Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 15, 16, 17 - Trường tiểu học Hải Vĩnh

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 15, 16, 17 - Trường tiểu học Hải Vĩnh

HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH. (t1)

I. MỤC TIÊU

-Biết thế nào là hợp tác với những người xung quanh.

- Nêu được lợi ích của việc hợp tác với mọi người trong công việc chung.

- Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi người trong các công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng.

GDBVMT: Biết hợp tác với bạn bè và mọi người để bảo vệ môi trường gia đình, nhà trường, lớp họcvà địa phương.

* KNS:Có kỹ năng hợp tác với bạn bè trong các họat động của lớp, của trường.

-Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm hoàn tất một nhiệm vụ khi hợp tác với bạn bè và người khác.

-Kĩ năng tư duy phê phán( biết phê phán những quan niệm sai, các hành vi thiếu tinh thần hợp tác)

- Kĩ năng ra quyết định ( biết ra quyết định đúng để hợp tác có hiệu quả trong các tình huống).

 

doc 86 trang Người đăng hang30 Lượt xem 459Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 15, 16, 17 - Trường tiểu học Hải Vĩnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày tháng 12 năm 2012
ĐẠO ĐỨC:
HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH. (t1)
I. MỤC TIÊU
-Biết thế nào là hợp tác với những người xung quanh.
- Nêu được lợi ích của việc hợp tác với mọi người trong công việc chung.
- Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy giáo, cô giáo và mọi người trong các công việc của lớp, của trường, của gia đình, của cộng đồng.
GDBVMT: Biết hợp tác với bạn bè và mọi người để bảo vệ môi trường gia đình, nhà trường, lớp họcvà địa phương.
* KNS:Có kỹ năng hợp tác với bạn bè trong các họat động của lớp, của trường.
-Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm hoàn tất một nhiệm vụ khi hợp tác với bạn bè và người khác.
-Kĩ năng tư duy phê phán( biết phê phán những quan niệm sai, các hành vi thiếu tinh thần hợp tác)
- Kĩ năng ra quyết định ( biết ra quyết định đúng để hợp tác có hiệu quả trong các tình huống).
II. CHUẨN BI; - Thảo luận nhóm , động não , dự án ,.
Phiếu thảo luận nhóm.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định : 
2. Bài cũ: 
Nêu những việc em đã làm thể hiện thái độ tôn trọng phụ nữ.
3. Giới thiệu bài mới: Hợp tác với những người xung quanh.
4. Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động 1: Xử lí tình huống.
Phương pháp: Động não, đàm thoại, giảng giải.
Yêu cầu học sinh xử lí tình huống theo tranh trong SGK.
Yêu cầu học sinh chọn cách làm hợp lí nhất.
Kết luận: Cường, Thi và các bạn khác cần phối hợp, hỗ trợ, giúp dỡ nhau trong việc trồng cây. Việc hợp tác như vậy sẽ làm cho công việc thuận lợi hơn, kết quả hơn.
Hoạt động 2: Thảo luận nhóm.
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
Yêu cầu học sinh thảo luậncác nội dung.
Tại sao cần phải hợp tác với mọi người trong công việc chung?
Trẻ em có cần hợp tác với bạn bè và mọi người để giải quyết những vấn đề có liên quan đến trẻ em không? Vì sao?
Cách hợp tác với mọi người trong công việc chung?
- Kết luận về sự cần thiết và cách thực hiện việc hợp tác với mọi người trong công việc chung. 
Đặc biệt nhấn mạnh đến quyền trẻ em được tự do kết giao và hợp tác trong công việc.
Hoạt động 3: Liên hệ thực tế.
Phương pháp: Thuyết trình.
Nhận xét chung, nêu gương một số em trong lớp đã biết hợp tác với bạn, với thầy, cô giáo
Hoạt động 4: Củng cố làm bài tập 5/ SGK.
