Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 22 - Trường TH Tân Thượng

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 22 - Trường TH Tân Thượng

TẬP ĐỌC

Lập làng giữ biển

I. Mục đích - Yêu cầu :

1. Đọc thành tiếng :

-Đọc đúng : giữ biển, toả ra, võng, mõm cá sấu, hổ hển, điềm tĩnh, phập phồng

-Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài với giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng, sôi nổi; biết phân biệt lời các nhân vật bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ.

2. Đọc hiểu :

-Từ ngữ : ngư trường, vàng lưới, lưới đáy, lưu cữu

-Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của tổ quốc.

 

doc 30 trang Người đăng hang30 Lượt xem 400Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 22 - Trường TH Tân Thượng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 22
Ngày soạn : 08/02/2009
Ngày dạy : 09/02/2009
Thứ hai ngày 9 tháng 2 năm 2009
TẬP ĐỌC
Lập làng giữ biển
I. Mục đích - Yêu cầu : 
1. Đọc thành tiếng :
-Đọc đúng : giữ biển, toả ra, võng, mõm cá sấu, hổ hển, điềm tĩnh, phập phồng
-Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài với giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng, sôi nổi; biết phân biệt lời các nhân vật bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ.
2. Đọc hiểu :
-Từ ngữ : ngư trường, vàng lưới, lưới đáy, lưu cữu
-Hiểu ý nghĩa của bài: Ca ngợi những người dân chài táo bạo, dám rời mảnh đất quê hương quen thuộc lập làng ở một hòn đảo ngoài biển khơi để xây dựng cuộc sống mới, giữ một vùng biển trời của tổ quốc.
II.Đồ dùng dạy học :
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
-Tranh ảnh về những làng ven biển nếu có.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
Giáo viên
Học sinh
1. Ổn định : Kiểm tra sĩ số. 
2. Bài cũ : 
-GV gọi một vài HS lên bảng đọc bài “Tiếng rao đêm” và trả lời câu hỏi.
-Nhận xét cho điểm HS.
3. Bài mới : GV giới thiệu - Ghi bài 
HĐ 1 : Luyện đọc. 
MT : Đọc đúng : giữ biển, toả ra, võng, mõm cá sấu, hổ hển, điềm tĩnh, phập phồng
-GV đưa tranh minh hoạ lên và hỏi:
H: tranh vẽ gì?
-Cho HS đọc bài.
-GV chia đoạn: 4 đoạn.
-Đ1: từ đầu đến “toả ra hơi nước”
-Đ2: Tiếp theo đến “thì để cho ai”
-Đ3: Tiếp theo đến “nhường nào”
-Đ4: Còn lại.
-Cho HS đọc đoạn.
-Luyện đọc từ ngữ khó: giữ biển, toả ra, võng, mõm cá sấu, hổ hển, điềm tĩnh, phập phồng
-Cho HS luyện đọc theo nhóm.
-Cho HS đọc cả bài.
-Cho HS đọc chú giải và giải nghĩa từ.
-GV hướng dẫn đọc và đọc mẫu :Lời bố Nhụ nói với ông Nhụ: lúc đầu đọc với giọng rành rẽ, điềm tĩnh, dứt khoát, sau: Hào hứng, sôi nổi
-Lời ông Nhụ nói với bố Nhụ: kiên quyết, gay gắt.
-Lời bố Nhụ nói với Nhụ: Vui vẻ, thân mật.
-Lời Nhụ: Nhẹ nhàng.
-Đoạn kết suy nghĩ của Nhụ: Đọc chậm, giọng mơ màng.
HĐ 2 : Tìm hiểu bài. 
MT : HS hiểu được nội dung bài.
Cho HS đọc thầm toàn bài.
H: Bài văn có những nhân vật nào?
H: Bố và ông Nhụ bàn với nhau việc gì?
H: Bố Nhụ nói: “Con sẽ họp làng” chứng tỏ ông là người thế nào?
H: Theo lời của bố Nhụ, việc lập làng mới ngoài đảo có lợi gì?
H: Hình ảnh làng chài mới hiện ra như thế nào qua lời nói của bố Nhụ?
