Bài soạn lớp 5 - Tuần 24

Bài soạn lớp 5 - Tuần 24

I. MỤC TIÊU:

 Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch toàn bài. Đọc giọng trang trọng thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

 Hiểu nghĩa của các từ: luật tục, Ê-đê, song, co, tang chứng, nhân chứng, trả lại đủ giá. Hiểu ND : Luật tục nghiêm minhvà công bằng của người Ê-đê xưa; kể được 1-2 luật tục của người nước ta. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)

 GDHS: Xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống làm việc theo pháp luật.

 II. CHUẨN BỊ:

 - Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Tranh ảnh về cảnh sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên (nếu có). Bảng phụ ghi tên khoảng 5 luật ở nước ta. Bút dạ, giấy khổ to (HS thi trả lời câu 4).

 - Học sinh: Tìm hiểu trước bài.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 31 trang Người đăng huong21 Lượt xem 820Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài soạn lớp 5 - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : TẬP ĐỌC Tuần : 24 
 	ò Ngày soạn : 08/02/2014	 Tiết : 47
 ò Ngày dạy :	 10/12/2014	 Giáo viên: Trương Dũng Sĩ 
 ò Tên bài dạy : LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ
I. MỤC TIÊU:
Đọc đúng, rõ ràng, rành mạch toàn bài. Đọc giọng trang trọng thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
Hiểu nghĩa của các từ: luật tục, Ê-đê, song, co, tang chứng, nhân chứng, trả lại đủ giá. Hiểu ND : Luật tục nghiêm minhvà công bằng của người Ê-đê xưa; kể được 1-2 luật tục của người nước ta. (Trả lời được các câu hỏi trong SGK)
GDHS: Xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống làm việc theo pháp luật.
 II. CHUẨN BỊ:
 - Giáo viên: Tranh minh họa bài đọc trong SGK. Tranh ảnh về cảnh sinh hoạt cộng đồng của người Tây Nguyên (nếu có). Bảng phụ ghi tên khoảng 5 luật ở nước ta. Bút dạ, giấy khổ to (HS thi trả lời câu 4).
 - Học sinh: Tìm hiểu trước bài. 
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Khởi động 
- Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ : 
 + Yêu cầu HS đọc thuộc lòng bài thơ, trả lời câu hỏi.
 + Nhận xét, ghi điểm.
- Bài mới : 
* Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới 
ND1: Đọc đúng, diễn cảm, hiểu nội dung bài
a) Hướng dẫn luyện đọc
 + Yêu cầu một HS giỏi đọc toàn bài.
 + Hướng dẫn chia đoạn.
 + Yêu cầu HS đọc nối tiếp từng đoạn : sửa lỗi phát âm (gùi, khoanh, khắc dấu, tang chứng, xét xử, dao sắc, diều tha quạ mổ, bồi thường, ).
 + Yêu cầu HS đọc nối tiếp lượt 2 : giải nghĩa từ khó (luật tục, Ê-đê, song, co, tang chứng, nhân chứng, trả lại đủ giá, mớm,  ).
 + Yêu cầu HS đọc nhóm đôi. 
 + Yêu cầu HS đọc toàn bài.
 + Đọc mẫu với giọng rõ ràng, rành mạch, dứt khoát giữa các câu, đoạn thể hiện tính chất nghiêm minh, rõ ràng của luật tục.
b) Hướng dẫn tìm hiểu bài
Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn, trả lời câu hỏi ở SGK.
 + Người xưa đặt ra luật tục để làm gì?
 + Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội?
 + Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng?
 + Kể tên 1 số luật ở nước ta mà em biết? (GV bổ sung: Luật: Di sản văn hóa, Thương mại, Doanh nghiệp, Hải quan, Hôn nhân và gia đình, )
 * Hoạt động 3 : Luyện đọc diễn cảm 
- Yêu cầu HS đọc đoạn văn.
 - Hướng dẫn đọc diễn cảm đoạn (đoạn 3).
- Đọc mẫu đoạn theo hướng dẫn.
