Bài soạn lớp 5 năm 2013 - 2014 - Tuần 7 (buổi 2)

Bài soạn lớp 5 năm 2013 - 2014 - Tuần 7 (buổi 2)

I. Mục tiêu: Học sinh biết:

 - Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.

 - Đảng ra đời là một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu thời kì cách mạng nước ta có sự lãnh đạo đúng đắn, giành nhiều thắng lợi to lớn.

 - Kính trọng biết ơn Đảng- Bác.

II. Đồ dùng dạy học:

 Tư liệu lịch sử viết về bối cảnh ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam, vai trò của Nguyễn ái Quốc trong việc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng.

 

doc 7 trang Người đăng huong21 Lượt xem 851Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Bài soạn lớp 5 năm 2013 - 2014 - Tuần 7 (buổi 2)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 04/10/2013	 TUẦN 7
Ngày dạy: Thứ hai ngày 07 tháng 10 năm 2013 
Lịch sử
Đảng cộng sản Việt Nam ra đời
I. Mục tiêu: Học sinh biết:
	- Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc là người chủ trì Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
	- Đảng ra đời là một sự kiện lịch sử trọng đại, đánh dấu thời kì cách mạng nước ta có sự lãnh đạo đúng đắn, giành nhiều thắng lợi to lớn.	
	- Kính trọng biết ơn Đảng- Bác.
II. Đồ dùng dạy học:
	Tư liệu lịch sử viết về bối cảnh ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam, vai trò của Nguyễn ái Quốc trong việc chủ trì Hội nghị thành lập Đảng.
III.Các hoạt động dạy học:
1.Kiểm tra: 
	Tại sao Nguyễn Tất Thành quyết chi ra đi tìm đường cứu nước.
	2.Bài mới: Giới thiệu bài.
a) Hoàn cảnh đất nước 1929 và yêu cầu thành lập Đảng cộng sản.
? Tình hình đất nước ta thời kì 1929 đã đặt ra yêu cầu gì?
?Ai là người có thể làm được điều đó?
b) Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
? Hội nghị thành lập Đảng cộng sản Việt Nam được diễn ra ở đâu, vào thời gian nào?
? Hội nghị diễn ra trong hoàn cảnh nào? Do ai chủ trì?
? Nêu kết quả của hội nghị.
c) ý nghĩa việc thành lập Đảng cộng sản Việt Nam.
? Đảng cộng sản Việt Nam đã đáp ứng được yêu cầu gì của cách mạng Việt Nam?
? Khi có Đảng, cách mạng Việt Nam phát triển như thế nào?
? Học sinh đọc bài học: sgk.
- Học sinh thảo luận, trình bày.
- Để tăng thêm sức mạnh của cách mạng cần phải sớm hợp nhất các tổ chức cộng sản. Việc này phải đòi hỏi có 1 lãnh tụ đủ uy tín mới làm được.
- Lãnh tụ Nguyễn ái Quốc. 
- Học sinh thảo luận, trình bày.
- Hội nghị diễn ra vào đầu mùa xuân 1930, tại Hồng Kông.
- Hội nghị phải làm việc bí mật dưới sự chủ trì của lãnh tụ Nguyễn ái Quốc.
- Hội nghị đã nhất trí hợp nhất các tổ chức cộng sản thành 1 đảng cộng sản duy nhất, lấy tên Đảng cộng sản Việt Nam. Hội nghị cũng đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam.
- Học sinh thảo luận- trình bày.
-  làm cho cách mạng Việt Nam có người lãnh đạo tăng thêm sức mạnh, thống nhất lực lượng và có đường đi đúng đắn.