H: Chi tiết nào cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng ông đồng ý với con trai lập làng giữ biển?
-Cho HS đọc lại đoạn nói suy nghĩ của Nhụ.
H: Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào?
H: Câu chuyện ca ngợi ai, ca ngợi về điều gì ?
HĐ 3 : Luyện đọc diễn cảm. 
MT : Đọc trôi chảy, diễn cảm toàn bài với giọng kể lúc trầm lắng, lúc hào hứng, sôi nổi; biết phân biệt lời các nhân vật bố Nhụ, ông Nhụ, Nhụ.
-GV ghi lên bảng đoạn 4 và hướng dẫn HS đọc.
-Cho HS luyện đọc theo nhóm.
-Cho HS thi đọc diễn cảm.
-GV nhận xét và khen những HS đọc tốt.
4. Củng cố - Dặn dò : 
H: Qua câu chuyện em hiểu được điều gì?
-Về nhà đọc bài, chuẩn bị bài “Cao Bằng”
-HS kiểm tra, báo cáo.
-HS lên bảng thực hiện yêu cầu của bài 
-Nghe.
-HS quan sát
Tranh vẽ ông Nhụ, bố Nhụ và Nhụ. phía xa là mấy ngôi nhà và những con người.
-1 HS đọc bài, cả lớp đọc thầm.
-HS dùng bút chì đánh dấu đoạn trong SGK.
-HS đọc đoạn nối tiếp trước lớp.
-HS đọc từ ngữ theo HD của GV.
-HS đọc theo cặp, mỗi em đọc 1 đoạn nối tiếp hết bài.
-1 HS đọc cả bài.
-HS đọc chú giải.
-HS theo dõi.
-HS đọc.
-Có một bạn nhỏ tên là Nhụ, bố bạn, ông bạn - đây là ba thế hệ trong một gia đình.
-Bàn việc họp làng để đưa dân ra đảo, cả nhà Nhụ ra đảo.
-Bố Nhụ phải là người cán bộ làng xã.
-Ngoài đảo có đất rộng, bãi dài, cây xanh, nước ngọt, ngư trường gần, đáp ứng được mong ước lâu nay của những người chân dài.
-Làng mới đất rộng hết tầm mắt, dân chài thả sức phơi lưới buộc thuyền. Làng mới sẽ giống mọi người làng trên đất liền.
-Ông bước ra võng ngồi xuống võng, vặn mình, hai má phập phồng như người súc miệng khan. Ông đã hiểu những ý tưởng hình thành trong suy tính của con trai.
-1 HS đọc.
-Nhụ đi, cả làng sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõm Cá Sấu đang bồng bềnh đâu đó phía chân trời
- Câu chuyện ca ngợi những người dân chài dũng cảm rời mảnh đất quen thuộc để lập làng mới, giữ một vùng của Tổ quốc.
-HS theo dõi.
-HS luyện đọc theo nhóm 2.
-2-3 HS thi đọc.
-Lớp nhận xét.
-HS trả lời
-HS theo dõi.
KHOA HỌC
Sử dụng năng lượng của chất đốt (tiết 2)
I. Mục tiêu:
- Kể tên và nêu công dụng của một số loại chất đốt.
- Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
- Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị: 
Giáo viên: - SGK. bảng thi đua.
Học sinh : - Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ: Tiết 1.
-Kể tên các chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn, miền núi ?
-Kể tên các loại chất đốt lỏng mà em biết, chúng thường được dùng để làm gì ?
-Giáo viên nhận xét.
2. Bài mới : GV giới thiệu - Ghi bài 
HĐ4 : Công dụng của chất đốt ở thể khí và việc khai thác.
MT : Biết công dụng của chất đốt ở thể khí.
Cho HS thảo luận theo nhóm 4.
-Có những loại khí đốt nào ?
-Khí đốt tự nhiên được lấy từ đâu ?
-Người ta làm thế nào để tạo ra khí sinh học ?
- KL : Để sử dụng khí bi-ô-ga, người ta dùng các bể chứa và đường ống dẫn vào bếp. Để sử dụng khí tự nhiên, người ta nén khí vào các bình chứa bằng thep và vận chuyển đến nơi sử dụng. Đó là các bình ga mà các em thường gặp.
HĐ5 : Sử dụng chất đốt an toàn và tiết kiệm.
MT : Thảo luận về việc sử dụng an toàn và tiết kiệm các loại chất đốt.
