Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 22 - Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 22 - Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám

ĐẠO ĐỨC

Tiết 22: UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ( PHƯỜNG )(Tiết 2).

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:- Bước đầu biết vai trò quan trọng của Uy ban nhân dân xã ( phường ) đối với công cộng.

2. Kĩ năng:- Kể được 1 số công việc của Uy ban nhân dân xã ( phường ) đối với trẻ em trên địa phương. Biết được trách nhiệm của mọi người dân là tôn trọng Uy ban nhân dân xã ( phường ).

3. Thái độ:- Tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng do Uy ban nhân dân xã ( phường ) tổ chức.

II/ Chuẩn bị:

- GV: Tranh SGK phóng to.

- HS: Xem trước bài mới.

 

doc 42 trang Người đăng hang30 Lượt xem 497Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 22 - Trường Tiểu học Hoàng Hoa Thám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY TUẦN 22
Từ ngày 06 đến ngày 10 tháng 02 năm 2012
THỨ NGÀY
MÔN HỌC
TIẾT
TÊN BÀI DẠY
ĐDDH
Hai
06/02
Chào cờ
22
Đạo đức
22
Ủy ban nhân dân xã( phường) em ( Tiết 2 ).
Tranh
Tập đọc
43
Lập làng giữ biển.
Tr-B.phụ
Toán
106
Luyện tập.
VBT
Lịch sử
22
Bến Tre đồng khởi.
Tr-B.phụ
Ba
07/02
Toán 
107
Sxq và Stp của hình lập phương.
VBT
Thể dục
43
LTVC
43
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (tt)
B.phụ 
Khoa học
43
Sử dụng năng lượng chất đốt (Tiếp theo).
Tranh
Chính tả
22
Nghe- viết: Hà Nội.
B.phụ
Tư
08/02
Tập đọc
44
Cao Bằng.
Tr-B.phụ
Toán
108
Luyện tập.
VBT
Khoa học
44
Sử dụng năng lượng của gió và nước chảy.
VBT-Tr
Tập L. Văn
43
Ôn tập văn kể chuyện.
B.phụ
Kĩ thuật
22
Lắp xe cần cẩu( Tiết 1 ).
Ph.HT
Năm
09/10
Toán
109
Luyện tập chung.
VBT-B.phụ
Thể dục
44
Mĩ thuật
22
Vẽ TT: Tìm hiểu về kiểu chữ in hoa NT, NĐ.
LTVC
44
Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ (tt)
B.phụ
Kể chuyện
22
Ông Nguyễn Khoa Đăng.
M.chuyện
Sáu
10/02
Toán
110
Thể tích một hình.
VBT-B.phụ
Tập L. Văn
44
Kể chuyện( Kiểm tra viết ).
Âm nhạc
22
Ôn bài hát: Tre ngà bên Lăng Bác.
Địa lý
22
Châu Aâu.
VBT-PHT
SHL
22
Sinh hoạt cuối tuần 22.
Thứ hai ngày 06 tháng 02 năm 2012
ĐẠO ĐỨC
Tiết 22: UỶ BAN NHÂN DÂN XÃ( PHƯỜNG )(Tiết 2).
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức:- Bước đầu biết vai trò quan trọng của Uûy ban nhân dân xã ( phường ) đối với công cộng.
2. Kĩ năng:- Kể được 1 số công việc của Uûy ban nhân dân xã ( phường ) đối với trẻ em trên địa phương. Biết được trách nhiệm của mọi người dân là tôn trọng Uûy ban nhân dân xã ( phường ).
3. Thái độ:- Tích cực tham gia các hoạt động phù hợp với khả năng do Uûy ban nhân dân xã ( phường ) tổ chức.
II/ Chuẩn bị: 
- GV: Tranh SGK phóng to.
- HS: Xem trước bài mới. 
III/ Các hoạt động dạy – học:
Phương pháp
Nội dung 
A/ Ổn định lớp:- Hs hát.
