Bài soạn lớp 5 năm 2011

Bài soạn lớp 5 năm 2011

I. Mục tiêu: HS biết:

- Học sinh lớp 5 là HS của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.

- Có ý thức học tập rèn luyện.

- Vui và tự hào khi là HS lớp 5.

 II. Chuẩn bị:

- Các bài hát về chủ đề Tr¬ường em.

- Các chuyện nói về tấm gư¬¬ơng học sinh lớp 5 gương mẫu.

 

doc 39 trang Người đăng huong21 Lượt xem 887Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 năm 2011", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 1
Thứ hai ngày 22 tháng 8 năm 2011
ĐẠO ĐỨC (1)
Em là học sinh lớp 5
I. Mục tiêu: HS biết:
- Học sinh lớp 5 là HS của lớp lớn nhất trường, cần phải gương mẫu cho các em lớp dưới học tập.
- Có ý thức học tập rèn luyện.
- Vui và tự hào khi là HS lớp 5. 
 II. Chuẩn bị:
- Các bài hát về chủ đề Trường em.
- Các chuyện nói về tấm gương học sinh lớp 5 gương mẫu.
 III. Các hoạt động dạy học:
Khởi động: HS hát bài em yêu trường em. Nhạc và lời Hoàng Vân.
* Hoạt động 1: Quan sát tranh và thảo luận.
 1. Yêu cầu HS quan sát tranh ảnh trong SGK trang 3-4 và thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
+ Tranh vẽ gì?
+ HS lớp 5 có khác gì so với HS các khối khác?
+ Theo em, chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
GV kết luận
 *-Hoạt động 2: Làm bài tập trong SGK
 1. GV nêu yêu cầu bài tập: 
- GV nhận xét kết luận .
 * Hoạt động 3 : Tự liên hệ( bài tập 2) 
 a) Mục tiêu: GV nêu.
 b) Cách tiến hành
 1. GV nêu yêu cầu tự liên hệ
 2. Yêu cầu HS trả lời 
 GV nhận xét và kết luận.
 IV. Củng cố dặn dò
-Học thuộc ghi nhớ, chuẩn bị tiết 2
- Nhận xét giờ học
- Tranh vẽ hS lớp 5 đón các em HS lớp 1 trong ngày khai giảng
- các bạn HS lớp 5 đang chuẩn bị học 
- Bạn HS lớp 5 học bài rất chăm được bố khen.
- HS lớp 5 là lớp lớn nhất trường 
- HS lớp 5 phải gương mẫu về mọi mặt để các em HS khối khác học tập
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS suy nghĩ thảo lụân bài tập theo nhóm đôi.
- Vài nhóm trình bày trước lớp.
Nhiệm vụ của HS là: Các điểm a,b,c,d,e mà HS lớp 5 cần phải thực hiện.
- HS suy nghĩ đối chiếu những việc làm của mình từ trước đến nay với những nhiệm vụ của HS lớp 5
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS tự liên hệ trước lớp.
TẬP ĐỌC (1)
Thư gửi các học sinh
 I. Mục tiêu
- Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ.
- Hiểu nội dung bài : Qua bức thư BH khuyên các em HS chăm học, nghe thầy, yêu bạn .
- Học thuộc lòng đoạn :" Sau 80 năm....của các em" ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3.)
 II. Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ trang 4 SGK 
- Bảng phụ viết sẵn câu, đoạn hướng dẫn luyện đọc
 III. Các hoạt động dạy học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
A. Ổn định tổ chức : - Giáo viên nêu một số điểm cần lưu ý về tập đọc lớp 5, củng cố nề nếp học tập của học sinh.
B. Bài mới
 1. Giới thiệu bài:
- Giới thiệu chủ điểm Việt Nam - Tổ quốc em
- Giới thiệu bài Thư gửi các học sinh
 H: Bức tranh vẽ cảnh gì?
- GV nêu: BH rất quan tâm đến các cháu thiếu niên nhi đồng. Ngày khai trường đầu tiên ở nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà Bác đã viết thư cho tất cả các cháu thiếu nhi. Bức thư đó thể hiện mong muốn gì của Bác và có ý nghĩa như thế nào? các em cùng tìm hiểu qua bài tập đọc hôm nay 
 2. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc 
 - Gọi HS đọc bài.
