Đề tài Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn lớp 5

Đề tài Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn lớp 5

Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong việc dạy và học tiếng Việt xét trên hai phương diện :

 - Phân môn Tập làm văn tập vận dụng các hiểu biết và kĩ năng về tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Để làm được một bài văn nói hoặc viết, người làm phải hoàn thiện các kĩ năng nói, đọc, viết, phải vận dụng các kiến thức về tiếng Việt. Trong quá trình vận dụng này, các kĩ năng và kiến thức đó được hoàn thiện và nâng cao dần.

 

doc 20 trang Người đăng nkhien Lượt xem 946Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề tài Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn lớp 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC 
A/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 	Trang 2
B/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH 	Trang 3
	1. Thuận lợi 	Trang 3
	2. Khó khăn 	Trang 3
C/ NỘI DUNG 	Trang 4
	I/ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 	Trang 4
	1. Rèn học sinh thực hiện tốt khâu chuẩn bị bài mới 	Trang 4
	2. Hướng dẫn kĩ thuật viết văn cho học sinh 	Trang 6
	II/ KẾT QUẢ 	Trang 14
	1. Về học sinh 	Trang 14
	2. Về giáo viên 	Trang 15
	III/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 	Trang 15
C/ KẾT LUẬN 	Trang 17
A/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
	Phân môn Tập làm văn có vị trí đặc biệt trong việc dạy và học tiếng Việt xét trên hai phương diện :
	- Phân môn Tập làm văn tập vận dụng các hiểu biết và kĩ năng về tiếng Việt do các phân môn khác rèn luyện hoặc cung cấp đồng thời góp phần hoàn thiện chúng. Để làm được một bài văn nói hoặc viết, người làm phải hoàn thiện các kĩ năng nói, đọc, viết, phải vận dụng các kiến thức về tiếng Việt. Trong quá trình vận dụng này, các kĩ năng và kiến thức đó được hoàn thiện và nâng cao dần.
	- Phân môn Tập làm văn rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sản sinh văn bản (nói và viết). Nhờ vậy tiếng Việt không chỉ là hệ thống cấu trúc được xem xét từng phần, từng mặt qua từng phân môn mà trở thành một công cụ sinh động trong quá trình giao tiếp, tư duy, học tập. Nói cách khác, phân môn Tập làm văn đã góp phần thực hiện hóa mục tiêu quan trọng bậc nhất của việc dạy và học tiếng Việt là dạy học sinh sử dụng tiếng Việt trong đời sống sinh hoạt, trong quá trình lĩnh hội các tri thức khoa học
	Qua chuyên đề Tập làm văn lớp 5 và qua kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm ở khối lớp 5, tôi nhận thấy việc việc dạy và học phân môn này đang gặp nhiều khó khăn, không chỉ đối với học sinh mà cả đối với giáo viên cũng cảm thấy băn khoăn ái ngại. Do đó giáo viên cũng gặp nhiều khó khăn trong việc rèn năng lực viết văn cho học sinh, nhất là đối với học sinh địa phương vùng sâu nơi tôi giảng dạy.
	“Môn văn là chìa khóa để mở cửa các môn học khác”, thật vậy năng lực nói (diễn đạt) thường đi đôi với năng lực viết, nói tốt thì sẽ viết tốt. Thực tế cho thấy, bình thường các em nói chuyện với nhau rất dễ dàng với đủ cách nói mọi lúc mọi nơi nhưng đến giờ Tập làm văn miệng thì các em lại tỏ ra lúng túng. Rõ ràng học sinh vẫn chưa phát huy hết khả năng và tính chủ động của mình trong học tập, khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ văn học của các em còn nhiều hạn chế, do đó gây cho các em sự lơ là đối với môn học này, chưa biết diễn đạt ý mình bằng những câu văn hay, sử dụng từ chưa hợp lý, ý tưởng còn khô khan, chưa dồi dào, phong phú.