B/ Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc ghi nhớ của bài.
- GV nhận xét- ghi điểm.
- HS lắng nghe.
C/ Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu và ghi bảng đề bài.
- HS theo dõi.
b) Phát triển bài:
 Hoạt động 1: Xử lí tình huống (Bài tập 2,SGK) 
*Mục tiêu:
 - HS biết lựa chọn các hành vi phù hợp và tham gia các công tác xã hôị do UBND xã tổ chức.
* Cách tiến hành:
- GV chia nhóm và giao nhiệm vụ xử lí tình huống cho từng nhóm:
- Các nhóm HS thảo luận.
- GV mời đại diện từng nhóm lên trình bày.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày. 
-Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
-GV kết luận:
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 4, SGK).
*Mục tiêu: HS biết thực hiện quyền được bày tỏ ý kiến của mình với chính quyền.
*Cách tiến hành:
+ GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm đóng vai góp ý kiến cho UBND xã về các vấn đề có liên quan đến trẻ em như: Xây dựng sân chơi cho trẻ em; tổ chức ngày 1 tháng 6; ngày rằm Trung thu cho trẻ em ở địa phương Mỗi nhóm chuẩn bị ý kiến về một vấn đề.
- Các nhóm thực hiện đóng vai góp ý kiến UBND xã.
- Đại diện từng nhóm lên trình bày. UBND xã luôn quan tâm, chăm sóc và bảo vệ các quyền lợi của người dân, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em tham gia các hoạt động xã hội tại xã và tham gia đóng góp ý kiến là một việc làm tốt.
- Các nhóm khác thảo luận và bổ sung ý kiến.
- GV kết luận: 
D. Củng cố – Dặn dò:
- Giáo viên hệ thống nội dung bài.
- Nhận xét tiết học. 
- Dặn dò: Chuẩn bị bài tiết sau:
- Về nhà sưu tầm tranh, ảnh về đất nước, con người VN và một số nước khác.
- Ghi nhớ: Uỷ ban nhân xã (phường) luôn chăm sóc và bảo vệ các quyền lợi của người dân, đặc biệt là trẻ em. Do đó, mọi người đều phải tôn trọng và giúp đỡ Uỷ ban làm việc.
- Uûy ban Nhân dân xã (phường) em (T2 ).
+ Nhóm 1 câu a.
 + Nhóm 2 câu b.
 + Nhóm 3 câu c.
+Tình huống a: Nên vận động các bạn tham gia kí tên ủng hộ các nạn nhân chát độc da cam.
+Tình huống b: Nên đăng kí tham gia sinh hoạt hè tại Nhà văn hoá của phường.
+Tình huống c: Nên bàn với gia đình chuẩn bị sách vở, đồ dùng học tập, đồ dùng quần áo ủng hộ trẻ em vùng bị lũ lụt.
* N1: Thảo luận về việc xây dụng sân chơi cho trẻ em.
* N2:Thảo luận về việc tổ chức ngày 1 tháng 6 cho trẻ em.
* N3: Tổ chức trung thu cho trẻ em ở địa phương.
- UBND xã luôn quan tâm, chăm sóc và bảo vệ các quyền lợi của người dân, đặc biệt là trẻ em. Trẻ em tham gia các hoạt động xã hội tại xã và tham gia đóng góp ý kiến là một việc làm tốt.
- Em yêu tổ quốc Việt Nam.
TẬP ĐỌC 
Tiết 43: LẬP LÀNG GIỮ BIỂN. 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:- Đọc trôi chảy toàn bài, đọc đúng các từ ngữ khó trong bài.
2. Kĩ năng:- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp với lời nhân vật.
 - Hiểu các từ ngữ trong bài văn. Hiểu nội dung của bài: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển( Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3).