 - HD chia đoạn:
- Lần 1: GV sửa lỗi phát âm, ngắt giọng cho từng HS
- Lần 2: Đọc + giảng nghĩa từ
+ Đ1: - VN dân chủ cộng hoà
- Bao nhiêu cuộc.thường.
+Đ2: - 80 năm giời nô lệ.
- Cơ đồ, hoàn cầu, kiến thiết.
- Các cường quốc năm châu.
- Lần 3: Đọc + nhận xét, đánh giá
- Y/c Hs luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 Hs đọc cả bài
- G đọc mẫu toàn bài
b) Tìm hiểu bài
- GV yêu cầu đọc thầm đoạn 1, trả lời câu hỏi 1 : Ngày khai trường tháng 9- 1945 có gì đặc biệt so với những ngày khai trường khác?
- GV yêu cầu đọc thầm đoạn 2, trả lời câu hỏi 2: Sau các mạng tháng tám , nhiệm vụ của toàn dân là gì?
3 : HS có trách nhịêm như thế nào trong công cuộc kiến thiết đất nước?
* Liên hệ - giáo dục
c) Luyện đọc diễn cảm và đọc thuộc lòng 
 - Gợi ý giọng đọc
 - Đọc mẫu diễn cảm đoạn 2 
- GV yêu cầu HS luyện đọc diễn cảm theo cặp 
- Thi đọc diễn cảm
- Yêu cầu HS tự đọc thuộc lòng
- Gọi 3 HS đọc thuộc lòng trước lớp
- Tuyên dương HS đọc tốt
3. Củng cố dặn dò
- GV tổng kết tiết học
- Dặn HS chuẩn bị bài sau: Quang cảnh làng mạc ngày mùa.
- HS lắng nghe
- HS quan sát tranh
- Bức tranh vẽ cảnh BH đang ngồi viết thư cho các cháu thiếu nhi.
- 1 HS đọc cả bài 
- 2 đoạn: đoạn 1: Các em HS .... nghĩ sao?
 Đoạn 2: Trong năm học ... HCM 
- 2 HS đọc nối tiếp theo đoạn, cả lớp theo dõi và đọc thầm.
- Nêu một số từ cần luyện đọc
- 2 HS đọc nối tiếp theo đoạn, cả lớp theo dõi và đọc thầm.
- 1 HS đọc chú giải 
- Đọc, nhận xét đánh giá bạn đọc
- 2 HS ngồi cùng bàn luyện đọc
-1 HS đọc thành tiếng. Cả lớp đọc thầm 
- Đó là ngày khai trường đầu tiên ở nước VNDCCH, ngày khai trường đầu tiên khi nước ta giành được độc sau 80 năm bị TD Pháp đô hộ. Từ ngày khai trường này các em HS được hưởng 1 nền GD hoàn toàn VN.
- Sau CM tháng tám, toàn dân ta phải XD lại cơ đồ mà tổ tiên để lại làm cho nước ta theo kịp các nước khác trên toàn cầu. 
- HS phải cố gắng siêng năng học tập , ngoan ngoãn nghe thầy yêu bạn để lớn lên xây dựng đất nước làm cho dân tộc VN bước tới đài vinh quang, sánh vai với các cường quốc năm châu 
- Đ1: đọc với giọng nhẹ nhàng thân ái
- Đ2: giọng xúc động, thể hiện niềm tin.
- Theo dõi và tìm các từ cần nhấn giọng.
+ xây dựng lại, trông mong, chờ đợi, tươi đẹp, hay không, sánh vai, phần lớn.
+ Nghỉ hơi: ngày nay/ chúng ta cần phải/ nước nhà trông mong/ chờ đợi ở các em rất nhiều.
- 2 HS đọc cho nhau nghe
- 3 HS thi đọc 
Cả lớp theo dõi và bình chọn
- HS tự đọc thuộc lòng đoạn : " Sau 80 năm .... công học tập của các em"
- Lớp theo dõi nhận xét
TOÁN (1)
ôn tập : khái niệm về phân số
I. Mục tiêu	
 Giúp HS : 
Biết; đọc, viết phân số.Biết biểu diễn một phép chia số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 và viết một số tự nhiên dưới dạng phân số.
Có ý thức học tốt môn toán.
II. Đồ dùng dạy - học
 Các tấm bìa (giấy) cắt vẽ hình phần bài đọc SGK để thể hiện các phân số 
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1Giới thiệu :
2. Bài mới
2.1 Hướng dẫn ôn tập khái niệm ban đầu về phân số.
- GV treo miếng bìa thứ nhất hỏi : Đã tô màu mâý phần băng giấy ?