- Cách mạng Việt Nam giành được những thắng lời vẻ vang.
- Học sinh đọc.
3. Củng cố –dặn dò: 	 - Hệ thống nội dung bài.
	 - Liên hệ, nhận xét. Học bài
Tiếng Việt (+)
Luyện đọc: Những người bạn tốt
I. Mục đích yêu cầu: Tiếp tục luyện cho học sinh: 
- Củng cố kĩ năng đọc các từ phiên âm, tên riêng tiếng nước ngoài, đọc diễn cảm bài văn với giọng kể sôi nổi, hồi hộp.
- Rèn kĩ năng đọc thầm và trả lời câu hỏi tìm hiểu nội dung bài 
II. Đồ dùng dạy học: SGK, bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức
2. Dạy bài mới: Nêu MĐYC
* Luyện đọc
- Giáo viên đọc mẫu bài văn
- Hướng dẫn đọc, chia làm 3 đoạn
+ Đoạn 1: Từ đầu đến trở về đất liền
Hai câu đầu đọc giọng kể chậm rãi. Các câu kể tình huống nguy hiểm đọc nhanh hơn
+ Đoạn 2: Tiếp theo đến sai giam ông lại
Đọc giọng sảng khoái, thán phục. Nhấn giọng: đã nhầm, đàn cá heo, say sưa thưởng thức, đã cứu, nhanh hơn, toàn bộ, giam ông lại.
+ Đoạn 3: Phần còn lại
Nhấn giọng: gặng hỏi, bịa chuyện, sửng sốt, không tin, trị tội, trả lại tự do, kì lạ ấy, khắc hình, tình cảm yêu quý
Toàn bài đọc giọng kể sôi nổi, hồi hộp
- GV nghe nhận xét, sửa giọng đọc phù hợp với từng đoạn 
- Cho thi đọc giữa các nhóm
* Tìm hiểu bài
- GV nêu câu hỏi 
? Vì sao cá heo cứu nghệ sĩ A-ri-ôn?
? Đồng tiền có khắc hình con cá heo cõng người trên lưng thời cổ Hi Lạp và La Mã tượng trưng cho điều gì?
- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng 
4. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- Về nhà tiếp tục luyện đọc bài và chuẩn bị cho bài sau
- Hát
HS lắng nghe
- HS mở SGK và theo dõi
- HS phát âm lại các từ phiên âm, tên người nước ngoài (bảng phụ) 
- Các em nối tiếp đọc bài (3 lượt)
- HS luyện đọc theo cặp
- HS đọc cá nhân lần lượt
- Thi đọc giữa các nhóm 
- cả lớp bình chọn nhóm, cá nhân đọc hay nhất
- HS đọc thầm bài, trả lời câu hỏi theo nhóm bàn
- Vì cá heo thấy A-ri-ôn gặp nạn, cá heo yêu tiếng hát của A-ri-ôn, cá heo sẵn lòng tốt
- Tình cảm yêu quý con người của cá heo
Chính tả (Nghe - viết)
Dòng kinh quê hương
I. Mục đích yêu cầu: Giúp học sinh.
	- Nghe - viết chính xác, trình bày 1 đoạn của bài “Dòng kinh quê hương”.
	- Năm chắc đánh qui tắc đánh dấu thanh chứa iê/ ia.
II.Đồ dung dạy hoc:
Phiếu học tập nội dung bài 3, 4.
III. Các hoạt động dạy học:
	1. ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ:
Học sinh lên bảng đánh dấu thanh vào cac tiếng chứa ưa, ươ trong hai khổ thơ của Huy Cận ở giờ trước.
Lừa thưa, mưa, tương, tươi.
- Nhận xét.
	3. Bài mới:
3.1. Giới thiệu bài:
3.2. Hoạt động 1: Hướng dẫn viết.
- Đọc bài viết.
- Chú ý các từ dễ sai.
- Giáo viên đọc chậm.
- Chấm bài.
3.3. Hoạt động 2: Làm phiếu bài tập.
3.3.1. Bài 1:
- Gọi học sinh lên điền.
- Nhận xét.
3.3.2. Bài 2: 
- Chấm phiếu.
- Học sinh thuộc lòng các thành ngữ trên.