3. Thái độ:- Có ý thức học tập tấm gương của bố con Nhụ.
II. Chuẩn bị:
+ GV: Tranh minh hoạ bài học trong SGK, tranh ảnh về các làng chài lưới ven biển. Bảng phụ việt sẵn đoạn văn cần hướng dẫn.
+ HS: SGK, tranh ảnh sưu tầm.
III. Các hoạt động:
Phương pháp
Nội dung 
A. Khởi động:- Hát 
B. Bài cũ: 
- Học sinh đọc bài và trả lời câu hỏi:
Nghe tiếng rao đêm, tác giả có cảm giác như thế nào?
Chi tiết nào trong bài văn miêu tả đám cháy?
Con người và hành động của anh bán bánh giò có gì đặc biệt?
Giáo viên nhận xét, cho điểm.
C. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài mới: 
2. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Luyện đọc.
Phương pháp: Đàm thoại, giảng giải.
Yêu cầu Học sinh khá, giỏi đọc bài.
Bài chia thành mấy đoạn? Nêu từng đoạn. 
Học sinh tiếp nối nhau đọc từng đoạn và luyện đọc những từ ngữ phát âm chưa chính xác.
Giáo viên luyện đọc cho học sinh, chú ý sửa sai những từ ngữ các em phát âm chưa chính xác.
Yêu cầu 1 học sinh đọc từ ngữ chú giải. Giáo viên giúp học sinh hiểu những từ ngữ các em nêu và dùng hình ảnh đã sưu tầm để giới thiệu một số từ ngữ như: làng biển, dân chài, vàng lưới.
Giáo viên đọc diễn cảm toàn bài.
- Cả lớp lắng nghe.
v	Hoạt động 2: Tìm hiểu bài.
Phương pháp: Đàm thoại, giàng giải.
Yêu cầu học sinh đọc thầm cả bài văn rồi trả lời câu hỏi.
	  Bài văn có những nhân vật nào?
	  Bố và ông của Nhụ cùng trao đổi với nhau việc gì?
	  Em hãy gạch dưới từ ngữ trong bài cho biết bố Nhụ là cán bộ lãnh đạo của làng, xã?
Gọi học sinh đọc đoạn văn 2.
	  Tìm những chi tiết trong bài cho thấy việc lập làng mới ngoài đảo có lợi?
	  Hình ảnh một làng mới hiện ra như thế nào qua những lời nói của bố Nhụ?
Giáo viên chốt: 
Yêu cầu học sinh đọc đoạn 4.
	  Tìm chi tiết trong bài cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng đã đồng tình với kế hoạch của bố Nhụ?
Giáo viên chốt: 
Gọi 1 học sinh đọc đoạn cuối.
	  Đoạn nào nói lên suy nghĩ của bố Nhụ? Nhụ đã nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào?
Giáo viên chốt: 
v	Hoạt động 3: Đọc diễn cảm. 
Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại.
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm giọng đọc của bài văn.
	  Ta cần đọc bài văn này với giọng đọc như thế nào để thể hiện hết cái hay cái đẹp của nó?
- Học sinh luyện đọc đoạn văn.
Giáo viên hướng dẫn học sinh nhấn giọng, ngắt giọng, luyện đọc diễn cảm.
Tổ chức cho học sinh thi đua đọc diễn cảm bài văn.
v	Hoạt động 4: Củng cố.
Yêu cầu học sinh các nhóm tìm nội dung bài văn.
Giáo viên nhận xét.
D. Tổng kết - dặn dò: 
Xem lại bài.
Chuẩn bị: “Cao Bằng”.
Nhận xét tiết học. 
- Tiếng rao đêm.
- Buồn não ruột.
- Ngôi nhà bốc lửa phừng phừng, tiếng kêu cứu thảm thiết, khung cửa ập xuống
- Anh là thương binh nặng, đi bán bánh giò nhưng anh lại có hành động cao đẹp.
- Lập làng giữ biển.
+ Đoạn 1: “Từ đầu  hơi muốn.”