Phương pháp: Thực hành.
Yêu cầu từng cặp học sinh làm bài tập 5.
Nhận xét, khuyến khích học sinh thực hiện theo những điều đã trình bày.
GDBVMT: Biết hợp tác với bạn bè và mọi người để bảo vệ môi trường gia đình, nhà trường, lớp họcvà địa phương
5. Tổng kết - dặn dò: 
Thực hiện những nội dung được ghi ở phần thực hành (SGK/ 27).
Chuẩn bị: Hợp tác với những người xung quanh (tiết 2).
Nhận xét tiết học. 
Hát 
2 học sinh nêu.
Hoạt động cá nhân, lớp.
Học sinh suy nghĩ và đề xuất cách làm của mình.
Hoạt động nhóm 4.
Thảo luận nhóm 4.
Trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
Lớp nhận xét, bổ sung.
Hoạt động lớp, cá nhân.
Học sinh tự liên hệ đã hợp tác với ai?
Trong công việc gì? Em đã làm gì để hợp tác? Tại sao? Kết quả như thế nào?
Hoạt động nhóm đôi.
Học sinh thực hiện.
Đại diện trình bày kết quả trước lớp.
************************
TẬP ĐỌC:
THẦY THUỐC NHƯ MẸ HIỀN
 I-MỤC ĐÍCH - YÊU CẦU :
Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng nhẹ nhàng , chạm rãi.
Hiểu ý nghĩa bài văn : Ca ngợi tài năng , tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông. (Trả lời được c.hỏi 1,2,3 trong SGK)..
 * Kĩ năng: Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi.
 * Thái độ: GDHS lòng nhân hậu và nhân cách sống.
II- CHUẨN BỊ: - Tranh minh họa bài đọc trong SGK . 
III- CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC 
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A-KIỂM TRA BÀI CŨ 
B-DẠY BÀI MỚI
1- Giới thiệu bài : Thầy thuốc như mẹ hiền.
- Hs đọc  bài thơ Về ngôi nhà đang xây .
- Trả lời câu hỏi về nội dung bài .
2- Hướng dẫn Hs luyện đọc và tìm hiểu bài 
a)Luyện đọc 
- Gv luyện Hs đọc từ phát âm sai.
- Gv giúp Hs hiểu những từ ngữ khó trong bài .
- Giải thích thêm về biệt hiệu Lãn Ông ( ông lão lười ) là biệt hiệu danh y tự đặt cho mình , ngụ ý rằng ông lười biếng với chuyện danh lợi .
- Có thể chia bài thành 3 phần :
+Phần 1 : từ đầu cho đến mà còn cho thêm gạo củi .
+Phần 2 : tiếp . . . Càng nghĩ càng hối hận .
+Phần 3 : đọc  còn lại .
 -1 Hs giỏi đọc  . 
- Nối tiếp nhau đọc .( 2 lượt )
- HS luyện đọc  theo cặp .
1,2 Hs đọc  toàn bài .
b)Tìm hiểu bài 
- Gv đọc  diễn cảm bài văn – giọng nhẹ nhàng , điềm tĩnh
- Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho con người thuyền chài ?
 -  Gọi HS nêu Ý 1 
- Điều gì thể hiện lòng nhân ái của Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho người phụ nữ ?
- Gọi HS nêu Ý 2
- Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi ?
- Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối bài như thế nào ?
- Gọi HS nêu Ý 3
- Nêu ý nghĩa của bài?
 - Lãn Ông nghe tin con người thuyền chài bị bệnh đậu nặng , tự tìm đến thăm . ông tận tụy chăm sóc người bệnh suốt cả tháng trời , không ngại khổ , ngại bẩn . Ông không những không lấy tiền mà còn cho họ gạo củi .
*Ý 1: Lãn Ông tận tình chữa bệnh cho em bé nhưng ông không lấy tiền.