- Học sinh đọc thầm.
 mái xuồng, giã bàng, lảnh lót.
- Học sinh viết, soát lỗi.
- Rạ thơm thì ít, gió đông thì nhiều.
 mải mê đuổi 1 con điêu.
 củ khoai nướng để cả chiều thành trò.
 Đông như kiến; Gan cóc tía.
 Ngọt như mía lùi.
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhắc lạo qui tắc đánh dấu thanh ở các tiếng chứa ia/ iê.
- Nhận xét giờ học.
Ngày soạn: 04/10/2013	 
Ngày dạy: Thứ ba ngày 08 tháng 10 năm 2013 
Toán (+)
Luyện tập khái niệm số thập phân
I. Mục tiêu:
 - Tiếp tục củng cố khái niệm ban đầu về số thập phân.
 - Củng cố kĩ năng đọc, viết số thập phân.
 	- Giáo dục học sinh yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy học: VBT, TNC
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức:
2. Bài mới: Nêu yêu cầu tiết học
HĐ 1: Củng cố kiến thức:
? cách chuyển phân số thập phân thành số thập phân
HĐ 2: củn cố kĩ năng
Bài 1- VBT/44
- Viết cách đọc số thập phân theo mẫu
- GV HD mẫu
Bài 2- VBT/44
- GV vẽ tia số lên bảng
- Gọi HS lên điền
Bài 3- VBT/44
- HD HS viết phân số thập phân dưới dạng số thập phân
Bài 4- VBT/ 45
- HD HS viết số đo độ dài dưới dạng phân số và số thập phân
- GV chấm chữa bài sai nếu có
HĐ 3: HS khá giỏi
Bài 69- TNC/14
- Viết thành phân số thập phân rồi viết thành số thập phân
a. ; ; 
b. ; ; 
3. Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học
- VN làm lại bài sai.
- Hát
- HS trả lời theo nhóm bàn 
- Vài HS nhắc lại trước lớp
- Lớp nhận xét, bổ sung
- HS đọc yêu cầu của đề
- HS tự làm bài rồi chữa miệng
- 1 HS lên bảng làm
- Lớp làm bài trong VBT
- Chữa bài
- HS tự làm bài rồi chữa
- HS đọc yêu cầu của đề
- Làm bài vào vở
- Chữa bài
- HS làm bài
- chữa bài
- HS làm bài rồi chữa
a. = = 0,6
 = = 0,92
Các phần còn lại tương tự
Kể chuyện
Cây cỏ nước Nam
I. Mục đích yêu cầu:
	- Dựa vào lời kể của giáo viên và tranh minh hoạ kể được từng đoạn và toàn bộ câu chuyện một cách tự nhiên.
	- Hiểu được ý nghĩa truyện: Khuyên người ta yêu quý thiên nhiên; hiểu giá trị và biết trân trọng từng ngọn cỏ lá cây.
	- Biết nhận xét lời kể của bạ
II. Đồ dùng dạy học:
	- Tranh minh hoạ truyện in sgk.
	- ảnh hoặc vật thật: Những bụi sâm nam, đinh lăng, cam thảo nam.
III. Hoạt động dạy học:
	1. ổn định lớp:
	2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra vở bài tập của học sinh.
	3. Bài mới:	
	a) Giới thiệu bài.
	b) Làm bài tập.
- Giáo viên kể lần 1: Chậm, từ tốn.
- Giáo viên kể lần 2: kết hợp tranh minh hoạ và viết bảng (cây thuốc quý)
	c) Hướng dẫn học sinh kể chuyện và trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- Giáo viên treo tranh và ghi nội dung tranh.
- 3 học sinh đọc yêu cầu bài 1, 2, 3 sgk
- Học sinh kể theo nhóm.
- Thi kể chuyện trước lớp theo tranh.
- Thi kể toàn bộ câu chuyện.
	- Tranh 1: Tuệ tĩnh giản giải cho học trò về cây cỏ nước Nam.
	- Tranh 2: Quân dân nhà Trần, tập luyện chuẩn bị chóng quân Nguyên.