+ Đoạn 2: “Bố Nhụ  cho ai?”
+ Đoạn 3: “Ông nhụ  nhường nào?”
+ Đoạn 4: đoạn còn lại.
- Giải nghĩa:
+ làng biển: làng xóm ở ven biển hoặc trên đảo.
+ dân chài: người dân làm nghề đánh cá.
Dự kiến:
	  Bài văn có bạn nhỏ tên Nhụ, bố bạn và ông bạn: ba thế hệ trọn một gia đình.
	  Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả gia đình ra đảo.
	  Cụm từ: “Con sẽ họp làng”.
  Chi tiết trong bài cho thấy việc lập làng mới rất có lợi là “Người có đất ruộng , buộc một con thuyền.”
 + “Làng mới ngoài đảo  có trường học, có nghĩa trang.”
Bố và ông của Nhụ cùng trao đổi với nhau về việc đưa dân làng ra đảo và qua lời của bố Nhụ việc lập làng ngoài đảo có nhiều lợi ích đã cho ta thấy rõ sự dũng cảm táo bạo trong việc xây dựng cuộc sống mới ở quê hương. 
  “Lúc đầu nghe bố Nhụ nói  Sức không còn chịu được sóng.”
	“Nghe bố Nhụ nói  Thế là thế nào?”
	“Nghe bố Nhụ điềm tĩnh giải thích quan trọng nhường nào?”
Tất cả các chi tiết trên đều thể hiện sự chuyển biến tư tưởng của ông Nhụ, ông suy nghĩ rất kĩ về chuyện rời làng, định ở lại làng cũ ® đã giận khi con trai muốn ông cùng đi ® nghe con giải thích ông hiểu ra ý tưởng tốt đẹp và đồng tình với con trai.
	  Đoạn cuối, Nhụ đã suy nghĩ về kế hoạch của bố Nhụ là một kế hoạch đã được quyết định và mọi việc sẽ thực hiện theo đúng kế hoạch ấy.
Trong suy nghĩ của Nhụ thì việc thực hiện theo kế hoạch của bố Nhụ đã rõ Nhụ đi, sau đó cả nhà sẽ đi. Một làng Bạch Đằng Giang ở đảo Mõn Cá Sấu sẽ được những người dân chài lập ra. Nhụ chưa biết hòn  ... ình lập phương và hình hộp chữ nhật.
- Hình hộp chữ nhật to hơn; hình lập phương nhỏ hơn.
- Hình lập phương hoàn toàn nằm trong hình hộp chữ nhật.
- Đại lượng xác định mức độ lớn nhỏ của thể tích các hình gọi là đại lượng thể tích.
- Hình C gồm 4 hình lập phương và hình D cũng gồm 4 hình lập phương như thế (các hình lập phương giống nhau.
- Đại lượng xác định mức độ lớn nhỏ của thể tích các hình gọi là đại lượng thể tích.
- Hình P gồm 6 hình lập phương.
- Hình M gồm 4 hình lập phương. Hình N gồm 2 hình lập phương.
- Kết luận: Ta biết 1 hình này nằm hoàn toàn trong hình khác thì có thể tích bé hơn và cũng biết 2 hình được hợp thành bởi các hình lập phương như nhau thì có thể tích bằng nhau. Một hình tách ra thành 2 hay nhiều hình nhỏ thì thể tích của hình đó bằng tổng thể tích các hình nhỏ.
+ Hình A gòm 16 hình lập phương nhỏ.
+ Hình B gồm 18 hình lập phương nhỏ.
- Hình B có thể tích lớn hơn hình A.
+ Hình A gồm 45 hình lập phương nhỏ.
+ Hình B gồm 26 hình lập phương nhỏ.
- Hình A có thể tích lớn hơn hình B. 
- Xăng- ti- mét khối. Đề- xi- mét khối.
TẬP LÀM VĂN
Tiết 44: KỂ CHUYỆN.
