Giáo án An toàn giao thông lớp 2 (cả năm)

Giáo án An toàn giao thông lớp 2 (cả năm)

I - MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức

 -HS nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ , đi xe đạp trên đường.

 - HS nhận biết những nguy hiểm thường có khi đi trên đường phố (không có hè đường ,hè bị lấn chiếm ,xe đi lại đông ,xe đi nhanh)

 2. Kĩ năng

 - Biết phân biệt hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường .

 - Biết cách đi trong ngõ hẹp ,nơi hè đường bị lấn chiếm,qua ngã tư.

 3. Thái độ

 - Đi bộ trên vỉa hè , không đùa nghịch dưới lòng đường để đảm bảo an toàn

II - CHUẨN BỊ :

 Tranh , 5 phiếu học tập

 2 bảng chữ: An toàn – Nguy hiểm

 

doc 14 trang Người đăng huong21 Lượt xem 519Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án An toàn giao thông lớp 2 (cả năm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 1 AN TOÀN VÀ NGUY HIỂM
KHI ĐI TRÊN ĐƯỜNG
I - MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức 
 -HS nhận biết thế nào là hành vi an toàn và nguy hiểm của người đi bộ , đi xe đạp trên đường.
 - HS nhận biết những nguy hiểm thường có khi đi trên đường phố (không có hè đường ,hè bị lấn chiếm ,xe đi lại đông ,xe đi nhanh)
 2. Kĩ năng 
 - Biết phân biệt hành vi an toàn và nguy hiểm khi đi trên đường .
 - Biết cách đi trong ngõ hẹp ,nơi hè đường bị lấn chiếm,qua ngã tư.
 3. Thái độ 
 - Đi bộ trên vỉa hè , không đùa nghịch dưới lòng đường để đảm bảo an toàn
II - CHUẨN BỊ :
 Tranh , 5 phiếu học tập 
 2 bảng chữ: An toàn – Nguy hiểm 
III - NỘI DUNG AN TOÀN GIAO THÔNG:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1- Ổn định lớp:
2- Dạy bài mới : 
Hoạt động 1 : Giới thiệu an toàn và nguy hiểm 
 Giải thích thế nào là an toàn ,thế nào là nguy hiểm 
 An toàn : Khi đi trên đường không để xảy ra va quệt , không bị ngã , bị đau,...đó là an toàn .
 Nguy hiểm : là các hành vi dễ gây ra tai nạn .
Chia lớp thành các nhóm 
 - Y/c Hs thảo luận xem các bức tranh vẽ hành vi nào là an toàn , hành vi nào là nguy hiểm 
 Nhận xét kết luận : Đi bộ hay qua đường nắm tay người lớn là an toàn ; Đi bộ qua đường phải tuân theo tín hiệu đèn giao thông là đảm bảo an toàn ; Chạy và chơi dưới lòng đường là nguy hiểm ; Ngồi trên xe đạp do bạn nhỏ khác chở là nguy hiểm
 Hoạt động 2 : Thảo luận nhóm phân biệt hành vi an toàn và nguy hiểm 
 Chia lớp thành 5 nhóm ,phát cho mỗi nhóm một phiếu với các tình huống sau: 
 Nhóm 1 : Em và các bạn đang ôm quả bóng đi từ nhà ra sân trường chơi . Quả bóng bỗng tuột khỏi tay em ,lăn xuống đường . Em có vội vàng chạy theo nhặt bóng không? Làm thế nào em lấy được bóng ?
 Nhóm 2 : Bạn em có mộ hố chơi nhưng đường phố lúc đó rất đông xe đi t chiếc xe đạp mới , bạn em muốn chở em ra p lại .Em có đi hay không ? Em sẽ nói gì với bạn em ? 