- Lãn Ông tự buộc tôi mình về cái chết của một người bệnh không đoạn ông gây ra . Điều đó chứng tỏ ông là một thầy thúôc rất có lương tâm và trách nhiệm.
* Ý 2; Ông tự buộc tội mình khi người phụ nữ chết.
-Ông được tiến cử vào chức ngự y  nhưng đã khéo chối từ .
- Lãn Ông không màng công danh , chỉ chăm làm việc nghĩa . / Công danh rồi sẽ trôi đi , chỉ có tấm lòng nhân nghĩa là còn mãi . / Công danh chẳng đáng coi trọng ; tấm lòng nhân nghĩa mới đáng quý , không thể đổi thay
* Ông khéo từ chối khi được tiến cử chức ngự y.
 Ý nghĩa : Ca ngợi tài năng , tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông
c)Hướng dẫn Hs đọc diễn cảm 
- Đọc diễn cảm một đoạn để làm mẫu cho Hs . 
- Có thể chọn đoạn 2 : Chú ý nhấn mạnh những từ ngữ nói về tình cảm người bệnh , sự tận tụy và lòng nhân hậu của Lãn Ông ( nhà nghèo , đầy mụn mủ , nồng nắc , không ngại khổ , ân cần , súôt một tháng trời , cho thêm ) ; ngắt câu : Lãn Ông biết tin , bèn đến thăm .
- Gv theo dõi , uốn nắn .
- Hs luyện đọc diễn cảm .
- Hs  phân vai đọc diễn cảm bài văn .
3- Củng cố , dặn dò :
- Nhận xét tiết học . 
-Dặn Hs về nhà kể lại hoặc đọc  lại bài cho người thân nghe . 
- Chuẩn bị: Thầy cúng đi bệnh viện.
- HS chuẩn bị ở nhà
*****************************
TOÁN:
LUYỆN TẬP.
I.MỤC TIÊU:
1 - Biết tính tỉ số phần trăm của 2 số và ứng dụng trong giải toán. Bài 1,Bài 2,3.
2. Kĩ năng: Biết vận dụng kiến thức vào ứng dụng trong giải toán và trong cuộc sống hằng ngày.
3. Thái độ: Giáo dục HS tính chính xác, cẩn thận trong thực hành toán.
II- CHUẨN BỊ: + GVGiấy khổ to A 4, phấn màu. 
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ: Luyện tập.
Học sinh làm bài 3/ 75 (SGK).
Giáo viên nhận xét và ghi điểm.
2. Giới thiệu bài mới: Luyện tập.
	Hoạt động 1
Phương pháp: Cá nhân, đàm thoại, bút đàm, thi tiếp sức.
 Bài 1: Tính theo mẫu :
a)27,5% + 38% = 
b) 30% - 16% = 
c) 14,2 x 4 =
d) 216% : 8 = 
Mẫu :
a)6% + 15% = 21% 
b) 112,5% - 13% = 99,5% 
c) 14,2 x 3 = 42,6 %
d) 60% : 5 = 12%
• Tìm hiểu theo mẫu cách xếp – cách thực hiện.
 	Hoạt động 2: 
Phương pháp: Thực hành, đàm thoại, động não. 
 Bài 2: Giải toán
Mời 1 HS nêu yêu cầu nội dung bài tập 2
Tóm tắt:
+ Đến tháng 9 đạt ? % kế hoạch cả năm.
+ Đến cuối năm đạt ? % kế hoạch cả năm.
 + Vượt mức bao nhiêu % ? kế hoạch
- GV Hướng dẫn HS và lưu ý: “Số phần trăm đã thực hiện được và số phần trăm vượt mức so với kế hoạch cả năm”
- Cho HS làm vào tập. 1 HS giải vào bảng phụ.
- GV chấm 1 số bài . Nhận xét bài giải ở bảng phụ.
* Bài 3: HSG
- HS đọc yêu cầu.