(Kiểm tra 1 tiết)
I / Mục tiêu: 
1- Kiến thức:- Dựa vào hiểu biết và kĩ năng đã có, học sinh viết đúng, hoàn chỉnh một bài văn kể chuyện. 
2- Kĩ năng:- Viết được 1 bài văn kể chuyện theo gợi ý SGK. Bài văn rõ cốt truyện, nhân vật, ý nghĩa; lời kể tự nhiên.
3- Thái độ:- Giáo dục HS yêu thích môn học và áp dụng vào trong cuộc sống.
II / Chuẩn bị: 
GV: Bảng phụ ghi tên một số truyện đã học, một vài truyện cổ tích.
HS: Giấy kiểm tra.
III / Hoạt động dạy và học:
Phương pháp
Nội dung 
A/ Oån định lớp:- Hát.
B / Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
 b)Hướng dẫn làm bài:
+ GV đọc 3 đề trong SGK.
- GV treo bảng phụ có ghi sẵn 3 đề bài trong SGK.
- Cho HS hiểu yêu cầu của các đề bài.
- GV cho HS đọc kĩ 3 đề bài và chọn đề 1 trong 3 đề bài đó. Nếu các em chọn đề 3 thì em nhớ phải kể theo lời của 1 nhân vật (sắm vai).
- Cho HS nối tiếp nhau nói đề bài mình chọn và nói tên câu chuyện mà mình sẽ kể.
- GV treo bảng phụ có ghi một tên vài câu chuyện cổ tích.
c) Học sinh làm bài:
- GV nhắc cách trình bày 1 bài TLV.
- GV cho HS làm bài.
- GV thu bài làm HS.
 D/ Củng cố dặn dò: 
- GV nhận xét tiết kiểm tra.
- Về nhà xem trước nội dung tiết TLV tuần 23.
- Trong tiết học TLV trước, các em đã ôn tập về văn kể chuyện. Trong tiết học hôm nay, các em sẽ làm một bài kiểm tra viết về văn kể chguyện theo 1 trong 3 đề trong SGK đã nêu. Cô mong các em sẽ viết được những bài văn kể chuyện có cốt truyện, nhân vật, có ý nghĩa và thú vị.
* Đề 1: Hãy kể một kỉ niệm khó quên về tình bạn.
* Đề 2: Hãy kể lại một câu chuyện mà em thích nhất trong những chuyện đã được học.
* Đề 3: Kể lại một câu chuyện cổ tích mà em biết theo lời một nhân vật trong câu chuyện đó.
- Lập chương trình hoạt động.
ĐỊA LÍ
Tiết 22: CHÂU ÂU. 
I- Mục tiêu: 
1- Kiến thức:
- Mô tả sơ lược được vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ châu Aâu: Nằm ở phía tây châu Á, có 3 phía giáp biển và đại dương. Nêu được 1 số đặc điểm về địa hình, khí hậu, dân cư và hoạt động sản xuất của châu Aâu:
+ 2/ 3 diện tích là đồng bằng, 1/ 3 diện tích là đồi núi.
+ Châu Aâu có khí hậu ôn hòa.
+ Dân cư chủ yếu là người da trắng.
+ Nhiều nước có nền kinh tế phát triển.
2- Kĩ năng:
- Sử dụng quả địa cầu, bản đồ, lược đồ, để nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ châu Aâu. Đọc tên và chỉ vị trí một số dãy núi, cao nguyên, đồng bằng, sông lớn của châu Aâu trên bản đồ( lược đồ ). Sử dụng tranh ảnh, bản đồ để nhận biết một số đặc điểm về cư dân và hoạt động sản xuất của người dân châu Aâu.
3- Thái độ:
- Hs có ý thức tìm hiểu về các châu lục trên thế giới.
II- Chuẩn bị:
 1- GV:- Bản đồ Thế giới.
	 - Bản đồ Tự nhiên châu Âu.
	 - Bản đồ Các nước châu Âu.