- Theo dõi, giúp đỡ. 
- Nhận xét, đánh giá và sửa chữa.
* Hoạt động 4 : Củng cố: Gợi ý HS nêu ý nghĩa của câu chuyện. Nhận xét, bổ sung.
- Hát bài : Tre ngà bên Lăng Bác
CHÚ ĐI TUẦN
+ Tiếp nối nhau thực hiện theo yêu cầu của GV. Lớp nhận xét, bổ sung.
LUẬT TỤC XƯA CỦA NGƯỜI Ê-ĐÊ
- Một HS đọc .
- Đ1: Về cách xử phạt. Đ2: Về tang chứng và nhân chứng. Đ3: Về các tội.
- Đọc nối tiếp từng đoạn (2-3 lượt).
- Đọc nối tiếp lượt 2. 
- Đọc nhóm đôi.
- 3 HS đọc. 
- Lắng nghe.
- Đọc thầm trả lời câu hỏi:
+  bảo vệ cuộc sống bình yên cho dân làng.
+ Tội: không hỏi mẹ cha, ăn cắp, giúp kẻ có tội, dẫn đường cho địch.
+ ... nhỏ thì xử nhẹ, lớn thì xử nặng ; tang chứng phải chắc chắn mới được kết tội...
+ Thảo luận nhóm 4. Đại diện nhóm trình bày: Luật: Giáo dục, Phổ cập tiểu học, Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, Bảo vệ môi trường, Giao thông đường bộ
- Xung phong thực hiện (1, 2 HS tiếp nối đọc).
- Lắng nghe.
- Lắng nghe, nhận xét.
- Từng tốp luyện đọc (chú ý đọc ngắt, nhấn giọng).
- Vài tốp thi đọc diễn cảm.
Xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống làm việc theo pháp luật.
 * Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét tiết học. Đọc lại bài. Chuẩn bị bài : Hộp thư mật
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : TOÁN 	Tuần : 24 
ò Ngày soạn : 08/02/2014 	Tiết: 116
ò Ngày dạy : 10/02/2014	Giáo viên: Trương Dũng Sĩ 
ò Tên bài dạy : 	LUYỆN TẬP CHUNG
I. MỤC TIÊU: Giúp HS:
Biết vận dụng công thức tính thể tích các hình đã học để giải các bài toán có liên quan có yêu cầu tổng hợp. 
Hệ thống hóa, củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích hình HCN và hình LP.
Giáo dục HS tính cẩn thận chính xác.
II. CHUẨN BỊ:
GV: Bảng phụ - HS: Làm bài tập, xem trước bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động 
- Ổn định:
- Kiểm tra kiến thức cũ: Nêu qui tắc và công thức tính thể tích hình LP và thể tích hình HCN?
+ Nhận xét tuyên dương
- Giới thiệu bài mới: 
* Hoạt động 2: Luyện tập - Thực hành
Bài 1: Tóm tắt: Hình LP a = 2,5cm; 
Smột mặt = ? cm2, Stoàn phần = ? cm2, V = ? cm3
+ Quan sát giúp đỡ HS
+ Nhận xét tuyên dương
Bài 2: Gọi 1 HS đọc đề bài. (Cột 1)
+ Yêu cầu HS nêu công thức tính DTXQ, thể tích của hình HCN. HS tự giải toán.
+ Quan sát giúp đỡ HS
+ Nhận xét tuyên dương
Bài 3: Tóm tắt: (Khuyến khích)
+ Yêu cầu HSKG quan sát hình vẽ, 
đọc kĩ yêu cầu đề toán và
 nêu hướng giải bài toán. Gợi ý: 
+ Khối gỗ ban đầu là hình gì? KT là bao nhiêu?
+ Khối gỗ cắt đi hình gì? KT bao nhiêu?
+ Muốn tính thể tích gỗ còn lại ta làm thế nào?