 Nhóm 3 : Em cùng mẹ chuẩn bị qua đường , cả hai tay mẹ em đều bận xách túi . Em sẽ làm thế nào để cùng mẹ qua đường ? 
 Nhóm 4 : Em và một số bạn đi học về , đến chổ có vỉa hè rộng. các bạn rủ em cùng chơi đá cầu . Em có cùng chơi không ? Em sẽ nói gì với bạn ?
 Nhóm 5:Có mấy bạn ở phía bên kia đường đang đi chơi ,các bạn vẫy em sang đi cùng nhưng bên kia đường đang có nhiều xe cộ đi lại .Em sẽ làm gì ? làm thế nào để qua đường đi cùng với bạn em được ?
 Nhận xét kết luận : khi đi bộ qua đường trẻ em phải nắm tay người lớn và biết tìm sự giúp đỡ của người lớn khi cần thiết ,không tham gia vào các trò chơi hoặc đá bóng đá cầu trên vỉa hè , đường phố và nhắc nhở bạn mình không tham gai vào các hoạt động đó .
 Hoạt động 3 : An toàn trên đường đến trường
 Cho HS nói về an toàn trên đường đi học 
 + Em đến trường trên con đường nào ?
 + Em đi như thế nào để được an toàn ? 
 Kết luận : Trên đường có nhiều loại xe cộ đi lại ,ta phải chú ý khi đi đường :
 Đi trên vỉa hè hoặc đi sát lề đường bên phải 
 Quan sát kĩ trước khi đi qua đường để đảm bảo an toàn. 
 3 - Củng cố :
Để đảm bảo an toàn cho bản thân, các em cần:
+Không chơi các trò chơi nguy hiểm (dùng kéo doạ nhau, đá bóng trên vỉa hè).
+Không đi bộ một mình trên đường, không lại gần xe máy, ô tô vì có thể gây nguy hiểm cho các em.
+Không chạy, chơi dưới lòng đường.
+Phải nắm tay người lớn khi đi trên đường.
 Lắng nghe 
 Chia nhóm , thảo luận
 N1 : Tranh 1
 N2 : Tranh 2 
 N3 : Tranh 3
 N4: Tranh 4
 N5 : Tranh 5
 Các nhóm cử đại diện nhóm trình bày và giải thích ý kiến của nhóm mình 
HS khác nhận xét và bổ sung ý kiến.
 Chia lớp thành 5 nhóm 
 Các nhóm thảo luận từng tình huống ,tìm ra cách giải quyết tốt nhất 
 Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình 
 Lắng nghe 
 Từng HS lần lượt trả lời 
 HS nhận xét 
 Lắng nghe 
Bổ sung – rút kinh nghiệm cho tiết dạy :
 BÀI 2 TÌM HIỂU ĐƯỜNG PHỐ
A - MỤC TIÊU :
 1. Kiến thức 
 -HS kể tên và mô tả một số đường phố nơi em ở hoặc dường phố mà các em biết (rộng ,hẹp , biển báo , vỉa hè , ....)
 -HS biết được sự khác nhau của đương phố ,ngõ ( hẻm ),ngã ba , ngã tư , ...
 2. Kĩ năng 
 - Nhớ tên và nêu được đặc điểm đường phố (hoặc nơi HS sinh sống )
 -Hs nhận biết được các đặc điểm cơ bản về đường an toàn và không an toàn của đường phố 
 3. Thái độ 
 -HS thực hiện đùng qui định đi trên đường phố 
II/ NỘI DUNG AN TOÀN GIAO THÔNG
 Hoạt động của giáo viên
 Hoạt động của học sinh
 1- Ổn định lớp : 
 2- Một số đặc điểm của đường phố là:
 -Đường phố có tên gọi.
 -Mặt đường trải nhựa hoặc bê tông.
 -Có lòng đường (dành cho các loại xe) vỉa hè (dành cho người đi bộ).
 -Có đường các loại xe đi theo một chiều và đường các loại xe đi hai chiều.
