Giáo án An toàn giao thông - Bài 1 đến bài 5

Giáo án An toàn giao thông - Bài 1 đến bài 5

I. Mục tiêu.

- Nhớ và giải thích nội dung 23 biển báo hiệu giao thông đã học.

- Hiểu ý nghĩa, nội dung và sự cần thiết của 10 biển báo hiệu giao thông mới.

- Giải thích sự cần thiết của biển báo hiệu giao thông.

- Mô tả bằng lời và hình vẽ, giải thích nội dung.

- Có ý thức tuân theo và nhắc nhở mọi người.

 

doc 7 trang Người đăng huong21 Lượt xem 908Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án An toàn giao thông - Bài 1 đến bài 5", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ sáu ngày 16 tháng 1 năm 2009.
An toàn giao thông:
 Bài 1: Biển báo giao thông đường bộ.
I. Mục tiêu.
- Nhớ và giải thích nội dung 23 biển báo hiệu giao thông đã học.
- Hiểu ý nghĩa, nội dung và sự cần thiết của 10 biển báo hiệu giao thông mới.
- Giải thích sự cần thiết của biển báo hiệu giao thông.
- Mô tả bằng lời và hình vẽ, giải thích nội dung.
- Có ý thức tuân theo và nhắc nhở mọi người.
II. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1. Trò chơi phóng viên
* Mục tiêu: 
- Quan tâm đến biển báo.
- Hiểu biết sự cần thiết của biển báo.
* Cách tiến hành.
- Đóng vai phóng viên.
Câu hỏi: ở gần nhà bạn có những biển báo hiệu nào?
- Những biển báo hiệu đó được đặt ở đâu?
- Những người có nhà ở gần biển báo đó có biết nội dung của các biển báo đó không?
- Họ có cho rằng những biển báo đó là cần thiết và có ích không? Những biển báo hiệu đó để ở vị trí đó có đúng không?
- Theo bạn, tại sao lại có những người không tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông? Hậu quả?
- Làm sao cho mọi người tuân theo biển báo?
c) Kết luận: muốn phòng tránh tai nạn giao thông, mọi người cần có ý thức chấp hanh những hiệu lệnh và chỉ dẫn của biển báo hiệu giao thông.
Hoạt động 2. Ôn lại các biển báo đã học.
* Mục tiêu: nhớ và giải thích biển.
- Trò chơi "nhớ tên biển báo" (gắn biển đúng chữ).
- Kết luận: biển báo thể hiện hiệu lệnh.
Hoạt động 3. Nhận biết biển báo.
* Mục tiêu: nhận dạng, nắm được nội dung, tác dụng
- Tiến hành: gắn biển báo vào đúng nhãn.
- Kết luận: gồm 5 nhóm.
Hoạt động 4. Luyện tập .
Hoạt động 5. Trò chơi.
III. Củng cố – dặn dò. 
GV nhắc lại ý nghĩa của từng nhóm biển báo hiệu, sau đó yêu cầu HS nhắc lại.
 Thứ bảy ngày 31 tháng 1 năm 2009.
An toàn giao thông:
 Bài 2: Kỹ năng đi xe đạp an toàn.
I. Mục tiêu.- Kiến thức: 
+ HS biết quy định đối với những người đi xe đạp trên đường phố theo luật giao thông đường bộ.
+ HS biết cách lên xuống xe và dừng, đỗ xe an toàn trên đường phố.
- Kỹ năng:
+ HS thể hiện đúng kiểu đi xe an toàn hay không an toàn khi đi xe đạp (có thể điều khiển tốc độ).
- Có ý thức điều khiển xe đạp an toàn.
II. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1. Trò chơi "đi xe đạp trên sa bàn".
* Mục tiêu: HS biết điều khiển xe đạp trên đường.
* Cách tiến hành.
- GV giới thiệu mô hình đoạn đường.
+ Để rẽ trái (từ A đến N) người đi xe đạp phải đi như thế nào? (xe đạp luôn đi sát lề đường).
+ Để xe đạp đi từ O đến D (đường phụ sang đường chính) người đi xe đạp đi như thế nào?(đến gần ngã tư không có đèn tín hiệu giao thông phải đi chậm, quan sát kỹ).