- HS thảo luận nhóm 4 và nêu cách giải.
 3: Củng cố - dặn dò:.
Học sinh nhắc lại kiến thức vừa luyện tập.
Chuẩn bị: “Giải toán về tìm tỉ số phần trăm”.
Dặn học sinh xem trước bài ở nhà.
Nhận xét tiết học 
Hát 
Lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân.
Học sinh đọc đề –Học sinh làm bài theo nhóm (Trao đổi theo mẫu).
a)27,5% + 38% = 65,5%
b) 30% - 16% = 14%
c) 14,2 x 4 = 56,8%
d) 216% : 8 = 27%
Lần lượt học sinh trình bày cách tính.Cả lớp nhận xét.
Hoạt động cá nhân, lớp.
*Bài giải:
a) Theo kế hoạch cả năm, đến hết tháng 9 thôn Hoà An đã thực hiện được là:
 18 : 20 = 0,9
 0,9 = 90%
b) Đến hết năm, thôn Hoà An đã
thực hiện được kế hoạch là:
 23,5 : 20 = 1,175
 1,175 = 117,5%
Thôn Hoà An đã thực hiện vượt mức kế hoạch là:
 117,5% - 100% = 17,5%
 Đ/ S: a) Đạt 90%; 
 b) Thực hiện 117,5% 
 c)Vượt 17,5%
- 1HSG chữa bài trên bảng.
- HS nêu cách hiểu của tỉ số125%; 25%.
- Nhắc lại cách tính tỉ số phần trăm của 2 số.
 ***********************
KHOA HỌC:
CHẤT DẺO.
I. MỤC TIÊU
- Nhận biết một số tính chất của chất dẻo.
- Kĩ năng tìm kiếm, xử lí thông tin về công dụng của vật liệu.
- Kĩ năng lựa chọn vật liệu thích hợp với tình huống/ yêu cầu đưa ra.
- Kĩ năng bình luận về việc sử dụng vật liệu
- GDBVMT: Ngày nay các sản phẩm bằng chất dẻo có thể thay thế cho gỗ, da, thủy tinh, vải và kim loại vì chúng bền, nhẹ, sạch, nhiều màu sắc đẹp và rẻ.
- II- CHUẨN BỊ:
 - Quan sát và thảo luận theo nhóm nhỏ
 - GV: Hình vẽ trong SGK trang 58, 59
 - Đem một vài đồ dùng thông thường bằng nhựa đến lớp (thìa, bát, đĩa, áo mưa, ống nhựa, )HS: SGK, sưu tầm đồ dùng làm bằng chất dẻo.
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Ổn định : 
2. Bài cũ: Cao su.
Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏinêu nội dung bài.
Giáo viên nhận xét – ghi điểm.
3. Giới thiệu bài mới:	Thủy tinh.
4. Phát triển các hoạt động: 
Hoạt động 1: Nói về hình dạng, độ cứng của một số sản phẩm được làm ra từ chất dẻo.
Phương pháp: Thảo luận, Quan sát. 
Yêu cầu nhóm trường điều khiển các bạn cùng quan sát một số đồ dùng bằng nhựa được đem đến lớp, kết hợp quan sát các hình trang 58 SGK để tìm hiểu về tính chất của các đồ dùng được làm bằng chất dẻo.
Giáo viên nhận xét, chốt ý.
 Hoạt động 2: Nêu tính chất, công dụng và cách bảo quản các đồ dùng bằng chất dẻo.
Phương pháp: Thực hành, đàm thoại.
Giáo viên yêu cầu học sinh đọc nội dung trong mục Bạn cần biết ở trang 59 SGK để trả lời các câu hỏi cuối bài.
Giáo viên gọi một số học sinh lần lượt trả lời từng câu hỏi:
+ Có thể chia chất dẻo thành mấy nhóm? Đó là những nhóm nào?
