Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 16 - Trường TH Thịnh Lộc

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 16 - Trường TH Thịnh Lộc

Tiết 2 Tập đọc

Thầy thuốc như mẹ hiền

I- Mục tiêu:

- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi.

- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).

II- Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh họa trong SGK.

III- Hoạt động dạy học:

1- Bài cũ:

- HS đọc bài thơ: Về ngôi nhà đang xây.

- Nêu nội dung chính của bài.

 

doc 22 trang Người đăng hang30 Lượt xem 526Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 16 - Trường TH Thịnh Lộc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 16
 Thứ hai, ngày 05 tháng 12 năm 2011
Buổi sáng
Tiết 1 Chào cờ đầu tuần
Tiết 2 Tập đọc
Thầy thuốc như mẹ hiền
I- Mục tiêu:
- Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng đọc nhẹ nhàng, chậm rãi.
- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi tài năng, tấm lòng nhân hậu và nhân cách cao thượng của Hải Thượng Lãn Ông (Trả lời được câu hỏi 1, 2, 3).
II- Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa trong SGK.
III- Hoạt động dạy học:
1- Bài cũ: 
- HS đọc bài thơ: Về ngôi nhà đang xây.
- Nêu nội dung chính của bài.
2- Bài mới:
HĐ 1: Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài.
Luyện đọc:
- Một HS khá đọc toàn bài.
- Một HS đọc chú giải trong SGK.
- Bài văn chia làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu.... mà còn cho thêm gạo, củi.
+ Đoạn 2: Tiếp theo.... càng nghĩ càng hối hận.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
- HS luyện đọc theo cặp.
- GV đọc toàn bài - giọng nhẹ nhàng, điềm tĩnh.
Tìm hiểu bài:
- Tìm những chi tiết nói lên lòng nhân ái của Hải Thượng Lãn Ông trong việc ông chữa bệnh cho mọi người ?
- Điều gì thể hiện lòng nhân ái của ông trong việc chữa bệnh cho người phụ nữ ? 
- Vì sao có thể nói Lãn Ông là một người không màng danh lợi ?
- Em hiểu nội dung hai câu thơ cuối nói lên điều gì ?
- HS trả lời, nhận xột, rỳt nội dung bài học.
HĐ 2: Đọc diễn cảm.
- GV hướng dẫn HS dọc toàn bài.
- Tổ chức HS đọc diễn cảm. GV nhận xột, bổ sung.
IV- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Về nhà kể lại hoặc đọc lại bài cho người thân.
- Chuẩn bị bài tập đọc: Thầy cỳng đi bệnh viện.
Tiết 3	 Chính tả. (Nghe - viết)
Về ngôi nhà đang xây
I- Mục tiêu:
- Viết đúng bài chính tả, trình bày đúng hình thức hai khổ thơ đầu của bài thơ: Về ngôi nhà đang xây.
- Làm được BT(2) a / b; tìm được những tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẫu chuyện 
(BT3).
II- Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: HS làm bài tập 2 tiết trước.
2-Bài mới:
HĐ 1: Hướng dẫn HS nghe -viết	 
- GV đọc hai khổ thơ 1 lần.
- GV đọc cho HS viết. Theo dừi, uốn nắn HS viết bài.
- Khảo lỗi, chấm bài.
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả.
- GV hướng dẫn, theo dừi HS làm bài.
- HS chữa, nhận xột, bổ sung.
- Chữa, nhận xột bài HS.
III- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Ghi nhớ những hiện tượng chính tả trong bài.
Tiết 4 Toán
 Luyện tập
I- Mục tiêu: 
- Biết tính tỉ số phần trăm của hai số và vận dụng vào giải toán.
