Đề tài Hướng dẫn học sinh Lớp 4 Sử dụng bản đồ Việt Nam trong tiết học Địa lí

Đề tài Hướng dẫn học sinh Lớp 4 Sử dụng bản đồ Việt Nam trong tiết học Địa lí

A. ĐẶT VẤN ĐỀ

I. LỜI MỞ ĐẦU:

1. Mục tiêu dạy học Địa lí lớp 4:

- Cung cấp cho học sinh có một số kiến thức cơ bản thiết thực về các sự vật hiện tượng và các mối quan hệ Địa lí đơn giản ở các vùng chủ yếu trên đất nước ta cụ thể là: Hình thành cho học sinh một số hiện tượng, khái niệm mối quan hệ Địa lí đơn giản thông qua sự vật, hiện tượng Địa lí cụ thể của đất nước ở miền núi và trung du, miền đồng bằng và miền duyên hải.

 

doc 14 trang Người đăng nkhien Lượt xem 9288Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Hướng dẫn học sinh Lớp 4 Sử dụng bản đồ Việt Nam trong tiết học Địa lí", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. Đặt vấn đề
I. lời mở đầu:
1. Mục tiêu dạy học Địa lí lớp 4:
- Cung cấp cho học sinh có một số kiến thức cơ bản thiết thực về các sự vật hiện tượng và các mối quan hệ Địa lí đơn giản ở các vùng chủ yếu trên đất nước ta cụ thể là: Hình thành cho học sinh một số hiện tượng, khái niệm mối quan hệ Địa lí đơn giản thông qua sự vật, hiện tượng Địa lí cụ thể của đất nước ở miền núi và trung du, miền đồng bằng và miền duyên hải.
- Bước đầu rèn luyện và hình thành một số kĩ năng Địa lí như:
* Quan sát sự vật hiện tượng Địa lí, thu thập tìm hiểu tư liệu Địa lí từ các nguồn khác nhau, kĩ năng sử dụng bản đồ, kĩ năng nhận xét, so sánh phân tích, các số liệu, kĩ năng phân tích các mối quan hệ Địa lí đơn giản. 
* Nêu thắc mắc đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp.
* Nhận biết đúng các sự vật, hiện tượng địa lí. 
* Trình bày kết quả nhận thức của mình bằng lời nói, hình vẽ, sơ đồ...
* Vận dụng các kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống.
- Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở học sinh thái độ và thói quen ham học hỏi, tìm hiểu để biết môi trường xung quanh các em. 
- Gợi cho học sinh lòng yêu thiên nhiên đất nước, con người Việt Nam với mong muốn được góp phần bảo vệ và xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp, có hiểu biết với lòng tự hào về truyền thống, văn hóa nơi mình đang sinh sống.
- Giáo dục cho học sinh lòng yêu thích học tập Địa lí một cách tự nhiên, chủ động, tích cực.
2.Sự cần thiết phải sử dụng các loại bản đồ trong dạy học Địa lý: 
Bản đồ và bảng số liệu được sử dụng như là một nguồn cung cấp các kiến thức giúp học sinh tự lực( đến mức tối đa), tìm tòi phát triển kiến thức và rèn luyện kĩ năng bộ môn chứ không chỉ minh hoạ cho lời giảng của giáo viên.
Như vậy trong quá trình dạy học Địa lí bằng phương pháp bản đồ, giáo viên là người tổ chức các hoạt động học tập của học sinh để học sinh tự tìm ra kiến thức nói trên cơ sở kết hợp giữa kiến thức với kĩ năng Địa lí của học sinh đã có. Chính vì vậy mà kiến thức mà các em thu được bền vững hơn. Đồng thời trong quá trình tìm tòi kiến thức, kĩ năng Địa lí của học sinh cũng được rèn luyện và củng cố.
Môn Địa lí lớp 4 là môn học khá mới mẻ đối với các em học sinh lứa tuổi 9 - 10. Học sinh tiếp thu môn học này không dễ dàng. Muốn tổ chức tiết học tốt trước tiên phải rèn luyện cho các em biết cách sử dụng bản đồ thành thạo cũng là tạo điều kiện cho các em hứng thú học tập và yêu thích môn Địa lí.
