Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao trình độ nhận thức cho học sinh yếu kém ở trường tiểu học

Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao trình độ nhận thức cho học sinh yếu kém ở trường tiểu học

Chúng ta đều biết: " Học tập là quyền của tất cả mọi người, tất cả mọi trẻ em" trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Và tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Đảng ta đã khẳng định: "Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển".

 Thấm nhuần đường lối, chủ trương của Đảng, người giáo viên trực tiếp giảng dạy và làm công tác giáo dục cần nhận thức đúng đắn hơn về vai trò,

 

doc 15 trang Người đăng van.nhut Lượt xem 1018Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một số biện pháp nhằm nâng cao trình độ nhận thức cho học sinh yếu kém ở trường tiểu học", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO TRÌNH ĐỘ NHẬN THỨC CHO HỌC SINH YẾU KÉM Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
 Chúng ta đều biết: " Học tập là quyền của tất cả mọi người, tất cả mọi trẻ em" trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Và tại hội nghị Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Đảng ta đã khẳng định: "Giáo dục - Đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển".
 Thấm nhuần đường lối, chủ trương của Đảng, người giáo viên trực tiếp giảng dạy và làm công tác giáo dục cần nhận thức đúng đắn hơn về vai trò, ý thức, trách nhiệm của mình để góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt là trong thời điểm hiện nay, xã hội đang phát triển như vũ bão về khoa học kỹ thuật, về công nghệ thông tin.thì vai trò, vị trí của người thầy giáo trong công cuộc giáo dục thế hệ trẻ, mầm non tương lai của đất nước lại càng quan trọng.
 Nghị quyết Trung ương 2 về định hướng phát triển giáo dục và đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đã chỉ đường và tạo đà cho sự nghiệp giáo dục phát triển. Từ những định hướng lớn, kết hợp với nội lực của ngành, nền giáo dục của ta cho đến nay đã làm được khá nhiều điều. Nhưng cũng đã đến lúc chúng ta phải nhìn vào thực tế, bên cạnh những cái mà chúng ta đã làm được thì hiện nay ở nhiều nơi, học sinh yếu kém ngồi nhầm lớp đang còn nhiều. Đặc biệt là ở bậc tiểu học, bậc học nền tảng cho cả quá trình học tập lâu dài của mỗi con người. Nếu ở bậc tiểu học các em chưa đọc - viết - làm tính được thì lên đến lớp trên sẽ cũng không tiếp nhận được tri thức.
 Thật sự đáng buồn khi hiện nay có một số học sinh mù chữ ngay trên ghế nhà trường. Làm sao có thể tin nổi có những học sinh học đến lớp bảy, lớp tám ở một trường THCS nọ lại chưa hề biết một chữ cái nào. Điều này đã gây bất bình rất mạnh mẽ trong phụ huynh, trong xã hội đối với nền giáo dục. Mà xã hội và phụ huynh bất bình là đúng vì ta nhớ lại thời kỳ năm 1945, khi đất nước mới dành được nền độc lập, nước nhà còn ở trong tình trạng khó khăn vì thù trong giặc ngoài, Hồ Chủ Tịch kêu gọi toàn dân " diệt giặc dốt", và từ những lớp bình dân học vụ mà nhân dân ta thời đó đẩy lùi được cái dốt, cái mù chữ. Vậy mà ngày nay, khi đất nước đã giàu mạnh, văn minh hơn nhiều, nền giáo dục đã được đầu tư rất lớn với một đội ngũ thầy cô giáo được đào tạo một cách bài bản lại để học sinh mù chữ và yếu kém nhiều đến như vậy. Đây quả là sự đáng trách ghê gớm, Là sự thật đau lòng đối với toàn ngành giáo dục. Vậy chúng ta phải làm gì? Làm như thế nào? Phải nổ lực phấn đấu ra sao? . để tháo gở vấn đề bức xúc này.