	Trước những yêu cầu của đổi mới giáo dục hiện nay đòi hỏi học sinh không chỉ có kĩ năng viết đúng ngữ pháp mà còn phải có kĩ năng viết văn hay. Do đó, ngay từ đầu năm học tôi đã đề ra và bắt đầu thực hiện một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả học tập làm cho lớp tôi và thời gian dần trôi những biện pháp ấy được tôi đúc kết thành những kinh nghiệm nhỏ nhưng đối với tôi là rất quý báu và là hành trang để tôi tiếp tục thực hiện và hoàn thiện hơn trên con đường dạy học của mình. Tôi xin được chia sẻ qua nội dung của đề tài “Một vài kinh nghiệm giúp học sinh học tốt phân môn Tập làm văn lớp 5”.
B/ ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH :
	1. Thuận lợi :
	- Cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang.
	- Được sự quan tâm của Ban giám hiệu và phụ huynh học sinh.
	- Có thư viện với nhiều đầu sách và lịch cho học sinh mượn sách rõ ràng, có chỗ để học sinh có thể đọc sách vào giờ giải lao.
	2. Khó khăn :
	- Lớp tôi đang phụ trách là lớp học 1 buổi nên thời gian học ở trường ít hơn so với lớp 2 buổi.
	- Đa số các em đều là con em gia đình lao động nghèo nên việc kèm cập các em học tập ở nhà của gia đình còn hạn chế.
	- Các em là trẻ em ở vùng nông thôn nên việc đọc sách báo vẫn còn ít.
C/ NỘI DUNG :
	I/ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN :
	1/ Rèn học sinh thực hiện tốt khâu chuẩn bị bài mới :
	- Do thời gian dành cho tiết tập làm văn trên lớp chỉ từ 35 đến 40 phút, vì thế các em cần phải có sự đầu tư từ trước, nếu không chuẩn bị bài thì việc học tập trên lớp của các em gặp nhiều khó khăn và kém hiệu quả. Tuy nhiên, việc phải chuẩn bị gì và chuẩn bị như thế nào còn phụ thuộc vào sự định hướng của giáo viên. Do đó, tôi thường định hướng cho các em chuẩn bị bài một cách rõ ràng, cụ thể. 
	* Ví dụ : Ở tiết 8 “Hãy tả ngôi trường thân yêu đã gắn bó với em nhiều năm qua”.
	Tôi cho các em xác định những yêu cầu trọng tâm của đề bài và gạch dưới những từ ngữ trọng tâm đó qua các câu hỏi như :
	+ Đề bài thuộc thể loại văn gì ? (miêu tả)
	+ Đối tượng tả là gì ? (ngôi trường thân yêu gắn bó với em)
	Việc xác định trọng tâm của đề bài giúp các em tránh được sự lạc đề hoặc đi lan man xa yêu cầu trọng tâm. Mặt khác, tôi chú trọng khâu định hướng qua sát cho học sinh, trước khi quan sát các em phải trả lời được :
	+ Các em quan sát những gì ?
	+ Quan sát theo thứ tự nào ?
	* Ví dụ 1: Tả một người bạn thân của em ở trường .
	Tôi gợi ý cho học sinh quan sát một bạn học sinh mà các em chọn tả : Quan sát từ xa đến gần : Từ xa thấy bạn ấy có hình dáng thế nào ? Cao hay thấp ? Mập hay ốm ? Đó chính là phần tả bao quát hình dáng của bạn đó. Đến gần, em thấy bạn ấy có điểm gì nổi bật khác với các bạn khác, ví dụ : nước da, mái tóc, , mặt, mũi, miệng, dáng đi, giọng nói, ánh mắt, nụ cườiĐể giúp cho bài văn của các em sinh động hơn, có hồn hơn tôi còn nhắc nhở các em quan sát một cách tinh tế, tỉ mỉ để phát hiện những nét riêng biệt, nổi bật của đối tượng mình tả và tả bằng chính những cảm nhận đó một cách chân thật nhất. Ví dụ : các em quan sát ánh mắt của bạn ấy ở những thời điểm khác nhau như : trong học tập, lúc vui chơi hay khi tham gia các hoạt động sinh hoạt tập thể hoặc những lúc bạn thuộc bài, được điểm cao và được cô khen thì ánh mắt của bạn ấy thế nào ? và khi có ai đó gây lỗi với bạn như vô ý giẫm chân lên chân bạn thì ánh mắt biểu hiện của bạn ta sao? Khi bạn ấy phạm lỗi thì thái độ bạn ấy lúc nhận lỗi thế nào?...