 -Đường phố có (hoặc chưa có) đèn tín hiệu giao thông ở ngã ba, ngã tư.
 -Đường phố có đèn chiếu sáng về ban đêm.
Khái niệm: Bên trái-Bên phải
Các điều luật có liên quan :Điều 30 khoản 1,2,3,4,5 (Luật GTĐB).
3- Dạy bài mới: 
Hoạt đông 1:Giới thiệu đường phố
-GV phát phiếu bài tập:
+HS nhớ lại tên và một số đặc điểm của đường phố mà các em đã quan sát.
-GV gọi một số HS lên kể cho lớp nghe về đường phố ở gần nhà (hoặc gần trường) mà các em đã quan sát.GV có thể gợi ý bằng các câu hỏi:
 1.Tên đường phố đó là ?
 2.Đường phố đó rộng hay hẹp?
 3.Con đường đó có nhiều hay ít xe đi lại?
 4.Có những loại xe nào đi lại trên đường?
 5.Con đường đó có vỉa hè hay không?
-GV có thể kết hợp thêm một số câu hỏi:
+Xe nào đi nhanh hơn?(Ô tô xe máy đi nhanh hơn xe đạp).
+Khi ô tô hay xe máy bấm còi người lái ô tô hay xe máy có ý định gì?
+Em hãy bắt chước tiếng còi xe (chuông xe đạp, tiếng ô tô, xe máy).
-Chơi đùa trên đường phố có được không?Vì sao?
Hoạt động 2 :Quan sát tranh
Cách tiến hành: GV treo ảnh đường phố lên bảng để học sinh quan sát
-GV đặt các câu hỏi sau và gọi một số em HS trả lời:
+Đường trong ảnh là loại đường gì?(trải nhựa; Bê tông; Đá; Đất).
+Hai bên đường em thấy những gì?(Vỉa hè, nhà cửa, đèn chiếu sáng, có hoặc không có đèn tín hiệu).
+Lòng đường rộng hay hẹp?
+Xe cộ đi từ phía bên nào tới?(Nhìn hình vẽ nói xe nào từ phía bên phải tới xe nào từ phía bên trái tới).
Hoạt động 3 :Vẽ tranh
Cách tiến hành :GV đặt các câu hỏi sau để HS trả lời:
+Em thấy người đi bộ ở đâu?
+Các loại xe đi ở đâu?
+Vì sao các loại xe không đi trên vỉa hè?
Hoạt động 4: Trò chơi “Hỏi đường”
Cách tiến hành :
-GV đưa ảnh đường phố, nhà có số cho HS quan sát.
-Hỏi HS biển đề tên phố để làm gì?
-Số nhà để làm gì?
Kết luận:Các em cần nhớ tên đường phố và số nhà nơi em ở để biết đường về nhà hoặc có thể hỏi thăm đường về nhà khi em không nhớ đường đi.
4 - Củng cố
a)Tổng kết lại bài học:
+Đường phố thường có vỉa hè cho người đi bộ và lòng đường cho các loại xe.
+Có đường một chiều và hai chiều.
+Những con đường đông và không có vỉa hè là những con đường không an toàn cho người đi bộ.
+Em cần nhớ tên đường phố nơi em ở để biết đường về nhà.
b)Dặn dò về nhà
+Khi đi đường, em nhớ quan sát tín hiệu đèn và các biển báo hiệu để chuẩn bị cho bài học sau.
Lắng nghe
Làm phiếu.
1 hs kể.
Trả lời.
Thực hiện.
Trả lời.
Trả lời.
2 hs trả lời.
- Quan sát .
- Lắng nghe.
- Liên hệ.
Bổ sung – rút kinh nghiệm cho tiết dạy :
Bài 3 AN TOÀN GIAO THÔNG
 HIỆU LỆNH CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG 
 BIỂN BÁO HIỆU GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết cảnh sát giao thông dùng hiệu lệnh để điều khiển xe và người đi lại trên đường.
- Biết hình dáng, màu sắc, đặc điểm nhóm biển báo cấm.
