Bài soạn lớp 5 - Trường PT Dân Tộc Bán Trú TH Nà Khoa số 1 - Tuần 8

Bài soạn lớp 5 - Trường PT Dân Tộc Bán Trú TH Nà Khoa số 1 - Tuần 8

I. Mục tiêu:

 - Đọc diễn cảm bài văn với với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng

 - Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng, tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.

II. Đồ dùng dạy học:

 - Thầy : Tranh về rừng

 - Trò : Sưu tầm một số ảnh về rừng

 

docx 25 trang Người đăng huong21 Lượt xem 639Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Trường PT Dân Tộc Bán Trú TH Nà Khoa số 1 - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8: 
Thứ hai ngày 15 tháng 10 năm 2012
Tiết 1: Chào cờ. 
Tiết 2: Thể dục
(Dạy chuyên)
Tiết 3: Tập đọc.
KÌ DIỆU RỪNG XANH
I. Mục tiêu:
 - Đọc diễn cảm bài văn với với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng 
 - Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng, tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Thầy : Tranh về rừng
 - Trò : Sưu tầm một số ảnh về rừng
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Đọc thuộc bài '' Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà ''
 3. Bài mới:
 	a) Giới thiệu bài : Ghi bảng 
 	b) Nội dung bài dạy:
 * Luyện đọc:
 - Gọi một em khá đọc cả bài
- Bài chia làm mấy đoạn ? - Đọc nối tiếp lần 1
- Hướng dẫn học sinh đọc từ khó
- Hướng dẫn đọc câu văn dài.
- Đọc nối tiếp lần 2, giải nghĩa từ và đọc chú giải?
 - Giáo viên đọc mẫu
 *Tìm hiểu bài
 ? Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì?
 ? Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp lên như thế nào?
 ? Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào?
 ? Sự có mặt của chúng đem lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?
 ? Tác giả đã miêu tả rừng khộp như thế nào?
 ? Em hiểu vàng rợi là như thế nào?
 ? Vì sao rừng khộp lại được miêu tả là '' giang sơn vàng rợi ''?
? Nội dung bài ?
* Luyện đọc diễn cảm:
- Đọc nối tiếp 
- hướng dẫn đọc 1 đoạn
- Thi đọc diễn cảm.
- Học sinh nhận xét
- Nhận xét cho điểm
- 1 em khá đọc
- (3 đoạn )
- HS đọc nối tiếp đoạn
Những con chồn sóc với chum lông đuôi to/ đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.
- Đọc thầm đoạn 1
- Một thành phố nấm - mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì....
- Làm cho ảnh vật trong rừng chở lên lãng mạn, thần bí như trong chuyện cổ tích.
- Đọc thầm đoạn 2:
- Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyển nhanh như tia chớp. Con chồn sóc chùm lông đuôi to đẹp. Con mang vàng đang ăn cỏ non.....
- Sự xuất hiện thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú làm cho cảnh rừng chở nên sống động đầy những bất ngờ và kì thú.
- Lá úa vàng như cảnh mùa thu -Những sắc vàng động đậy,........cái giang sơn vàng rợi.
- Màu vàng sáng ngời, rực rỡ,đềukhắp, rất đẹp mắt.
- Nội dung: Tình cảm yêu mến ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng
-3 em đọc
- Đọc theo cặp
- 2-3 em đọc
 4. Củng cố - Dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học.
 - Về học và chuẩn bị cho tiết sau.
Tiết 4: Toán.
SỐ THẬP PHÂN BẰNG NHAU.
I. Mục tiêu:
 Biết: Viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 ở tận cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Thầy : Bảng phụ
 - Trò : Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 = 3,4 ; = 0,09
 3. Bài mới: 
 	 a) Giới thiệu bài: Ghi bảng 
 	 b) Nội dung bài dạy:
- 9 dm bằng bao nhiêu xăng ti mét?
- Hày viết số đo 9 dm, 90 cm dưới dạng số đo bằng mét?
- Hãy so sánh kết quả đó?
- Hãy so sánh 0,9 với 0,90?
- Nếu thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải phần phập phân của số thập phân 
ta được giá trị như thế nào? Lấy ví dụ?