 Thực tế trường chúng tôi cũng vậy, học sinh yếu kém, học sinh ngồi nhầm lớp cũng còn còn nhiều. Là một người cán bộ quản lý tôi đã nhận thức sâu sắc vấn đề nóng bỏng này. Do vậy tôi đã hết sức băn khoăn, trăn trở muốn tìm ra một số biện pháp nhằm giúp học sinh yếu kém trong nhà trường nâng cao trình độ nhận thức, góp phần nâng cao chất lượng toàn diện. Đáp ứng yêu cầu phát triển Giáo dục trong giai đoạn hiện nay của ngành và của địa phương; đặc biệt là góp phần tích cực vào việc thực hiện cuộc vận động" nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục" do Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động. Từng bước lấy lại lòng tin của phụ huynh và học sinh đối với nhà trường, với các thầy cô giáo. Mặc dầu kinh nghiệm trong công tác quản lý còn hạn chế song tôi cũng mạnh dạn nghiên cứu để phần nào đó đề xuất một số biện pháp nhằm tháo gỡ vấn đề bức xúc nêu ở trên.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN:
 1. Cơ sở lý luận:
 - Một học sinh bình thường về mặt tâm lý, không có bệnh tật đều có khả năng tiếp thu kiến thức theo yêu cầu phổ cập của chương trình tiểu học hiện nay. 
 - Những học sinh yếu kém vẫn có thể đạt yêu cầu của chương trình nếu được hướng dẫn một cách thích hợp.
 2. Cơ sở thực tiễn:
 Qua thực tế ở trường, tôi đã tìm ra các nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu kém như sau:
 - Trí tuệ của các em chậm, phát triển kém.( Thiểu năng trí tuệ)
 - Sức khoẻ yếu nên nghỉ học nhiều.
 - Do hoàn cảnh khó khăn, điều kiện học tập thiếu thốn, cha mẹ chưa quan tâm đến việc học của con.
 - Do các em mắc bệnh tự ti.( Sống thu mình không chịu giao tiếp)
 - Do giáo viên chủ nhiệm phương pháp còn yếu, dạy học theo kiểu " đồng loạt", chưa chú ý được hết tất cả các đối tượng học sinh, nhất là học sinh yếu nên các em đã yếu lại càng yếu thêm vì bị giáo viên cho ra đứng bên lề trong các tiết học.
 - Do hàng năm các trường cũng như giáo viên chủ nhiệm còn chạy theo bệnh thành tích, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi nên học sinh yếu cũng đẩy lên lớp.
III. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
 Từ những nguyên nhân nêu trên, chúng tôi đã tìm rấpcác biện pháp để ngăn ngừa, chữa trị căn bệnh nhức nhối này, cụ thể như sau:
1. Giải pháp đối với nguyên nhân từ bệnh thành tích:
1.1. Thực trạng:
 Lâu nay ngành giáo dục chúng ta đang mắc phải căn bệnh thành tích, căn bệnh này đã ăn sâu vào mỗi nhà trường, mỗi giáo viên đứng lớp, mỗi cán bộ quản lý và ăn sâu vào cơ thể của ngành giáo dục. Vì luôn muốn có thành tích tốt nên chúng ta đều cố nâng chất lượng lên, hàng năm tỉ lệ học sinh lên lớp 100%. Có phải chúng ta không biết là còn có một số học sinh đang yếu kém không ? Biết chứ! Biết nhưng tất cả mọi người đều làm ngơ để cho học sinh ngồi nhầm lớp. Thật nực cười ( cười ra nước mắt) khi có một tờ báo nói rằng:" ở trường nọ có gia đình vì biết con học yếu đến xin giáo viên chủ nhiệm và nhà trường cho ở lại lớp để học cho chắc nhưng nhà trường và cô giáo đã không cho". Tờ báo đó đã kết luận:" Giáo dục thời nay xin ở lại lớp mới khó còn việc lên lớp là rất dể, là chuyện hết sức bình thường". Thật hổ thẹn mà kiểm điểm lại rằng, có một thời chúng ta luôn lấy thành tích làm hàng đầu, thích làm và nghe những báo cáo hay chứ không muốn nhìn thẳng vàọ sự thật để tìm ra giải pháp tháo gỡ những bất cập còn tồn tại.