- Biết nội dung hiệu lệnh bằng tay của cảnh sát giao thông và của biển báo hiệu giao thông.
2. Kỹ năng:
- Quan sát và biết thực hiện đúng hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.
- Phân biệt nội dung 3 biển báo cẩm 101, 102, 112.
3. Thái độ:
- Phải tuân theo hiệu lệnh của cảnh sát giao thông.
- Có ý thức và tuân theo hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông.
II. Nội dung an toàn giao thông:
1. Hiệu lệnh bằng tay của cảnh sát giao thông để điều khiển người và xe đi lại an toàn.
Nội dung hiệu lệnh bằng tay: dang ngang 1 hoặc 2 tay.
+ Các loại xe và người đi bộ trước và sau cảnh sát giao thông dừng lại.
+ Các loại xe bên phải, trái đi và rẽ phải, trái.
+ Người đi bộ được qua đường trước và sau cảnh sát giao thông. Giơ tay lên đầu (chiều thẳng)
+ Tất cả các loại xe và người đi bộ đều dừng.
2. Biển báo hiệu giao thông là hiệu lệnh điều khiển, chỉ dẫn người, xe đi trên đường an toàn.
Nội dung biển báo hiệu giao thông.
Biển báo cấm: Biển có dạng hình tròn, viền đỏ, nền trẳng, giữa có hình thể hiện điều cấm.
+ Biển 101: Cấm tất cả xe cộ và người.
+ Biển 102: Cấm đi ngược chiều.
+ Biển 112: Cấm người đi bộ.
III. Chuẩn bị:
Tranh 1,2,3 phóng to
Biển 101,102,112 phóng to
IV. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hàng ngày trên đường phố cảnh sát giao thông làm nhiệm vụ điều khiển các loại xe đi đúng đường. Chúng ta còn gặp một số biển cắm ở ven đường đó là biển báo hiệu để điều khiển giao thông. Đó là nội dung bài hôm nay.
Hoạt động 2: Hiệu lệnh của cảnh sát giao thông
a. Mục tiêu:
Giúp học sinh biết hiệu lệnh của cảnh sát giao thông, cách thực hiện.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
b. Cách tiến hành:
- Treo các tranh có hình ảnh các động tác điều khiển của cảnh sát giao thông.
- Giáo viên làm mẫu từng tư thế và giải thích nội dung.
c. Kết luận:
Nghiêm chỉnh chấp hành hiệu lệnh của cảnh sát giao thông để đảm bảo an toàn giao thông
- Học sinh quan sát, tìm hiểu các tư thế và nội dung thực hiện hiệu lệnh
- Học sinh thảo luận nhóm 2 em thực hành làm cảnh sát giao thông. Vài học sinh thực hành đi đường theo hiệu lệnh. Lớp nhận xét
Vài em nhắc lại
Lớp đọc
Hoạt động 3: Tìm hiểu về biển báo hiệu giao thông. 
a. Mục tiêu: 	Biết hình dáng, màu sắc, đặc điểm nhóm biển báo cấm.
	Biết ý nghĩa, nội dung 3 biển báo hiệu thuộc nhóm này.
b. Cách tiến hành
- Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 1 biển báo. Yêu cầu học sinh nêu đặc điểm ý nghĩa của nhóm biển báo này. Giáo viên ghi đặc điểm lên bảng.
- Nói ý nghĩa từng biển báo. Các biển báo này được đặt ở vị trí nào trong thành phố? Khi đi đường gặp biển báo cẩm phải làm gì?
Thảo luận nêu rõ:
+ Hình dáng
+ Màu sắc
+ Hình vẽ bên trong 
Đại diện nhóm trình bày. Vài em nhắc lại