- Nếu ta bỏ chữ số 0 tận cùng bên phải 
phần thập phân của số thập phân ta được giá trị như thế nào? Lấy ví dụ?
c/ Luyện tập 
- Bài yêu cầu làm gì?
- Học sinh nêu cách làm?
- Học sinh lên bảng giải
- Dưới lớp làm vào giấy nháp.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Học sinh nêu cách làm?
- Học sinh lên bảng giải
- Dưới lớp làm vào giấy nháp.
1 - Ví dụ :
9 dm = 90 cm
mà 9 dm = 0,9 m ; 90 cm = 0,90 m
Nên 0,9 m = 0,90 m hoặc 0,90 = 0,9
Vậy 0,9 = 0,90 hoặc 0,90 = 0,9
 * Kết luận 1: SGK 
 * Kết luận 2: SGK
* Bài 1(40)
a) 7,800 = 7,8 ; 3,0400 = 3,04
b) 2001,300 = 2001,30 = 2001,3 
* Bài 2(40)
 a) 5,612 = 5,612 ; 17,2 =17,200
 b) 24,5 = 24,500 ; 80,01 = 80,010 
 4. Củng cố - Dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học.
 - Về học và chuẩn bị cho tiết sau.
Tiết 6. Đạo đức:
NHỚ ƠN TỔ TIÊN (tiết 2)
I. Mục tiêu:
 - Biết được: Con người ai cũng có tổ tiên và mỗi người đều phải nhớ ơn tổ tiên . - Nêu được những việc cần làm phù hợp với khả năng để thực hiện lòng biết ơn tổ tiên.
 - Biết làm những việc cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Thầy : Phiếu học tập
 - Trò : Sưu tầm câu ca dao, tục ngữ về chủ đề Nhớ ơn tổ tiên.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 - Nêu bài học của tiết 1?
 3. Bài mới
 a) Giới thiệu bài: Ghi bảng 
 b) Nội dung bài dạy:
* Hoạt động nhóm.
- Giớ thiệu tranh sưu tầm của nhóm
- Giỗ tổ Hùng Vương được tổ chức vào thời gian nào?
- Đền thờ Hùng Vương ở đâu?
- Các vua Hùng đã có công lao gì đối với đất nước?
- Việc nhân dân ta tổ chức giỗ tổ Hùng Vương thể hiện điều gì?
* Hoạt động 2: Làm việc cá nhân.
- Đọc bài tập 2.
- Em có tự hào về truyền thống đó không? Vì sao?
- Em cần làm gì để xứng đáng với truyền thống tất đẹp đó?
* Hoạt động 3:
- Học sinh trao đổi theo cặp:
- Các nhóm nối tiếp lên đọc.
Bài tập 4:
- Vào ngày 10 tháng 3 hằng năm (vào ngày âm lịch)
- Xây dựng đất nước
- Nhân dân ta luôn nhớ về cội nguồn. Lòng nhớ ơn đến các vua Hùng....
Bài tập 2 :
- Học sinh tự kể về truyền thốnh tốt của dòng họ.
Bài tập 3 :
Uống nước nhớ nguồn
 Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
 4. Củng cố - Dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học. 
 - Về học bài và chuẩn bị cho tiết sau.
Tiết 7: Tiếng anh.
(Dạy chuyên)
Tiết 8*: Tập đọc.
KÌ DIỆU RỪNG XANH
I. Mục tiêu:
Rèn học sinh luyện đọc, đọc diễn cảm bài văn với với cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Thầy : Tranh về rừng
 - Trò : Sưu tầm một số ảnh về rừng
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Đọc thuộc bài '' Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà ''
 3. Bài mới:
 	a) Giới thiệu bài : Ghi bảng 
 	b) Nội dung bài dạy:
 * Luyện đọc:
 - Gọi một em khá đọc cả bài
- Bài chia làm mấy đoạn ? - Đọc nối tiếp lần 1
- Hướng dẫn học sinh đọc từ khó
- Hướng dẫn đọc câu văn dài.
- Đọc nối tiếp lần 2, giải nghĩa từ và đọc chú giải?
 - Giáo viên đọc mẫu
 *Tìm hiểu bài
 ? Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì?
 ? Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp lên như thế nào?
 ? Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào?
 ? Sự có mặt của chúng đem lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?
 ? Tác giả đã miêu tả rừng khộp như thế nào?
 ? Em hiểu vàng rợi là như thế nào?
 ? Vì sao rừng khộp lại được miêu tả là '' giang sơn vàng rợi ''?
? Nội dung bài ?
* Luyện đọc diễn cảm:
- Đọc nối tiếp 
- hướng dẫn đọc 1 đoạn
- Thi đọc diễn cảm.
- Học sinh nhận xét
- Nhận xét cho điểm
- 1 em khá đọc
- (3 đoạn )
- HS đọc nối tiếp đoạn
Những con chồn sóc với chum lông đuôi to/ đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo.
- Đọc thầm đoạn 1
- Một thành phố nấm - mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì....
- Làm cho ảnh vật trong rừng chở lên lãng mạn, thần bí như trong chuyện cổ tích.
- Đọc thầm đoạn 2:
- Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyển nhanh như tia chớp. Con chồn sóc chùm lông đuôi to đẹp. Con mang vàng đang ăn cỏ non.....
- Sự xuất hiện thoắt ẩn, thoắt hiện của muông thú làm cho cảnh rừng chở nên sống động đầy những bất ngờ và kì thú.
- Lá úa vàng như cảnh mùa thu -Những sắc vàng động đậy,........cái giang sơn vàng rợi.
- Màu vàng sáng ngời, rực rỡ,đềukhắp, rất đẹp mắt.
- Nội dung: Tình cảm yêu mến ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng
-3 em đọc
- Đọc theo cặp
- 2-3 em đọc
 4. Củng cố - Dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học.
 - Về học và chuẩn bị cho tiết sau.
Thứ ba ngày 16 tháng 10 năm 2012
Tiết 1. Toán:
SO SÁNH HAI SỐ THẬP PHÂN
 I. Mục tiêu:
 Biết: 
- So sánh hai số thập phân. - Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn (hoặc ngược lại).
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Thầy : Bảng phụ
 - Trò : Sách GK, nháp,..
 III. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 a) Bỏ chữ số 0 bên phải phần thập phân?
 9,3000 = 9,300 = 9,30 = 9,3
 48,6200 = 48,620 = 48,62
 3. Bài mới:
 	 a) Giới thiệu bài: Ghi bảng 
 	 b) Nội dung bài dạy:
- Vận dụng kiến thức đã học tìm ra cách so sánh?
- Thảo luận cặp đôi .
- Các nhóm báo cáo kết quả. 
- Ta làm thế nào để so sánh được như thế?
- Nêu cách làm.
- Trong hai số có phần nguyên khác nhau thì ta so sánh như thế nào?
 -Hai số thập phân này có phần nguyên như thế nào?
- Ta so sánh như thế nào?
- Làm tương tự như ví dụ 1.
- Nếu phần nguyên bằng nhâu thì ta so sánh như thế nào?
- Muốn so sánh hai số thập phân ta làm thế nào?
- HS lấy ví dụ?
c/ Luyện tập 
- Bài yêu cầu làm gì?
- Học sinh nêu cách làm?
- Học sinh lên bảng giải.
- Dưới lớp làm vào bảng con.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Học sinh lên bảng giải.
- Dưới lớp làm vào bảng con
1 - Ví dụ : So sánh 8,1 m và 7,9 m
Ta có thể viết 8,1 m = 81 dm
 7,9 m = 79 dm
Ta có 81 dm > 79 dm (81 > 79 vì ở hàng chục có 8 > 7)
Tức là 8,1 m > 7,9 m
Vậy 8,1 > 7,9 ( phần nguyên có 8 >7)
 * Kết luận: SGK 
2- Ví dụ 2: So sánh 35,7m và 35,698m
- Phần thập phân của 35,7 m là m
= 7 dm = 700 mm
- Phần thập phân của 35,698 m là:
 m = 698 mm; 700 mm > 698 mm 
(700 > 698 vì 7>6) nên m
-Do đó: 35,7 m > 35,698 m
- Vậy 35,7 > 35,698 vì 7 > 6
* Kết luận 2: SGK
* Quy tắc: SGK
*Ví dụ: 2001,2 > 1999,7 vì 2001>1999
 78,469 < 78,5 ( hàng phần mười
 có 4 < 5)
* Bài 1: So sánh hai số thập phân. 
a) 48,97 < 51,02 (vì 48 < 51)
b) 96,4 > 96,38 (vì hàng phần mười có
 4 > 3)
* Bài 2: Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn.