Qua thực tế giảng dạy môn Địa lí lớp 4 tôi đã rút ra một số kinh nghiệm bằng việc hướng dẫn học sinh sử dụng thành thạo bản đồ Việt Nam. Từ đó góp phần nâng cao chất lượng tiết dạy Địa lí ngày một tốt hơn.
II. Thực trạng về việc dạy và dạy môn Địa lí
1. Thực trạng. 
a. Về giáo viên.
Dạy môn Địa lí ở tiểu học nói chung và giáo viên trường tiểu học Ba Đình những năm học trước:
- Khi dạy học, giáo viên thường chỉ chú trọng chuyển tải nội dung mà chưa quan tâm đúng mức đến phần thực hành, liên hệ thực tế.
- Do chất lượng đào tạo giáo viên không đồng đều nên một số giáo viên chưa tiếp cận kịp theo phương pháp dạy học mới, còn một
số ít giáo viên không được tập huấn về cách sử dụng bản đồ nên trong khi dạy và hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ còn lúng túng.
- Giáo viên chưa nắm vững các bước hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ nên khi dạy không hướng dẫn học sinh theo các bước rõ ràng nên không khai thác hết kiến thức của bản đồ (lược đồ). 
- Khi gọi học sinh lên chỉ một địa danh nào đó trên bản đồ nhiều học sinh chỉ chưa đúng ví dụ: Khi chỉ về thành phố Hà Nội học sinh chỉ vào giữa hình ngôi sao hoặc chỉ vào một điểm của Hà Nội. Giáo viên lẽ ra phải sửa cho học sinh là phải khoanh vùng (chu vi) thành phố Hà Nội. Để học sinh ghi nhớ và không mắc lỗi đó nữa nhưng giáo viên lại không sửa ngay. 
- Còn một số ít giáo viên chưa hiểu nắm vững vai trò của đồ dùng và thiết bị môn học Địa lí. Bởi vậy chưa nâng cao được chất lượng dạy học môn Địa lí theo phương pháp dạy học mới.
- Trong giờ học Địa lí cụ thể học bài về bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam một số giáo viên còn giới thiệu và yêu cầu học sinh tìm hiểu, nắm vững nhiều yếu tố trong một tiết học, mà điều này chưa thật cần thiết vì rất dễ gây nhiễu cho học sinh trong qua trình làm việc với bản đồ.
b. Đối với học sinh:
Từ những hạn chế của giáo viên dẫn đến còn nhiều học sinh còn chưa biết sử dụng bản đồ, số học sinh sử dụng thành thạo bản đồ còn ít. 
2. Kết quả: Qua khảo sát thực trạng đầu năm học của lớp 4A. Tôi nhận thấy các em còn lúng túng nhiều trong việc sử dụng bản đồ trong tiết học Địa lí cụ thể:
Mức độ
 Số lượng
Tỉ lệ
Học sinh sử dụng bản đồ thành thạo.
4 em
12%
Học sinh biết sử dụng bản đồ.
10 em
 29 %
Học sinh chưa biết sử dụng bản đồ.
21em
 59 %
Từ thực trạng dạy và học cùng với kết quả khảo sát đầu năm học tôi thấy để giờ dạy Địa lí thực sự đạt hiệu quả cao hơn tôi xin mạnh dạn đưa ra một vài kinh nghiệm. “Hướng dẫn học sinh Lớp 4 Sử dụng bản đồ Việt Nam trong tiết học Địa lí”.
b. giải quyết vấn đề
I. Các giải pháp thực hiện : 
Trong dạy học Địa lí, Bản đồ là một phương tiện rất quan trọng. Bản đồ không chỉ là phương tiện cho giáo viên minh hoạ cho bài giảng mà còn là phương tiện để học sinh khai thác kiến thức vì thế trong dạy học Địa lí không thể thiếu được Bản đồ:
Các điều kiện để hướng dẫn giúp học sinh hiểu khái niệm bản đồ, lược đồ trống Địa lí Tự nhiên Việt Nam.
1. Giáo viên: 
- Giáo viên phải hướng dẫn để học sinh hiểu khái niệm bản đồ, lược đồ và bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam.
	- Giáo viên phải xác định kiến thức trong bài và cần nắm qua bản đồ, lược đồ sao cho phù hợp để học sinh hiểu và có thể sử dụng được kiến thức kĩ năng đã học và tự phát hiện ra kiến thức mới.