	* Ví dụ 2 : Tả một người thân của em trong gia đình.
	Nếu các em chọn tả ông hoặc bà của em, các em thấy ông bà là người gần gũi thương yêu chúng ta hàng ngày, vậy khi quan sát em thấy ánh mắt ông (bà) ra sao ? (đôi mắt dịu hiền, ánh lên vẻ trìu mến). Cũng đôi mắt ấy, khi các em bị điểm kém vì không thuộc bài thì ánh mắt thế nào (ánh mắt buồn bã, lo âu). Tôi còn dùng hệ thống câu hỏi để kích thích sự tưởng tượng khêu gợi óc tò mò, dựng lại hình ảnh sự vật mà các em quan sát trước, phát huy khả năng tư duy sáng tạo của các em. Từ đó, học sinh có hứng thú chuẩn bị bài đầy đủ và tỉ mỉ để lên lớp học tốt.
	+ Động viên học sinh phải thuộc ghi nhớ vì đó là những kiến thức cô đọng nhất để hình thành kĩ năng thực hành. Mục ghi nhớ trọng tâm là dàn bài đại cương, các em sẽ dựa vào đây để lập dàn bài chi tiết. Qua dàn bài chi tiết, học sinh sẽ nói và viết văn tương đối thuận lợi, đi đúng yêu cầu trọng tâm và bố cục đầy đủ, rõ ràng. Vì tôi nhận thấy ở đa số các em chưa phân biệt được rõ ràng bố cục của bài văn, các em còn lơ mơ khi đi vào viết bài văn hoàn chỉnh mà chưa thật sự nắm chắc cách bố cục của thể loại văn mình đang học.
	Sự chuẩn bị bài đầy đủ, tỉ mỉ giúp các em học tập, làm văn hiệu quả hơn, viết đúng với yêu cầu của đề bài hơn.
	2/ Hướng dẫn kĩ thuật viết văn cho học sinh :
	a. Khắc phục viết sai ngữ pháp :
	Ngay từ các lớp nhỏ, các em đã tự học : “Khi nói và viết phải thành câu thì người nghe và người đọc mới hiểu được”. Vậy mà các em vẫn cứ viết sai ngữ pháp, câu què, cụt khi thì thiếu chũ ngữ hoặc vị ngữ thậm chí có khi thiếu cả hai thành phần chính. Bởi vậy, giáo viên thường khắc phục hiện tượng này trong tiết trả bài tập làm văn. Giáo viên đưa ra những câu văn học sinh viết còn sai lên bảng và hướng dẫn học sinh tìm cách sửa, điều chỉnh cho đúng. Bản thân thiết nghĩ khi giáo viên hướng dẫn cả lớp sửa, thường những em viết sai lại không biết mình viết sai, không biết câu văn mà giáo viên đưa ra đó là của mình. Vì thế, các em không có sự tập trung cao độ vào việc nhận thức được những lỗi sai và nắm cách sửa chữa, dẫn đến việc khắc phục viết sai ngữ pháp cho học sinh kém hiệu quả. Do vậy, tôi thường làm như sau : Trước khi cho học sinh cả lớp sửa, tôi gặp riêng từng em có câu văn sai, hướng dẫn, chỉ bảo nhẹ nhàng, giúp các em hiểu và nắm được cách khắc phục nhược điểm của mình, đồng thời tôi động viên, nhắc nhở các em ghi nhớ để lần sau không mắc phải nữa. Và đến khi đưa ra cho cả lớp sửa, các em lại được học hỏi và rút kinh nghiệm thêm một lần nữa, lúc này những biện pháp đưa ra khắc phục, sửa chữa lại càng có sức thuyết phục đối với các em và làm cho các em có càng khắc ghi những lỗi đó mà không lập lại lần sau.
	* Ví dụ 1 : Trên cành cây, trong vòm lá xanh. Những bông hoa trắng xóa điểm lác đác.
	- Tôi hỏi học sinh viết sai : em hãy cho biết đâu là chủ ngữ, vị ngữ trong câu thứ nhất của em ? (học sinh đó không trả lời được).
	- Hãy xác định chủ ngữ, vị ngữ câu thứ hai ?