- ở đầu những đoạn đường giao nhau, đặt ở bên tay phải. Học sinh nêu cụ thể ý nghĩa từng biển báo (101,102,112) 
c. Kết luận: Khi đi trên đường, gặp biển báo cấm thì xe và mọi người phải thực hiện theo hiệu lệnh ghi trên biển báo đó.
 Hoạt động 4: Trò chơi “Ai nhanh hơn”.
a. Mục tiêu: Học sinh thuộc tên các biển báo vừa học
b. Cách tiến hành:
- Giáo viên chọn 2 đội mỗ ... -Khi đi bộ trên vỉa hè có vật cản, các em cần phải làm gì ?
- yêu cầu hs nhớ lại những quy định khi đi bộ qua đường.
- Hs lắng nghe
Hs lắng nghe
Hs nêu 1 vài tiếng động cơ mà em biết.
Hs lắng nghe
Hs trả lời.
- Hs trả lời.
Hs trả lời.
Hs trả lời.
chia nhiều nhóm lần lượt các nhóm biểu diễn.
Hs trả lời.
Nhìn tín hiệu đèn
- Nơi có vạch đi bộ qua đường.
- Đi xuống đường quan sát
Bổ sung và rút kinh nghiệm tiết dạy :
Bài 5 : AN TOÀN GIAO THÔNG
 PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh biết một số loại xe thường thấy đi trên đường bộ.
- Học sinh phân biệt xe thô sơ, xe cơ giới, biết tác dụng của phương tiện giao thông.
2. Kỹ năng:
- Biết tên các loại xe thường thấy.
- Nhận biết các tiếng động cơ, còi ô tô, xe máy để tránh nguy hiểm
3. Thái độ:
- Không đi bộ dưới lòng đường.
- Không chạy theo, bám theo xe ô tô, xe máy đang đi.
II. Nội dung an toàn giao thông:
- Phương tiện giao thông đường bộ gồm:
+ Phương tiện giao thông thô sơ: Không có động cơ như xe đạp, xích lô, xe bò
+ Phương tiện giao thông cơ giới: Ô tô, máy kéo, mô tô 2, 3 bánh, xe gắn máy.
* Điều luật có liên quan: Đ3, khoản 12,13 (luật GTĐB)
III. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Tranh vẽ phóng to
2. Học sinh: Tranh ảnh về phương tiện giao thông đường bộ.
IV. Các hoạt động chính:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
Hàng ngày, các em thấy có các loại xe gì trên đường
- Học sinh tự nêu: Xe máy, ô tô, xe đạp
Giáo viên: Đó là các phương tiện giao thông đường bộ
- Vài em nhắc lại
Đi bằng gì nhanh hơn. Xe máy, ô tô nhanh hơn.
Phương tiện giao thông giúp người ta đi lại nhanh hơn, không tốn nhiều sức lực, đỡ mệt mỏi. Giáo viên ghi tên bài.
Hoạt động 2: Nhận diện các phương tiện giao thông
a. Mục tiêu:
Giúp học sinh nhận biết một số loại phương tiện giao thông đường bộ. Học sinh phân biệt xe thô sơ và xe cơ giới
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
b. Cách tiến hành:
- Giáo viên treo hình 1+hình 2 lên bảng 
- Phân biệt 2 loại phương tiện giao thông đường bộ ở 2 tranh.
- Giáo viên gợi ý so sánh tốc độ, tiếng động, tải trọng
- Học sinh quan sát hình 1,2
- Hình 1: Xe cơ giới
- Hình 2: Xe thô sơ
- Xe cơ giới: Đi nhanh hơn, gây điếng động lớn, chở nặng, nhiều, dễ gây tai nạn
- Xe thô sơ: Ngược lại
c. Kết luận: 	Xe thô sơ là các loại xe đạp, xích lô, bò, ngựa
	Xe cơ giới là các loại xe ô tô, xe máy
	Xe thô sơ đi chậm, ít gây nguy hiểm