Giáo viên chốt: Các chất dẻo có thể chia thành hai nhóm. Một số phải được gia nhiệt để làm cứng chú ... i mục bài lên bảng .
a,/Hình thành biểu tượng hình thang
- Tìm và nhận ra những đặc điểm của cái thang 
Trực quan: GV đính hình thang ABCD lên bảng 
- Mô hình lắp ghép hình thang.
b, Nhận xét một số đặc điểm của hình thang:
 + Hình thang có mấy cạnh?
 A B
 h 
 D H C
+ Có hai cạnh nào song song với nhau?
- GV kết luận về hai đặc điểm của hai cạnh đáy, hai cạnh bên của 1 hình thang.
- Nhận xét về đường cao AH, quan hệ giữa đường cao và hai đáy.
GV kết luận về đặc điểm của hình thang.
c/Thực hành:
Bài 1/91: Củng cố biểu tượng về hình thang
GV đính các hình lên bảng
HS + Gv nhận xét
Bài 2/91: Củng cố nhận biết đặc điểm của hình thang.
GV + các nhóm khác bổ sung.
Bài 3/91: Thông qua việc vẽ hình – rèn kĩ năng nhận dạng hình thang
- GV kiểm tra thao tác vẽ của HS và chỉnh sửa sai sót.
Bài 4/91: Hs nhận biết đặc điểm của hình thang vuông
 A B
 D C
4. Củng cố – dặn dò: Nhận xét tiết học 
 Dặn về làm bài VBT
Hoạt động của học sinh
- Cả lớp quan sát
- Hs tự phát hiện các đặc điểm của hình thang và nêu 
+ Có 4 cạnh (AB – DC – BC – AD )
Cạnh AB và DC
Có 2 cạnh đối diện song song với nhau.
2 em nhắc lại
- Đoạn thẳng kẻ từ đỉnh mà vuông góc với hai đáy gọi là chiều cao hình thang.
- 2 Hs lên chỉ vào hình thang ABCD và nhắc lại đặc điểm của hình thang.
- Hs thảo luận cặp đôi
- 1 Hs lên bảng chỉ ra hình thang
Hình 1 ; 2 ; 4 ; 5 ; 6
Các nhóm quan sát hình thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày
Hình có 4 cạnh và 4 góc (hình 1,3)
Hình 1: có hai căp cạnh đối diện //
Hình 3: Chỉ có 1 cặp cạnh đối diện //
Hình 1: có 4 góc vuông.
- HĐ cá nhân
- Hs vẽ hình vào vở
- HĐ độc lập
1 HS lên bảng chỉ vào hình và nêu
Hình thang ABCD có góc vuông A và D.
Cạnh bên AD vuông góc với 2 đáy gọi là hình thang vuông.
- HS nhắc lại kiến thức về hình thang
**************************
Tập làm văn ( tiết 36 ) : KIỂM TRA ĐỊNH KÌ CUỐI HỌC KÌ I
ĐỀ PHÒNG RA
 ******************************
KHOA HỌC ( tiết 35 ) : HỖN HỢP
I/ Mục tiêu : - Nêu được một số ví dụ về hỗn hợp. 
- Thực hành tách các chất ra khỏi một số hỗn hợp (tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng,).
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
* Kĩ năng tìm giải pháp để giải quyết vấn đề (tạo hỗn hợp và tách các chất ra khỏi hỗn hợp) . Kĩ năng lựa chọn phương pháp thích hợp.
Kĩ năng bình luận, đánh giá về các phương pháp đã thực hiện.
II/ Đồ dùng dạy - học : Hình vẽ trong SGK trang 75.	Chuẩn bị: Muối tinh, mì chính, hạt tiêu bột, bát nhỏ, thìa nhỏ. Hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước, phễu, giấy lọc, bông thấm nước đủ dùng cho các nhóm. Hỗn hợp chứa chất lỏng không hoà tan vào nhau (dầu ăn, nước), li (cốc) đựng nước, thìa đủ dùng cho các nhóm. Muối hoặc đường có lẫn đất, sạn.