-KL : Chất đốt không phải là vô tận nên cần sử dụng tiết kiệm. Khi cháy chất đốt tạo ra năng lượng để đun nóng, thắp sáng, ... nhưng cũng có thể gây ra tai hoạ như hoả hoạn. Vì thế cần sử dụng an toàn.
3. Củng cố - Dặn dò : 
-Xem lại bài + học ghi nhớ.
-Chuẩn bị: Sử dụng năng lượng của gió và của nước chảy.
-HS lên bảng trả lời 
-Lớp nhận xét.
Các nhóm thảo luận
-Có 2 loại tự nhiên, sinh học.
-từ các mỏ.
-Ủ chất thải, phân súc vật, mùn rác vào trong các bể chứa. Các chất phân huỷ tạo ra khí sinh học.
Đại diện các nhóm trình bày.
-HS khác nhận xét.
-Các nhóm thảo luận SGK và các tranh ảnh đã chuẩn bị liên hệ với thực tế. (nhóm 4)
-Ở nhà bạn sử dụng loại chất đốt gì để đun nấu?
-Nêu những nguy hiểm có thể xảy ra khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?
-Cần phải làm gì để phòng tránh tai nạn khi sử dụng chất đốt trong sinh hoạt?
-Nêu một số biện pháp dập tắt lửa mà bạn biết?
-Tác hại của việc sử dụng các loại chất đốt đối với môi trường không khí và các biện pháp để làm giảm những tác hại đó?
-Nêu ví dụ về lãng phí năng lượng. Tại sao cần sử dụng tiết kiệm, chống lãng phí năng lượng?
-Nêu các việc nên làm để tiết kiệm, chống lãng phi chất đốt ở gia đình bạn?
-Các nhóm trình bày kết quả.
-HS nhắc lại.
-HS theo dõi.
Đạo đức
Bài 10 : Uỷ ban nhân dân xã(phường) em (Tiết 2)
I. Mục tiêu :
1 Kiến thức.
-Ủy ban nhân dân xã, phường là cơ quan hành chính nhà nước luôn chăm sóc và bảo vệ các quyền lợi của nhân dân, đặc biệt là trẻ em.
-Vì vậy, mọi người đều phải tôn trọng và giúp đỡ UBND làm việc.
2 Kĩ năng :
-HS biết xử lí một số tình huống, biết đề nghị những ý kiến của mình để bày tỏ mong muốn với UBND xã về những việc cần cho thiếu nhi.
3 Hành vi.
-HS thực hiện nghiêm túc các quy định của UBND phường , xã, tổ chức.
II. Chuẩn bị.
-Bảng phụ ghi tình huống (HĐ2 –tiết 2)
-Giấy bút dạ bảng (HĐ3- tiết 2)
III. Các hoạt động dạy - học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ : 
-Nêu những việc cần đến UBND xã giải quyết?
-Nêu ghi nhớ ?
-GV nhận xét.
2. Bài mới : GV giới thiệu - Ghi bài 
HĐ1: Những việc làm ở UBND phường, xã.
MT : Hiểu được những việc làm của UBND xã.
-Yêu cầu HS báo cáo kết quả tìm hiểu, thực hành ở nhà; GV ghi lại kết quả lên bảng.Với những ý còn sai, tổ chức cho HS phát biểu ý kến góp ý, sửa chữa.
-Yêu cầu HS nhắc lại các công việc đến UBND phường, xã để thực hiện, giải quết.
HĐ2: Xử lí tình huống.
MT : Biết xử lí một số tình huống cụ thể.
-GV treo bảng phụ ghi 3 tình huống trong bài tập 2 trang 33 SGK.
-Yêu cầu HS làm việc cặp đôi để thảo luận tìm cách giải quết các tình huống đó.
-Tổ chức cho HS trình bày kết quả.
H: Đối với những công việc chung, công việc đem lại lợi ích cho cộng đồng do UBND phường, xã em phải có thái độ như thế nào?
-KL: Thể hiện sự tôn trọng với UBND em phải tích cực tham gia và ủng hộ các hoạt động chung của UBND để hoạt động đạt kết quả tốt nhất.
-Yêu cầu HS tiếp tục báo cáo những kết quả làm việc ở nhà: Mỗi HS nêu một hoạt động mà UBND phường xã đã làm cho trẻ em (GV ghi lên bảng 1 cách ngắn gọn).
-Yêu cầu HS nhắc lại: UBND phường, xã nơi chúng ta ở đã tổ chức những hoạt động gì cho trẻ em ở địa phương.
HĐ3: Em bày tỏ mong muốn với UBND phường, xã.