 Qua phân tích chúng ta càng thấy rõ từ " căn bệnh thành tích" lại chuyển sang căn bệnh tai hại hơn nhiều đó là" học sinh yếu kém, học sinh ngồi nhầm lớp".Đứng trước những căn bệnh này, mỗi chúng ta phải suy nghĩ và làm gì để chữa trị nó? Phó thủ tướng chính phủ -Bộ trưởng bộ giáo dục Nguyễn Thiện Nhân đã thổi một luồng gió mới vào nền giáo dục nước nhà là:" Chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong Giáo dục - chống học sinh ngồi nhầm lớp - chống vi phạm đạo đức nhà giáo", chính ngọn gió đó đã thức tỉnh mỗi người chúng ta.
1.2. Giải pháp:
 Trước hết chúng ta phải diệt trừ một cách tận gốc " Bệnh thành tích" ở mỗi nhà trường, phải lấy chất lượng thực chất làm hàng đầu. Hãy đối mặt với thực tế đau lòng là học sinh yếu kém vẫn còn nhiều, phải tìm ra biện pháp thích hợp để xoá bỏ dần nguyên nhân đó, nhen nhóm lại lòng tin từ phụ huynh và xã hội, nhen nhóm lại niềm hứng thú học tập và sáng tạo cho học sinh thân yêu. Để làm được điều đó chúng tôi đã có biện pháp như sau:
 - Từ đầu năm, lãnh đạo nhà trường phải khảo sát phân loại học sinh một cách nghiêm túc, lập danh sách học sinh cần phụ đạo theo từng yêu cầu nội dung kiến thức và kỹ năng ( Đọc - viết - tính toán)
 - Họp chuyên môn, bàn bạc dân chủ trong cả hội đồng nhà trường, giao khoán cụ thể học sinh yếu cho từng giáo viên chủ nhiệm trực tiếp kèm cặp, theo dõi ngay tại lớp.( Chia đều học sinh yếu kém cho tất cả giáo viên trong từng khối lớp).
 - Tăng cường tổ chức các chuyên đề về công tác phụ đạo học sinh yếu kém, đúc rút những bài học kinh nghiệm, các giải pháp tối ưu để từ đó giáo viên điều chỉnh nội dung, kế hoạch, phương pháp dạy học cho từng loại đối tượng học sinh. Trong các chuyên đề, các buổi họp chuyên môn đó người cán bộ quản lý cần tôn trọng sáng kiến cá nhân của mỗi giáo viên trong quá trình giáo viên giảng dạy, kèm cặp học sinh yếu kém để từ đó nhân rộng sáng kiến đó ra trong toàn trường.
 - Hàng tháng, tổ chức kiểm tra một cách chặt chẽ, cụ thể đối tượng học sinh này theo từng khối lớp để biết được mức độ tiến bộ của học sinh cũng như công sức kèm cặp của giáo viên chủ nhiệm. Nếu lớp nào, khối nào làm tốt thì khen thưởng kịp thời; ngược lại khối lớp nào còn yếu thì phải kịp thời nhắc nhở.
2. Giải pháp đối với nguyên nhân từ phía gia đình:
 2.1. Thực trạng:
 Gia đình là cái nôi quan trọng để giúp con em của mình trở thành những người có ích trong xã hội. Chính gia đình là chổ dựa vững chắc, là sự thúc đẩy con em học giỏi, thành đạt. Trong xã hội ngày nay đa số các bậc phụ huynh đều đã hiểu sâu sắc vấn đề này nên rất quan tâm đến con cái. Họ cố gắng tạo những điều kiện tốt nhất để con cái của mình được học hành thành người có ích. Họ chăm sóc con cái một cách chu đáo từ vật chất đến tinh thần, chăm chút cho con từng bữa ăn giấc ngủĐược sống trong những gia đình như vậy thì con em của họ hầu như học tập tốt , xứng đáng là con ngoan trò giỏi, không phụ lòng mong đợi của cha mẹ và thầy cô giáo.