- GV y/c HS giải thích.
- GV tiến hành tương tự với các hình thức còn lại.
- GV viết lên bảng cả 4 phân số :
.
2.2 Hướng dẫn ôn tập : 
a. viết thương hai số tự nhiên dưới dạng phân số
- GV viết lên bảng các phép chia sau
1 : 3 ; 4 : 10 ; 9 : 2. y/c viết thương của các phép chia trên dưới dạng phân số.
- Hỏi : có thể coi là thương của phép chia nào ?
- Hỏi tương tự với các phép chia còn lại.
- Gợi ý nêu kết luận như SGK
Chú ý 1.
- GV hỏi thêm : Khi dùng phân số để viết kết quả của phép chia một số tự nhiên cho một số tự nhiên khác 0 thì phân số đó có dạng như thế nào ?
 b. Viết mỗi số tự nhiên dưới dạng phân số.
* Viết các số tự nhiên 5, 12, 2001,... và nêu y/c : Hãy viết mỗi số tự nhiên trên thành phân số có mẫu số là 1.
 + YC nêu cách viết
 + GV kết luận : Mọi số tự nhiên đều có thể viết thành phân số có mẫu số là 1.
 + Giải thích 
* Hãy tìm cách viết 1 thành phân số.
 + Giải thích
 + Kết luận : Số 1 có thể viết thành phân số có tử số và mẫu số bằng nhau và khác 0
* Hãy tìm cách viết 0 thành phân số.
 + Giải thích
 + Kết luận : 0 có thể viết thành phân số có tử bằng 0 và mẫu khác 0
2.3. Luyện tập - thực hành
Bài 1
- GV y/c 
- Y/c HS làm bài.
Bài 2
- GV y/c 
- Y/c HS nhận xét bài bạn trên bảng.
- Ghi điểm 
Bài 3
- GV tổ chức tương tự bài 2.
Bài 4 
- Y/c HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV y/c HS nhận xét bài làm của bạn trên bảng.
- Y/c 2 HS vừa lên bảng giải thích cách điền số của mình. 
3. Củng cố, dặn dò
 GV tổng kết giờ học, dặn dò học sinh về nhà làm bài tập .
- HS nghe GV giới thiệu bài.
- Đã tô màu băng giấy.
- HS nêu : Băng giấy được chia thành 3 phần bằng nhau, đã tô 2 phần. Vậy đã tô màu hai phần ba băng giấy. 
- HS viết : đọc là hai phần ba.
- HS quan sát các hình, tìm phân số thể hiện được phần tô của mỗi hình, sau đó viết và đọc.
- HS đọc lại các phân số trên.
- 3 HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào nháp.
1 : 3 = ; 4 : 10 = ; 9 : 2 = 
- HS đọc và nhận xét bài làm của bạn.
- Phân số có thể coi là thương của phép chia 1 : 3
- HS nêu : Phân số chỉ kết quả của phép chia một số tự nhiên cho 1 số tự nhiên khác 0 có tử là số bị chia và mẫu là số chia của phép chia đó.
- 1 số HS lên bảng viết, HS dưới lớp viết vào giấy nháp.
5 = ; 12 = ; 2001 = ;....
- Ta lấy tử số chính là số tự nhiên đó và mẫu số là 1.
- vì 5 = 5 : 1 = 
- Một số HS viết bảng, lớp viết nháp
VD : 1 = = = =...
Vì = 3 : 3 = 1 ; = 12 : 12 = 1 ; 
- Một số HS viết bảng, lớp viết nháp
VD : 0 = = = ...
Vì = 0 : 3 = 0
- Đọc yêu cầu
- HS nối tiếp nhau làm bài trước lớp, mỗi học sinh đọc và nêu tử số, mẫu số của 1 trong bài.
a) Năm phần bảy ; ..
b) phân số có tử số là 5, mẫu số là 7 ; 
- Đọc yêu cầu : viết thương dưới dạng phân số.
- 2 HS viết bảng, HS cả lớp làm vào VBT.
3 : 5 = ; 75 : 100 = 
- HS làm bài : 
32 = ; 105 = ; 1000 = 
- 2 HS lên bảng viết phân số của mình, HS cả lớp làm vào VBT.
a) 1 = ; b) 0 = 
- Hs nhận xét.