(Thể tích khối gỗ còn lại bằng thể tích khối gỗ ban đầu trừ đi thể tích khối gỗ hình LP đã cắt ra)
+ Quan sát giúp đỡ HS
+ Nhận xét tuyên dương
* Hoạt động 3: Củng cố: 
1cm
1cm
+ Tính thể tích khối gỗ có dạng và
KT như hình bên?
+ Nhận xét tuyên dương
* Tổng kết đánh giá tiết học: 
+ Nhận xét tiết học. 
+ Làm bài 116 VBTT. 
+ Chuẩn bị Luyện tập chung
+ Hát 
THỂ TÍCH HÌNH LẬP PHƯƠNG 
+ HS trả lời theo YC. Nhận xét bổ sung
LUYỆN TẬP CHUNG 
Bài 1: Nêu yêu cầu đề bài. Lần lượt nêu lại các công thức tính đã học, HS khác nhận xét, bổ sung.
+ Cả lớp tự làm bài vào vở. Bài giải
DT một mặt hình LP: 2,5 x 2,5 = 6,25 (cm2)
DT toàn phần hình LP: 6,25 x 6 = 37,5 (cm2)
Thể tích hình LP: 2,5 x 2,5 x 2,5 = 15,625 (cm3)
Đáp số: 6,25cm2; 37,5cm2; 15,625cm3
Bài 2: Đọc yêu cầu bài toán. Lần lượt nêu lại các công thức tính đã học . Nhận xét, bổ sung.
a
11cm
0,4m
b
10cm
0,25m
h
6cm
0,9m
Smặt đáy
110cm2
0,1m2
Sxq
252cm2
1,17m2
V
660cm3
0,09m3
+ Nhận xét, bổ sung (Khuyến khích thêm cột 2, 3)
Bài 3: HS đọc đề bài, thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi theo YC. 	Bài giải
Thể tích của khối gỗ hình hộp chữ nhật là:
9 x 6 x 5 = 270 (cm3)
Thể tích khối gỗ hình lập phương đã cắt đi là:
4 x 4 x 4 = 64 (cm3)
Thể tích phần gỗ còn lại là:
 270 – 64 = 206 (cm3) 
Đáp số: 206 cm3.
+ Chia lớp thành hai đội, 2 HS đại diện hai đội đọc đền nêu kết quả bài toán (6cm3)
+ Nhận xét bổ sung
+ Lắng nghe để thực hiện tốt
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : ĐẠO ĐỨC Tuần : 24
 ò Ngày soạn: 08/02/2014	 Tiết: 24
 ò Ngày dạy: 10/02/2014 Giáo viên: Trương Dũng Sĩ 
 ò Tên bài dạy: EM YÊU TỔ QUỐC VIỆT NAM (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS biết:
Tổ quốc của em là Việt Nam, TQ em đang thay đổi từng ngày đang hội nhập vào đời sống quốc tế.
Tích cực học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ quê hương đất nước .