2- HS: SGK.
III- Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Phương pháp
Nội dung 
A- Ổn định lớp:- Hát. 
B - Kiểm tra bài cũ: “ Các nước láng giềng của Việt Nam “
 + Nêu vị trí địa lí của Cam-pu-chia, Lào.
+ Kể tên một số mặt hàng của Trung Quốc mà em biết.
- GV nhận xét – ghi điểm.
C- Bài mới: 
 a - Giới thiệu bài: 
- GV giới thiệu và ghi bảng đề bài: 
 b- Hoạt động: 
 a) Vị trí địa lí, giới hạn.
 Hoạt động 1:.(làm việc cá nhân)
 -Bước 1:
+ Quan sát hình 1 trong SGK, cho biết châu Âu tiếp giáp với châu lục, biển và đại dương nào?
+ Dựa vào bảng số liệu ở bài 17 trong SGK, cho biết diện tích của châu Âu, so sánh với châu Á.
-Bước 2: 
- GV yêu cầu HS xác định được châu Âu nằm ở bán cầu Bắc. HS nêu được giới hạn của châu Âu.
- Bước 3: 
- GV có thể bổ sung ý: châu Âu và châu Á gắn với nhau tạo thành đại lục Á-Âu, chiếm gần hết phần Đông của bán cầu Bắc.
- Gv kết luận. 
b) Đặc điểm tự nhiên.
 *Hoạt động 2: (làm việc theo nhóm nhỏ)
-Bước1: 
 - Các nhóm HS quan sát hình 1 trong SGK, đọc cho nhau nghe tên các dãy núi, đồng bằng lớn của châu Âu, trao đổi để đưa ra nhận xét về vị trí của núi (ở các phía bắc, nam, đông), đồng bằng ở Tây Âu và Đông Âu, Sau đó, cho HS tìm vị trí của các ảnh ở hình 2 theo kí hiệu a, b, c, d trên lược đồ hình 1. 
 - GV yêu cầu HS mô tả cho nhau nghe về quang cảnh của mỗi địa điểm.
-Bước 2: GV cho các nhóm trình bày kết quả làm việc với kênh hình, sau đó HS nhận xét lẫn nhau.
- Bước 3: GV bổ sung về mùa đông tuyết phủ tạo nên nhiều nơi chơi thể thao mùa đông trên các dãy núi của châu Âu.
 - GV khái quát lại ý chính ở phần này. Kết luận: Châu Âu chủ yếu có địa hình là đồng bằng, khí hậu ôn hoà.
c) Dân cư và hoạt động kinh tế ở châu Âu.
*Hoạt động 3: (làm việc cả lớp)
-Bước1: GV cho HS nhận xét bảng số liệu ở bài 17 về dân số châu Âu, quan sát hình 3 để: 
 + Nhận biết nét khác biệt của người dân châu Âu với người dân châu Á.
-Bước 2: GV yêu cầu HS nêu kết quả làm việc, nhận xét về dân số châu Âu, nhận xét về dân số châu Âu.
- GV có thể mô tả thêm người dân châu Âu thường có cặp mắt sáng màu (xanh, nâu). 
-Bước 3: GV cho HS cả lớp quan sát hình 4 và gọi một số em, yêu cầu:
+ Kể tên những hoạt động sản xuất được phản ánh một phần qua các ảnh trong SGK.
- Qua đó HS nhận biết cư dân châu Âu cũng có những hoạt động sản xuất như ở các châu lục khác.
- Bước 4: GV bổ sung về cách thức tổ chức sản xuất công nghiệp của các nước châu Âu: Có sự liên kết của nhiều nước để sản xuất ra các mặt hàng ô tô, máy bay, hàng điện tử,..
+ Người dân châu Âu có đặc điểm gì?
+ Nêu những hoạt động kinh tế của các nước châu Âu?
D - Nhận xét – dặn dò: 
 - Nhận xét tiết học.