- HS lần lượt nêu chú ý 3, 4 của phần bài học để giải thích.
KHOA HỌC (1)
Sự sinh sản
I. Mục tiêu :
Sau bài học, HS có khả năng:
- Nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình.
- Nêu ý nghĩa của sự sinh sản.
II. Đồ dùng dạy học:
- Bộ phiếu dùng cho trò chơi “Bé là con ai?” (đủ dùng theo nhóm).
- Hình trang 5, 6 SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Kiểm tra: 
2. Bài mới: 
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (1')
Hoạt động 2: Trò chơi “Bé là con ai?”
Mục tiêu: HS nhận ra mỗi trẻ em đều do bố, mẹ sinh ra và có những đặc điểm giống với bố, mẹ của mình.
Cách tiến hành:
(GV có thể chuẩn bị phiếu cho cả lớp chơi hoặc phát phiếu cho các HS tự vẽ em bé, bố và mẹ)
a) GV phổ biến cách chơi.
- Mỗi HS được phát 1 phiếu và có nhiệm vụ phải đi tìm phiếu có hình em bé, bố hoặc mẹ.
b) GV tổ chức cho HS tham gia trò chơi.
- HS chơi trò chơi.
c) 
- GV tuyên dương cặp HS thắng cuộc.
- Cho HS trả lời câu hỏi (SGV)
Kết luận: (SGV)
Hoạt động 3: Làm việc với SGK.
Mục tiêu: HS nêu được ý nghĩa của sự sinh sản.
Cách tiến hành:
a) GV hướng dẫn.
- Cho HS quan sát hình, đọc lời thoại và liên hệ đến gia đình mình.
- HS quan sát các hình 1, 2, 3 trang 4, 5 SGK và làm việc theo hướng dẫn của GV.
b) HS làm việc theo cặp.
c) Cho HS trình bày kết quả.
- Trả lời câu hỏi (SGV)
Kết luận: (SGK)
3. Củng cố, dặn dò: (2')
- GV nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài tiếp.
Thứ ba ngày 23 tháng 8 năm 2011
THỂ DỤC (1)
Bài1:Giới thiệu chương trình, tổ chức lớp
- Trò chơi “Kết bạn”
I.Mục tiêu:
- Giới thiệu chương thể dục lớp 5. –Yêu cầu HS  ... ến hành tìm các phân số thập phân bằng với các phân số đã cho và nêu cách tìm của mình.
- HS nghe và nêu lại kết luận của GV.
- HS nối tiếp nhau đọc các phân số thập phân.
- 2 HS lên bảng viết, các HS khác viết vào vở bài tập. Yêu cầu viết đúng theo thứ tự của GV đọc.
- HS đổi chéo vở để kiểm tra bài lẫn nhau.
- HS đọc và nêu : Phân số ; là phân số thập phân.
- HS nêu : Phân số có thể viết thành phân số thập phân :
 = = 
- Bài tập yêu cầu chúng ta tìm các số thích hợp điền vào ô trống.
- HS nghe GV hướng dẫn.
- 2 HS lên bảng làm bài, HS cả lớp làm bài vào vở bài tập.
- HS nhận xét bài bạn, theo dõi chữa bài và tự kiểm tra bài của mình
LỊCH SỬ (1)
 “ Bình Tây Đại nguyên soái” Trương Định
I. Mục tiêu:	
-Biết được thời kì đầu thực dân Pháp xâm lược, Trương Định là thủ lĩnh của phong trào chống Pháp ở Nam Kì. Nêu các sự kiện chủ yếu về Trương Định: Không tuân theo lệnh vua, cùng nhân dân chống Pháp.
- Trương Định quê ở Bình Sơn, Quãng Ngãi, chiêu mộ nghĩa binh đánh Pháp ngay khi chúng vừa tấn công Gia Định ( Năm 1859)
- Triều đình kí hoà ước nhường 3 tỉnh miền Đông Nam Kì cho Pháp và ra lệnh cho Trương Định phảI giảI tán lực lượng kháng chiến.
- Trương Định không tuân theo lệnh vua, kiên quyết cùng nhân dân chống Pháp.
- Biết các đương phố, trường họcở địa phương mang tên Trương Định.