 6,375 < 6,735 < 7,19 < 8,72 < 9,01
 4. Củng cố - Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học
 - Về học và chuẩn bị cho tiết sau
Tiết 2: Chính tả. (Nghe - viết):
KÌ DIỆU RỪNG XANH
I. Mục tiêu:
 -Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi .
 - Tìm được các tiếng chứa yê, ya trong đoạn văn (BT2); tìm được tiếng có vần uyên thích hợp để điền vào ô trống (BT3).
 II. Đồ dùng dạy học:
 - Thầy : Bảng phụ
 - Trò : Vở bài tập tiếng Việt
 III. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Viết những tiếng có chứa ia / iê?
 3. Bài mới:
 	a) Giới thiệu bài: Ghi bảng 
 	b) Nội dung bài dạy:
 * Hướng dẫn nghe viết :
- Giáo viên đọc bài viết.
- Hướng dẫn viết tiếng khó.
- Học sinh lên bảng viết.
- Đọc cho học sinh viết bài.
- Đọc soát lỗi.
- Chấm và nhận xét.
 * Luyện tập:
- Đọc bài tập 1.
- Nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh làmviệc cá nhân.
- Gọi 1 em lên bảng viết.
- Học sinh đọc bài.
- Nêu yêu cầu của bài.
- Gọi học sinh lên bảng làm. 
- Dưới lớp làm vào p ...  cũ:
 - Đọc đoạn văn tả cảnh sông nước?
 3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: Ghi bảng 
 b) Nội dung bài dạy:
- 1 em đọc yêu cầu bài.
- Cấu tạo bài văn tả cảnh gồm có mấy phần?
- Mở bài có nội dung gì?
- Thân bài có trình tự miêu tả như thế nào?
- Kết bài có nội dung gì?
- Học sinh làm bài theo cặp đôi (3 nhóm viết vào giấy trong)
- Báo cáo kết quả của nhóm.
- Đọc yêu cầu bài tập 2.
- Đọc yêu cầu và gợi ý của bài.
- Em hãy giới thiệu đoạn văn em viết có nội dung gì?
- 3 em làm vào giấy trong.
- Học sinh làm vào vở bài tập.
- Học sinh trình bày bài.
- Nhận xét bài của bạn.
Bài 1. Lập dàn ý.
1 - Mở bài: Giới bài cảnh sẽ tả
2 - Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
3 - Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết
Bài 2. Dựa vào dàn ý em đã lập hãy viết một đoạn văn.
 4. Củng cố - Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Về làm lại bài và chuẩn bị cho tiết sau.
Tiết 2. Toán:
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
 Biết:
 - Đọc, viết, sắp thứ tự các số thập phân.
 - Tính bằng cách thuận tiện nhất.
 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận chính xác.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Thầy : Bảng phụ
 - Trò : Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 So sánh số sau : 32,54 < 32,84
 3,52 > 2,48
 3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: Ghi bảng 
 b) Nội dung bài dạy:
- Nêu yêu cầu của bài?
- Cho học sinh đọc các số đó.
- Các em khác nhận xét.
- Nêu yêu cầu của bài.
- 1 em đọc cho em khác lên bảng viết số đó.
Bài 1. (43)
a) 7,5 bảy phảy năm.
 28,416 hai mươi tám phẩy bốn trăm mười sáu.
b) 36,2 ba mươi sáu phẩy hai.
 9,001 chín phẩy không trăm linh một.
Bài 2. (43)
a) 5,7 c) 0,01
b) 32,85 d) 0,304
Bài 3. (43)
41,538 < 41,835 < 42,385 <42,583
 4. Củng cố - Dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học. 
 - Về xem lại bài và chuẩn bị cho tiết sau.
Tiết 3. Luyện từ và câu:
LUYỆN TẬP VỀ TỪ NHIỀU NGHĨA.