III/ Các hoạt động dạy - học chủ yếu ( 35 phút ).
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: Sự chuyển thể của chất
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: Hỗn hợp.
4.Dạy - học bài mới :
Hoạt động 1: Thực hành”Trộn gia vị”.
- Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
Cách tiến hành: 
(KNS) Kĩ năng tìm giải pháp để giải quyết vấn đề (tạo hỗn hợp và tách các chất ra khỏi hỗn hợp)
Kĩ năng lựa chọn phương pháp thích hợp.
Kĩ năng bình luận, đánh giá về các phương pháp đã thực hiện.
Bước 1: Làm việc theo nhóm.
Giáo viên cho học sinh làm việc theo nhóm.
Bước 2: Làm việc cả lớp.
Đại diện các nhóm nêu công thức trộn gia vị.
Các nhóm nhận xét, so sánh hỗn hợp gia vị ngon.
Hỗn hợp là gì?
Tạo hỗn hợp ít nhất có hai chất trở lên trộn lẫn với nhau.
Nhiều chất trộn lẫn vào nhau tạo thành hỗn hợp.
Hoạt động 2: Quan sát, thảo luận.
- Phương pháp: Thảo luận, quan sát, đàm thoại.
Cách tiến hành: Học sinh quan sát các hình 1, 2, 3, 4 trang 66 SGK và trả lời.
Chỉ nói tên công việc và kết quả của việc làm trong từng hình.
Kể tên các thành phần của không khí. 
Không khí là một chất hay là một hỗn hợp?
Kể tên một số hỗn hợp mà bạn biết.
Hoạt động 3: Th. hành tách các chất trong hỗn hợp.
- Phương pháp: Luyện tập.
Bài 1: Thực hành: Tách cát trắng ra khỏi hỗn hợp nước và cát trắng .
Bài 2: Thực hành: Tách dầu ăn ra khỏi hỗn hợp dầu ăn và nước
Chuẩn bị:
Hỗn hợp chứa chất lỏng không hoà tan vào nhau (dầu ăn, nước), li (cốc) đựng nước, thìa đủ dùng cho các nhóm.
Bài 3:Thực hành: Tách gạo ra khỏi hỗn hợp gạo lẫn với sạn .
 Chuẩn bị:
- Cách tiến hành:
5/ Củng cố - dặn dò: Giáo viên nhận xét.Xem lại bài + học ghi nhớ.Chuẩn bị: “Dung dịch”.Nhận xét tiết học.
Hát 
Học sinh tự đặt câu hỏi + học sinh trả lời.
Hoạt động nhóm, lớp.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn làm các nhiệm vụ sau:
a) Tạo ra một hỗn hợp gia vị gồm muối tinh, mì chính và hạt tiêu bột.
b) Thảo luận các câu hỏi:
Để tạo ra hỗn hợp gia vị cần co những chất nào?
Nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
HS trình bày
Lớp nhận xét. 
Hoạt động nhóm , cá nhân, lớp.
Đại diện các nhóm trình bày.
Không khí là hỗn hợp.
(đường lẫn cát, muối lẫn cát, gạo lẫn trấu)
Hoạt động cá nhân, nhóm.
Nhóm trưởng điều khiển các bạn thực hành trang 75 SGK. (1 trong 3 bài).
Đổ hỗn hợp chứa chất rắn không bị hoà tan trong nước qua phễu lọc.
- Đổ hỗn hợp dầu ăn và nước vào trong cốc rồi để yên một lúc lâu. Nước lắng xuống, dầu ăn nổi lên thành một lớp ở trên nước. Dùng thìa hớt lớp dầu ăn nổi trên mặt nước 
- Đổ hỗn hợp gạo lẫn sạn vào rá.
