGK
 Bảng phụ ghi sẵn các câu văn cần luyện đọc diễn cảm.
 2- HS : SGK
III.- Các hoạt động dạy – học:
T/g
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
 1’
2’
34’
1’
11’
12’
10’
1)Ổn định : Kiểm tra dụng cụ HS
 2)Kiểm tra bài cũ :
 Nhận xét bài kiểm tra giữa học kì 
 3)Bài mới:
a) Giới thiệu bài: 
- Giới thiệu tranh minh họa.Hôm nay chúng ta chuyển sang một chủ điểm mới Giữ lấy màu xanh. 
- Bài đọc đầu tiên “chuyện một khu vườn nhỏ”kể về một mảnh vườn trên tầng gác của một ngôi nhà ở thành phố.
 b) Luyện đọc và tìm hiểu bài:
a- Luyện đọc:
- Gọi 1 HS khá (giỏi) đọc cả bài một lượt.
- GV giới thiệu tranh minh họa khu vườn nhỏ của bé Thu.
 - Hướng dẫn HS đọc đoạn nối tiếp (Đoạn1: Câu đầu tiên. Đoạn 2: Cây quỳnh lá dày  không phải là vườn! Đoạn 3: Phần còn lại ). 
 -Cho HS đọc đoạn nối tiếp 
 Luyện đọc từ ngữ : khoái , ngọ nguậy, quấn , săm soi, líu ríu .
 -Cho HS đọc đoạn nối tiếp và đọc chú giải, giải nghĩa từ .Yêu cầu HS đặt câu với từ săm soi 
 - Bài này đọc giọng nhẹ nhàng, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả; đọc rõ giọng hồn nhiên, nhí nhảnh của bé Thu; giọng hiền từ, chậm rãi của người ông.GV đọc diễn cảm toàn bài 
c) Tìm hiểu bài:
 - Cho HS đọc thầm đoạn 1, đoạn 2 và trả lời câu hỏi .
 +Bé Thu thích ra ban công để làm gì ?(HSTB,Y)
 Giảng từ : ban công 
 + Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật ? (HSTB,K)
 -GV: Cây quỳnh: lá dày, giữ đựơc nước.
Cây hoa tigôn: thò râu, theo gió ngọ nguậy như vòi voi.
Cây hoa giấy: bị vòi tigôn quấn nhiều vòng.
Cây đa Ấn Độ: bặt ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xoè những lá nâu rõ to.
- GV: Qua đoạn này các em thấy khu vườn nhà Thu như thế nào?
Ý 1:Vẻ đẹp của các loài hoa.
- Cho HS đọc thầm đoạn còn lại và trả lời câu hỏi.
+ Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công . Thu muốn báo ngay cho Hằng biết ? (HSKG)
 + Em hiểu “ Đất lành chim đậu “ là thế nào ? (HSKG)
Giảng từ : đất lành (nơi tốt đẹp, thanh bình)
GV: Loài chim chỉ bay đến sinh sống, làm tổ, ca hát ở những nơi có cây cối, sự bình yên, môi trường thiên nhiên xanh, sạch, đẹp. Nơi ấy, không nhất thiết phải là một cánh rừng, một cánh đồng, hay một khu vườn lớn. Có khi chỉ là một mảnh vườn nhỏ như khu vườn ở trên ban công nhà bé Thu.
- GV: Qua đoạn này chúng ta thấy được điều gì?
Ý 2 Tình yêu thiên nhiên của hai ông cháu.
d) Đọc diễn cảm:
- Cho 3 HS đọc nối tiếp.
-GV cho HS thảo luận nhóm đôi tìm ra cách đọc.
 GV cho một số nhóm nêu cách đọc.
-GV nhận xét và bổ sung
- GV đưa bảng phụ có chép sẵn đoạn 3 và đọc diễn cảm.
- Cho HS phát hiện cách đọc, GV gạch chân những từ ngữ : hé mây, phát hiện, sà xuống, săm soi, mổ mổ, rỉa cánh, cầu viện, hiền hậu, đúng rồi, đất lành chim đậu.
và cho HS đọc theo nhóm đôi
- Gọi 3 HS đọc diễn cảm
- Cho HS nhận xét.