 - Bài sau:” Một số nước ở châu Âu “ 
+ Cam-pu-chia nằm trên bán đảo Đông Dương trong khu vực Đông Nam Á. Phía Bắc giáp Lào, Thái Lan; Phía Đông giáp với Việt Nam; phía Nam giáp biển và Tây giáp với Thái Lan.
+ Lào nằm trên bán đảo Đông Dương trong khu vực Đông Nam Á. Phía Bắc giáp Trung Quốc,
phía đông giáp Việt Nam, phía tây giáp Thái Lan, phía Nam giáp Cam-pu-chia.
- Máy móc, hàng điện tử, hàng may mặc, đồ chơi,.. 
- Châu Âu.
+ Phía bắc giáp với Bắc Băng Dương; phía tây giáp Đại Tây Dương; phía nam giáp biển Địa Trung Hải; phía đông và đông nam giáp với châu Á.
+ Diện tích của châu Âu là 10 triẹâu km2 so với châu Á thì châu Âu chưa bằng diện tích của châu Á.
- Kết luận: Châu Âu nằm ở phía tây châu Á, ba phía giáp với biển và đại dương.
- Châu Âu có những đồng bằng lớn trải từ Tây Âu qua Trung Âu sang Đông Âu (đồng bằng chiếm diện tích châu Âu); các dãy núi nối tiếp nhau ở phía nam, phía bắc; Dãy U-ran là ranh giới của châu Âu với châu Á ở phía đông; châu Âu chủ yếu nằm ở khí hậu ôn hoà, có rừng lá kim và rừng là rộng. Mùa đông, gần hết lãnh thổ châu Âu phủ tuyết trắng.
+ Người châu Âu có nước da trắng, mũi cao, tóc có các màu đen, vàng, nâu, mắt xanh. Khác với người châu Á sẫm màu hơn, tóc đen. 
- Nhận xét: Dân số châu Âu đứng thứ 4 trong số các châu lục trên thế giới và gần bằng dân số châu Á; dân cư châu Âu thuộc chủng tộc da trắng, mũi cao, tóc vàng hoặc nâu.
+ Những hoạt động sản xuất được phản ánh một phần qua các ảnh trong SGK như trồng lùa mì, làm việc trong các nhà máy hoá chất, chế tạo máy móc, 
+ Người châu Âu có nước da trắng, mũi cao, tóc có các màu đen, vàng, nâu, mắt xanh. Khác với người châu Á sẫm màu hơn, tóc đen. 
- Có sự liên kết của nhiều nước để sản xuất ra các mặt hàng ô tô, máy bay, hàng điện tử,..
SINH HOẠT LỚP
SINH HOẠT CUỐI TUẦN 22.
I/ Đánh giá tuần 21:
1)Ưu điểm: 
+ Lớp đã đi vào nề nếp học tập của học kì II. 
+ Ngoan ngoãn, lễ phép.
+ Học tập có nhiều tiến bộ. 
+ Lao động: Quét dọn vệ sinh sạch sẽ.
+ Học sinh chú ý nghe cô giảng bài, xung phong phát biểu xây dựng bài mới. 
2) Nhược điểm: 
- Còn một số em hay nói chuyện trong lớp, tiếp thu bài chậm, về nhà chưa chịu học bài và làm bài.
II/ Kế hoạch tuần 22: 
Thi đua học tốt lập thành tích chào mừng ngày thành lập Đảng 3/2 và tết nguyên đán.
+ Thực hiện tốt nội quy của lớp.
+ Thực hiện tốt năm điều Bác Hồ dạy.
+ Học bài, làm bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu ý kiến xây dựng bài, giữ gìn sách vở sạch se.õ 
+ Đi học đều, đúng giờ.
+ Duy trì tốt việc truy bài 5phút đầu giờ, thể dục giữa giờ.
+ Biểu diễn văn nghệ chào mừng Đảng, mừng xuân.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22 DCS.doc