MT : Biết bày tỏ nguyện vọng của mình với UBND xã.
-Yêu cầu HS làm việc nhóm như sau:
+Phát cho các nhóm HS giấy, bút làm việc nhóm.
+Yêu cầu: Mỗi nhóm nêu ra những mong muốn đề nghị UBND phường, xã thực hiện cho trẻ em ở địa phương để trẻ em học tập, vui chơi, đi lại được tốt hơn.
(GV đi lại quan sát HS ... a người dân.
II. Đồ dùng :
-Lược đồ các châu lục và đại dương.
-Lược đồ tự nhiên châu Âu.
-Các hình minh hoạ trong SGK.
-Phiếu học tập của HS.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ : 
-Nêu vị trí địa lí của Lào, Cam-pu-chia ?
-Kể tên các loại nông sản của Lào, Cam-pu-chia ?
Kể tên một số mặt hàng của Trung Quốc mà em biết ?
-Nhận xét cho điểm HS.
2. Bài mới : GV giới thiệu - Ghi bài 
HĐ1: Vị trí địa lí và giới hạn.
MT : Nhận biết mô tả được vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ của châu Âu.
-GV đưa ra quả Địa cầu hoặc treo bản đồ tự nhiên thế giới lên bảng, yêu cầu HS làm việc theo cặp để thực hiện các nhiệm vụ.
+Mở SGK trang 102, xem lược đồ các châu lục và đại dương tìm và nêu vị trí của châu Âu.
+Các phía đông, bắc, tây, nam giáp những gì?
+Châu Âu nằm trong vùng khí hậu nào?
-GV yêu cầu HS trình bày kết quả làm việc.
-GV theo dõi và chỉnh sửa câu trả lời cho HS.
KL: Châu Âu nằm ở bán cầu Bắc..
HĐ2: Đặc điểm tự nhiên châu Âu.
MT : Nêu khái quát về địa hình, nêu tên một số dãy núi lớn, đồng bằng lớn, sông lớn của châu Âu.
-GV treo lược đồ tự nhiên châu Âu, yêu cầu HS xem lược đồ và hoàn thành bảng thống kê về đặc điểm địa hình và đặc điểm thiên nhiên.
-GV theo dõi, hướng dẫn HS các quan sát và viết kết quả quan sát để các em làm được như bảng trên.
-GV mời nhóm đã làm bài thống kê vào giấy khổ to dán bài lên bảng, đọc bài làm cho các bạn cùng theo dõi.
-Gv yêu cầu HS dựa vào bảng thống kê, để mô tả đặc điểm tiêu biểu về địa hình.
+Địa hình phía Bắc Trung Âu là gì?
+Khu vực này có con sông lớn nào ?
-GV KL : Châu Âu có những đồng bằng lớn, đồng bằng chiềm hơn 2/3 diện tích, ... 
HĐ3: người dân châu Âu và hoạt động kinh tế.
MT : Nhận biết được đặc điểm dân cư và hoạt động kinh tết chủ yếu của người dân.
-GV yêu cầu HS làm việc cá nhân để giải quyết các nhiệm vụ.
1 Mở SGK trang 103, đọc bảng số liệu về diện tích và dân số các châu lục để:
+Nêu số dân của châu Âu.
+So sánh số dân của châu Âu với dân số của các châu lục khác.
.
KL: Đa số dân châu Âu là người da trắng.
3. Củng cố - Dặn dò : 
H: Em có biết VN có mối quan hệ với các nước châu Âu nào không?
-GV nhận xét tiết học, dặn HS về nhà học bài và tìm hiểu về các nước Liên Bang Nga, Pháp để chuẩn bị bài sau.
-HS lên bảng thực hiện yêu cầu của GV.
-Nghe.
-2 HS ngồi cạnh nhau cùng xem các lược đồ, đọc SGK và thực hiện nhiệm vụ.
-Châu Âu nằm ở bán cầu Bắc.
+Phía Bắc giáp với Bắc Băng Dương, Phía Nam giáp với biển địa Trung Hải, Phía Đông và Đông Nam giáp với châu Á.
-Nằm trong vùng khí hậu ôn hoà.
-Mỗi câu hỏi 1 HS lên trình bày trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét, bổ sung ý kiến.
-HS chia thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm 6 HS, cùng xem lược đồ, đọc SGK và hoàn thành bảng thống kê.
-HS nêu câu hỏi khi gặp khó khăn để nhờ GV giúp đỡ.