 Tuy nhiên bên cạnh những gia đình kiểu mẩu như vậy lại còn có một số gia đình thiếu quan tâm đến việc học hành của con em, nguyên nhân cụ thể là:
 - Kinh tế của gia đình quá khó khăn do cha mẹ hoặc người thân thường xuyên ốm đau hay quá đông con cho nên việc mua sắm sách vở, đồ dùng học tập cũng như quan tâm đến tình cảm của các em là quá thiếu thốn. Với những gia đình này sách của các em là sách cũ mượn lại của người khác nên rách nát nhiều, bút vở và đồ dùng học tập thì đầu năm còn có đủ nhưng càng về cuối thì càng thiếu. Cũng bởi những khó khăn trong học tập như vậy nên các em học sinh này thường rơi vào tình trạng yếu kém.
 - Một số gia đình thì do cha mẹ xung khắc với nhau, hay cha thường xuyên nhậu nhẹt rượu chè, mẹ thì đề đóm.Do đó gây áp lực tâm lý nặng nề đối với các em. Ở trường chúng tôi có em đến lớp mà nước mắt vòng quanh, hỏi ra mới biết là lúc tối cha say rượu nên đã xé toàn bộ sách vở của em vứt ra đường. Với hoàn cảnh như vậy thì khó có em nào có thể vượt qua đựơc để học tập tốt.
 - Một số gia đình thì cha mẹ bỏ nhau, gửi con sống với ông bà. Vì ông bà đã già yếu nên việc chăm sóc cháu là rất khó khăn.
2.2.Giải pháp:
 Từ thực trạng về phía gia đình như vậy nên chúng tôi đã có biện pháp khắc phục như sau:
 - Tổ chức họp phụ huynh yếu kém từ đầu năm.Đối tượng phụ huynh này thường không chịu đi họp trong các cuộc họp phụ huynh bình thường vì thứ nhất là họ thiếu quan tâm ( như đã phân tích ở trên), thứ hai là họ cảm thấy tự ti, mặc cảm vì con họ thua kém con người khác. Do đó trong giấy mời những phụ huynh này cần nêu rõ tầm quan trọng của cuộc họp là cùng nhau bàn bạc tìm cách giúp đỡ những h ... cầu tất cả học sinh trong lớp gần gủi quan tâm, tôn trọng người bạn của mình, tránh cư xử thiếu văn hoá đối với bạn.
 Khuyến khích các em luôn tự tin, thể hiện bản thân mình mọi lúc mọi nơi, trong mỗi tiết học cũng như các giờ ra chơi, mạnh dạn trao đổi ý kiến của mình cùng các bạn.
 Giáo viên chủ nhiệm phải luôn là người" bạn" Thân thiết đối với các em, chia sẽ với các em mọi niềm vui hay nổi buồn, không được nặng lời và phê bình các em trước lớp.
 Nếu làm được như vậy thì sẽ gúp các em vượt qua được sự khủng hoảng về tinh thần để cố gắng tập trung vào học tập. Sự tiến bộ của các em chính là phần thưởng vô giá đối với thầy cô giáo.
5. Giải pháp đối với nguyên nhân do sức khoẻ yếu nên các em nghỉ học nhiều:
5.1. Thực trạng:
 Như chúng ta đã biết sức khoẻ là vốn quý nhất trong cuộc sống của mỗi con người. Có sức khoẻ thì mỗi chúng ta đều có thể vượt qua tất cả mọi trở ngại trong cuộc sống để đi đến thành công. Đối với học sinh bậc tiểu học thì sức khoẻ lại càng quan trọng, muốn học tập tốt thì các em phải có đủ sức khoẻ để tiếp thu kiến thức, và đặc biệt là phải có đủ sức khoẻ mới có thể đi học chuyên cần, mới tiếp thu được cả hệ thống chương trình mà Bộ Giáo dục đã quy định chuẩn đối với học sinh tiểu học.