- HS làm được bài tập 1, 2. HS khá - giỏi làm hết.
II- Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ:
- HS nêu cách tính tỉ số phần trăm của hai số.
- HS chữa bài làm thêm.
2-Bài mới:
HĐ 1: HS làm bài trong SGK.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập.
HĐ 2: Chữa bài.
Bài 1:
Lưu ý: Khi làm phép tính với các tỉ số phần trăm, phải hiểu đây là làm tính với tỉ số phần trăm của cùng một đại lượng:
VD: 6% HS lớp 5A cộng với 15% HS lớp 5A bằng 21% lớp 5A.
Bài 2: GV giải thích cho HS 2 khái niệm mới:
- Số phần trăm đã thực hiện được.
- Số phần trăm vượt mức so với kế hoạch đầu năm.
Bài 3: 
- Cần chỉ cho HS rõ tiền vốn và tiền bán.
- Tiền vốn: tiền mua.
- Tiền bán: tiền mua + tiền lãi.
III- Củng cố, dặn dò:
- Ôn luyện cách tính tỉ số phần trăm.
- Bài làm thêm: Một cửa hàng có 245 tạ đường,đã bán được 110,25 tạ đường. Hỏi:
Số đường đã bán bằng bao nhiêu % số đường của cửa hàng?
 b. Cửa hàng còn lại bao nhiêu phần trăm đường chưa bán?
Buổi chiều
Tiết 1 Luyện tiếng Việt 
Tiết 2	Luyện toán
 Tỉ số phần trăm, giải toán về tỉ số phần trăm
I- Mục tiêu:
- Luyện tập về tính tỉ số phần trăm.
- Biết cách tính tỉ số phần trăm của hai số.
II- Hoạt động dạy học:
1. Kiến thức cần nhớ:
- Khái niệm về tỉ số phần trăm.
- Cách tính tỉ số phần trăm của hai số.
2. HS làm bài tập:
Bài 1: ( HS trung bình) Tìm tỉ số phần trăm của:
 25 và 40; 1,6 và 80; 0,4 và 3,2; và; 18 và ; 0,3 và 0,96.
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S . Tìm tỉ số phần trăm:
 a) Của hai số 12 và 25:
 12 : 25 = 0,48 = 0,48% 12 : 25 = 0,48 = 48%
 b) Của hai số 1,5 và 75:
 1,5 : 75 = 0,02 = 2% 1,5 : 75 = 0,02 = 20%
 c) Của hai số 3,6 và 4,5:
 3,6 : 4,5 = 0,8 = 8% 3,6 : 4,5 = 0,8 = 80% 
Bài 3: Một đội sản xuất có 42 nam và 28 nữ. Hỏi số nữ chiếm bao nhiêu phần trăm số người của cả đội sản xuất đó ? 
Bài 4: (HS khá - giỏi): Viết các số thập phân sau thành tỉ số phần trăm:
 0,817 1,35 21,42 
Bài 5: (HS khá - giỏi): Bán một chiếc xe đạp giá 620 000 đồng, thì được lãi 30% giá bán. Hỏi giá mua chiếc xe đạp ? 
3. HS chữa bài.
- Gọi HS lên bảng chữa bài. HS chữa và nêu cách làm của mình.
- Cả lớp theo dõi, nhận xét và bổ sung.
- GV nhận xét và chấm một số bài và nhận xét bài làm của HS.
III- Củng cố, dặn dò: 
- Ôn lại cách tính tỉ số phần trăm của hai số.
Tiết 3	 Đạo đức
 Hợp tác với những người xung quanh. (tiết 1)
I- Mục tiêu:
- Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè trong học tập, làm việc, vui chơi.
- Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việc, tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người.
- Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp, của trường.
- Có thái độ mong muốn, sẵn sàng hợp tác với bạn bè, thầy cô và mọi người trong công việc của trường, của lớp, của gia đình và của cộng đồng.
- Biết thế nào là hợp tác với những người xung quanh.
- Không đồng tình với những thái độ, hành vi thiếu hợp tác với bạn bè trong công việc chung của lớp, của trường.
** - Kĩ năng hợp tác với bạn bè và mọi người xung quanh trong công việc chung.
 - Kĩ năng tư duy phê phán (biết phê phán những quan niệm sai, các hành vi thiếu tinh thần hợp tác).
II - Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng.
- Thảo luận nhóm.
- Động não.
III- Hoạt động dạy học.
1- Bài cũ:
- HS trình bày kết quả giúp đỡ phụ nữ theo phiếu rèn luyện.
- Các nhóm khác nêu những câu hỏi mà mình quan tâm.
2- Bài mới:
HĐ 1: Xử lí tình huống.
- HS thảo luận theo nhóm 4 xử lí tình huống sau: Hôm đó, ba bạn An, Hải và Ba được tổ phân công làm trực nhật lớp, quét dọn lớp, lau bàn ghế, sắp xếp bàn ghế ngay ngắn... Ba bạn cần thực hiện công việc như thế nào cho nhanh, cho tốt ?
- Từng nhóm HS thảo luận đưa ra cách giải quyết.
- GV chốt lại cách giải quyết đúng nhất.
HĐ 2: Thảo luận nhóm.
- HS thảo luận nhóm 4 hoàn thành bài tập 1, 2 trong VBT.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả.
- Các nhóm khác bổ sung, GV chốt lại kết quả đúng.
HĐ 3: Xây dựng kế hoạch.
- HS tự suy nghĩ ý kiến của mình về hợp tác một việc nào đó với những người xung quanh. 
- Trao đổi với bạn bên cạnh về dự kiến của mình để bạn góp ý.
- HS trao đổi dự kiến của mình trước lớp.
- Các bạn đặt câu hỏi, yờu cầu bạn trả lời.
- GV tổng kết.
III- Củng cố, dặn dò:
-Thực hiện việc hợp tác với những người xung quanh trong cuộc sống hằng ngày rồi ghi công việc và kết quả vào phiếu rèn luyện.
______________________________________________________________
 Thứ ba, ngày 21 tháng 12 năm 2011
Buổi sáng
Tiết 1	Toán
Giải toán về tỉ số phần trăm. (tiếp theo)
I- Mục tiêu: Giúp HS :
- Biết cách tính một số phần trăm của một số.
- Vận dụng để giải bài toán đơn giản về tìm giá trị một số phần trăm của một số.
- HS làm được các bài tập 1, 2, HS khá - giỏi làm hết.
II- Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ:
- HS nêu cách tính tỉ số phần trăm của hai số.
- HS chữa bài làm thêm.
2-Bài mới:
HĐ 1: Hướng dẫn HS giải toán về tỉ số phần trăm.
Giới thiệu cách tính 52,5% của số 800.
- HS đọc VD,GV ghi tóm tắt lên bảng.
- Hướng dẫn HS ghi tóm tắt các bước thực hiện:
 100% số HS toàn trường là 800 HS.
 1 % số HS toàn trường là... HS.
 52,5% số HS toàn trường là... HS.
- HS đi đến cách tính.
 800 : 100 hoặc 800 
- HS phát biểu quy tắc
Lưu ý: HS có thể vận dụng một trong hai cách tính đã nêu
Giới thiệu một bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- GV nêu bài toán trong SGK và ghi tóm tắt trên bảng lớp.
- HS đọc bài toán.
- GV hướng dẫn HS cách giải bài toán trên.
HĐ 2: HS thực hành.
- Hướng dẫn HS làm bài tập SGK.
HĐ 3: Chữa bài.
Bài 1:
- Tìm 75% của 32 học sinh (là số HS 10 tuổi).
- Tìm số HS 11 tuổi.
Bài 2:
- Tìm 0,5% của 5 000 000 đồng (là số tiền lãi sau một tháng).
- Tính tổng số tiền lãi và tiền gửi.
Bài 3:
- Tìm số vải may quần (tìm 40% của 345m)
- Tìm số vải may áo.
III- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét về tiết học.
- Dặn dò HS về nhà chuẩn bị bài mới.
Tiết 2 Lịch sử
 Hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới
I- Mục tiêu: 
- Biết hậu phương được mở rộng và xây dựng vững mạnh:
+ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng đã đề ra những nhiệm vụ nhằm đưa cuộc kháng chiến đi đến thắng lợi.
+ Nhân dân đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm để chuyển ra mặt trận.