- Cho HS đọc theo cặp
-GV cho HS thi đọc diễn cảm theo cách phân vai
 GV nhận xét
-HS lắng nghe
-1 HS khá (giỏi) đọc cả bài 
- HS quan sát
-HS dùng bút chì đánh dấu đoạn.
-3 HS đọc đoạn nối tiếp 
 -HS luyện đọc từ.
-HS đọc đoạn nối tiếp và đọc chú giải. HS đặt câu với từ săm soi
-HS lắng nghe.
Cả lớp đọc thầm và trả lời:
-Bé thích ra ban công ngồi với ông nội, nghe ông rủ rỉ giảng về từng loài cây
-Cây quỳnh: lá dày, giữ đựơc nước.
Cây hoa tigôn: thò râu, theo gió ngọ nguậy như vòi voi.
Cây hoa giấy: bị vòi tigôn quấn nhiều vòng.
Cây đa Ấn Độ: bặt ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xoè những lá nâu rõ to.
- Có nhiều loài hoa
-Cả lớp đọc thầm và trả lời.
+Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.
+Là nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến để làm ăn.
- HS lắng nghe
- Bé Thu rất yêu thiên nhiên
-Thảo luận nhóm tìm cách đọc.
- HS nêu những từ ngữ cần nhấn giọng
- HS luyện đọc theo cặp
-3HS đọc thi đọc diễn cảm theo vai .Cả lớp nhận xét
3’
4) Củng cố ,dăn dò:
-Bài văn cho ta thấy gì?
GV ghi nội dung : Hai ông cháu bé Thu rất yêu thiên nhiên, đã góp phần làm cho môi trường sống xung quanh thêm trong lành, tươi đẹp.
- GV : Qua bài văn chúng ta học tập ở ai? Học tập điều gì? Môi trường sống trong lành, tươi đẹp là quà tặng cuộc sống cho chúng ta.Cho nên chúng ta có ý thức giữ gìn môi trường sống xung quanh em luôn sạch sẽ.
-GV nhận xét tiết học.
-Thấy được vẻ đẹp của hoa lá trong khu vườn nhỏ và tình yêu thiên nhiên của bé Thu.
- HS lắng nghe.
 Về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm toàn bài và ôn lại các bài tập đọc đã học
 HS luyện đọc ở nhà và chuẩn bị bài
Rút kinh nghiệm :
Toán
	Tiết 51	LUYỆN TẬP
I– Mục tiêu : Giúp HS .
-  ... dặn dò :
-Nhận xét tiết học .
-Về nhà viết lại đoạn văn .
-Tiết sau kiểm tra viết : ( Tả người )
-3 HS nộp bài .
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc , cả lớp đọc thầm .
-HS lắng nghe.
-HS quan sát tranh ảnh .
- HS chuẩn bị dàn ý vào vở (2 HS trình bày giấy khổ to ).
-HS trình bày trước lớp .
-Lớp nhận xét .
-02 HS trình bày trên giấy khổ to .
-1HS đọc . cả lớp đọc thầm SGK .
-HS để vở ra đầu bàn .
-HS lần lượt giới thiệu .
-HS làm bài và trình bày kết quả.
-HS lần lượt đoạn văn.
-Lớp nhận xét .
-HS lắng nghe.
-HS lắng nghe.
Rút kinh nghiệm :
Toán 
Tiết 75 GIẢI TOÁN VỀ TỈ SỐ PHẦN TRĂM 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:	- Biết cách tính tỉ số phần trăm của hai số.
- Vận dụng giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.
2. Kĩ năng: 	- Rèn học sinh tính tỉ số phần trăm của hai số nhanh, chính xác.
3. - Giáo dục học sinh yêu thích môn học, vận dụng điều đã học vào cuộc sống..
II. Chuẩn bị:
+ GV:	Phấn màu, bảng phụ. 
+ HS: Bảng con, SGK, VBT.
III. Các hoạt động:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
4’
32’
1’
15’
16’
3’
1. Khởi động: Ổn định KT đồ dùng HS
2. Bài cũ: 
2 học sinh(TB) lần lượt sửa bài 1 (SGK).
Gọi 1 HS lên bảng giải bài 3 /74
-Giáo viên nhận xét và cho điểm.
3. Bài mới
a)Giới thiệu Giải toán về tỉ số phần trăm
bHoạt động 1: Hướng dẫn học sinh biết cách tính tỉ số phần trăm của hai số.