 Nhưng thực tế thì còn một số học sinh do sức khoẻ quá yếu ốm đau luôn phải nghỉ học nhiều nên các em đã không theo kịp chương trình, vì vậy các em bị hổng kiến thức. Đã vậy nhiều giáo viên chủ nhiệm lại cũng không quan tâm đến sự vắng mặt của các em, thậm chí có giáo viên không hề biết là các em bị ốm và đã nghỉ học mấy ngày rồi. Chính vì lẽ đó mà lực học của các em đã bị sút dần và cuối cùng là dẫn đến các em nằm trong diện học sinh yếu kém.
5.2. Giải pháp:
 Từ thực tế như vậy nên lãnh đạo nhà trường cần quán triệt tất cả giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt, theo dỏi học sinh đi học hàng ngày để biết được sĩ số cụ thể từng ngày.
 Nếu học sinh bị ốm nghĩ trong ba ngày hay một tuần lễ thì giáo viên cần biết cô đọng kiến thức trong thời gian đó hướng dẫn cho học sinh trong một vài tiết để các em bắt kịp chương trình, bắt kịp các bạn.
 Phân công học sinh khá giỏi, khoẻ mạnh kèm cặp giúp đỡ bằng cách ghi chép, hướng dẫn bạn làm bài trong thời gian bạn nghỉ ốm.
 Đồng thời gặp gỡ trao đổi với gia đình để phụ huynh giúp đỡ các em thêm về kiến thức cũng như bồi dưỡng sức khoẻ cho các em.
6.Giải pháp đối với nguyên nhân các em chậm phát triển:( Thiểu năng trí tuệ)
6.1. Thực trạng:
 Học sinh chậm phát triển là gánh nặng lớn nhất đối với các thầy cô giáo cũng như đối với gia đình và xã hội. Trước đây, những trẻ em này thường không được đến trường, các em là những người thừa trong xã hội, là nỗi đau của các bậc làm cha làm mẹ. Ngày nay các em vẫn được đến trường để được học hoà nhập với cộng đồng. Và lẽ tất nhiên là các em rất muốn học tập tiến bộ như các bạn cùng trang lứa nhưng điều đó quả là rất khó đối với các em cũng như đối với các thầy cô giáo, nhưng chẳng lẽ các em đến trường mà đầu óc lại trống rỗng. Đúng vậy điều này quả là khó nhưng không phải là bó tay nếu chúng ta làm được như sau:
6.2. Biện pháp:
 - Giáo viên được phân công giảng dạy các em phải biết chọn lựa một lượng kiến thức vừa phải, phù hợp với năng lực và điều kiện học tập của các em để các em vẫn được học thật sự( tuy rằng ít hơn các bạn khác). Tránh để các em làm người thừa trong lớp.
 - Thầy cô và các bạn phải luôn quan tâm giúp đỡ các em; luôn tạo ra không khí vui vẻ, ấm áp trong lớp học như một gia đình để các em vui. Tránh thái độ chê cười khinh rẻ thường có ở nhiều lớp, nhiều trường hiện nay đối với các em bị thiệt thòi.
 - Luôn động viên, khuyến khích các em học tập và cần nhất là khen ngợi sự cố gắng của các em.
 - Phải luôn tôn trọng đối xử công bằng với các em.
 Tuy các em chậm phát triển nhưng các em vẫn là những con người bằng xương, bằng thịt. Do vậy khi chúng ta gần gủi, động viên, giúp đỡ các em bằng những việc làm thiết thưc như vậy thì chắc chắn các em sẽ học tập tốt hơn, tương lai của các em sẽ sáng sủa hơn.
7. Một số biện pháp khác:
 Ngoài những biện pháp trên là để giải quyết vướng mắc từ các nguyên nhân thì qua thực tế ở trường chúng tôi còn phải dùng những biện pháp khác để xoá đi đối tượng học sinh yếu kém như sau:
 - Từ đầu năm, sau khi khảo sát phân loại được đối tượng học sinh yếu kém, chúng tôi lập danh sách cụ thể theo từng loại, từng khôi lớp: yếu đọc, yếu viết, yếu tính toán.
 - Không những giao khoán cho giáo viên chủ nhiệm, chúng tôi còn chọn ra một số giáo viên có kinh nghiệm, nhiệt tình, tận tâm và có sức khoẻ đảm bảo dạy phụ đạo cho các em một tuần hai buổi. Vì chúng ta cần phải biết rằng dạy học sinh yếu kém là rất khó khăn, vất vả nên người dạy phải kiên trì, nhẫn nại, hết mực thương yêu các em như người con, người em ruột của mình.