- Giáo viên phải soạn hệ thống câu hỏi dựa trên lược đồ SGK và trình độ học sinh để dẫn dắt học sinh tự khám phá kiến thức. Các câu hỏi trên giáo viên có thể soạn theo nhiều hình thức; Tự luận , text...
	- Giáo viên cần rèn cho học sinh thói quen dụng thước kẻ nhỏ hoặc que dài để chỉ vào đối tượng (thành phố, Thị xã, khoáng sản .. ) mà không chỉ vào chữ in trên bản đồ, phải chỉ từ thượng nguồn đến hạ nguồn của dòng sông, chỉ theo chu vi đường biên giới khép kín (nếu đó là lãnh thổ của một quốc gia). 
2. Học sinh: 
	Để có thể khai thác kiến thức từ bản đồ học sinh phải được trang bị một số kiến thức, kĩ năng tối thiểu cần thiết để biết cách làm việc với bản đồ như:
- Nêu được định nghĩa đơn giản về Bản đồ.
- Biết một số yếu tố cơ bản của Bản đồ.
- Nêu được các bước sử dụng bản đồ một cách đơn giản.
- Nêu được tên, xác định phương hướng, tỉ lệ và kí hiệu trên bản đồ.
- Đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải, nắm được kí hiệu trong bảng chú giải, tìm đối tượng Địa lí trên bản đồ.
- Nhận biết vị trí và một số đặc điểm của đối tượng Địa lí trên bản đồ.
- Dựa vào màu sắc, kí hiệu phân biệt được độ cao, nhận biết núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng biển.
- Sử dụng được bảng số liệu để nêu đặc điểm về diện tích, khí hậu, ...
- Sử dụng bản đồ, lược đồ, bảng số liệu để nhận xét về sự phân bố nông nghiệp, công nghiệp, thuỷ sản, chỉ đúng tên các dãy núi, cao nguyên, đồng bằng lớn, sông lớn, ....
- Xác định được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của nước Việt Nam, ...
II. Các biện pháp thực hiện :
1.Hướng dẫn và giúp học sinh hiểu và phân biệt các loại bản đồ:
 - Bản đồ địa lí: Là hình vẽ thu nhỏ toàn bộ bề mặt trái đất hoặc một phần bề mặt trái đất trên mặt phẳng dựa vào các phương pháp toán học, phương pháp biểu hiện bằng kí hiệu để biểu hiện các thông tin về Địa lí. 
- Lược đồ: Là những bản đồ nhưng thiếu yếu tố toán học (tỉ lệ bản đồ, hệ thống kinh vĩ tuyến, ...) nên không sử dụng để đo, tính khoảng cách mà chỉ dùng để nhận biết vị trí tương đối của một số đối tượng Địa lí với một vài đặc điểm của chúng.
- Bản đồ trống Địa lí Tự nhiên Việt Nam: Là bản đồ được xây dựng trên nền bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam nhưng để trống hầu hết các địa danh, chỉ để lại một số địa danh để làm cơ sở cho học sinh có thể xác định các địa danh cần tìm theo yêu cầu của chương trình (ví dụ: Trên bản đồ có để lại một số tỉnh ở miền Trung để học sinh xác định được các đồng bằng của duyên hải miền trung). 
2.Hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ: 
* Bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam: Sử dụng để:
- Chỉ địa danh và giới thiệu( Ví dụ: Để chỉ dải đồng bằng duyên Hải miền Trung và giới thiệu bài) hoặc giáo viên vừa giải thích vừa chỉ bản đồ để minh hoạ cho lời giảng của mình.
- Tổ chức cho HS làm việc với bản đồ để xác định vị trí và nêu một vài đặc điểm của một số đối tượng địa lí( Ví dụ: Cho Học sinh chỉ dãy Hoàng Liên Sơn và nêu được đặc điểm: nằm giữa sông Hồng và sông Đà, là dãy núi dài nhất trong các dãy núi ở Bắc Bộ, dãy núi cao và đồ sộ.) nhận biết được vị trí của Tây Nguyên, nêu tên các cao nguyên( trong bài 5: Tây Nguyên) ; kể tên một số con sông ở Tây Nguyên( trong bài 8: Hoạt động sản xuất của người dân ở Tây Nguyên).