 I. Mục tiêu:
 - Phân biệt được những từ đồng âm, từ nhiều nghĩa trong số các từ nêu ở BT1.
 - Hiểu được nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ nhiều nghĩa (BT2); biết đặt câu phân biệt các nghĩa của một từ nhiều nghĩa (BT3).
II. Đồ dùng dạy học:
 - Thầy : Bảng phụ.
 - Trò : Vở bài tập tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Thế nào là từ nhiều nghĩa? Cho ví dụ?
 3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: Ghi bảng 
 b) Nội dung bài dạy:
- Đọc bài tập 2.
- Nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh làm việc theo cặp.
- Các nhóm nối tiếp trình bày kết quả của nhóm mình.
- Đọc bài tập 2. 
- Nêu yêu cầu của bài.
- Học sinh lên bảng làm.
- Dưới lớp làm vào vở.
- Đọc bài tập 3. 
- Làm theo nhóm 3.
 Nghĩa
a) Cao : Có chiều cao lớn hơn mức bình thường.
Có số lượng hoặc chất lượng hơn mức bình thường.
b) Nặng : Có trọng lượng lớn hơn mức bình thường.
- Ở mức độ cao hơn, trầm trọng hơn mức bình thường.
c) Ngọt : Có vị như vị của đường mật (Lời nói) nhẹ nhàng dễ nghe. (Âm thanh) nghe êm tai
Bài 1. (82)
a) từ chín ở câu 1 với từ chín ở câu 3 là từ thể hiện 2 nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ chín câu 2.
b) Từ đường câu 2, 3 thể hiện 2 nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa đồng âm với từ đường câu 1.
c) Từ vạt 1, 3 thể hiện 2 nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa đồng âm với từ vạt ở câu 2.
Bài 2. (82)
a) Từ xuân thứ nhất chỉ mùa xuân đầu tiên trong 4 mùa. Từ xuân thứ 2 có nghĩa là tươi đẹp.
b) Từ xuân ở đây có nghĩa là tuổi.
Bài 3. (83)
 Đặt câu 
- Anh em cao hơn hẳn bạn bè cùng lớp.
- Mẹ cho em vào xem Hội Chợ hàng Việt Nam chất lượng cao.
- Bé mới 4 tháng tuổi mà bế đã nặng trĩu tay.
- Có bệnh mà không chạy chữa thì bệnh sẽ nặng lên.
- Loại sô-cô-la này rất ngọt.
- Cu cậu chỉ ưa nói ngọt.
- Tiếng đàn thật ngọt.
 4. Củng cố - Dặn dò: 
 - Nhắc lại nội dung bài. 
 - Về chuẩn bị cho tiết sau.
Tiết 4: Khoa học.
(Dạy chuyên)
Tiết 6*. Tập làm văn:
	LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
 I. Mục tiêu:
 Rèn kĩ năng lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương đủ ba phần.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Thầy : Phiếu học tập
 - Trò : Vở bài tập tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Đọc đoạn văn tả cảnh sông nước?
 3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: Ghi bảng 
 b) Nội dung bài dạy:
- 1 em đọc yêu cầu bài.
- Cấu tạo bài văn tả cảnh gồm có mấy phần?
- Mở bài có nội dung gì?
- Thân bài có trình tự miêu tả như thế nào?
- Kết bài có nội dung gì?
- Học sinh làm bài theo cặp đôi (3 nhóm viết vào giấy trong)
- Báo cáo kết quả của nhóm.
Bài 1. Lập dàn ý.
1 - Mở bài: Giới bài cảnh sẽ tả
2 - Thân bài: Tả từng phần của cảnh hoặc sự thay đổi của cảnh theo thời gian.
3 - Kết bài: Nêu nhận xét hoặc cảm nghĩ của người viết
 4. Củng cố - Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Về làm lại bài và chuẩn bị cho tiết sau.
Tiết 7*: Toán.
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
 Biết:
 - Đọc, viết, sắp thứ tự các số thập phân.
 - Tính bằng cách thuận tiện nhất.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Thầy : Bảng phụ
 - Trò : Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 So sánh số sau : 32,54 < 32,84
 3,52 > 2,48
 3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: Ghi bảng 
 b) Nội dung bài dạy:
- Nêu yêu cầu của bài?