+ Giáo dục được đẩy mạnh nhằm đào tạo cán bộ phục vụ kháng chiến.
+ Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu được tổ chức vào tháng 5 – 1952 để đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước.
II- Đồ dùng dạy học.
- Hình minh họa trong SGK.
- HS sưu tầm tư liệu về 7 anh hùng được bầu trong đại hội Anh hùng và chiến sĩ thi đua toàn quốc lần thứ nhất.
III- Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ:
- Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu - đông 1950 ?
- Nêu ý nghĩa của chiến thắng Biên giới thu - đông 1950 ?
- Cảm nghĩ của em về gương chiến đấu dũng cảm La Văn Cầu ?
2-Bài mới:
HĐ 1: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng. (2-1951)
- HS quan sát hình 1 trong SGK và trả lời: Hình chụp cảnh gì ?
- Tìm hiểu nhiệm vụ cơ bản mà đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II đã đề ra cho cách mạng.
- Để thực hiện những nhiệm vụ đó cần các điều kiện gì ?
HĐ 2: Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới.
- HS thảo luận nhóm 4, trả lời các câu hỏi.
- Sự lớn mạnh của hậu phương những năm sau chiến dịch biên giới trên các mặt: kinh tế, văn hóa, giáo dục thể hiện như thế nào ?
- Theo em vì sao hậu phương có thể phát triển vững mạnh như vậy ?
- Sự phát triển vững mạnh của hậu phương có tác động thế nào đến tiền tuyến ?
HĐ 3: Đại hội anh hùng và chiến sĩ thi đua lần thứ nhất.
- Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc được tổ chức khi nào ?
- Đại hội nhằm mục đích gì ?
- Kể tên các anh hùng được đại hội bầu chọn ?
- Kể về chiến công của một trong 7 tấm gương anh hùng trên ?
IV- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Tìm hiểu về chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954.
Tiết 3	Luyện từ và câu
Tổng kết vốn từ
I- Mục tiêu:
- Tìm được một số từ đồng nghĩa và từ trái nghĩa với các từ: nhân hậu, trung thực, dũng cảm, cần cù (BT1).
- Tìm được những từ ngữ miêu tả tính cách con người trong bài văn: Cô Chấm. 
II- Đồ dùng dạy học 
- Bảng phụ.
- Từ điển tiếng việt.
III-Hoạt động dạ ... iêu: Giúp HS: 
- Biết cách tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó.
- Vận dụng để giải một số bài toán dạng tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của nó.
- HS làm bài tập 1, 2. HS khá - giỏi làm hết.
II- Hoạt động dạy học:
1- Bài cũ: 
- HS chữa bài làm thêm.
2 - Bài mới:
HĐ 1: Hướng dẫn HS giải toán về tỉ số phần trăm.
Giới thiệu cách tính một số biết 52,5 % của nó là 420.
- GV đọc bài toán và ghi tóm tắt lên bảng
- HS thực hiện cách tính.
- HS phát biểu quy tắc .
Giới thiệu một bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
- HS đọc bài toán trong SGK
- HS giải vào vở nháp, một HS giải bảng phụ.
- GV cùng cả lớp nhận xét.
HĐ 2: Thực hành.
- GV hướng dẫn HS làm bài tập SGK.
HĐ 3: Chữa bài.
- Gọi HS chữa, nhận xột, bổ sung. 
- GV bổ sung, tổng hợp.
III- Củng cố, dặn dò:
Bài làm thêm: Một người bán được một tạ rưỡi gạo, trong đó có 24% là gạo nếp. Hỏi người đó bán được bao nhiêu ki-lô-gam gạo mỗi loại ?
Tiết 4	 Luyện từ và câu.
Tổng kết vốn từ
I- Mục tiêu:
- Biết kiểm tra vốn từ của mình theo các nhóm từ đồng nghĩa đã cho (BT1).