-Mỗi nhóm HS báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác theo dõi bổ sung ý kiến.
-4 HS khá lần lượt lên mô tả.
-HS tự trả lời.
-Con sông lớn nhất là sông Von ga. Đông Âu có nhiều rừng lá kim xanh quanh năm.
-HS tự làm việc theo yêu cầu, sau đó mỗi nhiệm vụ 1 em nêu ý kiến các HS khác bổ sung
-Dân số châu Âu theo năm 2004 là 728 triệu người, chưa bằng 1/5 dân số của châu Á.
-HS trả lời.
-HS theo dõi.
THỂ DỤC
Bài 44 : NHẢY DÂY- DI CHUYỂN TUNG BẮT BÓNG
I. Mục tiêu:
-Ôn di chuyển tung và bắt bóng, ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau. Yêu cầu thực hiện động tác tương đối chính xác.
-Ôn bật cao, tập phối hợp chạy- nhảy- mang vác. Yêu cầu thực hiện động tác cơ bản đúng.
-Chơi trò chơi " Trồng nụ, trồng hoa". Yêu cầu biết cách chơi và tham gia chơi tương đối chủ động.
II. Địa điểm và phương tiện.
-Vệ sinh an toàn sân trường.
-Phương tiện: Chuẩn bị mỗi em một dây nhảy và đủ số lượng bóng để HS tập luỵên. Chuẩn bị dụng cụ cho bài tập chạy- nhảy-mang vác.
III. Nội dung và Phương pháp lên lớp.
PHẦN
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP – CHỈ DẪN
Mở đầu
-Tập hợp.
-Phổ biến nội dung.
-Khởi động.
6 - 10’
 - Nhận lớp. Phổ biến nội dung.
 - Chạy nhẹ nhàng 100-200m.
 - Đứng tại chỗ khởi động.
-Trò chơi “Mèo đuổi chuột”
Cơ bản.
1.Ôn di chuyển tung và bắt bóng.
2.Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau.
3.Tập bật cao, chạy, mang vác.
4.Trò chơi “Trồng nụ, trồng hoa”
6 – 8’
5 – 7’
7 - 9’
5 – 7’
-Tập di chuyển ngang (không bóng) trước, sau đó mới tập di chuyển và tung bắt bóng theo nhóm 2 người. Các tổ tập dưới sự chỉ huy của tổ trưởng, tập di chuyển tung bắt bóng theo nhóm 2 người.
-Cho HS nhảy, lần cuối có thể tổ chức thi nhảy vừa tính số lần, vừa tính thời gian xem ai nhảy được nhiều hơn.
-Tập bật cao theo tổ. GV làm mẫu cách bật nhảy với tay lên cao chạm vào vật chuẩn, sau đó cho HS bật nhảy thử một số lần, rồi mới bật nhảy chính thức theo sự điều khiển của GV. Tập phối hợp chạy mang vác theo từng nhóm 3 người.
-GV nêu tên trò chơi, phổ biến cách chơi và quy định chơi. Cho HS tập xếp nụ và hoa trước khi chơi. Chia lớp thành các đội chơi đều nhau và cho nhảy thử một số lần, rồi chơi chính thức.
Cho các đội thi đấu xem đội nào có nhiều người nhảy ở mức cao nhất.
Kết thúc
-Tập hợp.
-Hồi tĩnh.
-Nhận xét.
4 - 6’
x x x x x - Tập tại chỗ một số động tác thả lỏng.
x x x x x 
-GV nhận xét đánh giá tiết học.
-Ôn nhảy dây kiểu chân trước chân sau.
Toán
Tiết 110: Thể tích của một hình
I. Mục tiêu :
-HS có biểu tượng ban đầu về đại lượng thể tích.
-Biết một số tính chất có liên quan đến thể tích một hình.
-Thực hành đếm và so sánh thể tích các hình cụ thể theo đơn vị thể tích cho trước.
II. Đồ dùng dạy học.
-Một hình lập phương có màu, rỗng; một hình hộp chữ nhật, trong suốt, rỗng.
-Hình vẽ minh hoạ ví dụ1,2,3,4, bài 1,2.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu :
Giáo viên
Học sinh
1. Bài cũ : 
-Tính diện tích toàn phần hình hộp chữ nhật có chiều dài 2,4m ; chiều rộng 1,3m và chiều cao 3,2m.
-Nhận xét chung và cho điểm
2. Bài mới : GV giới thiệu - Ghi bài 
HĐ 1 : Hình thành kiến thức.
MT : HS có biểu tượng ban đầu về đại lượng thể tích. Biết một số tính chất có liên quan đến thể tích một hình.
