Câu hỏi ôn tập cuối hki môn Khoa học 5

Câu hỏi ôn tập cuối hki môn Khoa học 5

Câu 1: Cách đề phòng chung cho cả 3 bệnh : Sốt rét , sốt xuất huyết, viêm não.

- Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh.

- Diệt muỗi, diệt bọ gậy.

- Ngủ màn, tránh muỗi đốt.

Câu 2: Nêu 4 việc cần làm để tránh tai nạn giao thông đường bộ ?

- Tìm hiểu học tập để biết rõ về luật giao thông đường bộ .

- Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ ( đi đúng phần đường và đội mũ bảo hiểm theo quy định).

- Thận trọng khi qua đường và tuân theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu.

- Không đùa nghịch, chạy nhảy hay đá bóng dưới lòng đường,

Câu 3: Nêu 2 lí do không hút thuốc lá

- Hút thuốc lá dẫn đến ung thư phổi .

- Hút thuốc lá ảnh hưởng đến sức khoẻ của những người xung quanh .

 

doc 2 trang Người đăng huong21 Lượt xem 1112Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Câu hỏi ôn tập cuối hki môn Khoa học 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU HỎI ÔN TẬP CUỐI HKI MÔN KHOA HỌC 5
Câu 1: Cách đề phòng chung cho cả 3 bệnh : Sốt rét , sốt xuất huyết, viêm não.
- Giữ vệ sinh nhà ở và môi trường xung quanh.
- Diệt muỗi, diệt bọ gậy.
- Ngủ màn, tránh muỗi đốt.
Câu 2: Nêu 4 việc cần làm để tránh tai nạn giao thông đường bộ ?
- Tìm hiểu học tập để biết rõ về luật giao thông đường bộ .
- Nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông đường bộ ( đi đúng phần đường và đội mũ bảo hiểm theo quy định).
- Thận trọng khi qua đường và tuân theo chỉ dẫn của đèn tín hiệu.
- Không đùa nghịch, chạy nhảy hay đá bóng dưới lòng đường,
Câu 3: Nêu 2 lí do không hút thuốc lá
Hút thuốc lá dẫn đến ung thư phổi .
Hút thuốc lá ảnh hưởng đến sức khoẻ của những người xung quanh .
Câu 4 : Chuẩn bị cho em bé chào đời là trách nhiệm của những ai?
- Là trách nhiệm của mọi người trong gia đình, đặc biệt là của người bố.
Câu 5 : Cách phòng bệnh viêm gan A: 
- Ăn chín, uống sôi.
- Rửa sạch tay bằng xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
Câu 6: Cách bảo quản một số đồ dùng:
a) Làm bằng gan :
- Các đồ dùng làm bằng gan giòn, đễ vỡ nên cẩn thận khi sử dụng .
b) Làm bằng thép:
- Đồ dùng bằng thép dễ bị gỉ , vì vậy khi sử dụng xong phải rửa sạch và cất ở nơi khô ráo.
Câu 7: Nêu tính chất của đồng:
- Rất bền, dễ dát mỏng, dễ kéo sợi. Có thể dập và uốn thành bất cứ hình dạng nào.
- Có màu đỏ nâu, có ánh kim.
- Dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
Câu 8: Cách bảo quản một số đồ dùng được làm bằng đồng và hợp kim của đồng:
Các đồ dùng được làm bằng đồng và hợp kim của đồng để ngoài không khí có thể bị xỉn màu . Vì vậy thỉnh thoảng ta dùng thuốc đánh đồng để lau chùi làm cho chúng sáng bóng trở lại.
Câu 9: Nêu các tính chất của nhôm :
- Màu trắng bạc , có ánh kim.
- Có thể kéo thành sợi và dát mỏng.
- Nhẹ, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt .
- Không bị gỉ , bị một số a- xít ăn mòn .
Câu 10: Cách bảo quản các đồ dùng bằng nhôm hoặc hợp kim của nhôm :
- Không nên đựng thức ăn có vị chua lâu.
- Nhẹ nhàng khi sử dụng .