	- Tranh 3: Nhà nguyên cấm bán thuốc men cho nước ta.
	- Tranh 4: Quân dân nhà Trần chuẩn bị thuốc men cho cuộc chiến đấu.
	- Tranh 5: Cây cỏ nước Nam góp phần làm cho binh sĩ thêm khoẻ mạnh.
	- Tranh 6: Tuệ tĩnh và học trò phát triển cây thuốc nam.
4. Củng cố- dặn dò:
	- Nhận xét giờ học.
	- Chuẩn bị bài sau.
Ngày soạn: 04/10/2013	 
Ngày dạy: Thứ năm ngày 10 tháng 10 năm 2013 
Toán (+)
Luyện đọc, viết số thập phân
I. Mục tiêu: 
 	- Tiếp tục củng cố cách đọc, viết số thập phân
 	- Củng cố kĩ năng đọc, viết số thập phân, phân tích cấu tạo số thập phân, hàng của số thập phân
 	- HS yêu thích, say mê học toán
II. Đồ dùng dạy học: - VBT Toán 5/ 1, TNC 5
III. Các hoạt động dạy - học:
1. Tổ chức:
2. Bài mới: Nêu yêu cầu bài học
HĐ 1: Củng cố kiến thức
? Nêu cách đọc, viết số thập phân
HĐ 2: Củng cố kĩ năng
Bài 1-VBT/46
Củng cố cho HS cách đọc số thâp phân
Xác định phần nguyên và phần thập phân trong số thập phân
- GV sửa cho HS còn sai
Bài 2- VBT/46
- Củng cố cách viết số thập phân
Bài 3- VBT/47
- GV HD Chuyển số thập phân thành hỗn số có chứa phân số thập phân qua mẫu
- Chốt lời giải đúng 
Bài 72- TNC/ 14: Hãy viết số thập phân bé nhất có 10 chữ số khác nhau, trong đó phần nguyên:
a. có một chữ số
b. có hai chữ số
3. Củng cố, dặn dò:
? Nêu cách đọc, viết số thập phân?
? Phân tích cấu tạo số thập phân
- Nhận xét giờ học 
- VN làm lại bài sai
- HS trả lời theo nhóm bàn 
- Vài HS nhắc lại trước lớp
- Lớp nhận xét, bổ sung
- 1 HS đọc yêu cầu của bài
- 1 HS nhắc lại: Cách đọc số thập phân đọc phần nguyên, đọc dấu phẩy, đọc phần thập phân
HS tự làm bài rồi chữa
4 HS nối tiếp đọc bài chữa.
Lớp theo dõi, nhận xét
- HS đọc yêu cầu bài tập
Lớp làm bài vào vở BT
2 HS làm bảng.
- Lớp nhận xét, chốt câu trả lời đúng
- HS đọc đề, nhận xét mẫu
- HS tự làm bài rồi chữa
- HS tự làm bài rồi chữa
a. Phần nguyên có một chữ số:
0, 123456789.
b. Phần nguyên có hai chữ số:
10, 23456789.
- 1 HS trả lời
- vài HS nhắc lại
Tiếng Việt (+)
Luyện tập về từ nhiều nghĩa
I. Mục tiêu:
- Củng cố cho HS thế nào là từ nhiều nghĩa.
- Rèn kĩ năng phân biệt được nghĩa gốc và nghĩa chuyển trong một số câu văn có dùng từ nhiều nghĩa, đặt câu phân biệt nghĩa của các từ nhiều nghĩa.
- HS có ý thức trau dồi kiến thức và rèn kĩ năng thực hành.
II. Đồ dùng dạy học:
- VBTTN TV 5, TVNC
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Tổ chức:
2. Bài mới: Nêu MĐYC tiết học
HĐ 1: HS đại trà
Bài 5, 6- VBTTN TV 5/31; Bài 12, 13- VBTTN TV 5/33, 34
- GV cho HS tự làm bài
- GV chấm bài, nhận xét, sửa sai cho từng em, lưu ý HS TB và HS yếu
HĐ 2: HS khá giỏi
Bài 1- TVNC/59: Tìm từ nhiều nghĩa trong đoạn thơ sau, nói rõ nghĩa gốc và nghĩa chuyển
Bài 2- TVNC/60:trong các câu nào dưới đây, các từ đi, chạy mang nghĩa gốc, trong những câu nào chúng mang nghĩa chuyển?