Quan tâm đến sự phát triển của đất nước, tự hào về truyền thống, về nền VH, LS của dân tộc VN
II. CHUẨN BỊ : 
 - Giáo viên: Câu chuyện, tình huống có liên quan đến nội dung bài 
 - Học sinh: Đọc trước, tìm hiểu bài, sưu tầm tranh ảnh về đất nước, con người VN và một số nước khác
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Khởi động 
- Ổn định: 
- Kiểm tra kiến thức cũ: 
+ Nếu em là hướng dẫn viên du lịch, em sẽ giới thiệu như thế nào với khách du lị ch về một danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử ở tỉnh TG mà em biết 
- Nhận xét, tuyên dương
- Bài mới: 
* Hoạt động 2: Luyện tập thực hành
ND 1: Củng cố các kiến thức về đất nước Việt Nam 
+ Giao nhiệm vụ cho từng nhóm HS: Giới thiệu một sự kiện, bài thơ, tranh, ảnh, nhân vật LS liên quan đến một mốc thời gian hoặc một địa danh của VN đã nêu trong bài tập 1 
- Quan sát, giúp đỡ các nhóm hoàn thành nhiệm vụ 
- GV nhận xét, mở rộng ý trong từng thông tin 
- Kết luận, mở rộng ý 
ND 2: HS biết thể hiện tình yêu quê hương, đất nước 
+ Nếu em là hướng dẫn viên du lịch VN, em sẽ giới thiệu như thế nào với khách du lịch về 1 danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử của nước ta mà em biết 
- Quan sát giúp đỡ các nhóm
- Gv nhận xét, tuyên dương các nhóm giới thiệu tốt 
ND 3: Thể hiện sự hiểu biết về tình yêu quê hương, đất nước của mình qua tranh vẽ 
+ Em hãy vẽ 1 bức tranh về đất nước hoặc con người VN 
- Triễn lãm nhỏ: Yêu cầu HS trưng bày tranh vẽ, hoặc tranh, ảnh sưu tầm về đất nước hoặc con người VN theo nhóm
- Quan sát giúp đỡ học sinh 
- GV nhận xét về tranh vẽ của HS, tuyên dương 
* Hoạt động 3: Củng cố: Trò chơi hái hoa: Em hãy chọn một trong các từ ngữ sau: Tổ quốc, truyền thống, học tập, tươi đẹp, tự hào, xây dựng, VN để điền vào chổ trống trong đoạn văn dưới đây cho phù hợp
- Nhận xét tuyên dương 
* Tổng kết đánh giá tiết học: Về đọc lại bài. Sưu tầm các bài hát, hình ảnh về các hoạt động bảo vệ hòa bình, chống chiến tranh, điều 38 Công ước QT về quyền trẻ em.
Hát: Bốn phương trời 
 EM YÊU TỔ QUỐC VN (Tiết 1)
- HS giới thiệu theo yêu cầu kiểm tra (chùa Vĩnh Tràng, di tích Rạch Gầm -Xoái Mút, đền thờ Trương Định)
- Nhận xét, bổ sung 
 EM YÊU TỔ QUỐC VN (Tiết 2)
- Hoạt động nhóm đôi theo yêu cầu
- Trình bày ý kiến, các nhóm khác nhận xét bổ sung 
(2/9/1945: Bác Hồ đọc TNĐLngày Quốc khánh nước ta. 7/5/1954 chiến thắng ĐBP. 30/4/1975 Giải phóng miền Nam. Sông Bạch Đằng: Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán và nhà Trần đánh thắng Mông- Nguyên. Bến Nhà Rồng nơi Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước. Cây đa Tân Trào nơi xuất phát 1 đơn vị GPQ tiến về GP Thái Nguyên 16/8/1945)
- HS đóng vai hướng dẫn viên du lịch và giới thiệu với khách du lịch ( các HS khác trong lớp đóng) về 1 trong các chủ đề: VH, KT, LS, danh lam thắng cảnh, con người VN, trẻ em VN, việc thực hiện quyền trẻ em ở VN 
- Đại diện từng nhóm trình bày
- Các bạn nhận xét, nêu ý kiến bổ sung 
- Các nhóm trưng bày tranh, ảnh sưu tầm
- Cả lớp xem tranh và trao đổi 
- Bình chọn nhóm tiêu biểu
- HS lắng nghe, tham gia ý kiến
.là Tổ quốc em. Đất nước VN rấtvà cóvăn hóa lâu đời. Tổ quốc em đang thay đổi, phát triển từng ngày. Em yêuVN vàmình là người VN. Em sẽ cố gắng.rèn luyện tốt để sau này góp phầnTổ quốc. 
(Việt Nam, tươi đẹp, truyền thống, tự hào, học tập, xây dựng) 
- Nhận xét, bổ sung
- Học sinh lắng nghe để thực hiện tốt.
 KẾ HOẠCH BÀI HỌC	Môn : CHÍNH TẢ	 Tuần : 24	
	ò Ngày soạn : 08/02/2014 Tiết : 24
ò Ngày dạy : 10/02/2014 	 Giáo viên: Trương Dũng Sĩ 
ò Tên bài dạy : NGHE-VIẾT : NÚI NON HÙNG VĨ
 I. MỤC TIÊU :
Nghe-viết đúng bài Chính tả trích Núi non hùng vĩ. Sai không quá 5 lỗi trong bài.