- Đặt được câu theo yêu cầu của BT2, BT3.
II- Hoạt động dạy học:
1- Bài cũ: 
- HS làm lại bài tập 1, 2 tiết trước.
2- Bài mới:
HĐ 1: Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài 1: 
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm 4 và trình bày kết quả.
a. Các nhóm từ đồng nghĩa:
- đỏ, điều, son. - xanh, biếc, lục.
- trắng, bạch. - hồng, đào.
b. - Bảng màu đen gọi là bảng đen. - Mèo màu đen gọi là mèo mun.
 - Mắt màu đen gọi là mắt huyền. - Chó màu đen gọi là chó mực.
 - Ngựa màu đen gọi là ngựa ô. - Quần màu đen gọi là quần thâm.
Bài 2: 
- Một HS đọc bài văn: Chữ nghĩa trong văn miêu tả. Cả lớp đọc thầm.
- HS tìm hình ảnh so sánh trong đoạn 1.
- HS tìm hình ảnh so sánh, nhân hóa trong đoạn 2.
- Tìm câu văn có chứa cái mới, cái riêng.
Bài 3:
- HS tự đặt câu.
- Nối tiếp nhau trình bày câu văn đã đặt.
III-Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Học thuộc những từ ngữ vừa tìm được ở bài 1(a).
Buổi chiều
Tiết 1 
Tiết 2	Luyện tiếng việt
 Ôn tập về quan hệ từ
I. Mục tiêu:
- Củng cố kiến thức đã học về quan hệ từ.
II. Hoạt động dạy và học:
HĐ 1: GV nêu yêu cầu bài học.
HĐ 2: Củng cố.
- Thế nào là quan hệ từ ? Quan hệ từ được dùng để làm gì ?
HĐ 3: Hướng dẫn làm bài tập
Bài tập 1. ( HS trung bình): Tìm quan hệ từ thích hợp để điền vào chỗ trống:
.........trời mưa.......chúng em sẽ nghỉ lao động.
...... cha mẹ quan tâm dạy dỗ .........em bé này rất ngoan.
.....nó ốm.......nó vẫn đi học.
......Nam hát rất hay........Nam vẽ cũng giỏi.
Bài tập 2. Trong các câu ghép dưới đây, câu ghép nào biểu thị quan hệ điều kiện – kết quả, giả thiết - kết quả:
a. Vì người dân Chư Lênh rất yêu quý “ cái chữ” nên họ đã tiếp đón cô Y Hoa trang trọng và thân tình đến thế.
b. Mặc dù Y Hoa được dân làng trọng vọng nhưng cô vẫn rất thân mật, hòa mình với tất cả mọi người.
c. Nếu trẻ em khhong được học chữ thì cuộc sống của các em sau này sẽ rất khó thoát khỏi cảnh lạc hậu, tối tăm.
Bài tập 3 ( HS khá - giỏi): Tìm cặp quan hệ từ thích hợp điền vào chỗ trống:
a. Ông Giang Văn Minh ........... là người có tài trí.........ông còn là người có dũng khí, có lòng dũng cảm.
b. Vị đại thần nhà Minh ........không đạt được mục đích làm nhục sứ thần Việt Nam ......viên quan này còn bị bẽ mặt trước vế đối lại cứng cỏi của ông Giang Văn Minh.
HĐ 4: Chữa bài.
- GV nhận xét dặn dò.
Tiết 3 Luyện Toán
Luyện tập giải toán về tỉ số phần trăm
I. Mục tiêu: HS nắm:
- Các dạng bài toán về tỉ số phần trăm và cách giải các bài toán đó.
II. Hoạt động dạy và học:
HĐ 1: GV nêu yêu cầu bài học.
HĐ 2: Hướng dẫn HS làm các bài tập:
Bài 1. (HS trung bình):
 Lớp 5A có 18 học sinh nữ và chiếm 60% học sinh cả lớp. Hỏi lớp 5A có bao nhiêu học sinh ? 
Bài 2: Người bán hàng đã bỏ ra 105 000 đồng tiền vốn mua hoa quả để bán. Sau khi bán hết số hoa quả này người đó đã thu được 131250 đồng. Hỏi:
Tiền bán hoa bằng bao nhiêu phần trăm tiền vốn ?
Người đó đã lãi bao nhiêu phần trăm ?
Bài 3. ( HS khá - giỏi):
 Tháng vừa qua xí nghiệp may được 8970 bộ quần áo. Tính ra xí nghiệp đạt 115% kế hoạch. Hỏi xí nghiệp đã may nhiều hơn so với dự định là bao nhiêu bộ quần áo ?
HĐ 3: Chữa bài. 