	Xe cơ giới đi nhanh, dễ gây nguy hiểm
	Khi đi trên đường cần chú ý tiếng động cơ, tiếng còi xe để phòng tránh nguy hiểm
Giáo viên: Có một số loại xe ưu tiên gồm xe cứu hoả, cứu thương, công an cần nhường đường cho loại xe đó.
Hoạt động 3: Trò chơi
a. Mục tiêu:
Giúp học sinh củng cố kiến thức ở hoạt động 2
b. Cách tiến hành
- Chia lớp thành 4 nhóm 
- Nếu em đi về quê em đi bằng phương tiện giao thông nào? 
- Vì sao? 
- Có được chơi đùa ở lòng đường không? vì sao?
- Các nhóm thảo luận trong 3 phút ghi tên phương tiện giao thông đường bộ đã học vào phiếu học tập
- Đại diện nhóm trình bày 
- Học sinh chọn phương tiện
- Nêu lý do
- Không – vì rất nguy 
c. Kết luận: Lòng đường dành cho ô tô, xe máy, xe đạp đi lại. Các em không chạy nhảy, đùa nghịch dưới lòng đường dễ xảy ra tai nạn.
Hoạt động 4: Quan sát tranh
a. Mục tiêu:
Nhận thức được sự cần thiết phải cẩn thận khi đi trên đường có nhiều phương tiện giao thông đang đi lại.
b. Cách tiến hành
- Treo tranh 3,4
- Trong tranh có loại xe nào đang đi trên đường?
- Khi đi qua đường cần chú ý loại phương tiện giao thông nào?
- Cần lưu ý gì khi tránh ô tô, xe máy?
- Học sinh quan sát tranh
- Ô tô, xe máy, xe đạp, xích lô, xe bò kéo
- Xe cơ giới (ô tô, xe máy) vì nó đi nhanh
- Quan sát và tránh từ xa
c. Kết luận: Khi đi qua đường phải chú ý quan sát ô tô, xe máy và tránh từ xa để đảm bảo an toàn.
- Vài em nhắc lại kết luận. 2 em đọc ghi nhớ.
V. Củng cố:
Kể tên các loại phương tiện giao thông
Chơi trò chơi: Ghi tên vào đúng cột
Cử 2 đội chơi: Mỗi đội 2 người sử dụng 1 bảng phụ kẻ sẵn 2 cột: 
Giáo viên đọc tên phương tiện. Các đội nghe và tự xếp vào các cột cho đúng.
Bổ sung – rút kinh nghiệm cho tiết dạy :
Bài 6 GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY VÀ PHƯƠNG TIỆN 
GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY 
I. MỤC TIÊU
@ Hs biết mặt nước cũng là một phương tiện GT.
@ Hs biết tên gọi của các loại phương tiện giao thông đường thủy (GTĐT).
@ Hs biết được các biển báo hiệu GT trên đường thủy.
@ Giáo dục Hs thêm yêu Tổ quốc và biết điều kiện phát triển GTĐT, có ý thức khi đi trên đường thủy cũng phải đảm bảo an toàn.
II. CHUẨN BỊ
- GV: 6 mẫu biển báo GTĐT, bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- HS: sưu tầm về hình ảnh PTGTĐT.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
Hoạt động dạy
Hoạt động học
* Hoạt động mở đầu: KTBC và giới thiệu bài mới.
+ Tiết ATGT hôm trước em học bài gì?
+ Đường đi như thế nào là an toàn?
+ Khi đi trên đường em phải lựa chọn đường đi như thế nào để không gây tai nạn?
+ Nếu phải đi trên con đường không an toàn, em em phải chú ý điều gì?
- Gv nhận xét, ghi điểm
- Giới thiệu bài mới: Ở lớp 3 các em đã được biết 2 loại đường GTĐB và GTĐS. Hôm nay các em sẽ được biết thêm về GTĐT và GT đường không.