	- Học sinh xác định : (Những bông hoa / trắng xóa điểm lác đác.).
 CN VN
	- Tôi chỉnh lại : Những bông hoa trắng xóa / điểm lác đác .
 CN VN
	Tôi giảng giải : “Những bông hoa trắng xóa” là cụm danh từ làm chủ ngữ trong câu.
	Vậy “Trên cành cây”, “trong vòm lá xanh” là thành phần gì trong câu? Có tên gọi là gì ? (là thành phần phụ - là trạng ngữ chỉ nơi chốn)
	Giữa thành phần chính (CN-VN) và thành phần phụ (trang ngữ) trong câu có sử dụng dấu chấm không ? (không dùng dấu chấm câu)
	- Em hãy sửa chữa lại câu trên cho đúng ngữ pháp :
	Trên cành cây, trong vòm lá xanh, những bông hoa trắng xóa điểm lác đác.
	* Ví dụ 2 : Trong tủ đồ chơi của em có rất nhiều đồ vật, trông cũng xinh xắn và dễ thương.
	- Tôi yêu cầu học sinh : Em hãy xác định C-V trong câu thứ hai của em ? (học sinh lúng túng).
	- Tôi gợi cho học sinh nhớ lại kiến thức cũ : Chủ ngữ trả lời cho câu hỏi nào (Ai ? Cái gì ? Con gì ?)
	- Trong câu của em có phần trả lời cho câu hỏi đó không ? (không có)
	- Vị ngữ trả lời cho câu hỏi nào ? (Làm gì ? là gì ? thế nào ?)
	- Vậy trong câu này có vị ngữ không ? (có)
	- Đâu là vị ngữ ? (trông cũng xinh xắn, dễ thương).
	- Vị ngữ này trả lời cho câu hỏi nào ? (trả lời câu hỏi “thế nào?”)
	- Vậy câu thứ hai của em thiếu bộ phận nào ? (bộ phận chủ ngữ).
	- Hãy sửa lại cho đúng ngữ pháp
	- Học sinh tự sửa “Trong tủ đồ chơi của em có rất nhiều đồ vật. Cái nào cũng xinh xắn và dễ thương”
	- Tôi yêu cầu những em viết sai ngữ pháp về nhà ôn lại, học thuộc phần ghi nhớ về chủ ngữ - vị ngữ ở lớp Bốn, đến lớp trả bài cho tổ trưởng, tổ trưởng báo cáo lại cho tôi. Quan điểm của tôi ở phần này là không  ... toàn lớp học. Cụ thể tôi thực hiện như sau :
	Tôi đưa ra những câu văn bình thường có đủ hai bộ phận chính : Chủ ngữ và vị ngữ rồi yêu cầu các em tự suy nghĩ, cùng thi đua bổ sung thêm những từ ngữ, hình ảnh, sau đó tôi giúp các em điều chỉnh để có những câu văn hay giàu hình ảnh và hấp dẫn hơn.
	* Ví dụ 1 : Kiểu bài tả cảnh.
	a) Trên cành cây chim hót.
	Học sinh : 
	- Trên cành cây chim hót líu lo.
	- Trên cành cây, những chú chim non cất tiếng hót líu lo.
	- Trên cành cây, những chú chim cất tiếng hót líu lo như chào đón chúng em đến trường.
	- Trên cành cây, chim hót líu lo như đón chào một ngày mới.
	b) Tiếng gà gáy đánh thức mọi người dậy.
	Học sinh :
	- Sáng sớm, tiếng gà gáy đánh thức mọi người dậy.
	- Mỗi buổi sáng, tiếng gà gáy đánh thức mọi người dậy đi làm.
	- Hôm nào cũng vậy, tiếng gà gáy lanh lảnh như chiếc đồng hồ đánh thức mọi người dậy đi làm.
	- Hôm nào cũng thế, tiếng gà gáy dõng dạc như chiếc đồng hồ đánh thức mọi người dậy chuẩn bị một ngày mới.
	- ..
	* Ví dụ 2 : Kiểu bài tả người .
	a) Ông em già rồi nhưng vẫn khoẻ.
