Đề kiểm tra giữa học kì II môn: Vật lí 7 năm học: 2010 - 2011 (thời gian: 45 phút)

Đề kiểm tra giữa học kì II môn: Vật lí 7 năm học: 2010 - 2011 (thời gian: 45 phút)

Câu 1: Vật bị nhiễm điện có tính chất gì?

 A. Hút các vật khác.

B. Đẩy các vật khác.

C. Vừa đẩy vừa hút vật.

D. Không đẩy không hút vật.

 

doc 4 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1013Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề kiểm tra giữa học kì II môn: Vật lí 7 năm học: 2010 - 2011 (thời gian: 45 phút)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng GD-ĐT Quận Bình Thuỷ
Trường THCS Long Tuyền
MA TRẬN LÍ 7:
Nội dung kiến thức
Cấp độ nhận thức
Tổng
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
B17: Sự nhiễm điện do cọ xát.
B18: Hai loại điện tích.
B 19:Dòng điện, nguồn điện.
3 câu
1.5 đ
4 câu
2 đ
2 câu
2,5 đ
6 đ
B 20:Chất dẫn điện , chất cách điện.
B21:Sơ đồ mạch điện.
B 22:Tác dụng nhiệt, tác dụng phát sáng.
3 câu
1.5 đ
2 câu
1 đ
1 câu
1,5 đ
4đ
Cộng
6 câu
3 đ
6 câu
3 đ
3 câu
4 đ
10 đ
ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II
MÔN: VẬT LÍ 7
Năm học: 2010-2011
(Thời gian: 45 phút)
	I. Khoanh tròn vào câu trả lời đúng nhất (6 điểm)	
Câu 1: Vật bị nhiễm điện có tính chất gì?
 	A. Hút các vật khác.
B. Đẩy các vật khác.
C. Vừa đẩy vừa hút vật.
D. Không đẩy không hút vật.
Câu 2: Thước nhựa có khả năng hút giấy vụn sau khi:
A. Cọ xát với mảnh giấy.
B. Cọ xát với miếng vải khô.
 	C. Không cần cọ xát.
D. Cọ xát với thanh thuỷ tinh.
Câu 3: Vào những ngày thời tiết hanh khô, khi chải đầu bằng lược nhựa, nhiều sợi tóc bị lược nhựa hút kéo thẳng ra là vì:
 A. Lược nhựa cọ xát với tóc nhiều lần nên cả hai vật đều bị nhiễm điện, do đó chúng hút nhau.
Lược nhựa và tóc nhiễm điện trái dấu nhau.
Lược nhựa và tóc nhiễm điện cùng dấu.
D. Lược nhựa cọ xát với tóc nhiều lần nên cả hai vật đều bị nhiễm điện, do đó chúng hút nhau. Lược nhựa và tóc nhiễm điện trái dấu nhau.
Câu 4: Tổng điện tích hạt nhân của nguyên tử sắt là 26 lần điện tích nguyên tố e. Hỏi khi trung hòa về điện nguyên tử sắt có bao nhiêu êlectrôn?
 	A. 13 	B. 52
 C. 26 	D. 62.
Câu 5: Êlectrôn tự do có trong vật nào dưới đây?
	A. Mảnh nilông.	B. Mảnh nhôm.
	C. Mảnh giấy khô.	D. Mảnh vải.
Câu 6: Các thiết bị nào sau đây hoạt động sử dụng nguồn điện là pin:
A. Máy giặt. 	B. Bàn là. 
C. Đồng hồ đeo tay.	 	D. Ti vi.
Câu 7: Thiết bị nào sau đây không phải là nguồn điện?
A. Đinamô lắp ở xe đạp.	B. Pin 
 	C. Acquy.	 	D. Điện thoại di động.
Câu 8: Dòng điện cung cấp bởi pin hay acquy có chiều không đổi là:
A. dòng điện một chiều.	B. dòng điện xoay chiều.
C. dòng điện hai chiều.	 	D. dòng điện đổi chiều.
Câu 9: Trong các nhóm dưới đây nhóm nào chứa các chất cách điện?
A. Sắt, nhôm, đồng, không khí.
B. Gỗ khô, nhựa, thủy tinh, sứ.
C. Không khí, nhôm, sắt, nước.
D. Nhựa, cao su, sắt, nhôm.
Câu 10: Trong các nhóm dưới đây nhóm nào chứa các chất dẫn điện?
A. Sắt, nhôm, đồng, nước thường dùng.
B. Gỗ khô, nhựa, thủy tinh, sứ.
C. Không khí, nhôm, sắt, nước nguyên chất.
D. Nhựa, cao su, sắt, nhôm.
Câu 11: Trong các thiết bị sau đây thiết bị nào hoạt động chủ yếu dựa trên tác dụng phát sáng của dòng điện:
	A.Máy sấy tóc.	B. Quạt điện.
	C. Bóng đèn neon.	D. Tủ lạnh.
Câu 12: Dòng điện chạy qua dụng cụ nào dưới đây khi hoạt động bình thường vừa có tác dụng nhiệt, vừa có tác dụng phát sáng?
 	A. Thanh nung của nồi cơm điện.
	B. Máy thu thanh (rađiô).
	C. Đèn LED.
	D. Ruột ấm điện.
II. Bài tập: (4 điểm)
Câu 1: 
	 Trong mỗi hình a, b, c, d, các mũi tên đã cho chỉ lực tác dụng ( hút hoặc đẩy ) giữa hai vật mang điện tích. Hãy ghi dấu điện tích chưa cho biết của vật thứ hai.(1điểm)
Câu 2: 
	Trước khi cọ xát, có phải trong mỗi vật đều có điện tích dương và điện tích âm hay không? Nếu có thì các điện tích này tồn tại ở những loại hạt nào cấu tạo nên vật? (1,5đ)
Câu 3:
	 Vẽ sơ đồ mạch điện gồm 2 pin mắc nối tiếp, dây dẫn, công tắc đóng, bóng đèn. Vẽ chiều dòng điện trong sơ đồ trên. (1,5 điểm)
ĐÁP ÁN KIỂM TRA GIỮA KÌ HKII VẬT LÍ 7
	Phần I: (6 điểm)
	Mỗi câu trả lời đúng 0,5 điểm.
1A
2B
3D
4C
5B
6C
7D
8A
9B
10A
11C
12A
	Phần II: (4 điểm)
 Câu 1: 
	Mỗi chỗ đúng 0,25đ
 B: (+);	 C:(-);	F:(-);	G:(+).
	Câu 2: 
	Trước khi cọ xát, trong mỗi vật đều có điện tích dương và điện tích âm. (0,5 điểm)
	Các điện tích này tồn tại ở những loại hạt nhân mang điện tích dương và êlectrôn mang điện tích âm. (1 điểm)	
 Câu 3: 
 + -
 K
	- Vẽ đúng nguồn điện (0,5 điểm). Công tắc, đèn nối với nguồn điện bằng dây dẫn (0,5 điểm).
 ( có thể thay đổi vị trí các dụng cụ trong mạch )
	- Vẽ đúng chiều dòng điện (0,5 điểm)

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an(71).doc