- Cho học sinh đọc các số đó.
- Các em khác nhận xét.
- Nêu yêu cầu của bài.
- 1 em đọc cho em khác lên bảng viết số đó.
.
Bài 1. (43)
a) 7,5 bảy phảy năm.
 28,416 hai mươi tám phẩy bốn trăm mười sáu.
b) 36,2 ba mươi sáu phẩy hai.
 9,001 chín phẩy không trăm linh một.
Bài 2. (43)
a) 5,7 c) 0,01
b) 32,85 d) 0,304
Bài 3. (43)
41,538 < 41,835 < 42,385 <42,583
 4. Củng cố - Dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học. 
 - Về xem lại bài và chuẩn bị cho tiết sau.
Thứ sáu ngày 19 tháng 10 năm 2012
Tiết 3. Tập làm văn:
LUYỆN TẬP TẢ CẢNH
(Dựng đoạn mở bài, kết bài).
 I. Mục tiêu:
 - Nhận biết và nêu được cách viết hai kiểu mở bài : mở bài trực tiêp, mở bài gián tiếp (BT1).
 - Biết phân biệt được hai cách kết bài: kết bài mở rộng; kết bài không mở rộng (BT2) 
II. Đồ dùng dạy học:
 - Thầy : Bảng phụ.
 - Trò : Vở bài tập tiếng Việt.
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ:
 - Giáo viên chấm bài hôm trước.
 3. Bài mới:	
 a) Giới thiệu bài: Ghi bảng 
 b) Nội dung bài dạy:
- Học sinh đọc bài tập 1. 
- Có mấy kiểu mở bài? Là những kiểu nào?
- Nêu lại yêu cầu của bài?
- Đọc bài tập 2.
- Có mấy kiểu kết bài? là những kiểu nào?
- Kết bài mở rộng và không mở rộng giống nhau ở điểm nào?
- Hai kiểu kết bài đó khác nhau ở điểm nào?
- Hai học sinh làm vào giấy trong.
- Các em còn lại làm vào vở bài tập?
- Đọc bài tập 3.
- Cho học sinh làmviệc theo nhóm.
- Các nhóm báo cáo kết quả.
Bài 1. (83)
 a) Kiểu mở bài trực tiếp.
 b) Kiểu mở bài gián tiếp.
Bài 2. (84)
- Đều nói về tình cảm yêu quý gắn bó thân thiết của bạn học sinh với con đường.
- Kết bài mở rộng vừa nói về tình cảm yêu quý con đường, vừa ca ngơi công ơn của các cô bác cônmg nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường, đồng thời thể hiện ý thức giữ cho con đường luôn sạch đẹp.
Bài 3. (84)
- Viết mở bài kiểu gián tiếp.
- Viết kết bài kiểu mở rộng.
 4. Củng cố - Dặn dò:
 - Nhận xét tiết học. 
 - Về viết lại bài và chuẩn bị cho tiết sau.
Tiết 2. Toán:
VIẾT CÁC SỐ ĐO ĐỘ DÀI DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN.
I. Mục tiêu:
 - Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân (trường hợp đơn giản ).
II. Đồ dùng học tập:
 Thầy: Bảng phụ kê đơn vị đo độ dài
 Trò : Bảng con
III. Các hoạt động dạy học:
 1. Ổn định tổ chức:
 2. Kiểm tra bài cũ:
 Viết theo thứ tự từ bé đến lớn.
 4,34; 4,45; 5,02; 5,12; 6,02
 3. Bài mới:
 a) Giới thiệu bài: Ghi bảng
 b) Nội dung bài:
 * Bài 1. Nêu lại đơn vị đo độ dài? 1 - Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài
 km
 hm
 dam
 m
 dm
 cm
 mm
 1 km
= 10 hm
 1 hm 
= 10 dam
= km
= 0,1km
 1 dam
= 10 m
= hm
= 0,1hm
 1m
= 10 dm
= dam
= 0,1dam
 1dm
= 10 cm
= m
= 0,1m
 1 cm
= 10mm
= dm
= 0,1dm
 1 mm 
= cm
= 0,1cm
- Nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đođộ dài liền kề?