Đãi gạo trong chậu nước sao cho các hạt sạn lắng dưới đáy rá, bốc gạo ở phía trên ra, còn lại sạn ở dưới .
 CHIỀU:
 Kĩ thuật ( tiết 18 ) : THỨC ĂN NUÔI GÀ ( tiết 2 ) .
I/MỤC TIÊU :
Kiến thức: - Nêu được tên và biết tác dụng chủ yếu của một số loại thức ăn thường dùng để nuôi gà.
Kĩ năng: Biết liên hệ thực tế để nêu tên và tác dụng chủ yếu của 1 số thức ăn được sử dụng nuôi gà ở gia đình hoặc địa phương.
Thái độ: Có ý thức nuôi gà, chăm sóc gà, vận dụng bài học vào thực tế.
II/ĐỒ DÙNG DẠY HỌC : - GV: Tranh ảnh SGK một số loại thức ăn, phiếu học tập . 
	- Phiếu đánh giá kết quả học tập .
III/HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC ( 35 phút ).
Hoạt động của giáo viên
1. Ổn định: Nhắc trật tự 
2.Kiểm tra: 
Nêu các nhóm thức ăn nuôi gà?
Nhận xét – đánh giá.
3.Hướng dẫn ôn tập: 
HĐ1: Hoạt động cả lớp 
Tổ chức : trò chơi học tập
- Trực quan: Chỉ bảng (gồm 5 ô tương ứng 5 chất).
Đánh giá kết quả –qua cuộc chơi.
HĐ2: HĐ cá nhân 
- GV phô to phiếu bài tập 1 và 3 trong Sách thực hành KT.
GV dán 2 tờ phiếu lớn lên bảng.
- GV + cả lớp nhận xét
- GV thu nhận kết quả làm bài của Hs
C.Tổng kết: 
H : Bài ôn tập củng cố kiến thức nào?
- Liên hệ: GĐ em cho gà ăn gì?
- GDHS: chăm sóc gà nuôi- Không ăn thịt gà bị bệnh.
- Nhận xét tiết học.
Hoạt động của học sinh
2 em:
=>Chất đạm- bột đường – khoáng. Vitamin-thức ăn tổng hợp.
- Thi đua theo 2 dãy bàn.
- Mỗi tốp 3 em lên thi .
- Từng em của mỗi đội lên chỉ vào nhóm thức ăn nào –Hs phải nêu được tác dụng của các chất có trong thức ăn đó.
- Mỗi câu trả lời đúng được ghi 1 điểm..
- HS làm bài vào phiếu.
- 2 em lên sửa bài tập.
- Hs đổi phiếu đánh giá kết quả.
- Các nhóm thức ăn nuôi gà.
Tác dụng của từng nhóm thức ăn.
 ..
TIẾNG VIỆT: ÔN LUYỆN
I. Mục tiêu.
- Củng cố cho học sinh những kiến thức về danh từ, động từ, tính từ mà các em đã được học; củng cố về âm đầu r/d/gi.
- Rèn cho học sinh có kĩ năng làm bài tập thành thạo.
- Giáo dục học sinh ý thức ham học bộ môn.
II.Chuẩn bị : 
 Nội dung ôn tập.
III.Hoạt động dạy học :
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Ôn định:
2. Kiểm tra: 
3.Bài mới: Giới thiệu - Ghi đầu bài.
- GV cho HS đọc kĩ đề bài.
- Cho HS làm bài tập.
- Gọi HS lần lượt lên chữa bài 
- GV giúp đỡ HS chậm.
- GV chấm một số bài và nhận xét.
Bài tập 1: Điền vào chỗ trống d/r/gi trong đoạn thơ sau:
 òng sông qua trước cửa
 Nước ì ầm ngày đêm
 ó từ òng sông lên
 Qua vườn em ..ào ạt.