- Không đựng a-xít trong các đồ dùng bằng nhôm .Câu 11: Tính chất của đá vôi : 
- Đá vôi không cứng lắm.
- Dưới tác dụng của a-xít thì đá vôi sủi bọt.
Câu 12: Đá vôi được dùng để: Lát đường, xây nhà, nung vôi, sản xuất xi măng, tạc tượng, làm phấn viết ,
Câu 13: Làm thế nào để biết một hòn đá có phải là đá vôi hay không?
-Cách làm: Nhỏ một vài giọt giấm chua (hoặc a - xít loãng) lên hòn đá , nếu hòn đá sủi bọt và có khí bay lên thì đó là đá vôi,
Câu 14: Cách bảo quản xi măng: Để xi măng ở nơi khô ráo , thoáng khí .
Câu 15: Cách bảo quản những đồ dùng bằng thuỷ tinh: Khi sử dụng cần phải nhẹ nhàng, tránh va chạm mạnh.
Câu 16: Vì sao người ta dùng chai lọ thuỷ tinh để đựng a -xít ?
 - Vì thủy tinh không bị a- xít ăn mòn.
Câu 17: Các tính cất của cao su:
 - Có tính đàn hồi tốt.
 - Ít biến đổi khi gặp nóng, lạnh.
 - Cách nhiệt, cách điện.
 - Không tan trong nước, tan trong một số chất lỏng khác.
Câu 18: Công dụng của cao su :
 - Được sử dụng để làm săm, lốp xe.
 - Làm chi tiết của một số đồ điện, máy móc và đồ dùng trong gia đình.
Câu 19: Cách bảo quản đồ dùng bằng cao su: 
- Không nên để đồ dùng bằng cao su ở nơi có nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp.
- Không để các hoá chất dính vào cao su.
Câu 20: Tính chất của chất dẻo: cách điện, cách nhiệt, nhẹ, rất bền, khó vỡ, có tính dẻo ở nhiệt độ cao.
Câu 21: Cách bảo quản các đồ dùng trong gia đình làm bằng chất dẻo: Dùng xong cần phải rửa sạch hoặc lau chùi cho hợp vệ sinh.
Câu 22 : Cách phân biệt tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo:
- Tơ sợi tự nhiên : Khi cháy tạo thành tàn tro.
- Tơ sợi nhân tạo : Khi cháy thì vón cục lại .
Câu 23 : Chất dẻo được làm ra từ: - Than đá và dầu mỏ.
Câu 24: Tuổi dậy thì là gì ?
- Là tuổi mà cơ thể có nhiều biến đổi về mặt thể chất, tinh thần, tình cảm và các mối quan hệ xã hội.
Câu 25: Những cách để không bị lây nhiễm HIV qua đường máu ? 
- Không tiêm chích ma tuý; không dùng chung bơm kim tiêm, dao cạo râu, bấm móng tay và những đồ vật dễ dính máu; không chơi nghịch những đồ vật sắc nhọn, kim tiêm đã qua sử dụng,
Câu 26: Chúng ta cần có thái độ như thế nào đối với người nhiễm HIV/AIDS và gia đình họ?
- Không xa lánh, kì thị;
- Cần gần gũi an ủi, động viên giúp đỡ về vật chất cũng như tinh thần.
Câu 27: Ở tuổi dậy thì cần :
- Giữ vệ sinh thân thể.
- Ăn uống đủ chất.
- Luyện tập thể dục, thể thao. 
- Không sử dụng các chất gây nghiện như: rượu, bia, thuốc lá,...
- Không xem phim ảnh hoặc sách báo có nội dung không lành mạnh.
Câu 28: HIV lây truyền qua :
- Đường tình dục.
- Đường máu.
- Từ mẹ sang con lúc mang thai hoặc khi sinh con.
Câu 28: Đồng được sử dụng làm:
- Dây điện. Mâm. Nồi. Vũ khí. Chuông. Cồng chiêng. Kèn. Đúc tượng. Máy móc.
Câu 29: Khi mua thuốc chúng ta cần lưu ý điều gì?
- Đọc kĩ thông tin, hạn sử dụng, nơi sản xuất, tác dụng và cách dùng.
Câu 30: Chỉ nên dùng thuốc khi nào ?
- Chỉ nên dùng thuốc khi thật cần thiết, khi biết chắc cách dùng và liều dùng; khi biết nơi sản xuất, hạn sử dụng và tác dụng phụ của thuốc (nếu có).
Câu 31: Tơ sợi có nguồn gốc :
