Đề tài Biện pháp nâng cao hiệu quả tiết học về dấu câu

Đề tài Biện pháp nâng cao hiệu quả tiết học về dấu câu

I. Mở đầu

1. Lí do chọn đề tài

Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy HS dùng từ đặt câu chưa tốt, mắc lỗi chính tả đặc biệt là lỗi về dấu câu. Có bài văn HS viết như là văn nói và không có dấu câu nào khác ngoài dấu chấm hết bài.

Sau nhiều thời gian tìm toig, tôi nghiên cữu và đã tìm ra lí do dẫn đến tình trạng trên và cách giải quyết vấn đề trên. Tôi quyết định trình bày vấn dedề tôi đã nghiên cứu thành Sáng kiên kinh nghiệm để chia sẻ cùng đồmg nghiệp

2. Các biện phjasap nhgiên cứu

II. Giải quyết vấn đề

1, Cơ sở lí luận của việc dậy dấu câu trong chương trình Luyện từ và câu Tiếng Việt lớp 5

 Hiện nay Tiêng Việt dùn các dấu câu:

 

doc 3 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1054Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Biện pháp nâng cao hiệu quả tiết học về dấu câu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.Biện pháp nâng cao hiệu quả tiết học về dấu câu
I. Mở đầu
1. Lí do chọn đề tài
Trong quá trình dạy học, tôi nhận thấy HS dùng từ đặt câu chưa tốt, mắc lỗi chính tả đặc biệt là lỗi về dấu câu. Có bài văn HS viết như là văn nói và không có dấu câu nào khác ngoài dấu chấm hết bài.
Sau nhiều thời gian tìm toig, tôi nghiên cữu và đã tìm ra lí do dẫn đến tình trạng trên và cách giải quyết vấn đề trên. Tôi quyết định trình bày vấn dedề tôi đã nghiên cứu thành Sáng kiên kinh nghiệm để chia sẻ cùng đồmg nghiệp
2. Các biện phjasap nhgiên cứu
II. Giải quyết vấn đề
1, Cơ sở lí luận của việc dậy dấu câu trong chương trình Luyện từ và câu Tiếng Việt lớp 5
 Hiện nay Tiêng Việt dùn các dấu câu:
Dấu chấm .
Dấu hỏi ?
Dấu chấm cảm !
Dấu phẩy ,
Dấu ba chấm ...
Dấu chấm phẩy ;
Dấu hai chấm :
Dấu gạch ngang -
Dấu ngoặc đơn ()
Dấu ngoặc kép “”
1/ Dấu chấm dùng để kết thúc câu kể.
a. Giới thiệu về người, vật, việc
Đoàn xe tải lần lượt ra khỏi công trường. Tôi cho máy xúc vun đất xong đâu vào đấy, hạ tay gầu rồi nhảy ra khỏi buổng lái.
(Một chuyên gia máy xúc – Hông Thuỷ –TV5 tập 1 - NXBGD)
b. Miêu tả đặc điểm
VD: Nước xiên xuống, lao xuống, lao vào bụi cây. Lá đào, lá na, lá sói vẫy tai run rẩy. Con gà trôngdf ướt lướt thướt ngaastj ngưỡng tìm chỗ trú.
(Mưa rào – Tô Hoài TV5 tập 1 - NXBGD)
c. Nêu ý kiến nhận xét
VD: Sức lực tràn trề của Hạng A Cháng là niềm tự hào của dòng họ Hạng, một dòng họ Hmông đang định cư trên đỉnh núi Tơ Bo.
(Hạng A Cháng – Ma Văn Kháng – TV5 tập 2 - NXBGD)
Khi đọc, cần đọc ngắt hơi nhiều hơn dấu phẩy.
2/ Dấu chấm hỏi
Dấu chấm hỏi dùng để kết thúc câu hỏi.
a. Dấu chấm hỏi đặt cuối câu hỏi dùng để bày tỏ điều chưa biết, chưa rõ, muốn biết, muốn được trả lời, thường xuất hiện trong đoạn hội thoại.
VD: 
- Có thấy một người mới chạy vô đây không?