II. Đồ dùng dạy học: 
-Bản đồ hành chính Việt Nam ; Phiếu học tập cho học sinh 
-Sơ đồ kẻ sẵn theo mục củng cố
III. Hoạt động dạy - học
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Mở đầu: GV nêu câu hỏi:
+ Tranh vẽ cảnh gì? Em có cảm nghĩ như thế nào về buổi lễ được vẽ trong tranh? 
Giới thiệu bài: Trương Định là ai? Vì sao nhân dân lại dành cho ông tình cảm đặc biệt tôn kính như vậy? Chúng ta cùng tìm hiểu qua bài học
-HS nêu ( 3 HS )
2.Giảng bài:
Hoạt động 1: HS làm việc với SGK
- Đọc SGK và trả lời câu hỏi gợi ý của GV
Hỏi: + Nhân dân Nam Kì đã làm gì khi thực dân Pháp xâm lược nước ta?
-HS nêu (VD:Dũng cảm đứng lên chống Pháp) 
+ Triều đình nhà Nguyễn có thái độ thế nào trước cuộc xâm lược của thực dân Pháp.
- Nhượng bộ, không kiên quyết chiến đấu.
Giáo viên giảng: 
Ngày 1-9-1858 thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng, mở đầu cho cuộc chiến tranh xâm lợc nước ta nhưng ngay lập tức chúng đã bị nhân dân ta chống trả quyết liệt. Đáng chú ý nhất là phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân dưới sự chỉ huy của Trương Định.
Hoạt động 2
Trương Định kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược.
- HS thảo luận nhóm , hoàn thành phiếu và trả lời câu hỏi sau đây :
- Thảo luận nhóm 4.
Sau đó cử đại diện lên trình bầy. VD:
(Buộc Trương Định phải giải tán nghĩa quân. Lệnh của nhà vua không hợp lý).
+Năm 1862, vua ra lệnh cho Trương Định làm gì? Theo em, lệnh của nhà vua đúng hay sai? Vì sao?
+ Nhận được lệnh vua, Trương Định có thái độ và suy nghĩ thế nào?
- Trương Định băn khoăn
+ Nghĩa quân và dân chúng đã làm gì trước băn khoăn đó của Trương Định? Việc làm đó có tác dụng như thế nào?
- Dứt khoát phản đối và quyết tâm ở lại cùng nhân dân.
+ Trương Định đã làm gì để đáp lại lòng tin yêu của nhân dân.
Kết luận: 
Năm 1862, triều đình nhà Nguyễn ký hòa ước nhường 5 tỉnh miền Đông Nam kỳ cho thực dân Pháp. Triều đình ra lệnh cho Trương Định phải giải tán lực lượng nhưng ông kiên quyết cùng nhân dân chống quân xâm lược.
Hoạt động 3
Lòng biết ơn, tự hào của nhân dân ta với "Bình Tây Đại nguyên soái" Trương Định
+ Nêu cảm nghĩ của em về "Bình Tây Đại nguyên soái" Trương Định
- Ông là người yêu nước, dũng cảm, sẵn sàng hy sinh bản thân cho dân tộc, đất nước
- Học sinh kể.
+ Hãy kể thêm một vài mẩu chuyện về ông mà em biết? 
+ Nhân dân ta đã làm gì để bày tỏ lòng biết ơn và tự hào về ông
- Lập đền thờ ông, lấy tên ông đặt tên cho đường phố, trường học
Kết luận: Trương Định là một trong những tấm gương tiêu biểu trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược của nhân dân Nam kỳ.
Âm nhạc
ôn tập một số bàI hát đã học
I Mục tiêu.
- Biết hát theo giai điệu và đúng lời ca của một số bài hát đã học ở lớp 4.
- Biết hát kết hợp vỗ tay hoặc gõ đệm theo bài hát.
II. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo viên : giáo án, SGK, đồ dùng học môn.
- Học sinh: SGK, đồ dùng học tập
III. Hoạt động dạy học
HĐ của GV
Nội dung
HĐ của HS
GV ghi nội dung
GV hỏi
GV đệm đàn
GV hỏi
GV hướng dẫn
GV điều khiển
GV hỏi
GV hướng dẫn
GV điều khiển
Ôn tập một số bài hát đã học
1. Quốc ca Việt Nam
-Ai là tác giả bài Quốc ca Việt Nam?
Nhạc sĩ Văn Cao.
- Cả lớp đứng nghiêm hát Quốc ca Việt Nam.