• Giáo viên cho học sinh đọc ví dụ – Phân tích.
· Đề bài yêu cầu điều gì?
*Đề cho biết những dữ kiện nào?
• Giáo viên chốt lại: thực hiện phép chia:
	303 : 600 = 0,505
	 Nhân 100 và chia 100.
(0,505 ´ 100 : 100 = 50, 5 : 100)
	Tạo mẫu số 100 
• Giáo viên giải thích.
+ Học sinh nữ chiếm cứ 100 học sinh toàn trường thì học sinh nữ chiếm khoảng hơn 50 học sinh .
+ Đổi ký hiệu: 50,5 : 100 = 50,5% 
 Ta có thể viết gọn: 03 : 600 = 0,505 = 50,5%
· Thực hành: Ap dụng vào giải toán nội dung tỉ số phần trăm.
· Giáo viên chốt lại.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh vận dụng giải thích các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.
	Bài 1: Gọi HS đọc đề bài 
GV làm mẫu : 0,57 = 57 %
Gọi 3 HS lên bảng viết ,cả lớp làm vào vở
-	Bài 2: Gọi HS đọc đề bài 
-	Học sinh nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
-45 và 61 1,2 và 26
-	Gọi 3 HS lên bảng ,cả lớp làm vào vở
· Giáo viên chốt sự khác nhau giữa bài 1 và bài 2
-	Bài 3 Gọi HS đọc đề bài 
GV cho HS giải VBT,gọi 1 HS lên bảng giải
4-Củng cố,dặn dò:
-	Giáo viên yêu cầu học sinh nhắc lại cách tìm tỉ số % của hai số.
-	Làm bài nhà 4/ 80.
	Chuẩn bị: Luyện tập.
-	Nhận xét tiết học 
2 học sinh(TB) lần lượt sửa bài 1
= = 12%
1 HS lên bảng giải bài 3 /74
Lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề.
Học sinh tính tỉ số phần trăm giữa học sinh nữ và học sinh toàn trường.
-	Học sinh toàn trường: 600.
-	Học sinh nữ: 303.
-	Học sinh làm bài theo nhóm.
-	Học sinh nêu cách làm của từng nhóm
-Các nhóm khác nhận xét.
-	Học sinh nêu quy tắc qua bài tập.
+ Chia 303 cho 600.
+ Nhân với 100 và viết ký hiệu % vào sau thương.
-Học sinh đọc bài toán – Nêu tóm tắt.
+ Tiền lương: 640.000 đồng.
+ Tiền ăn: 246.000 đồng.
+ Chi hết: ? % lương. 
-Học sinh lần lượt trình bày và giải thích.
246.0	00 : 600.000 = 0,385 ´ 100
	 = 3,85 : 100 = 38,5%
Học sinh đọc đề: Viết thành tỉ số phần trăm theo mẫu 
3 HS lên bảng viết ,cả lớp làm vào vở
0,3 = 30 % 0,234 = 23,4 % 
-	Học sinh nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm
-	Gọi 3 HS lên bảng ,cả lớp làm vào vở
-	Cả lớp nhận xét.
Học sinh đọc đề.
-	HS giải VBT,gọi 1 HS lên bảng giải
-	Học sinh sửa bài.
-	Cả lớp nhận xét.
-HS nêu
-HS hoàn chỉnh bài tập
Rút kinh nghiệm:
 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Tiết 15: SINH HOẠT CUỐI TUẦN
A/ Mục tiêu:
Giúp HS biết được ưu khuyết điểm của mình trong tuần; phát huy ưu điểm và khắc phục khuyết điểm.
Rèn kĩ năng phê bình và tự phê bình, có ý thức xây dựng tập thể.
Biết được công tác của tuần đến.
Giáo dục HS ý thức chấp hành nội quy nhà trường, tính tự giác, lòng tự trọng
B/ Hoạt động trên lớp:
TG
NỘI DUNG SINH HOẠT
2’
13’
3’
10’
2’
 I/ Khởi động : KT sự chuẩn bị của HS
II/ Kiểm điểm công tác tuần 15:
1.Các tổ họp kiểm điểm các hoạt động trong tuần.
2. Lớp trưởng điều khiển :
- Điều khiển các tổ báo cáo những ưu , khuyết điểm của các thành viên trong tổ.