- Thực vật: Sợi bông, sợi lanh, sợi đay, sợi gai.
- Động vật: Tơ tằm.
Câu 32: Để cung cấp vi-ta-min cho cơ thể,? Hãy sắp xếp theo thứ tự ưu tiên 
- Ăn thức ăn chứa nhiều vi-ta-min.
- Uống vi-ta-min.
- Tiêm vi-ta-min.
Câu 33: Giữa nam và nữ có sự khác nhau cơ bản nào?
- Cấu tạo và chức năng của cơ quan sinh dục.
Câu 34: Phụ nữ có thai cần tránh những việc:
- Sử dụng các chất kích thích như: Rượu, bia, thuốc lá.
- Làm việc nặng.
- Tiếp xúc với các chất hóa học độc hại.
Câu 35: Tuổi dậy thì ở con gái thường bắt đầu vào khoảng thời gian nào? 
- 10 đến 15 tuổi.
Câu 36: Tuổi dậy thì ở con trai thường bắt đầu vào khoảng thời gian nào? 
- 13 đến 17 tuổi.
Câu 37: Em hiểu tuổi vị thành niên là gì?
- Tuổi vị thành niên là giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn, được thể hiện ở sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, tinh thần, tình cảm và mối quan hệ xã hội.
Câu 38: Khi sử dụng xi măng trong xây dựng cần lưu ý điều gì?
- Vữa xi măng trộn xong phải dùng ngay, không được để lâu.
Câu 39: Xi măng dùng để làm gì?
- Xi măng dùng để tạo ra: Vữa xi măng, 
bê tông, bê tông cốt thép.
Câu 40: Để làm cầu bắc qua sông, làm đường ray tàu hoả, người ta sử dụng vật liệu nào?
A. Thép. B. Đồng.	 C. Sắt. 	 D. Nhôm.
Câu 41: Để dệt thành vải may quần áo, chăn màn, người ta sử dụng ?
A. Cao su.	 B. Chất dẻo. 	 C. Tơ sợi. 
Câu 42: Để xây tường, lát sân, lát sàn nhà, người ta sử dụng vật liệu nào?
A. Ngói.	 B. Thủy tinh. 	 C. Gạch. 
 Câu 43: Nêu tinh chất của sắt:
- Sắt là kim loại có tính dẻo. Dễ uốn, kéo sợi.
- Có màu trắng xám, có ánh kim.
Câu 43: Sắt thường dùng để làm gì:
- Sắt dùng để sản xuất ra gang và thép.
Câu 44: Điểm chung của gang và thép là gì:
- Đều là hợp kim của sắt và các-bon
- Cứng.
Câu 44: Điểm khác nhau của gang và thép là gì:
- Gang: Nhiều các-bon. Giòn, không thể uốn hay kéo sơi.
- Thép: Ít các-bon. Bền, dẻo có thể uốn hoặc kéo sợi.
Câu 45: Nêu tinh chất của thủy tinh:
- Trong suốt, không gỉ, cứng, dễ vỡ.
- Không cháy, không hút ẩm, không bị a-xít ăn mòn.
Câu 46: Tại sao thủy tinh chất lượng cao thường được sử dụng làm chai lọ trong phòng thí nghiệm: 
Vì: Thủy tinh chất lượng cao rất trong. Chịu được nóng, lạnh, bền, khó vỡ.
Câu 47: Có mấy loại cao su. Kể tên.
- Cao su tự nhiên: Được chế biến từ nhựa cây cau su.
- Cao su nhân tạo: Được chế biến từ than đá, dầu mỏ.
Câu 48: Cho ví dụ tơ sợi tự nhiên và tơ sợi nhân tạo:
- Tơ sợi tự nhiên: Sợi bông, Sợi tơ tằm.
- Tơ sợi nhân tạo: Sợi ni lông.
Câu 49: Quá trình trứng kết hợp với tinh trùng được gọi là:
- Sự thụ tinh.
Câu 50: Tác nhân gây bệnh sốt xuất huyết và con vật truyền bệnh:
- Tác nhân: Một loại vi-rút.
- Truyền bệnh: Muỗi vằn.
Câu 51: Tác nhân gây bệnh sốt rét và con vật truyền bệnh:
- Tác nhân: Kí sinh trùng.
- Truyền bệnh: Muỗi a-nô-phen.
Câu 51: Tác nhân gây bệnh viêm não và con vật truyền bệnh:
- Tác nhân: Một loại vi-rút.
- Truyền bệnh: Con muỗi.
Câu 51: Bệnh nào chưa có thuốc tiêm phòng:
- Bệnh sốt xuất huyết.
- Bệnh sốt rét.
- Bệnh viêm não.

Tài liệu đính kèm:

  • docCᅡU HỎI ᅯN TẬP KHOA HỌC 5 HKI.doc