2. Em yêu hoà bình
Ai là tác giả bài hát Em yêu hoà bình?
Nhạc sĩ Nguyễn Đức Toàn
GV giới thiệu lời ca của bài hát.
-Cả lớp hát bài Em yêu hoà bình kết hợp gõ phách
Cả lớp hát bài Em yêu hoà bình kết hợp gõ đệm theo nhịp
- Từng tổ trình bày bài Em yêu hoà bình, GV đánh giá
3. Chúc mừng
- Bài chúc mừng là nhạc nớc nào?
Đây là bài hát Nga, lời Việt của Hoàng Lân.
GV giới thiệu lời ca của bài hát.
Chia lớp thành hai nửa, một nửa hát, nửa kia gõ đệm theo phách. Phách mạnh gõ tay phải, hai phách nhẹ gõ tay trái.
Đổi lại lần trình bày
-Từng tổ trình bày bài Chúc mừng, GV đánh giá.
HS ghi bàI
HS trả lời
HS hát Quốc Ca
HS trả lời
HS thực hiện
HS thực hiện
Các tổ thực hiện
HS trả lời
HS thực hiện
GV hỏi
GV hướng dẫn
4. Thiếu nhi thế giới liên hoan
- ai là tác giả bài thiếu nhi thế giới liên hoan?
- nhạc sĩ Lu Hữu Phớc
- GV giới thiệu lời ca của bài hát
- cả lớp hát bài thiếu nhi thế giới liên hoan kết hợp gõ đệm : đoạn 1 gõ phách, đoạn 2 gõ theo tiết tấu lời ca.
Các tổ thực hiện
H\s trả lời
H\s thực hiện
GV điều khiển
- Từng tổ trình bày bài thiếu nhi thế giới liên hoan, GV đánh giá
Các tổ thực hiện
GV tổng kết 
GV tổng kết phần trình bày 3 bài hát của các tổ. đánh giá khen ngợi và động viên h\s cố gắng học môn âm nhạc
H\s theo dõi
GV đệm đàn
Kết thúc: cả lớp hát bài em yêu hoà bình kết hợp gõ phách
H\s thực hiện
Kĩ thuật
 Đính khuy hai lỗ (Tiết 1)
I/ Mục tiêu: 
 - HS biết cách đính khuy hai lỗ.
 - Đính được ít nhất một khuy hai lỗ . Khuy đính tương đối chắc chắn.
 - Rèn luyện tính cẩn thận. 
II/. Đồ dùng dạy học
 _G V: Mẫu đính khuy hai lỗ-Một số sản phẩm may mặc được đính khuy hai lỗ.
 -Một số khuy hai lỗ được làm bằng các vật liệu khác nhau kích cỡ,hình dạng khác nhau
- HS: Một mảnh vải có kích thớc 20cm x 30cm, chỉ khâu len hoặc sợi, kim khâu len ,kim khâu thường, phấn vạch , thớc ,kéo.
III.Các hoạt động dạy học chủ yếu.
A. Bài mới.
 Hoạt động 1. Quan sát, nhận xét mẫu.
- Đặc điểm h/d của khuy 2 lỗ: được làm bằng nhiều vật liệu khác nhau.
- Đường chỉ đính khuy qua hai lỗ khuy để đính với vải, kết cấu giữa các khuy đính trên sản phẩm.
-Vị trí của các khuy và lỗ khuyết trên hai nẹp áo bằng với vị trí của lỗ khuyết.
GV nêu y/c.
 HS quan sát mẫu khuy 2 lỗ+ H1.a Sgk. Trả lời câu hỏi
Lớp nhận xét.
GV kết luận.
 Hoạt động 2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
-?Nêu tên các bước, cách vạch dấu các điểm đính khuy 2 lỗ?
- chuẩn bị đính khuy (đặt khuy,cố định khuy trên điểm vạch dấu).
- Cách đính khuy: lên kim qua lỗ khuy thứ nhất, xuống kim qua lỗ khuy thứ hai. ( lần khâu đính thứ nhất(sgv tr15)
- Cách quấn chỉ quanh chân khuy và kết thúc đính khuy: quấn chỉ quanh chân khuy, chỉ quấn vừa chặt để vải không bị dúm.
C. Củng cố - dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Chuẩn bị tiết sau.
GV nêu y/c.
-HS đọc lướt các nội dung mụcI, II và q/sát H.2Sgk trả lời, nhận xét.