	Học sinh : 
	- Ông em già rồi nhưng vẫn khoẻ vì ông thường xuyên tập thể dục.
	- Ông em già rồi nhưng vẫn còn khoẻ nên hàng ngày ông vẫn chăm vườn, nhổ cỏ, tưới cây.
	b) Bé Lan đang tập đi.
	Học sinh : 
	- Bé Lan đang chập chững tập đi.
	- Ngoài sân, bé Lan đang chập chững tập đi.
	- Ngoài kia, bé Lan đang chập chững tập đi trông dễ thương quá!
	- Ô kìa ! Bé Lan đang lẫm chẫm bước đi trông thật đáng yêu
	Ở hình thức thi đua này, học sinh đã được học tập trong một môi trường rất tích cực. Tâm lý các em rất thích được khen và nhất là khen trước tập thể lớp. Em nào cũng muốn được cô và các bạn biết đến câu văn của mình. Em nào cũng muốn thể hiện tài năng của mình trước sự chứng kiến của cả lớp. Vì thế, các em đã đem hết khả năng và vốn từ ngữ ra thi thố với các bạn. Từ đó các em không chỉ phát triển được khả năng tư duy ngôn ngữ, trí thông minh và óc sáng tạo mà càc em còn được rèn luyện về kĩ năng dùng từ đặt câu, biết lựa chọn và sử dụng những hình ảnh, biện pháp so sánh, nhân hóa để đạt được những câu văn sinh động hấp dẫn.
	c. Rèn luyện và phát huy khả năng tự học, tự bồi dưỡng văn cho học sinh :
	- Theo định hướng đổi mới việc dạy và học hiện nay là : Học sinh tự học, tự nghiên cứu để chiếm lĩnh kiến thức mới dưới sự tổ chức, dẫn dắt của giáo viên. Do vậy, trước những yêu cầu đổi mới giáo dục, trước sự phát triển của đất nước ta hiện nay thì việc rèn luyện và phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu để tự mình chiếm lĩnh kiến thức cho học sinh là một việc làm hết sức cần thiết. Hơn nữa, thời gian các em học tập dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy cô trên lớp rất là ít ỏi so với thời gian các em ở bên gia đình. Do đó, việc trang bị cho các em năng lực tự học là một việc làm phù hợp với su thế đổi mới của phương pháp dạy học hiện đại.
	Trong việc tổ chức học tập trên lớp, tôi luôn khuyến khích các em tự chiếm lĩnh nội dung bài thông qua những hình thức thi đua cá nhân, tập thể, (nhóm) góp phần phát huy năng lực tự học của các em.
	Tôi luôn nhắc nhở, động viên các em cần phải rèn luyện thói quen tự học tự nghiên cứu, đọc sách báo kể cả những lúc ở nhà không có sự hướng dẫn trực tiếp của thầy cô.
	Đặc biệt trong dạy Tập làm văn, để rèn luyện và phát huy khả năng tự học của học sinh, tôi đã đưa ra qui định chung cho cả lớp đó là : Khi làm văn không được văn mẫu, những bài văn có sẵn trong sách tham khảo Tuy nhiên, các em có quyền tham khảo để học cách làm văn, cách dùng từ ngữ, hình ảnh sinh động nhưng học thuộc để chép lại và nộp giấy cho thầy cô chấm điểm thì nhất định là không được. Thực tế hiện nay cho thấy, học sinh thường học thuộc văn mẫu để làm bài kiểm tra hoặc làm bài thi. Khi chấm bài, giáo viên thấy các bài văn hao hao giống nhau. Đó là một thực tế đáng buồn. Như vậy các em không phát triển được vốn từ ngữ, khả năng diễn đạt, óc sáng tạo của chính mình mà chỉ lệ thuộc máy móc vào văn mẫu. Để khắc phục tình trạng này, ở từng thể loại, tôi yêu cầu học sinh phải học thuộc dàn bài chung, từ đó vận dụng vào từng đề bài cụ thể để xây dựng hình thành một dàn bài chi tiết theo cách hành văn của từng em. Tôi giúp các em điều chỉnh dàn bài chi tiết cho hoàn chỉnh rồi từ dàn bài chi tiết đó, các em viết thành bài văn của mình. Tôi rất nghiêm khắc ở vấn đề này, nếu thấy bài văn của học sinh nào làm mà không phải là lời văn của các em, tôi yêu cầu học sinh đó về làm lại bài theo đúng khả năng, trình độ của mình. Bởi tôi nắm rất rõ khả năng viết văn của từng học sinh trong lớp. Do vậy, chỉ cần đọc là biết ngay bài văn hoặc đạon văn đó có phải của học sinh đó hay không.