Tìm được các tên riêng trong đoạn thơ (BT2). Nắm chắc cách viết hoa danh từ riêng là tên người , tên địa lí Việt Nam (chú ý nhóm tên người và tên địa lí vùng dâ ... uyên dương. 
- Cả lớp.
VẼ TRANH: ĐỀ TÀI TỰ CHỌN
- Vài HS nêu, lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Một số HS nộp bài vẽ.
VTM: MẪU VẼ CÓ HAI
HOẶC BA VẬT MẪU
- HS tự bày mẫu và quan sát, thảo luận nhóm và trình bày. Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- HS quan sát hình gợi ý cách vẽ, trình bày cách vẽ. Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
Hình gợi ý vẽ Ly và hai quả.
- HS bày mẫu theo nhóm và thực hành vẽ theo mẫu của nhóm hay theo mẫu chung của cả lớp.
- HS trưng bày sản phẩm và tham gia nhận xét xếp loại bài vẽ của các bạn.
- Lắng nghe.
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét – Tuyên dương. Dặn dò: Hoàn thành tiếp bài vẽ và sưu tầm tranh ảnh, những câu chuyện, bài hát về Bác Hồ. CB : Thường thức mĩ thuật: Xem tranh Bác Hồ đi công tác.
KẾ HOẠCH BÀI HỌC	Môn : ÂM NHẠC	Tuần : 24
	ò Ngày soạn : 08/02/2014	Tiết : 24
 ò Ngày dạy : 25/02/2009	Giáo viên : Trương Dũng Sĩ 
 ò Tên bài dạy : HỌC HÁT: BÀI MÀU XANH QUÊ HƯƠNG
 I. MỤC TIÊU: Giúp HS :
	- Hát đúng giai điệu bài Màu xanh quê hương. Thể hiện đúng những tiếng hát luyến.
	- Hs tập lấy hơi để thực hiện các câu hát nhanh. Trình bày bài hát kết hợp gõ đệm theo phách và gõ với hai âm sắc.
	- Góp phần giáo dục HS thêm yêu thích các làn điệu dân ca.
II. CHUẨN BỊ:
	- Giáo viên: Máy nghe, đĩa nhạc bài Màu xanh quê hương. Tranh ảnh minh họa bài Màu xanh quê hương . Tập hát bài Màu xanh quê hương. 
	- Học sinh: Nhạc cụ gõ (song loan, thanh phách, ).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:	
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1 : Khởi động: Ổn định : Hát
- Kiểm tra kiến thức cũ : 
 + Yêu cầu cả lớp hát lại bài Hát mừng, Tre ngà bên Lăng Bác và TĐN số 6. - Bài mới :
* Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới 
- Mục đích : Học hát
- Hình thức tổ chức : Cá nhân , nhóm, cả lớp .
 + Giới thiệu tranh minh họa, xuất xứ bài hát: Đây là bài dân ca của đồng bào Khmer. Bài hát miêu tả khung cảnh quê hương yên vui, thanh bình, có hình ảnh lá cờ Tổ quốc tung bay và đàn em bé tới trường, + Đệm đàn, tự mình trình bày bài hát hoặc dùng băng đĩa nhạc sau đó cho HS đọc lời ca (lời 1 và 2). 
 + Giải thích: Dấu luyến ngắt có tác dụng là lời 1 không hát luyến ở tiếng chào cây và đàn em.
 + Hướng dẫn HS tập hát từng câu (6 câu).
 + Đàn và hát giai điệu 1 câu khoảng 2-3 lần. Bắt nhịp (2-3) và đàn giai điệu để HS hát . Yêu cầu HS lấy hơi ở đầu câu hát . Cho HS khá hát mẫu .
 + Cho cả lớp hát, GV lắng nghe để phát hiện chỗ sai rồi h/d HS sửa lại (hát mẫu lại những chỗ cần thiết).