- Dạ, hổng thấy.
- Lâu mau rồi cậu?
- Mới tức thời đây.
b. Đặt cuối câu hỏi với mục đích khẳng định
VD: Rùa mà dám chạy thi với thỏ? Ta chấp chú em một nửa đường đó.
(Theo La Phông-ten _ TV5 tập 1_ NXBGD)
c. Đặt cuối câu kể nhưng với mục đích nghi vấn.
VD:
- Hoa được điểm 10? Không thể nào tin được.
d. Trong đối thoại nghệ thuật, người đặt câu hỏi tự trả lời, dấu chấm hỏi đặt cuối câu hỏi không phải để hỏi mà là để nêu vấn đề, đặt vấn đề và dẫn dắt vấn đề.
VD:
- Chồng ai chết trong tố cộng?
- Chồng tôi.
- Con ai chết trong dinh điền?
- Con tôi.
 (Tế Hanh)
e. Có trường hợp một vế của câu ghép được cấu toạ theo kiểu câu nghi vấn nhưng không phải để hỏi mà để nêu tiêu đề, trường hợp này không dùng dấu hỏi.
VD:
 Văn học nghệ thuật là gì, xưa nay người ta định nghĩa nhiều rồi.
(Phạm Văn Đồng)
g. Dấu hỏi có thể đặt trong dấu ngoặc đơn (?) để biểu thị thái độ hoài nghi đối với một lời trích thuật. Nếu dấu chấm (dấu tương đương) ngắt câu ở cùng chỗ thì dấu này đặt sau dấu chấm.
VD:
Bọn xâm lược Mĩ làm ra vẻ ngạc nhiên. Chúng chối biến rằng chúng không hề biết gì (?)
Báo Nhân dân
Khi đọc thường phải lên giọng cuối câu và ngắt giọng nhiều hơn dấu phẩy.
3. Dấu chấm cảm
Dấu chấm cảm dùng để kết thúc câu cảm hoặc câu khiến.
a. Bộc lộ trạng thái, cảm xúc
VD:
Thành phố mình đẹp quá! Đẹp quá đi!
(Buổi sáng ở Thành phố Hồ Chí Minh _ Nguyễn Mạnh Tuấn _ Trang 132, TV5 tập 2 _ NXBGD)
b. Biểu thị lời hô, lời gọi
VD:
A! Chữ! Chữ cô giáo!
(Buôn Chư Lênh đón cô giáo _ Hà Đình Cẩn _ Trang 144, TV5 tập 1 _ NXBGD)
c, Nêu ý đề nghị, yêu cầu, khuuyên bảo
VD:
Đừng đánh rơi nhé!
(Chuỗi ngọc lam _ Phun-tơn O-xlơ _ Trang 136, TV5 tâp 1_ NXBGD)
d. Dấu cảm có thể đặt trong dấu ngoặc đơn (!) để biểu thị thái độ mỉa mai, hay dùng kết hợp với dấu hỏi trong dấu ngoặc đơn (!?) để biểu thị thái độ vừa mỉa mai, về hoài nghi. Những dấu này củng thường đặt sau dấu chấm (dấu tương đương) ngắt câu ở cùng chỗ.
VD:
Y còn đòi các nước sản xuất dầu mỏ “hợp tác” với Mĩ để giải quyết các vấn đề về dầu mỏ lẫn lương thực (!)
(Báo Nhân dân)
... họ là 80 người sức lực khá tốt những hơi gầy (!?)
(Nguyễn Tuân)
Khi đọc, ngắt hỏi ở dấu cảm và lên giọng hay xuống giọng tuỳ hoàn cảnh. Thường thì câu cảm xuống giọng ở cuối câu, câu khiến và lời gọi lên giọng cuối câu.
4. Dấu phẩy đặt ở giữa câu.
a. Dấu phẩy dùng đề ngăn cách các thành phần cấu tạo ngữ pháp đẳng lập như: Cùng giữ chức vụ trạng ngữ, cùng giữ chức vụ chủ ngữ, cùng giữ chức vụ vị ngữ hay các cụm từ, từ ngữ cùng chỉ hoạt động, đặc điểm, trạng thái, tính chất, ... trong câu.
VD:
b. Dấu phẩy dùng để ngăn cách trạng ngữ với nòng cốt chính của câu
VD:
c. Dấu phẩy dùng để ngăn cách các vế câu trong câu ghép
VD:
d. Tách biệt phần chú thích
e. Tách biệt phàan chuyển tiếp
g. Tách biệt phần hô ngữ

Tài liệu đính kèm:

  • docskkn(6).doc