	Tóm lại, ở biện pháp này, tôi đã giúp các em tự mình nghiên cứu tìm tòi và vận dụng để bộc lộ khả năng viết văn, khả năng diễn đạt, dùng từ ngữ, hình ảnh của mình. Từ đó tôi sẽ giúp các em uốn nắn để có những đoạn văn, bài văn hoàn chỉnh. Như vậy, việc nghiêm khắc với học sinh trong vấn đề chép văn mẫu cũng như việc hướng dẫn cho học sinh dựa vào dàn bài chung để viết văn bằng trình độ, khả năng của mình không chỉ tạo điều kiện để các em bộc lộ khả năng diễn đạt, phát triển vốn từ, cách lựa chọn hình ảnh phù hợp mà còn tạo điều kiện để các em được rèn luyện và phát huy khả năng tự học của mình.
	II/ KẾT QUẢ :
	Qua việc vận dụng những biện pháp trên vào thực tế dạy học tập làm văn ở lớp tôi đã đem lại kết quả rất khả quan.
	1. Về học sinh : 
	- Hầu hết học sinh đều ham thích và hứng thú học tập phân môn này, các em không còn có biểu hiện ngại học mỗi khi nhắc đến nó.
	- Học sinh học tập trong không khí tự nhiên thoải mái, tích cực và hào hứng nhất là vào tiết làm bài miệng, ngoài việc các em nêu lên ý kiến diễn đạt của mình mà các em còn nhận xét được ý vừa nêu của bạn theo nhận thức của em một cách chân thật nhất.
	- Các em có điều kiện để bộc lộ những khả năng tư duy, hiểu biết, khả năng diễn đạt, phát triển vốn từ, trí thông minh và óc sáng tạo mà ở một số em yếu cũng đã nhận thức được để thực hiện bài văn thì ta phải thực hiện như thế nào đúng nhất về phần cấu tạo của thể loại văn đó mặc dù ý diễn đạt của em yếu vẫn còn hạn chế theo mức đọ của em.
	- Trong văn nói các em mạnh dạn hơn, diễn đạt lưu loát đầy đủ ý. Trong văn viết các em tiến bộ rõ rệt so với đầu năm học, khắc phục được nhược điểm về đặt câu, đồng thời biết lựa chọn từ ngữ, hình ảnh phù hợp để đặt câu, làm cho câu văn, đoạn văn và bài văn thêm sinh động. 
	- Kết quả học tập của học sinh ở phân môn Tập làm văn qua các kì kiểm tra được nâng lên một cách rõ rệt. Cụ thể : 
	Tổng số học sinh lớp 5/2 : 24/17
Loại
Giỏi
Khá
TB
Yếu
Đầu năm
3/2
12,5%
8/6
33,3%
8/7
33,3%
4/2
16,6%
GKI
6/4
25%
8/5
33,3%
9/7
37,5%
3/1
12,5%
HKI
8/7
33,3%
9/8
37,5%
6/1
25%
1/1
2,4%
GKII
9/7
37,5%
10/9
41,6%
5/1
20,8%
0
	2. Về giáo viên :
	- Sau mỗi tiết dạy tập làm văn, tôi cảm thấy lòng mình thanh thản và tự tin khi học sinh học tập tích cực chủ động, sáng tạo, ngày càng tiến bộ.
	- Bản thân không còn cảm thấy ái ngại và khó khăn mỗi khi dạy phân môn tập làm văn.
	- Việc dạy tốt phân môn này là động lực để tôi dạy tốt những môn học khác.
	III/ BÀI HỌC KINH NGHIỆM :
	- Để thực hiện những biện pháp như trên, giáo viên cần phải chú trọng phần chuẩn bị cho bài mới. Chuẩn bị tốt sẽ dạy tốt và học tốt, đặc biệt, khâu học sinh chuẩn bị ở nhà, giáo viên cần định hướng một cách cụ thể, rõ ràng và khoa học thì việc chuẩn bị của học sinh mới có kết quả tốt.