 + Hướng dẫn HS tập các câu tiếp theo tương tự.
 + Yêu cầu HS hát nối các câu hát và toàn bộ bài hát.
 + Hướng dẫn HS sửa những chỗ hát còn chưa đạt, thể hiện đúng chỗ ngân dài 5 phách trong bài.
* Hoạt động 3 : Hát kết hợp gõ đệm
 + Hát mẫu kết hợp gõ đệm theo nhịp (L1), phách (L2).
Lần 1: Xanh xanh quê hương ai trồng hàng cây,
	Đang lớn dần xanh tốt nơi đây.
	Lung linh lung linh khi Mặt Trời lên,
	Cho cánh đồng ngô lúa tươi thêm.
	Rung rinh rung rinh chào cây lá bên đường.
	Tung tăng tung tăng đàn em bé tới trường.
 + Yêu cầu HS hát kết hợp gõ đệm.
 + Hướng dẫn HS tập hát đúng nhịp độ. Thể hiện nhịp điệu sôi nổi, tươi vui của bài hát.
 + Yêu cầu HS trình bày bài hát theo nhóm.
- Cả lớp . 
ÔN: HÁT MỪNG, TRE NGÀ BÊN LĂNG BÁC-TĐN SỐ 6
- Cả lớp hát kết hợp gõ đệm. 
HỌC HÁT: BÀI MÀU XANH QUÊ HƯƠNG
- Quan sát, lắng nghe. 
có hình ảnh hàng cây xanh và cánh đồng ngô lúa. Bài hát có nhịp điệu sôi nổi, tươi vui.
- Lắng nghe .
- Cả lớp đọc theo tiết tấu.
Lời 2 hát luyến.
- Thực hiện theo h/d của GV.
- Hát hoà theo. Tập lấy hơi .
- 1, 2 HS thực hiện .
- Thực hiện sửa chỗ sai .
- Thực hiện theo yêu cầu của gv .
- Cả lớp cùng hát .
- Cả lớp thực hiện theo hướng dẫn của GV.
- Lắng nghe và thực hiện theo.
Lần 2: Bay xa bay xa theo ngàn lời ca, 
	Trên khắp miền sông núi quê ta.
	Bay cao bay cao lá cờ vàng sao,
	Trong nắng hồng cơn gió lao xao.
	Xanh tươi xanh tươi làng xóm quê mình.
	Ôi bao yêu thương Tổ quốc thanh bình.
- Hát cả bài kết hợp gõ đệm theo nhịp, phách .
- Thực hiện theo yêu cầu của GV .
- Từng nhóm tiếp nối lên trình bày kết hợp gõ đệm.
* Hoạt động 4 : Củng cố: Hát đối đáp: Nửa lớp hát câu 1, 3 ; nửa lớp hát câu 2, 4 ; cả lớp cùng hát câu 5, 6 (thực hiện cả với 2 lời). Trình bày bài hát theo nhóm + gõ đệm: lời 1 (nhịp), lời 2 (phách).
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét – Tuyên dương. Học thuộc lời ca, tìm động tác vận động. Chuẩn bị bài sau: Ôn tập bài hát: Màu xanh quê hương – Tập đọc nhạc: TĐN số 7
KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn: KĨ THUẬT Tuần: 	24
 ò Ngày soạn: 08/02/2014 Tiết: 	24
 ò Ngày dạy : 	25/02/2010	 Giáo viên : Trương Dũng Sĩ 
 ò Tên bài dạy: LẮP XE BEN (TIẾT 1) 
I. MỤC TIÊU:
Chọn đúng đủ số lượng các chi tiết lắp xe ben.
Biết lắp và lắp được xe ben theo mẫu, đúng kĩ thuật, đúng qui trình. Xe lắp tương đối chắc chắn và có thể chuyển động được.
Rèn luyện tính cẩn thận và đảm bảo an toàn trong khi thực hành.
II. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Mẫu xe ben đã lắp sẵn, bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật.