 - Sau đó lãnh đạo nhà trường phải hội ý với nhóm giáo viên được phân công dạy phụ đạo để bàn bạc cụ thể phương pháp phụ đạo với từng đối tượng học sinh.Lưu ý các giáo viên này cần phải tỏ thái độ nhẹ nhàng nhưng cũng rất cương quyết, nghiêm khắc đối với các em mới có hiệu quả tốt trong từng buổi dạy.
 + Với đối tượng học sinh đọc yếu:
 * Giáo viên cần phải hướng dẫn các em học lại các vần khó, tiếng khó.( giống như dạy cho học sinh lớp 1, tức là dạy tư đầu)
 * Sau khi học các tiếng khó, luyện cho các em đọc câu, đọc đoạn chứa tiếng khó, từ khó vừa mới học để các em luyện tập.
 * Hết mỗi buổi học, giáo viên phải giao bài tập để các em luyện đọc sao cho quen mặt chữ và đọc trôi chảy hơn lên( lúc đầu là những đoạn ngắn vì các em còn phải đánh vần để đọc, nhưng về sau sẽ tăng dần số lượng lên). Đến buổi phụ đạo tiếp theo giáo viên phải kiểm tra lại bài tập giao về nhà, nếu không kiểm tra thì hiệu quả sẽ giảm hẳn vì đối tượng học sinh này thường rất lười học.
 + Với đối tượng học sinh viết yếu:
 * Thông thường học sinh đọc yếu cũng dẫn đến viết sai lỗi chính tả nhiều. Do vậy nếu hướng dẫn được học sinh đọc tốt thì chắc chắn các em viết cũng tốt lên. Tuy nhiên với đối tượng này chúng ta cần hướng dẫn viết vừa đúng chính tả, vừa viết đẹp và đúng theo mẫu chữ quy định.
 * Học sinh sử dụng bảng con để luyện viết tiếng khó, từ khó: Giáo viên đọc cho học sinh viết vào bảng con những từ khó, nếu học sinh viết sai thì giáo viên hướng dẫn lại các từ đó trên bảng lớp và yêu cầu học sinh viết lại cho đúng( chú ý là vừa viết đúng chính tả, vừa viết đúng mẫu chữ quy định)
 * Sau khi học sinh viết vào bảng con đã tương đối tốt các từ khó đó thì giáo viên đọc cho học sinh viết chính tả đoạn văn chứa các từ khó vừ viết. Sau đó giáo viên chấm chữa bài tay đôi với các em, cần phải chỉ rõ chổ sai cho các em cụ thể vào bên lề. Trả bài cho các em và yêu cầu các em chữa những lỗi đã mắc phải vào phía dưới bài chính tả đã viết. Làm được như vậy thì chư viết các em sẽ được cải thiện rõ rệt.
 + Với đối tượng học sinh yếu tính toán:
 * Giáo viên phải hướng dẫn lại rất rõ ràng, cụ thể các phép tính cộng, trừ, nhân chia thông thường.
 *Cho học sinh luyện tập vào bảng con ( với những phép tính ngắn, đơn giản)
 * Giáo viên chữa bài cho các em, kịp thời khen ngợi những em làm đúng.
 * Giáo viên ra những bài tương tự nhưng mức độ cao hơn, phức tạp hơn để các em luyện tập vào vở.
 * Giáo viên chấm chữa bài tay đôi với các em( cần chỉ rõ các chổ sai cho các em)
 * Sau mỗi buổi học giáo viên ra bài tập về nhà cho các em làm, buổi học phụ đạo sau giáo viên phải kiểm tra lại để giúp các em chăm chỉ học tập hơn. Nếu làm được như vậy thì phần tính toán các em cũng sẽ tốt hẳn lên.
 - Đặc biệt trong các buổi phụ đạo này giáo viên càng phải khuyến khích, động viên các em bằng cách khen ngợi kịp thời sự cố gắng và tiến bộ của các em.