- Giáo viên hướng dẫn học sinh cách đổi?
- Học sinh làm nêu cách đổi đơn vị đó?
- Hãy viết đơn vị đo về mét dưới dạng hỗn số, số thập phân?
- Học sinh trình bày cách làm ta viết số đo đó về mét dưới dạng hỗn số, số thập phân.
* Luyện tập:
- Đọc yêu cầu của bài.
- Gọi học sinh lên bảng viết.
- Dưới lớp làm ra bảng con.
- Nhận xét và chữa.
- Đọc yêu cầu bài tập.
- Học sinh lên bảng làm.
- Dưới lớp làm vào bảng con.
- Nhận xét và chữa bài. 
- Đọc bài tập 3.
- Học sinh làm theo cặp đôi.
- Giáo viên nhân xét sửa sai.
- Mỗi đơn vị đo độ dài gấp 10 lần đơn vị liền sau nó.
- Mỗi đơn vị đo độ dài bằng một phần mười (bằng 0,1) đơn vị liền trước nó.
* Ví dụ:
1km = 1000m ; 1m =km=0,001m
1m = 100cm ; 1cm = m = 0,01m
1mm = m = 0,001m
1m = 1000mm
 2: Ví dụ Viết..
a) 6m4dm = ... m
6m4dm = 6m = 6,4m
b) Viết số thập phân thích hợp vào chỗ chấm:
 3m5cm = ... m 
 3m5cm = 3m = 3,05m
Vậy 3m5cm = 3,05m.
Bài 1. (44)
a) 8m6dm = 8m = 8,6m
b) 2dm2cm = 2dm = 2,2dm
c) 3m7cm = 3m = 3,07m
d) 23m13cm = 23m = 23,13m
Bài 2. (44)
a) 3m4dm = 3m = 3,4m
2m5cm = 2m = 2,05m
21m36cm = 21m = 21,36m
b) 8dm7cm = 8dm = 8,7dm
4dm32mm = 4dm = 4,32dm
73mm = dm = 0,73dm
Bài 3. (44)
a) 5km302m = 5kM = 5,302km
b) 5km75m = 5 km = 5,075km
c) 302m = km = 0,302km
 4. Củng cố - Dặn dò: 
 - Nêu mối quan hệ giữa hai đơn vị đo độ dài liền kề nhau. 
 - Về chuẩn bị cho tiết sau.
Tiết 3: Địa lí.
(Dạy chuyên)
Tiết 4: Kĩ thuật.
(Dạy chuyên)
Tiết 5.
SINH HOẠT TUẦN 8
I. Mục tiêu:
 - Nắm được ưu khuyết điểm trong tuần qua.
 - Phương hướng phấn đấu trong tuần tới.
 - Giáo dục HS có ý thức phấn đấu về mọi mặt.
II. Đồ dùng dạy học:
 Thầy: Nội dung sinh hoạt.
 Trò: Đồ dùng.
III. Nội dung sinh hoạt:
 1. Ổn định tổ chức:
 2.Nhận xét tuần:
 - Lớp trưởng nhận xét.
 - Giáo viên nhận xét bổ sung.
a. Đạo đức: Các em ngoan ngoãn, có ý thức tu dưỡng đạo đức. Thực hiện tốt mọi nội quy quy chế của trường lớp đề ra. Song một số em còn trốn học, nghỉ học: Vàng Dở, Tâu, Sâu,...
b. Học tập: Các em đi học tương đối đầy đủ, đúng giờ. Trong lớp chú ý nghe giảng hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài. Bên cạnh đó vẫn còn hiện tượng không học bài cũ: Lềnh, Vần, Sâu,...
c. Các hoạt động khác:
 - Thể dục, ca múa hát tập thể tham gia nhiệt tình có chất lượng.
 - Vệ sinh trong ngoài lớp gọn gàng sạch sẽ.
3. Phương hướng tuần tới:
 - Khắc phục hiện tượng nghỉ học, không học bài cũ.
 - Duy trì tốt nề nếp thể dục vệ sinh.

Tài liệu đính kèm:

  • docxtuần 8 binh.docx