Học sinh: Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật, xem trước bài.
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1: Khởi động - Ổn định: Hát .
- Kiểm tra kiến thức cũ: · Nêu các bước lắp xe cần cẩu.
· Nhận xét chung về sản phẩm xe cần cẩu của HS.
 - Bài mới: 
* Hoạt động 2: Cung cấp kiến thức mới.
- Mục đích 1: Quan sát, nhận xét mẫu.
- Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Nội dung: 
 + Cho HS quan sát mẫu xe ben đã lắp sẵn.
 + Hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận và trả lời câu hỏi: Để lắp được xe ben, theo em cần mấy bộ phận? Hãy kể tên các bộ phận đó ?
- Mục đích 2: Hướng dẫn thao tác kĩ thuật. 
- Hình thức tổ chức: Cá nhân, nhóm, cả lớp.
- Nội dung: a) Hướng dẫn chọn các chi tiết:
 + Cho HS chọn đúng, đủ từng loại chi tiết theo bảng trong SGK.
 b) Lắp từng bộ phận:
· Lắp khung sàn xe và các giá đỡ: Yêu cầu HS quan sát hình 2- SGK.
 + H: Để lắp khung sàn xe và các giá đỡ, em phải chọn những chi tiết nào?
 + GV tiến hành lắp khung sàn xe và các giá đỡ.
· Lắp sàn ca-bin và các thanh đỡ: (hình 3- SGK)
 + Quan sát hình 3 và nêu các bước lắp sàn ca-bin và các thanh đỡ.
 + Gọi 1 HS lên lắp.
 + GV nhận xét bổ sung.
· Lắp hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau: (H. 4)
 + Quan sát hình 4 và chọn chi tiết và lắp hình. 
 + GV nhận xét bổ sung.
· Lắp trục bánh xe trước: (H. 5)
 + Quan sát hình 5 và chọn chi tiết và lắp hình. 
 + GV nhận xét bổ sung.
 c) Lắp ráp xe ben:
 + GV lắp ráp theo các bước, lưu ý cách lắp vòng hãm. Kiểm tra sự chuyển động của xe.
 + Hướng dẫn tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
* Hoạt động 3: Củng cố 
+ Nêu các bước lắp xe cần cẩu.
- Cả lớp hát “Màu xanh quê hương”.
LẮP XE CẦN CẨU (TIẾT 2)
- 1 HS trả lời. Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung. Lắng nghe để rút kinh nghiệm.
 LẮP XE BEN (TIẾT 1)
- HS quan sát và nêu nội dung thay đổi sồ lượng các chi tiết.
+ 5 bộ phận: khung sàn xe và các giá đỡ; sàn ca-bin và các thanh đỡ; hệ thống giá đỡ trục bánh xe sau; trục bánh xe trước; ca-bin.
- HS chọn và xếp các chi tiết đã chọn vào nắp hộp theo từng loại chi tiết.
- 1 HS trả lời và lên bảng chọn các chi tiết để lắp.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
- 1 HS lên lắp. Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS theo dõi.
- HS quan sát và nêu các bước lắp.
- 1 HS lên lắp. Lớp theo dõi, nhận xét.
- 1 HS lên lắp. Lớp theo dõi, nhận xét.
- HS theo dõi.
- HS theo dõi.
- HS tháo rời các chi tiết và xếp gọn vào hộp.
- HS nêu các bước lắp ráp xe ben.
* Tổng kết đánh giá tiết học: Nhận xét – Tuyên dương. Dặn dò: Về nhà thực hành lắp ráp và tháo rời xe cần cẩu. CB : Thực hành lắp ráp xe ben.
	 KẾ HOẠCH BÀI HỌC Môn : KỂ CHUYỆN	 Tuần : 24	
 ò Ngày soạn : 08/02/2014	Tiết : 24
 ò Ngày dạy :	 16/02/2012	Giáo viên: Trương Dũng Sĩ 
 ò Tên bài dạy : KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
 I. MỤC TIÊU: 
Kể được một câu chuyện về một việc làm góp phần bảo vệ trật tự - an ninh làng xóm, phố phường.