Bài tập 2: Tìm các danh từ, động từ, tính từ trong đoạn văn sau:
 Buổi sáng, biển rất đẹp. Nắng sớm tràn trên mặt biển. Mặt biển sáng trong như tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. Những cánh buồm trắng trên biển được nắng sớm chiếu vào sáng rực lên như đàn bướm trắng lượn giữa trời xanh.
Bài tập 3:Tìm chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:
a) Cô nắng xinh tươi đang lướt nhẹ trên cánh đồng.
b) Những lẵng hoa hồng tươi tắn được đặt trên bàn. 
Bài tập 4:NCAO: Hình ảnh “Cô nắng xinh tươi” là hình ảnh so sánh, ẩn dụ hay nhân hóa? Hãy đặt 1 câu có dạng bài 3 phần a?
4. Củng cố dặn dò.
- GV nhận xét giờ học và dặn HS chuẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải:
Dòng sông qua trước cửa
 Nước rì rầm ngày đêm
 Gió từ dòng sông lên
 Qua vườn em dào dạt.
Lời giải: Buổi sáng, biển rất đẹp. Nắng sớm
 DT DT TT DT TT tràn trên mặt biển. Mặt biển sáng trong như 
 ĐT DT DT TT tấm thảm khổng lồ bằng ngọc thạch. Những
 DT TT DT 
cánh buồm trắng trên biển được nắng sớm 
 DT TT DT ĐT DT TT chiếu vào sáng rực lên như đàn bướm trắng 
 ĐT TT DT TT lượn giữa trời xanh.
 ĐT DT TT
Lời giải:
a) Cô nắng xinh tươi / đang lướt nhẹ trên cánh đồng.
b) Những lẵng hoa hồng tươi tắn / được đặt trên bàn. 
Lời giải:
Hình ảnh “Cô nắng xinh tươi” là hình ảnh nhân hóa.
- Anh gà trống láu lỉnh / đang tán lũ gà mái.
- HS lắng nghe và thực hiện.
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ: SINH HOẠT ĐỘI
 I. Mục tiêu: 
 - Đánh giá các hoạt động trong tuần.
 - Khắc phục những thiếu sót, đề ra phương hướng hoạt động tuần tới.
 - Phương hướng tuần tới 
 II. Các hoạt động:
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
 1:Yêu cầu các em nêu ý kiến :
 - Về học tập
 - Về nề nếp
 - Rèn chữ- giữ vở
 - Kiểm tra các chuyên hiệu
2. GV yêu cầu chi đội trưởng...nhận xét các hoạt động trong tuần qua
3*Gv nhận xét chung:
- Nhìn chung các em có ý thức thực hiện tốt các quy đinh của Đội, trường, lớp.
- Thi đua nhau học tập: Sôi nổi phát biểu xây dựng bài: em Thuỳ, Dương, Ngọc, Thương, Như... 
- Các em đã có ý thức chăm sóc cây xanh trong lớp, vệ sinh lớp học sạch sẽ.
 - Khăn quàng, mũ ca lô, bảng tên đầy đủ.
 - Đồng phục đúng quy định.
 - Các em đã tiến hành ôn tập tốt một số môn để chuẩn bị KT.
3/ Phương hướng tuần tới:
 - tiếp tục kiểm tra các chuyên hiệu.
 - Khăn quàng , mũ ca lô đầy đủ
- Tiếp tục chăm sóc cây xanh trong và ngoài lớp tốt hơn.
- Các em học khá, giỏi giúp đỡ thêm cho 
các em chưa giỏi.
 - Giữ vệ sinh lớp học sân trường sạch 
sẽ.
 - Tiếp tục rèn chữ- giữ vở.
 - Ôn tập các bài múa hát tập thể.
- Ôn tập tốt để KTĐK đạt kết quả cao.
- HS nhận xét
- Ý kiến cácem
-
 Nhận xét các hoạt động vừa qua
- HS lắng nghe
- Cả lớp cùng thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUÂN 16, 17, 18.doc