- Tổng hợp những việc làm tốt , những HS đạt nhiều điểm 9,10, và những trường hợp vi phạm cụ thể.
- Bình chọn 5 HS để đề nghị tuyên dương các mặt.
................................................................................
................................................................................
................................................................................
.................................................................................
.................................................................................
- Nhận xét chung về các hoạt động của lớp trong tuần.
3.GV rút ra ưu, khuyết điểm chính:
+ Ưu điểm :
 - Đa số các em thực hiện tốt nội quy nhà trường và những quy định của lớp đề ra.
 - Đi học chuyên cần, đúng giờ. Thực hiện trực nhật sạch sẽ trước giờ vào lớp.
- Nhiều em phát biểu sôi nổi.
 - Tác phong đội viên thực hiện tốt.
 + Tồn tại :
- Một số em chưa nghiêm túc trong truy bài 15’ đầu buổi ( Vũ, Tuyển, Tùng). 
- Một số em chưa thuộc bài (Ngân, Tiến, Trường)
III/ Kế hoạch công tác tuần 16:
 -Tiếp tục củng cố và thực hiện nội quy trường, lớp
 - Thực hiện tốt ATGT
 - Thực hiện chương trình tuần 16
- Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập
- Rèn toán , tiếng việt cho các Hs yếu 
- Tham gia học bồi dưỡng HS giỏi , BD ĐVĐH đầy đủ 
 - Tham gia giải Toán, Anh văn trên mạng Internet
IV/ Sinh hoạt văn nghệ tập thể :
 - Hát tập thể một số bài hát. 
- Tổ chức cho HS chơi các trò chơi dân gian do HS sưu tầm hoặc hát các bài đồng dao, hò, vè.
V/ Nhận xét - Dặn chuẩn bị nội dung tuần sau
Mỗi tổ sưu tầm một trò chơi dân gian hoặc một bài đồng dao, hò,vè,... phù hợp với lứa tuổi các em để phổ biến trước lớp và hướng dẫn các bạn cùng chơi.
 Rút kinh nghiệm :
 Thứ bảy ngày 27 tháng 11 năm 2011
Khoa học
	Tiết 15 CAO SU
I– Mục tiêu : Sau bài học, học sinh biết:
 _Làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su.
 _Kể tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su.
-GDHS biết cách bảo quản các đồ dùng làm bằng cao su .
II. Chuẩn bị:
 1 – GV :.-Hình Tr. 62,63 SGK.
 -Sưu tầm một số đồ dùng bằng cao su như quả bóng , dây chun 
 2 – HS : SGK.
III– Các hoạt động dạy học chủ yếu :
TG
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1’
4’
28’
1’
15’
12’
2’
I – Ổn định lớp : Ổn định KT sĩ số HS
II – Kiểm tra bài cũ : “Thuỷ tinh”
 -Kể tên các vật liệu được dùng để sản xuất ra thủy tinh ?(HSTB)
 -Nêu tính chất và công dụng của thủy tinh chất lượng cao.(HSK)
 - Nhận xét, ghi điểm
III – Bài mới : 
 1 – Giới thiệu bài :GV nêu yêu cầu tiết học.
 2 – Hoạt động : 
 Hoạt động1 : Thực hành.
 *Mục tiêu: HS làm thực hành để tìm ra tính chất đặc trưng của cao su.
 *Cách tiến hành:
 _Bước 1: Làm việc theo nhóm.
 _Bước 2: Làm việc cả lớp.
* Kết luận: Cao su có tính đàn hồi .
 b) Hoạt động 2 :.Thảo luận.
 *Mục tiêu: Giúp HS :
 -Kể được tên các vật liệu dùng để chế tạo ra cao su.
 -Nêu được tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng cao su.
 *Cách tiến hành:
 _Bước 1:Làm việc cá nhân.
_Bước 2: Làm việc cả lớp.
 +Có mấy loại cao su? Đó là những loại nào?
 +Ngoài tính đàn hồi tốt , cao su còn có những tính chất gì?
 +Nêu cách bảo quản đồ dùng bằng cao su ?
*Kết luận: Như mục bạn cần biết Tr. 63 SGK.
 IV – Củng cố ,dặn dò: 
Gọi HS đọc bạn cần biết Tr. 63 SGK.