- GV nhận xét, chốt câu trả lời đúng
Bài 3- TVNC/61: Với mỗi nghĩa dưới đây của từ mũi, hãy đặt một câu
a. Bộ phận trên mặt người và động vật, dùng để thở và ngửi
b. Bộ phận có đầu nhọn, nhô ra phía trước một số vật.
c. Đơn vị lực lượng vũ trang có nhiệm vụ tấn công theo một hướng nhất định
- GV nhận xét, sửa sai cho HS
Bài 3- TVNC/62: Tìm từ có thể thay thế từ ăn trong các câu sau
- GV chốt câu trả lời đúng: dùng bữa, tốn (hao), tiếp nhận, hưởng, chịu, bắt, dính, hợp, lan, thuộc, được (ngang giá)
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV NX giờ
-VN làm lại bài sai.
- Hát
- HS tự làm bài vào vở
- Vài HS đọc bài làm của mình
- Lớp nhận xét, bổ sung
- HS làm bài rồi chữa
- Hỗu hết các từ được dùng với nghĩa chuyển đó là: ruột gà, lá mía, chân, ăn, sóng, ống muống, gáy, quả, áo, đầu
- HS làm bài rồi chữa
a. Trong câu “Nó chạy còn tôi đi” từ đi mang nghĩa gốc. Từ đi trong các trường hợp còn lại mang nghĩa chuyển.
b. Từ chạy trong câu đầu tiên mang nghĩa gốc, trong các câu còn lại mang nghĩa chuyển
- HS làm bài, lần lượt đọc câu của mình vừa đặt
VD: a. Anh Nam có gương mặt trái xoan, mũi thẳng, cằm vuông.
b. Hai anh em ngồi lên phía mũi thuyền.
c. Đơn vị chủ lực chia làm hai mũi tiến công
- HS đọc đề làm bài miệng
Kỹ thuật
Nấu cơm
I/Mục tiêu:
- HS cần phảI biết đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống trong gia đình.
- Có ý thức bảo quản, giữ gìn vệ sinh an toàn trong quá trình sử dụng dụng cụ nấu ăn thông thường.
II/ Đồ dùng dạy học
- Một số dụng cụ đun nấu, ăn uống thông thường dùng trong gia đình ( nếu có)
- Tranh một số dụng cụ nấu ăn và ăn uống thông thường.-Một số phiếu học tập.
III/ Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1-Tổ chức lớp:
2- kiểm tra; KT sự chuẩn bị của HS.
3-Dạy bài mới:
-Giới thiệu bài GV nêu MĐYC bài học
Hoạt động 1: Xác định các dụng cụ đun nấu, ăn uống thông thường trong gia đình.
+Em hãy kể tên các dụng cụ thông thường dùng để đun nấu ăn uống trong gia đình.
-GV ghi tên các dụng cụ đun nấu lên bảng theo từng nhóm SGK.
-Nhận xét và nhắc lại tên các dụng cụ đun nấu, ăn uống trong gia đình.
Hoạt động 2: Tìm hiểu đặc điểm, cách sử dụng, bảo quản một số dụng cụ đun nấu, ăn uống trong gia đình
-GV cho HS thảo luận theo nhóm 
-GV phát phiếu và giao nhiệm vụ cho nhóm
GV nhận xét và sử dụng tranh minh hoạ để kết luận.
IV/ Nhận xét dặn dò:
-GV nhận xét tinh thần tháI độ học tập của học sinh.Khen ngợi những em có ý thức học tập tốt.
-Dặn HS sưu tầm tranh ảnh về các thực phẩm dùng để nấu ăn.
-Hát
-HS báo cáo tình hình chuẩn bị .
-HS lắng nghe.
-HS nêu tên các dụng cụ.
-HS nhắc lại: bếp, nồi, chảo, bát đũa, thìa ....
HS làm việc theo nhóm 
-Đại diện nhóm trình bày, em khác nhận xét bổ xung.
-HS lắng nghe.
-HS về sưu tầm tranh ảnh .

Tài liệu đính kèm:

  • docBAI SOAN L5._TUAN 7_BUOI 2.doc