	- Trong việc tổ chức cho học sinh hoạt động học tập, giáo viên thường xuyên kiểm tra, phát hiện ra những chỗ “hỏng” kiến thức của học sinh để kịp thời giúp các em bổ sung cho đầy đủ. Nhất là phải thường xuyên cho học sinh ôn luyện, củng cố những kiến thức đã học một cách linh hoạt, lồng ghép vào các hoạt động tìm hiểu kiến thức mới nhằm khắc phục tận gốc những sai sót của học sinh.
	- Luôn tạo bầu không khí vui tươi, tự nhiên, thoải mái, kích thích học sinh hứng thú hoạt động học tập để phát huy khả năng diễn đạt trong văn nói cũng như trong văn viết.
	- Hình thức dạy học phải đa dạng, phong phú tạo cho học sinh môi trường học tập tích cực, chủ động và sáng tạo. Học sinh có điều kiện được bộc lộ những khả năng sẵn có, tích luỹ và phát triển vốn từ ngữ, rèn luyện kĩ năng lựa chọn, sử dụng từ phù hợp, giàu hình ảnh để có những câu văn hay, đoạn văn hay và bài văn hay.
	- Cần khuyến khích học sinh tham khảo những bài văn hay để học cách diễn đạt, cách sử dụng từ ngữ, hình ảnh sinh độngthật nghiêm khắc đối với học sinh chép văn mẫu. Bởi chép văn mẫu, các em sẽ không phải suy nghĩ, không phải động não. Do đó, các em không phát triển được khả năng tư duy, óc sáng tạo. dần dần học sinh có thói quen ỷ lại và lười biếng. Tuy nhiên, giáo viên cần phải giúp học sinh có những kĩ năng thành thạo trong việc hình thành một dàn bài chi tiết từ dàn bài chung và từ dàn bài chi tiết để viết ra một bài văn hoàn chỉnh bằng chính khả năng của mình. Giáo viên cũng cần lưu ý chỉ chấm bài, sửa bài đối với những bài văn thực chất của học sinh, không chấm những bài văn chép từ văn mẫu. Có như vậy mới giúp các em rèn luyện khả năng tự học, tự bồi dưỡng cho mình.
C/ KẾT LUẬN :
	Tổ chức cho học sinh học tốt phân môn Tập làm văn là tạo thuận lợi cho học sinh học tốt các môn học khác.
	Để học sinh có kĩ năng viết văn đúng ngữ pháp, sử dụng hình ảnh sinh động, từ ngữ phong phú đòi hỏi phải có sự kiên trì, bền bỉ, sự nỗ lực cố gắng của cả thầy và trò. cả hai phía đều phải có hứng thú với phân môn này. Tuy nhiên, sự đam mê hứng thú của học sinh chỉ có được khi người giáo viên thực sự có tâm huyết trong giảng dạy mà thôi. Bởi tâm huyết của người thầy thể hiện ở phương pháp dạy học tích cực, sáng tạo, từ đó đem đến cho học sinh lòng say mê, hứng thú học tập.
	Việc giúp học sinh lớp 5 học tốt phân môn Tập làm văn phụ thuộc vào nhiều vấn đề như : Trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất, phương pháp dạy học của giáo viên Những giải pháp mà tôi thực hiện như trên chỉ nêu lên một vấn đề nhỏ của phương pháp dạy học trong việc giúp học sinh lớp 5 học tốt phân môn Tập làm văn. Do khả năng có hạn nên trong việc trình bày không tránh được những thiếu sót. Rất mong được quý thầy cô góp ý chân thành để sáng kiến kinh nghiệm của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
	Tôi xin chân thành cảm ơn!
	Định Hiệp, ngày 10 / 04 / 2008 
	Người thực hiện 
	Nguyễn Thị Xuân Dung 
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
feófe
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
feófe
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC 
feófe

Tài liệu đính kèm:

  • docMot vai kinh nghiem giup hoc sinh hoc tot mon Tap lamvan lop 5.doc