- Gv treo sơ đồ: Giới thiệu sông ngòi và đường thủy của nước ta.
* Hoạt động 1: Đường thủy và các phương tiện GTĐT.
- Cho Hs hoạt động cặp đôi
+ Các em hãy kể tên các loại PTGT trên đường thủy cho nhau nghe.
- Gv giới thiệu tranh (SGK)
- Gv tóm ý: Người ta sử dụng các loại tàu thuyền đi lại trên mặt nước gọi là GTĐT. GTĐT rẻ tiền vì không phải làm đường, chỉ cần xây dựng các bến cảng, bến phà, bến tàu thuyền cho người và xe cộ lên xuống và đóng các loại tàu thuyền đi lại.
+ Các em đã được thấy các loại tàu thuyền đi lại ở đâu?
+ Những nơi nào có thể đi lại trên mặt nước được?
- Gv tóm ý: Tàu thuyền có thể đi lại từ tỉnh này qua tỉnh khác từ nơi này đến nơi khác tạo thành một mạng lưới GT.
@ Phương tiện GTĐT nội địa.
+ Có phải bất cứ nơi đâu có mặt nước đều có thể đi lại được và trở thành đường GT không?
+ Để đi lại trên mặt nước ta cần phải có PT gì?
- Gv chốt ý: Thuyền, bè, mảng là những loại PT thô sơ làm bằng nan, nứa, gỗ đi từ suối ra sông.
Phà: Hình chữ nhật, bằng phẳng chở được nhiều khách và xe máy, xe ô tô qua sông. Thuyền gắn máy, ca nô (có 2 loại): Loại nhỏ chở từ 3 – 4 người, loại to chở được vài chục người. Phà máy là loại phà lớn chạy bằng động cơ.
Tàu thủy là ca nô lớn đi trên sông, có thể chở hàng trăm người.
Tàu cao tốc là tàu chạy nhanh, êm.
Sà lan: có đầu tàu kéo các khoang chứa hàng.
* Hoạt động kết thúc: Củng cố – dặn dò.
- Về nhà các em học và xem lại bài, tìm hiểu thêm về các loại PT GT trên đường thủy.
- Nhận xét tiết học.
- Hs lựa chọn đường đi an toàn (tiết 2)
+ Đường đi an toàn là đường một chiều, có đèn chiếu, mặt đường phẳng, ít dốc.
+ Đường ít xe cộ qua lại, mặt đường phẳng ít dốc, dù phải đi vòng.
+ Đi sát lề đường
- 2 em nêu ghi nhớ
- Hs lên chỉ bản đồ: những con sông lớn nhỏ, kênh rạch nược ta.
- Hs cá nhân 2 em
+Tàu thủy, ca nô, thuyền, phà, xuồng máy, ghe
- Hs quan sát tranh – chỉ và nêu tên mỗi loại PT trong tranh.
- Hs lắng nghe
+ Trên hồ, trên sông, trên biển.
+ Người ta có thể đi trên mặt sông, trên hồ lớn, kênh rạch. Ở Việt Nam có nhiều kênh tự nhiên và kênh do người đào.
- Hs rút ra kết luận: GTĐT ở nước ta rất thuận tiện, vì có nhiều sông, kênh rạch. GTĐT là một mạng lưới giao thông quan trọng ở nước ta.
+ Chỉ những nơi mặt nước có đủ độ rộng, độ sâu cần thiết với độ lớn củ tàu thuyền và có chiều dài.
- Hs hoạt động nhóm đôi: kể tên các PT và nêu rõ mỗi PT GT ở mỗi nơi khác nhau.
- Hs trình bày.
- Hs nêu ghi nhớ – 2 em
- Lớp hát bài "Con kênh xanh xanh"
Bổ sung – rút kinh nghiệm tiết dạy :
Bài 7 
NGỒI AN TOÀN TRÊN XE ĐẠP XE MÁY
I/ MỤC TIÊU: 
 Biết những quy định an toàn khi ngồi trên xe đạp , xe máy.
Biết sự cần thiết của các thiết bị an toàn đơn giản ( mũ bảo hiểm.. ).