Biết sắp xếp các sự việc thành câu chuyện hoàn chỉnh, lời kể rõ ràng. Biết trao đổi với bạn bè về ND, ý nghĩa câu chuyện.
Biết chăm chú nghe bạn kể, biết nêu câu hỏi, nhận xét đúng lời kể của bạn.
 II. CHUẨN BỊ:
GV:. Bảng lớp viết đề bài, viết vắn tắt Gợi ý về cách kể chuyện.
HS: Chuẩn bị trước câu chuyện.
 III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
GIÁO VIÊN
HỌC SINH
* Hoạt động 1 :Khởi động 
- Ổn định : Cho HS hát .
 - Kiểm tra bài cũ: 
 + GV kiểm tra 2 HS : Kể lại chuyện em đã được nghe , được đọc nói về những người đã góp sức mình bảo vệ trật tự , an ninh.’
 + Nhận xét – Tuyên dương. 
- Bài mới: 
* Hoạt động 2 : Cung cấp kiến thức mới
ND1 : Kể được câu chuyện .
 — Hướng dẫn HS hiểu yêu cầu của đề bài
 + Cho HS đọc đề bài, GV gạch dưới những từ ngữ trọng tâm: Hãy kể lại một việc làm tốt góp phần bảo vệ trật tự, an ninh nơi làng xóm, phố phường mà em biết.
 — Gợi ý kể chuyện : 
 + GV nhắc HS lưu ý về cách KC trong gợi ý 1, 2 ,3 , 4 (Những việc làm thể hiện ý thức xây dựng phong trào trật tự, an ninh – Tìm các câu chuyện ở đâu ? – Kể như thế nào ? Nêu suy nghĩ của em về hành động của nhân vật trong câu chuyện).
 + Kiểm tra HS chuẩn bị nội dung cho tiết kể chuyện.
 + Cho HS giới thiệu tên câu chuyện sẽ kể.
 + Cho HS viết nháp dàn ý câu chuyện.
ND2: Kể chuyện và trao đổi ý nghĩa chuyện.
 — Kể theo nhóm: 
 + GV cho HS tập kể theo cặp.
 + GV đến từng nhóm nghe HS kể, hướng dẫn uốn nắn.
 — Kể trước lớp :
 + Treo bảng hướng dẫn nhận xét bài kể chuyện của HS
 + Cho HS thi kể chuyện trước lớp.
 + GV gọi HS đều các trình độ để các em có cơ hội được kể.
 + HD học sinh nhận xét về các mặt : Nội dung câu chuyện có hay không? Cách kể : giọng điệu , cử chỉ ?
 + GV tổng kết, rút kinh nghiệm.
* Hoạt động 4 :Củng cố
+ Bình chọn HS có câu chuyện hay và bạn kể chuyện hay nhất.
+ Nhận xét – Tuyên dương. 
- Hát bài .
KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ ĐỌC
- 2 HS kể. Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
- Một HS đọc đề. Một HS phân tích, nêu những từ trọng tâm .
- 4 HS tiếp nối nhau đọc gợi ý trong SGK.
- Một số HS giới thiệu câu chuyện mình sẽ kể và viết ra nháp dàn ý câu chuyện định kể.
- Từng cặp HS nhìn dàn ý đã lập, kể cho nhau nghe câu chuyện của mình, nói suy nghĩ của mình về ý nghĩa câu chuyện.
- Một vài HS thi kể chuyện trước lớp
- Lớp theo dõi, nhận xét, bổ sung.
- Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, phù hợp đề bài. Bạn kể chuyện hay nhất trong tiết học.
* Tổng kết đánh giá tiết học : Nhận xét – Tuyên dương. Dặn dò : Về nhà kể lại câu chuyện cho người thân nghe. Chuẩn bị trước bài: Vì muôn dân .

Tài liệu đính kèm:

  • docGA 5 TUAN 24 DS.doc