- Gọi 3 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp theo dõi và nhận xét bài làm của các bạn trên bảng.
- GV theo dõi và nhận xét chung bài làm của HS.
III. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học và hướng dẫn HS học ở nhà. 
Tiết 4	 Luyện viết
Dòng sông mặc áo
I- Mục tiêu: 
- HS viết đúng: Nét chữ, tốc độ viết (HS yếu), viết đúng, đẹp trình bày rõ ràng đúng cỡ chữ, có thể viết theo cỡ chữ sáng tạo (HS khá, giỏi).
II- Đồ dùng học tập:
- GV chuẩn bị một bài viết mẫu.
III- Hoạt động dạy và học:
- GV HD HS viết bài.
+ Gọi một HS đọc bài, cả lớp theo dõi trong bài và tìm những hiện tượng chính tả đáng lưu ý.
+ Gọi một số HS lên bảng viết những từ ngữ khó: thướt tha, thơ thẩn, ngẩn ngơ...
+ Cho HS quan sát bài mẫu của GV và nhận xét : Cỡ chữ, độ cao của các con chữ, khoảng cách giữa các con chữ, cách đặt dấu thanh,...
- HS viết bài.
+ GV nhắc nhở HS trước khi viết bài.
+ HS viết, GV theo dõi và HD thêm cho những HS còn yếu.
- Chấm chữa bài.
+ GV chấm một số bài viết và nhận xét bài làm của HS.
+ Lấy một số bài mẫu của lớp để cả lớp theo dõi và học tập.
IV- Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét giờ học và hướng dẫn HS về luyện viết ở nhà.
_____________________________________________________________
Thứ sáu, ngày 24 tháng 12 năm 2011
Buổi sáng
Tiết 1	Tập làm văn
Làm biên bản một vụ việc
I- Mục tiêu:
- HS nhận ra sự giống nhau, khác nhau giữa biên bản về một vụ việc với biên bản một cuộc họp.
- Biết làm một biên bản về việc cụ ún trốn viện (BT2).
** - Hợp tác làm việc nhóm, hoàn thành biên bản vụ việc.
- Ra quyết định/ giải quyết vấn đề.
II- Các phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng: 
- Trao đổi nhóm.
- Phân tích mẫu.
- Đóng vai.
III- Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ: 
- HS đọc đoạn văn miêu tả một em bé.
2-Bài mới:
HĐ 1: Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài 1:
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập.
- Tổ chức cho HS làm việc theo nhóm và báo cáo kết quả.
Giống nhau
Khác nhau
Ghi lại diễn biến để làm bằng chứng.
Phần mở đầu: có quốc hiệu, tiêu ngữ, tên biên bản.
Phần chính: thời gian, địa điểm, thành phần có mặt, diễn biến sự việc.
Phần kết: ghi tên, chữ kí của người có trách nhiệm.
- Nội dung của biên bản cuộc họp có báo cáo, phát biểu...
- Nội dung của biên bản một vụ việc có lời khai của các nhân chứng.
Bài 2: 
- HS làm bài vào vở.
- Một HS làm trên bảng phụ, trình bày trước lớp (có thể cho một số nhóm đóng vai).
- Cả lớp và GV nhận xét.
III- Củng cố, dặn dò:
- GVnhận xét tiết học.
- HS về nhà sửa chữa biên bản.
Tiết 2	 Toán
 Luyện tập
I- Mục tiêu: 
- Biết làm 3 dạng bài toán cơ bản về tỉ số phần trăm.
- Tính tỉ số phần trăm của hai số.
- Tìm giá trị một số phần trăm của một số.
- Tìm một số khi biết giá trị một số phần trăm của số đó.
- HS làm được các bài tập 1(b), 2 (b), 3 (a). HS khá - giỏi làm hết.
II- Hoạt động dạy học:
1- Bài cũ:
- HS nhắc lại các dạng toán tính phần trăm đã học.
- HS chữa bài làm thêm.
2- Bài mới:
HĐ 1: HS làm bài tập.
HĐ 2: Chữa bài.
Bài 1: 37 : 42 = 0,8809... = 88,09%
Bài 2: 97 hoặc 97 : 100 30 = 29,1
Bài 3: 72 hoặc 72 :30 = 240
III- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài tiếp theo.
Tiết 3 Âm nhạc
(GV chuyên trách giảng dạy)
Tiết 4 Khoa học
 Tơ sợi
I- Mục tiêu: Giúp HS :
- Nhận biết một số tính chất của tơ sợi.
- Nêu được một số công dụng, cách bảo quản các đồ dùng bằng tơ sợi.
- Phân biệt tơ sợi tự nhiên với tơ sợi nhân tạo.
** - Kĩ năng quản lí thời gian trong quá trình tiến hành thí nghiệm
 - Kĩ năng bình luận về cách làm và các kết quả quan sát.
II- Đồ dùng dạy học, phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực có thể sử dụng:
- HS chuẩn bị các mẫu vải.
- Hình minh họa trong SGK.
- Thí nghiệm theo nhóm nhỏ.
III- Hoạt động dạy học:
1-Bài cũ:
- Chất dẻo được làm ra từ vật liệu nào ? Có tính chất gì ?
- Ngày nay chất dẻo có thể thay thế những vật liệu nào để chế tạo ra các sản phẩm thường dùng hằng ngày ? Tại sao ?
2-Bài mới:
HĐ1: Nguồn gốc của một số loại tơ sợi.
- HS hoạt động theo cặp: Quan sát hình trong SGK và cho biết hình nào liên quan đến việc làm ra sợi đay, sợi tơ tằm, sợi bông.
- Sợi bông, sợi đay, tơ tằm, sợi lanh, loại nào có nguồn gốc từ thực vật, loại nào có nguồn gốc từ động vật ?
HĐ 2: Tính chất của tơ sợi.
- HS trong từng nhóm làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng, ghi lại kết quả.
- Đại diện nhóm lên trình bày thí nghiệm và nêu kết quả quan sát được. Các nhóm khác bổ sung.
Loại tơ sợi
Khi đốt lên
Khi nhúng nước
Đặc điểm chính
1.Tơ sợi tự nhiên.
- Sợi bông.
Có mùi khét, tạo thành tàn tro
Thấm nước
Vải bông thấm nước, có loại mỏng,
nhẹ, có loại dày dùng làm lều, bạt, buồm
- Sợi đay.
Có mùi khét, tạo thành tàn tro
Thấm nước
Thấm nước, bềndùng làm buồm, vải đệm ghế, lều, bạt, ván ép
- Tơ tằm.
Có mùi khét, tạo thành tàn tro
Thấm nước
óng ả, nhẹ nhàng
2.Tơ sợi nhân tạo.
Không có mùi khét, sợi sun lại
Không thấm nước
Không thấm nước, dai, mềm, không nhàu. Dùng trong y tế, làm bàn chải, dây câu cá, đai lưng...
IV- Củng cố, dặn dò:
- Hãy nêu công dụng và đặc điểm của một số tơ sợi tự nhiên ?
- Hãy nêu đặc điểm và công dụng của một số tơ sợi nhân tạo ?
- Học kĩ phần thông tin về tơ sợi.
Buổi chiều
Luyện tiếng Việt
Luyện đọc: Thầy thuốc như mẹ hiền
 I- Mục tiêu:	
 - Với HS khỏ - giỏi: Đọc diễn cảm toàn bài, trả lời lưu loát các câu hỏi trong SGK và hiểu nội dung của bài.
 - Với HS yếu: HS đọc đúng tốc độ đúng bài, trả lời được câu hỏi 1, 2 SGK.
 II- Hoạt động dạy và học:
1. Giới thiệu bài.
2. Các hoạt động.
HĐ 1: Hướng dẫn HS luyện đọc:
+ Yờu cầu 1 HS giỏi đọc lại toàn bài, GV nhận xét cụ thể để cho HS biết để sửa chữa trong quá trình đọc nhóm.
+ Tổ chức cho HS đọc trong nhóm (nhóm 4).
- GV theo dõi và HD thêm cho các HS trong quá trình học đặc biệt quan tâm đến HS yếu.
HĐ 2: Tổ chức cho HS thi đọc.
- Yờu cầu HS cử đại diện thi đọc với các nhóm khác trong lớp .
- GV y/c phải đọc theo nhóm có cùng trình độ với mình nên các nhóm phải cử đại diện cho hợp lí.
- Cả lớp theo dõi, bình chọn bạn đọc bài hay nhất.
- Cần nhận xét động viên những HS còn yếu.
- GV nhận xét chung và yêu cầu một số HS trả lời các câu hỏi theo.
III. Củng cố, dặn dò.
- Nhắc HS về nhà đọc lại các bài tập đọc đã học.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 16_3.doc