- Tổ chức cho học sinh được rèn luyện kĩ năng: Xác định phương hướng; Xác định đối tượng địa lí; Chỉ các đối tượng địa lí( Ví dụ: chỉ thành phố, chỉ con sông, chỉ vùng đồng bằng)
*Bản đồ trống Địa lí Tự nhiên Việt Nam: chủ yếu được dùng để dạy học các bài ôn tập giúp học sinh củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng bản đồ.
+ Với bài hình thành kiến thức mới dùng bản đồ trống để củng cố kiến thức vừa học và rèn luyện kĩ năng bản đồ( Ví dụ: Khi học xong bài 2, giáo viên có thể dùng phấn màu( để xoá được) điền tên các dãy núi chính của Việt Namlên bản đồ trống. Cụ thể điền đúng các tên: Dãy sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều, Trường Sơn vào các vị trí tương ứng của các dãy núi đó trên bản đồ). 
+ Với bài ôn tập, bản đồ trống được sử dụng nhiều hơn. GV cần phải gọi nhiều HS lên điền trên bản đồ trống các yếu tố địa lí đã học trước đó ( Ví dụ: Bài 7, HS cần điền tên một số quần đảo, đảo, tên các dãy núi, đồng bằng, sông lớn, ... của Việt Nam).
*Bản đồ hành chính Việt Nam: chủ yếu được dùng: 
- Minh hoạ cho lời giảng của giáo viên( Ví dụ: khi giới thiệu các tỉnh Trung du Bắc Bộ, giáo viên vừa chỉ bản đồ vừa giới thiệu...)
- Tổ chức cho học sinh làm việc với bản đồ để xác định vị trí một số tỉnh, thành phố trên bản đồ và biết được tỉnh thành phố đó giáp với những đơn vị hành chính nào, ... 
3. Các bước hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ:
* Khi hướng dẫn HS khai thác kiến thức từ bản đồ( lược đồ), Giáo viên hướng dẫn cho HS thực hiện các bước sau:
Bước 1: Nắm được mục đích làm việc với bản đồ.
Bước 2: Xem bảng chú giải để có biểu tượng địa lí cần tìm trên bản đồ.
Bước 3 ... iển Quảng Nam qua tỉnh Quảng Ngãi qua tỉnh Bình Thuận , qua tỉnh Phú Yên đến hết ven biển Khánh Hoà.
	Đồng bằng Ninh Thuận- Bình Thuận: Từ ven biển tỉnh Ninh Thuận đến hết tỉnh Bình Thuận. 
Chỉ có sự rèn luyện về cách chỉ bản đồ như vậy mới giúp học sinh đỡ phải ghi chép nhiều nên các em đã hăng say, hứng thú học tập môn Địa lí. Cũng chỉ như vậy học sinh mới phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập. Từ đó có thể hiểu sâu môn Địa lí và rèn luyện cho các em tự học qua bản đồ một cách tốt nhất . Đồng thời học sinh được thành thành rèn kuyện các kĩ năng Địa lí và phát triển tư duy ngôn ngữ, trí tưởng tượng. 
 Qua thực tế giảng dạy môn Địa lí lớp 4 cũng như qua sự trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp, tôi đã rút ra được những kinh nghiệm về hướng dẫn học sinh sử dụng bản đồ Việt Nam như sau:
	Ngay từ đầu năm học giáo viên phải nghiên cứu kĩ lưỡng các loại bản đồ, lược đồ cần thiết cho mỗi bài học Địa lí lớp 4. Chuẩn bị đầy đủ các bản đồ cần thiết và đảm bảo yêu cầu to, rõ ràng, chính xác, đẹp và sắp xếp theo thứ tự bài dạy.
	Trong khâu chuẩn bị kế hoạch bài dạy giáo viên phải nghiên cứu kĩ bản đồ phục vụ bài giảng, để khi hướng dẫn học sinh sử dụng giáo viên trình bày lưu loát, chính xác, rõ ràng.
	Ngay từ bài dạy bản đồ đầu tiên trong chương trình Địa lí Lớp 4 giáo viên cần chú ý hướng dẫn kĩ lưỡng những kiến thức cơ bản về quy ước trên bản đồ. Để tạo cơ sở cho học sinh sử dụng bản đồ trong các tiết học sau.