Thực hiện đúng trình tự khi ngồi hoặc lên xuống trên xe đạp , xe máy.
Có thói quen đội mũ bảo hiểm, quan sát các loại xe trước khi xuống xe, biết bám chắc người ngồi đằng trước.
II/ NỘI DUNG AN TOÀN GIAO THÔNG:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1- Ổn định lớp :
2- Dạy bài mới :
- Cẩn thận khi lên xe, len xe từ phía bên trái.
- Ngồi ngay ngắn ôm chặt vào eo người lái.
- Không đung đưa chân hoặc bỏ tay chỉ trỏ.
- Khi xe dừng hẳn mới xuống xe, xuống phía bên trái.
Hoạt động 1 ; Giới thiệu cách ngồi an toàn khi đi xe đạp xe máy.
- Hs hiểu sự cần thiết của việc đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp và xe máy , ghi nhớ trình tự quy tắc an toàn khi ngồi trên xe đạp, xe máy.
- Có thói quen đội mũ bảo hiểm, biết cách ngồi ngay ngắn và bám chắc người ngồi phía trước, quan sát các loại xe khi lên xuống.
+ GV ngồi trên xe đạp, xe máy có đội mũ bảo hiểm không? đội mũ gì? Tại sao phải đội mũ bảo hiểm ?
+Khi ngồi trên xe đạp xe máy các em sẽ ngồi như thế nào ?
+ Tại sao đội nón bảo hiểm là cần thiết( Bảo vệ đầu trong trường hợp bị va quẹt, bị ngã.. )
+ Giáo viên kết luận : Phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp xe máy, Ngồi ngay ngắn ôm chặt vào eo người lái. quan sát các loại xe khi lên xuống.
Hoạt động 2 : Thực hànhï khi lên, xuống xe đạp, xe máy. 
Nhớ thứ tự các động tác khi lên, xuống xe đạp, xe máy.
- Có thói quen đội mũ bảo hiểm và thực hiện đúng trình tự các động tác an toàn khi ngồi trên xe đạp, xe máy.
- Phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe đạp xe máy, Ngồi ngay ngắn ôm chặt vào eo người lái. quan sát các loại xe khi lên xuống.
+ GV cho hs ra sân thực hành trên xe đạp.
Hoạt động 3 : Thực hành đội mũ bảo hiểm 
GV làm mẫu cách đội mũ bảo hiểm đúng thao tác 1,2,3 lần
- Chia theo nhóm 3 để thực hành , kiểm tra giúp đỡ học sinh đội mũ chưa đúng.
Gọi vài em đội đúng làm đúng.
+ GV kết luận : thực hiện đúng theo 4 bước sau 
- Phân biệt phía trước và phía sau mũ,
- Đội mũ ngay ngắn, vành mũ sát trên lông mày.
- Kéo 2 nút điều chỉnh dây mũ nằm sát dưới tai, sao cho dây mũ sát hai bên má.
- Cài khoá mũ, kéo dây vừa khít váo cổ.
3 - Củng Cố : 
- Cho hs nhắc lại và làm các thao tác khi đội mũ bảo hiểm.
- Hs quan sát thấy thao tác nào chưa đúng`có thể bổ sung làm mẫu cho đúng thao tác.
- Khi cha mẹ đi đưa hoặc đón về, nhớ thực hiện đúng quy định lên xuống và ngồi trên xe an toàn.
- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe
- Hs Trả lời
- Hs Trả lời
- Hs lắng nghe
- Hs Trả lời
- Hs lắng nghe
- Hs Trả lời
- Hs lắng nghe
- Hs Trả lời
- Hs lắng nghe
- Hs lắng nghe
Bổ sung – rút kinh nghiệm cho tiết dạy :
Duyệt Tổ trưởng chuyên môn
Duyệt Hiệu trưởng 

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an an toan giao thong lop2.doc