 - Ngay từ đầu năm, kiểm tra đồ dùng của tất cả học sinh, những em nào gia đình quá khó khăn không mua đủ sách vở cho co học, nhà trường thống kê lại và cho các em mượn đủ sách để học.
 - Lãnh đạo nhà trường cũng cần phối hợp với tổ chuyên môn của các khối lớp kiểm tra mỗi tháng một lần để công nhận sự tiến bộ rõ rệt của học sinh từ yếu kém lên trung bình để kịp thời khen thưởng cho học sinh cũng như cho giáo viên chủ nhiệm. Món quà tuy nhỏ bé nhưng đây là sự động viên rất lớn đối với các em cũng như đối với giáo viên khi bản thân đã nổ lực vượt qua khó khăn như vậy.
 - Tuy nhiên thực tế cho thấy một số học sinh sau khi đã tiến bộ, nếu giáo viên chủ nhiệm không thường xuyên kiểm tra, động viên giúp đỡ như trước thì lại " tái yếu". Do vậy phải quán triệt giáo viên chủ nhiệm cần nhắc nhở các em thường xuyên, tuyệt đối không được lơ là, chủ quan vì nếu các em tái yếu thì vực trở lại là điều hết sức vất vả, có khi còn khó khăn hơn cả lúc đầu.
 - Lãnh đạo nhà trường cũng cần phối hợp tốt với tổ chức đội TNTP. Lấy tổ chức Đội làm phong trào thi đua" Lớp mình không có bạn học yếu", " nhóm bạn học tập", " đôi bạn cùng tiến". Hàng tháng tổ chức Đội sẽ cùng tổ chuyên môn nhà trường tổng hợp thi đua, khen thưởng kịp thời các tập thể và cá nhân có thành tích nổi bật trong việc giúp đỡ học sinh yếu kém tiến bộ.
 - Ngoài ra nhà trường cần phối hợp tốt với hội phụ huynh, hội khuyến học, hội phụ nữ, văn hoá xã, hội cựu giáo chức tuyên truyền vận động mọi tầng lớp nhân dân hãy chăm lo đến việc học tập của con em, hãy vì một nền giáo dục chất lượng, vì một tương lai tươi sáng phía trước của con em chúng ta.
IV.KẾT LUẬN:
 Trong thời gian nghiên cứu sáng kiiến: " Một số biện pháp nhằm nâng cao trình độ nhận thức cho học sinh yếu kém ở trường Tiểu học". Chúng tôi đã tiến hành tìm hiểu, nắm bắt thực trạng, đề ra một số biện pháp, đồng thời áp dụng những biện pháp đó vào thực tế ở trường, bước đầu đã có kết quả tốt, đã nâng cao được trình độ nhận thức cho học sinh yếu kém ở hầu như tất cả các khối lớp. Đầu năm học có những em ở diện yếu kém nhưng nhờ sự giúp đỡ của thầy cô giáo, gia đình, bè bạn cùng với sự nổ lực của bản thân nên đến cuối năm đã trở thành học sinh tiên tiến. Cũng chính vì vậy mà chất lượng đại trà của trường chúng tôi trong năm qua đã tăng lên rõ rệt và cũng chính vì vậy mà anh chị em giáo viên ở trường tôi đã lấy lại được lòng tin của phụ huynh, của nhân dân địa phương. Đó cũng chính là phần thưởng quý giá nhất giành cho tập thể giáo viên ở trường chúng tôi.
 Tuy nhiên trên đây cũng chỉ là một số trao đổi trong việc nâng cao trình độ nhận thức cho học sinh yếu kém ở trường chúng tôi, chắc chắn sẽ còn nhiều thiếu sót. Kính mong các bạn đồng nghiệp, hội đồng khoa học góp ý bổ sung cho kinh nghiệm được đầy đủ và sâu sắc hơn.
 Xin chân thành cảm ơn!

Tài liệu đính kèm:

  • docSKKN BIEN PHAP KHAC PHUC HOC SINH YEU KEM.doc