-GV trưng bày đồ dùng, yêu cầu quan sát.
H: Hãy nêu tên 2 hình khối đó?
-Giới thiệu: Ta nói hình hộp chữ nhật có thể tích lớn hơn và hình lập phương có thể tích nhỏ hơn.
-Hãy nêu vị trí 2 hình khối.
-Giới thiệu: Khi hình lập phương nằm hoàn toàn trong hình hộp chữ nhật, ta cũng nói như vậy.
-Giới thiệu: Đại lượng xác định mức độ lớn nhỏ của thể tích.
-GV treo tranh minh hoạ.
-Có 2 hình khối E và D.
H: Mỗi hình E và D được hợp bởi mấy hình lập phương nhỏ?
-Giới thiệu. Ta nói thể tích hình E bằng thể tích hình D.
-Yêu cầu HS nhắc lại.
-GV lấy bộ đồ dùng dạy học Toán 5 đưa ra 6 hình lập phương xếp như hình ở SGK.
-GV treo tranh minh hoạ nếu không có đồ dùng.
H: Hình P gồm có mấy hình lập phương.
-Ta nói rằng thể tích hình P bằng tổng thể tích các hình M và N.
HĐ 2 : Luyện tập.
MT : Thực hành đếm và so sánh thể tích các hình cụ thể theo đơn vị thể tích cho trước.
Bài 1.
-Yêu cầu HS đọc đề bài. Quan sát hình vẽ đã cho.
-Gọi HS nêu bài giải. Giải thích kết quả.
-Hãy nêu cách tìm?
-Ai có cách giải khác.
-GV nhận xét đánh giá.
Bài 2 :
-Yêu cầu HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm cách giải.
-Yêu cầu HS trình bày kết quả thảo luận.
H: Nêu nhận xét đặc điểm hình B?
Bài 3 :
-Yêu cầu HS đọc đề bài.
-GV đưa cho các nhóm bộ đồ dùng gồm 6 hình lập phương.
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm cách xếp 6 hình lập phương thành hình hộp chữ nhật.
-Ai có cách làm khác?
-Hãy so sánh thể tích các hình đó.
-GV đánh giá động viên các nhóm.
-GV đưa một số hình vẽ đã chuẩn bị yêu cầu HS so sánh.
-Chấm bài và nhận xét.
3. Củng cố - Dặn dò : 
-Nhắc HS về nhà làm bài tập
-HS lên bảng thực hiện.
-Nhắc lại tên bài học.
-HS quan sát.
-Hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
-Nghe.
-Hình lập phương hoàn toàn nằm trong hình hộp chữ nhật.
-Nghe và nhắc lại.
-Hình E gồm 4 hình lập phương và hình D cũng gồm có 4 hình lập phương như thế.
-Nghe.
-Gồm 6 hình lập phương.
-Nghe.
-1 HS đọc to đề bài.
-Hình A gồm 16 hình lập phương nhỏ.
-Hình B gồm 18 hình lập phương nhỏ và có thể tích lớn hơn.
-Đếm trực tiếp hình.
-Đếm số lập phương nhỏ của một lớp rồi nhân với số lớp.
-1 HS đọc to đề bài.
-Hình A có 5 lớp mỗi lớp có 9 hình lập phương nhỏ nên có 9 x 5= 45 hình lập phương nhỏ.
-Nếu thêm 1 hình lập phương nhỏ thì hình B là một hình lập phương lớn.
-1 HS đọc to đề bài.
-Hai hình trên có thể tích bằng nhau vì đều được ghép từ 6 hình lập phương như nhau.
-Nghe, ghi chép.
-HS theo dõi.
SINH HOẠT LỚP
 1) Các tổ tổng hợp, báo cáo hoạt động của tổ trong tuần.
 2) Đánh giá hoạt động tuần 22 :
-Thực hiện đầy đủ, đúng chương trình.
-Đa số HS đi học đều, đúng giờ, nề nếp học tập ổn định. HS đoàn kết, giúp đỡ nhau trong học tập
-Tuy nhiên vẫn còn một số em chưa chuẩn bị bài kĩ trước khi đến lớp. 
-Học lực có tiến bộ nhưng chưa đều.
 3) Kế hoạch hoạt động tuần 23 :
-Thực hiện chương trình tuần 23 
-Duy trì tốt nề nếp học tập của HS.
-Tăng cường kiểm tra nhắc nhở những HS chưa chăm học.
-Duy trì tốt đôi bạn cùng học. Thực hiện tốt an toàn giao thông.
 4) HS phát biểu ý kiến.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22.doc