+ Người đi xe đạp đi như thế nào đi như thế nào từ D đến E? (đi sát tay phải, quan sát kỹ).
+ Khi rẽ ở một đường giao nhau, ai được quyền ưu tiên đi trước? (người đi xe đạp, các xe đi chiều ngược lại hay là người đi bộ qua đường, xe đạp đi chậm lại, nhường đường cho xe đi chiều ngược lại).
+ Người đi xe đạp nên đi qua vòng xuyến như thế nào?
+ Người đi xe đạp đi như thế nào từ A đến M?
+ Xe đạp nên đi vòng và vượt qua một xe đang đỗ ở phía bên phải như thế nào?
Hoạt động 2. Thực hành trên sân trường.
- Em nào biết đi xe đạp.
- Cô mời một em đi xe đạp từ đường chính rẽ vào đường phụ theo cả hai phía (rẽ phải và rẽ trái). Một em khác rẽ từ đường phụ ra đường chính cũng đi cả hai phía, Một em khác khi đi gặp đèn đỏ, đèn vàng.
- Tại sao phải giơ tay xin đường khi muốn rẽ hoặc thay đổi làn đường? (nhờ đó người phía sau có thể đi theo hướng nào chính)
- Tại sao xe đạp phải đi vào làn đường sát bên phải.
c) Kết luận: 1 HS nêu kết luận.
III. Củng cố – dặn dò. 
GV yêu cầu học sinh nhắc những quy định cơ bản đối với người đi xe đạp để đảm bảo an toàn giao thông.
 Thứ sáu ngày 6 tháng2 năm 2009.
An toàn giao thông:
Bài 3. Chọn đường đi an toàn phòng tránh tai nạn giao thông.
I. Mục tiêu: - Kiến thức:
+ HS biết được những điều kiện an toàn của các con đường và đường phố đẻ lựa chọn con đường đi an toàn.
+ HS xác định được những điểm, tình huống không an toàn đối với người đi bộ.
- Kỹ năng: xây dựng một bản đồ an toàn cho riêng mình.
- Có ý thức thực hiện những quy định của mọi người.
II. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1. tìm hiểu con đường từ nhà em đến trường
* Mục tiêu: Xác định đựơc vị trí không an toàn trên đường.
- Em đến trường bằng phương tiện gì? Đi bộ hay xe đạp?
- Em hãy kể về các con đường mà em phải đi qua, theo em con đường đó có an toàn hay không?
- Trên đường đi có mấy chỗ giao nhau?
- Tại ngã ba, ngã tư có đèn tín hiệu giao thông không? Có vạch kẻ đường cho người đi bộ sang đường hay không?
- Trên đường có biển báo gì không?
- Đường đi có vạch kẻ đường hay có giải phân cách chia hai phần đường không?
- Chỗ em đi có đoạn nào gặp nguy hiểm không?
- Gặp chỗ nguy hiểm đó, em giải thích như thế nào?
- Từ nhà đến trường em có thể đi bằng mấy cách khác nhau?
Hoạt động 2. Xác định con đường an toàn đi đến trường.
- GV chia nhóm.
- HS điền vào bảng đánh giá con đường an toàn, kém an toàn cho người đi bộ và đi xe đạp.
c) Kết luận: SGK.
Hoạt động 3. Phân tích các tình huống nguy hiểm và cách phòng tránh các tai nạn giao thông.
Tình huống 1. Có một anh thanh niên phóng nhanh qua trước cổng trường em, cách trường mấy trăm mét đã có biển báo hiệu có trẻ em. Một bạn học sinh nhỏ vội, chạy vấp ngã suýt nữa thì bị xe máy đâm vào. Mọi người bắt anh dừng lại xem bạn học sinh có bị sao không?
III. Củng cố – dặn dò. 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS chuẩn bị bài 4.
 Thứ sáu ngày 13tháng 2 năm 20096.
An toàn giao thông:
Bài 4.: Nguyên nhân gây tai nạn giao thông.
I. Mục tiêu:- Kiến thức:
 HS hiểu được những nguyên nhân khác nhau gây ra tai nạn giao thông.
- HS vận dụng kiến thức đã học để phán đoán nguyên nhân gây tai nạn giao thông.
- Có ý thức chấp hành đúng luật giao thông đường bộ để tránh tai nạn giao thông.
II. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1.Tìm hiểu nguyên nhân một tai nạn giao thông.
- GV treo các bức tranh vẽ đã chuẩn lên tường của lớp học.
Hiện tượng: xe ô tô đâm vào xe máy đi cùng chiều.
 + Xảy ra vào thời gian nào? ở đâu?
 + Hậu quả: chết người.
*Nguyên nhân: + Người đi xe máy rẽ trái không xin đường.
 + Người đi xe máy có xin đường nhưng có thể đèn hiệu xin đường hỏng.
Hoạt động 2. Thử xác định nguyên nhân gây tai nạn giao thông.
- Yêu cầu các em kể các câu chuỵên về tai nạn giao thông mà em biết.
Chọn 2-3 em trong số các câu chuyện đã kể.
- GV yêu cầu các em phân tích những nguyên nhân câu chuyện đó.
Kết luận: SGK.
Hoạt động 3. Thực hành làm chủ tốc độ
- Cho HS chơi trên sân trường giáo viên vẽ 1 đường thẳng trên sân, gọi 2 học sinh yêu cầu 1 em đi bộ, 1 em chạy. Bất chợt một em chạy hô "Dừng lại!", người đi xe đạp phải dừng ngay.
Kết luận: SGK
III. Củng cố – dặn dò: 
- Cần phải có ý thức chấp hành luật lệ giao thông.
- Chất lượng của phương tiện giao thông, điều kiện đường sá.
- Giao việc về nhà: Viết một bài khoảng 200 chữ về một tai nạn giao thông được chứng kiến hay nghe người khác kể, hoặc vẽ tranh, sưu tầm ảnh về ATGT.
 Thứ sáu ngày 20 tháng 2 năm 20096.
An toàn giao thông:
 Bài 5. Em làm gì để thực hiện an toàn giao thông?.
I. Mục tiêu:
- HS hiểu được nội dung, ý nghĩa các con số thống kê đơn giản về ATGT.
- Biết phân tích nguyên nhân của tai nạn giao thông theo Luật giao thông đường bộ.
- Hiểu và giải thích các điều luật đơn giản cho bạn bè và người khác hiểu.
- Tham gia các hoạt động của lớp về an toàn giao thông.
II. Các hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1. Tuyên truyền.
1. GV chia cho mỗi tổ khoảng tường của lớp để trưng bày sản phẩm, các tổ có thể chuẩn bị ở nhà để đến lớp chỉ việc treo sản phẩm có ý nghĩa giáo dục tốt.
2. HS đọc số liệu sưu tầm và nhận xét.
3. HS tự giới thiệu sản phẩm của mình.
4. Sắm vai.
- GV nêu một số tình huống nguy hiểm: " Bạn an đi sinh hoạt câu lạc bộ, vì quá ham mê nên về nhà muộn. Trời đã tối, An phải đi xe đạp về nhà. Xe của An không có đèn, An lại mặc áo màu xanh thẫm. Con đường về nhà An không có đèn chiếu sáng. Trước tình huống này, An nên xử lý như thế nào? Em có thể đưa ra giải pháp giúp An.
Hoạt động 2. Lập phương án thực hiện an toàn giao thông.
Bước 1. Chia lớp làm 3 nhóm.
Nhóm 1. tự đi xe đạp đến trường.
Nhóm 2. Được cha mẹ đưa đến lớp bằng xe đạp, xe máy.
Nhóm 3. Đi bộ đến trường.
III. Củng cố – dặn dò: 
- GV nhận xét các hoạt động của nhóm
- Đặt ra những nhiệm vụ phải làm lâu dài để đảm bảo an toàn giao thông.
Phòng Giáo dục - Đào tạo Tam Nông
Trường tiểu học Hiền Quan
****************
Giáo án :
An toàn giao thông 
Lớp 5 B
Họ và tên : Phạm Thị Thu Hương
Trường tiểu học Hiền Quan – Tam Nông – Phú Thọ
Năm học : 2008- 2009

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an ATGT.doc