HS lên bảng thực hiện các thao tác trong bước 1(G theo dõi, hớng dẫn)
-H nhắc lại và thực hiện các thao tác đính khuy hai lỗ với cách kết thúc đường khâu?
-GV h/dẫn nhanh lần hai các bước đính khuy, tổ chức cho HS thực hành gấp nẹp, khâu lược nẹp, vạch dấu các điểm đính khuy..
-HS thực hành. GV bao quát lớp, H/D những HS còn lúng túng.
3.Củng cố, dặn dò:
Yêu cầu HS hoàn thành nhanh sơ đồ sau:
 Triều đình Nhân dân
 Trương Định
 Quyết tâm chống lại vua ....
Nhận xét giờ học.
Chuẩn bị tiết sau.
- HS làm trên bảng lớp VD điền : triều đình kí hoà với giặc và yêu cầu ông giải tán lực lượng...Nhân dân suy tôn ông....ông quyết chống lại lệnh vua cùng ND chống Pháp....
Mĩ thuật
Xem tranh thiếu nữ bên hoa huệ
I. Mục tiêu
- Hiểu vài nét về hoạ sí Tô Ngọc Vân.
- Có cảm nhận về vẻ đẹp của tranh Thiếu nữ bên hoa huệ.
II. Chuẩn bị.
- GV : SGK,SGV
Tranh thiếu nữ bên hoa huệ.
- HS :SGK, vở ghi
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Giới thiệu bài
- GV giới thiệu 1 vài bức tranh đã chuẩn bị 
Hs quan sát
Hoạt động 1
Hs đọc mục 1 trang 3
GV : em hãy nêu vài nét về họa sĩ Tô Ngọc Vân?
Tô Ngọc Vân là một hoạ sĩ tài năng ,có nhiều đóng góp cho nền mĩ thuật hiện đại,
ông tốt nghiệp trường Mĩ thuật Đông Dương sau đó thành giảng viên của trường.
sau CM tháng 8 ông đảm nhiệm chức Hiệu trưởng trường Mĩ thuật Việt Nam..
GV: Em hãy kể tên những tác phẩm nổi tiếng của ông?
Tác phẩm nổi tiếng của ông là: thiếu nữ bên hoa huệ, thiếu nữ bên hoa sen, hai thiếu nữ và em bé..
Hoạt động 2: xem tranh thiếu nữ bên hoa huệ
GV cho hs quan sát tranh
Hs thảo luận theo nhóm
+ Hình ảnh chính của bức tranh là gì? 
Là thiếu nữ mặc áo dài
+ Hình ảnh chính được vẽ nh thế nào?
Hình mảng đơn giản, chiếm diện tích lớn trong tranh
+ Bức tranh còn nhứng hình ảnh nào nữa?
Hình ảnh bình hoa đặt trên bàn
+ Mầu sắc của bức tranh như thế nào?
Chủ đạo là mầu xanh ,trắng, hồng hoà nhẹ nhàng , trong sáng 
+ Tranh được vẽ bằng chất liệu gì?
Sơn dầu
GV : yêu cầu hs nhắc lại kiến thức
1-2 hs nhắc lại
Hoạt động 3: nhận xét đánh giá
GV nhận xét chung tiết học
Khen ngợi những nhóm, cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài,
-Nhắc hs quan sát mầu sắc trong thiên nhiên và chuẩn bị bài học sau.
Hs lắng nghe
Sinh hoạt lớp – tuần 1
I. Mục tiêu.
- Đánh giá các hoạt đã làm được trong tuần qua.
- Phương hướng tuần tới.
- Học sinh thấy được ưu điểm , khuyết điểm của mình để khắc phục , phát huy.
II. Chuẩn bị.
 - Nội dung.
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định
2. Tiến hành
a. Nhận xét các hoạt động tuần qua.
- Cho học sinh nhận xét hoạt động tuần qua.
- Giáo viên đánh giá chung ưu điềm, khuyết điểm.
- Tuyên dương các cá nhân, tổ có nhiều thành tích.
3. Phương hướng tuần tới.
 - Học chương trình tuần 2
 - Bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu
- Lao động vệ sinh trường lớp.
- Trang hoàng lớp học.
- Nghe
- Các tổ trưởng lên nhận xét những việc đã làm được của tổ mình
- Lớp trưởng đánh giá .

Tài liệu đính kèm:

  • docGA LOP 5(6).doc