	Trong tiết học Địa lí lớp 4 bản đồ không chỉ để minh hoạ cho lời giảng của giáo viên mà bản đồ được sử dụng như là một nguồn cung cấp giúp học sinh tự học(đến mức tối đa) tìm tòi phát triển kiến thức và rèn luyện kĩ năng bộ môn. Vì vậy giáo viên phải xác định kiến thức mà học sinh cần nắm qua bản đồ, lược đồ. Để dẫn dắt học sinh tự khám phá kiến thức, để học sinh thường xuyên rèn luyện về cách chỉ bản đồ thì việc luyện tập là rất cần thiết . Giáo viên có thể cho học sinh rèn luyện bằng nhiều hình thức khác nhau, sau mỗi bài dạy của mỗi bài Địa lí và phần củng cố những kiến thức liên quan đến bản đồ. Giáo viên có thể gọi một vài học sinh lên chỉ bản đồ.
	Muốn cho được nhiều em lên chỉ bản đồ tôi đã tổ chức trò chơi" Ai nhanh nhất" vào những giờ giải lao.Ví dụ: khi dạy xong bài 5"Tây Nguyên":
	Giáo viên treo 2 bản đồ Tự nhiên Việt Nam lên bảng chia lớp thành 2 tổ lần lượt mỗi tổ cử một em lên xác định vị trí của Trường Sơn bắc, đèo Ngang, đèo Hải Vân,vị trí Trường Sơn nam, cao nguyên Lâm Viên, cao nguyên Di Linh(có thể cho hai em thi xem ai xác định đúng và chỉ nhanh nhất). Cuối buổi chơi giáo viên tổng kết xem tổ nào nhiều điểm nhất(giáo viên tuyên dương, khen thưởng).
	Khi dạy bài ôn tập phải sử dụng bản đồ trống Việt Nam để giúp học sinh củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng bản đồ.
	Vi dụ: - Dạy bài 10- Chỉ dãy Hoàng Liên Sơn đỉnh Phan-xi-păng, cao nguyên, Tây nguyên, thành phố Đà lạt trên bản đồ trống Việt Nam. Giáo viên có thể ghi tên các dãy núi, cao nguyên, thành phố ra miếng bìa nhỏ, khi học sinh chỉ cho học sinh dán luôn lên bản đồ trống bằng băng dán, hoặc cũng có thể cho học sinh dùng bút chì để ghi lên lên các dãy núi, cao nguyên rồi xóa đi để có thể dùng bản đồ được nhiều lần.
3.Minh hoạ cho tiết dạy: 
Địa lí
 Bài 3: Làm quen với bản đồ (tiếp theo)
I.Mục tiêu : Học xong bài này học sinh:
- Nêu được các bước sử dụng bản đồ: Đọc tên bản đồ, xem bảng chú giải, tìm đối tượng lịch sử hay địa lí trên bản đồ.
- Biết đọc bản đồ ở mức độ đơn giản: nhận biết vị trí, đặc điểm của đối tượng trên bản đồ; dựa vào kí hiệu màu sắc phân biệt độ cao, nhận biết núi, cao nguyên, đồng bằng, vùng biển.
- Xác định được 4 hướng chính( Bắc – Nam - Đông – Tây) trên bản đồ theo quy ước.
II. Đồ dùng dạy học : 
	- Bản đồ Địa lí Tự nhiên Việt Nam.
	- Bản đồ hành chính Việt Nam.
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu: 
A.Kiểm tra bài cũ :
- GV gọi một học sinh lên bảng vẽ kí hiệu của một số đối tượng Địa lí như : đường biên giới quốc gia, sông, thủ đô, thành phố...
- Yêu cầu cả lớp vẽ vào vở nháp.
- Cho học sinh nhận xét bản vẽ trên bảng - GV nhận xét và cho điểm.
B. Dạy bài mới :
1. Cách sử dụng bản đồ :
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp.
Bước 1: - Giáo viên yêu cầu học sinh dựa vào kiến thức của bài trước trả lời các câu hỏi sau:
+ Tên bản đồ cho ta biết gì? 