 - Nhận xét tiết học .
 -Bài sau “CHẤT DẺO” .
-HS trả lời,cả lớp nhận xét.
- HS nghe .
-Các nhóm làm thợc hành thao chỉ dẫn Tr 63 SGK.
-Đại diện một số nhóm báo cáo kết quả làm thực hành của nhóm mình:
 +Ném quả bóng cao su xuống sàn nhà,ta thấy quả bóng nảy lên.
 +Kéo căng sợi dây cao su, hỏi sợi dây gian ra. Khi buôn tay, sợi dây cao su lại trở về vị trí cũ.
-HS đọc nội dung trong mục Bạn cần biết Tr.63 SGK để trả lời câu hỏi cuối bài.
-Có 2 loại cao su: Tự nhiên & nhân tạo.
-Ít bị biến đổi khi gặp nóng, lạnh, cách điện, không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác.
-Không nên để các đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao, quá thấp.Không để các hoá chất dính vào cao su.
HS nghe .
- 2HS đọc
HS lắng nghe.
-Xem bài trước.
Rút kinh nghiệm:
Kĩ thuật 
Tiết 15 LỢI ÍCH CỦA VIỆC NUÔI GÀ 
I)Mục tiêu 
HS cần phải : Nêu được lợi ích của việc nuôi gà 
-Có ý thức chăm sóc và bảo vệ vật nuôi 
II. Chuẩn bị:
GV Tranh minh hoạ các lợi ích của việc nuôi gà .
-Phiếu đánh giá kết quả học tập 
Các hoạt động dạy học 
TG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1’
2’
29’
1’
15’
13’
3’
I) Ổn định 
II)Kiểm tra bài cũ :
Kiểm tra sự chuẩn bị của HS 
III)Bài mới 
1 ) Giới thiệu bài :Hôm nay các em học bài Lợi ích của việc nuôi gà .
Hoạt động 1 : Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi gà 
Yêu cầu HS thảo luận nhóm về lợi ích của việc nuôi gà 
GV giới thiệu nội dung phiếu học tập và cách thức ghi kết quả thảo luận 
Yêu cầu HS đọc SGK quan sát hình ảnh trong bài học liên hệ với thực tiễn nuôi ở gia đình ,địa phương .
Đại diện các nhóm trình bày kết quả 
GV bổ sung và chốt lại ý đúng
Các sản phẩm - Thịt gà ,trứng gà 
của nuôi gà -Lông gà 
 -Phân gà 
Lợi ích của -Gà lớn nhanh có khả năng đẻ nhiều trứng 
 việc nuôi gà -Cung cấp thịt ,trứng dùng để làm thực 
	phẩm hằng ngày
	-Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp 
 chế biến thực phẩm.
 -Cung cấp phân bón cho trồng trọt 
Hoạt động 2 : Đánh giá kết quả học tập 
-GV dựa vào câu hỏi cuối bài kết hợp với sử dụng một số câu hỏi trắc nghiệm để đánh giá kết quả học tập của HS 
-Đánh dấu X vào trước câu trả lời đúng 
 Lợi ích của việc nuôi gà là :
+ Cung cấp thịt trứng làm thực phẩm .
+ cung cấp chất bột đường 
+ Cung cấp cho nguyên liệu chế biến thực phẩm 
 +Đem lại nguồn thu nhập cho người chăn nuôi 
+ Làm thức ăn cho vật nuôi 
+Làm cho môi trường xanh sạch đẹp .
+Cung cấp phân bón cho cây trồng .
GV thu chấm nhận xét và chữa bài 
IV )Củng cố ,dặn dò :
-Em hãy cho biết lợi ích của việc nuôi gà ?
GV nhận xét tiết học .Chuẩn bị bài Một số giống gà được nuôi nhiều ở nước ta “
-HS lắng nghe 
HS thảo luận nhóm về lợi ích của việc nuôi gà 
HS đọc SGK quan sát hình ảnh trong bài học liên hệ với thực tiễn nuôi ở gia đình ,địa phương 
Đại diện các nhóm trình bày
-HS cả lớp theo dõi 
-HS làm bài tập vào phiếu 
-HS trả lời 
Rút kinh nghiệm 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiáo án lớp 5 tập 3.doc