+ Dựa vào bảng chú giải ở hình 3(Bài 2) để đọc các kí hiệu của một số đối tượng Địa lí.
+ Chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam với các nước láng giềng trên hình 3(Bài 2) và giải thích vì sao lại biết đó là đường biên giới quốc gia? (căn cứ vào kí hiệu ở bảng chú giải). 
Bước 2: - GV gọi đại diện một số học sinh trả lời các câu hỏi và chỉ đường biên giới phần đất liền của Việt Nam trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam hoặc bản đồ hành chính Việt Nam treo tường.
Bước 3: - GV giúp học sinh nêu được các bước sử dụng bản đồ.
- Đọc tên bản đồ.
- Xem bảng chú giải để có biểu tượng địa lí cần tìm trên bản đồ.
- Tìm vị trí địa lí của đối tượng trên bản đồ dựa vào kí hiệu.
- Quan sát đối tượng trên bản đồ, nhận xét và nêu đặc điểm đơn giản của đối tượng.
 - Xác lập mối quan hệ đơn giản giữa các yếu tố và các thành phần như địa hình, khí hậu, ... 
2. Bài tập:
* Hoạt động 2: Thực hành theo nhóm
Bước 1: Học sinh trong nhóm lần lượt làm các bài tập a,b trong SGK.
Bước 2: Gọi đại diện các nhóm lần lượt trình bày trước lớp kết quả làm việc của nhóm.
	Học sinh các nhóm khác sửa chữa bổ sung, nếu thấy kết của nhóm bạn chưa đầy đủ và chính xác.
	GV nhận xét, bổ sung câu trả lời của các nhóm.
Lưu ý: Khi chia nhóm học tập cần chia nhóm có đủ trình độ để các em có thể giúp đỡ nhau thảo luận, tránh tình trạng chia theo nhóm trình độ những học sinh khá giỏi thích thú phát huy trí tuệ còn những học sinh yếu, trung bình thụ động ngồi nghe và có thái độ ỉ lại trông chờ vào bạn.
Bài tậpb:
- ý 3: Kể tên các nước láng giềng và biển, đảo, quần đảo Việt Nam.
- Các nước láng giềng của Việt Nam: Trung Quốc, Lào, Cam-pu-chia.
- Vùng biển nước ta: Là một phần của Biển Đông.
- Một số đảo của Việt Nam: Phú Quốc, Côn đảo, Cát Bà.
- Quần đảo của Việt Nam: Hoàng Sa, Trường Sa.
- Một số sông chính: Sông Hồng, sông Thái Bình
( Lưu ý: Giáo viên nên tổ chức cho học sinh trao đổi kết quả làm việc của nhóm vào mỗi bài tập (a,b) để kịp thời sửa chữa những sai sót cho từng nhóm giúp các em làm tốt các bài tập tiếp theo).
* Hoạt động3: Làm việc cả lớp: 
	Giáo viên treo bản đồ hành chính Việt Nam lên bảng.
	Giáo viên yêu cầu:
	+ Một học sinh lên bảng đọc tên bản đồ và chỉ các hướng bắc, nam, đông, tây trên bản đồ.
	+ Một học sinh lên bảng chỉ vị trí của tỉnh, thành phố mình đang sống trên bản đồ.
	+ Một học sinh nêu tên những tỉnh, thành phố giáp với tỉnh, thành phố mình đang sống trên bản đồ.
(Lưu ý: Khi học sinh lên chỉ bản đồ giáo viên hướng dẫn chỉ. Ví dụ: Chỉ một khu vực thì phải khoanh kín theo ranh giới của khu vực, chỉ một điểm thành phố thì phải chỉ vào kí hiệu chứ không chỉ vào chữ ghi bên cạnh. Chỉ một dòng sông thì phải chỉ từ đầu nguồn đến cuối nguồn.)
3. Củng cố bài và rút ra ghi nhớ: 
Gọi 2 - 3 học sinh đọc SGK phần ghi nhớ.
4. Tổng kết dặn dò: - Giáo viên nhận xét giờ học.
	Dặn học sinh về nhà sưu tầm tranh, ảnh về dãy núi Hoàng Liên Sơn và đỉnh núi Pan-xi-păng để tiết sau học bài "Dãy núi Hoàng Liên Sơn". 
C. Kết luận:
1. Kết quả thực hiện đề tài.
1.Trong quá trình dạy học tôi đã áp dụng một số biện pháp như đã nêu trên tại Lớp 4A Trường Tiểu học Ba Đình với tổng số 35 học sinh. Hiệu quả tiếp thu bài của học sinh cao hơn. Tôi thấy từ chỗ các em còn lúng túng chưa biết sử dụng Bản đồ trong giờ học Địa lí để tìm ra kiến thức của bài học thì đến nay hầu hết các em đã sử dụng thành thạo, khai thác kiến thức một cách chủ động và sáng tạo làm cho kết quả bài học được nâng cao. Khi học các em rất ham thích phát hiện kiến thức trên bản đồ, lược đồ giúp các em hứng thú học môn Địa lí. Góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học. 
2.Trong quá trình dạy học giáo viên và học sinh có sự phối hợp nhịp nhàng giữa dạy và học từ đó các em hưng thú hơn, tự chiếm lĩnh kiến thức dưới sự hướng dẫn, động viên của giáo viên. Kết quả đa số các em học tập rất sôi nổi, hiểu bài và nhiều em thuộc bài ngay tại lớp.
Kết quả thu được
Mức độ
Số lượng
Tỉ lệ
Học sinh sử dụng bản đồ thành thạo.
20 em
58,3%
Học sinh biết sử dụng bản đồ.
15 em
41,7%
Học sinh chưa biết sử dụng bản đồ.
0 em
0%
2.Kết luận:
Từ kết quả trên tôi nhận thấy đổi mới phương pháp dạy học là điều rất cần thiết. Cụ thể trong giờ học mỗi giáo viên phải luôn tìm tòi cải tiến phương pháp, hình thức dạy học sao cho phù hợp với tư duy và đặc điểm tâm, sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học.
	Luôn phát huy tối đa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh để học sinh hứng thú học tập và tích cực tìm ra kiến thức mới cho mình, tiết học sẽ nhẹ nhàng và hiệu quả hơn.
	Để nâng cao chất lượng giờ dạy giáo viên phải nắm chắc kiến thức và mục tiêu của môn học, nắm chắc nội dung chương trình và phương pháp dạy học đặc trưng của môn Địa lí. Để hướng dẫn học sinh sử dụng thành thạo bản đồ Việt Nam trong tiết học Địa lí, cần tiến hành những bước sau:
	- Đọc tên bản đồ để biết bản đồ đó thể hiện nội dung gì? 
	- Chú trọng khâu hướng dẫn học sinh nắm vững các kí hiệu thể hiện trên bản đồ. 
	- Giáo viên phải chuẩn bị đủ các loại bản đồ để phục vụ cho nội dung từng bài dạy. .
	- Cho học sinh được thực hành nhiều trên bản đồ.
	- Học sinh sử dụng thành thạo bản đồ Địa lí giúp học sinh tự tìm tòi kiến thức một cách chủ động. Từ đó nâng cao hiệu quả giờ học. Mặt khác còn giúp học sinh học tốt môn học khác.
3.Kiến nghị, đề xuất: 
	Từ những kết luận trên tôi xin mạnh dạn đề xuất một số ý kiến sau:
	- Người giáo viên phải nghiên cứu kĩ nội dung kiến thức yêu cầu của mỗi bài dạy, để từ đó lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng học sinh. Bên cạnh đó, Chuẩn bị đầy đủ các đồ dùng dạy học cần thiết cho tiết học, sử dụng tối đa các đồ dùng trực quan để tập trung chú ý, hấp dẫn các em tự mình chiếm lĩnh kiến thức.
	- Đề nghị nhà trường mua sắm tài liệu cho giáo viên tham khảo thêm kiến thức có liên quan đến bài dạy.
	Trong bài viết này do kinh nghiệm còn ít, trình độ còn hạn chế nên không thể tránh được những thiếu xót. Rất mong ý kiến đóng góp của các bạn đồng nghiệp, ban giám hiệu nhà trường, bạn đọc để sáng kiến kinh nghiệm này được hoàn thiện hơn.
 Tôi xin chân thành cảm ơn!.
 Bỉm Sơn, tháng 3 năm 2011 
 Người viết
 Tống Thị Hằng 

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN Hang.L4.2010 - 2011.doc