Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 22 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 22 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi

TOÁN

LUYỆN TẬP

I/ Mục tiêu:

 - Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.

 - Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản.

 - Làm các bài tập: 1, 2.

II/ Đồ dùng dạy học:

 - Bảng phụ, SGK

 

doc 27 trang Người đăng hang30 Lượt xem 395Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 22 - Trường Tiểu học Nguyễn Văn Trỗi", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 22
Thứ hai Ngày soạn: 4/2/2010
Sáng Ngày giảng: 8/2/2010
Tiết 2 TOÁN
LUYỆN TẬP
I/ Mục tiêu: 
	- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
	- Vận dụng để giải một số bài toán đơn giản.
	- Làm các bài tập: 1, 2.
II/ Đồ dùng dạy học:
	- Bảng phụ, SGK
III. Hoạt động dạy và học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS.
A. Bài cũ:
- Gọi HS nêu quy tắt tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
-Gọi 1 HS giải toán: tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật có: chiều dài 2,5 m, chiều rộng 2 dm, chiều cao 1,5 m ?
GV nhận xét 
B. Bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Bài mới:
 Cho HS làm lần lược từng bài tập và chữa.
Bài 1: Chia lớp thành 2 dãy, mỗI dãy làm một câu.
Câu 1a: gợi ý để HS đổI các số đo về cùng đơn vị đo.
Gọi 2 HS đại diện 2 dãy làm ở bảng.
- GV và HS nhận xét 
Bài 2: Cho HS xác định diện tích cần sơn: chẳng hạn 4 mặt xung quanh và 1 mặt đáy.
 Cho HS xác định các số đo đã cùng đơn vị đo chưa.
- Gọi 1 HS làm ở bảng.
- Nhận xét và cho điểm.
Bài 3: Cho HS thảo luận theo nhóm 2.
- Cho HS làm nháp và trả lời nhanh kết quả.
- GV quan sát hướng dẫn HS yếu 
- Gọi HS nêu kết quả thảo luận.
- GV nhận xét 
3. Củng cố, dặn dò:
- Cho HS nêu quy tắc tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt. Dặn học sinh về nhà làm bài tập, chuẩn bị bài sau.
- HS nêu quy tắc.
- HS làm và chữa.
- HS vận dụng công thức và làm.
- Nhận xét nêu lại cách làm.
- HS vận dụng công thức và làm.
- Nhận xét và nêu cách làm.
- HS thảo luận tính nháp; nêu kết quả.
a. Đ, b. S, c. S, d. Đ.
- HS nêu quy tắc.
- HS lắng nghe
Tiết 3 TẬP ĐỌC
LẬP LÀNG GIỮ BIỂN
I/Mục tiêu: 
	- Biết đọc diễn cảm bài văn, giọng đọc thay đổi phù hợp lời nhân vật.
	- Hiểu nội dung: Bố con ông Nhụ dũng cảm lập làng giữ biển. (Trả lời được các câu hỏi: 1, 2, 3).
II/Đồ dùng dạy-học: 
-Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
III/Các hoạt động dạy-học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/Kiểm tra bài cũ 
- Người đã dũng cảm cứu em bé là ai ?Con người và hành động của anh có gì dặc biệt ?
- Câu chuyện trên gợi cho em suy nghĩ gì về trách nhiệm công dân của mỗi người trong cuộc sống ? - > GV nhận xét, ghi điểm
B/Bài mới 
1-Giới thiệu bài 
-GV đưa tranh minh hoạ lên và hỏi tranh vẽ gì ?
2-Luyện đọc 
-Cho HS đọc đoạn
- Luỵện đọc từ ngữ khó: giữ biển, toả ra, võng, Mõm Cá Sấu, bồng bềnh
-Cho HS đọc cả bài 
-Cho HS đọc chú giải + giải nghĩa từ 
GV đọc diễn cảm toàn bài 
3-Tìm hiểu bài 
-Cho HS đọc từng đoạn và trả lời câu hỏi 
+ Bài văn có những nhân vật nào ?
+ Bố và ông Nhụ bàn nhau việc gì ?
+ Bố Nhụ nói: Con sẽ họp làng “chứng tỏ ông là người thế nào ?
+ Theo lời của bố Nhụ,việc tập hợp làng mới ngoài đảo có lợi gì ?
+ Hình ảnh làng chài mới hiện ra như thế nào qua lời nói của bố Nhụ ?
+ Chi tiết nào cho thấy ông Nhụ suy nghĩ rất kĩ và cuối cùng ông đồng ý với con trai lập làng giữ biển ?
+ Nhụ nghĩ về kế hoạch của bố như thế nào ?
+ Nội dung bài văn là gì ?
4-Đọc diễn cảm 
-Cho HS đọc phân vai 
-GV ghi lên bảng đoạn cần luyện đọc và hướng dẫn HS đọc 
-Cho HS thi đọc đoạn 
-GV nhận xét + khen những HS đọc tốt 
5-Củng cố, dặn dò 
-Bài văn nói lên điều gì ?
-GV nhận xét tiết học
-HS đọc đoạn văn trả lời câu hỏi 
-2 HS nối tiếp nhau đọc cả bài 
-HS phát biểu 
-HS đọc đoạn nối tiếp trước lớp
-HS đọc từ ngữ 
-1-2 HS đọc cả bài 
- 1 HS đọc
-1 HS đọc và trả lời 
+ Nhụ, bố bạn và ông bạn
+ Họp làng để di dân ra đảo, đưa dần cả nhà Nhụ ra đảo
+ Bố Nhu phải là cán bộ lãnh đạo làng xã
... 
+ Nhụ đi, sau đó cả nhà sẽ đi. 
-HS nêu nội dung 
-4 HS phân vai để đọc 
-HS luyện đọc đoạn văn
-2,3 HS thi đọc 
-Lớp nhận xét 
- HS trả lời
- HS lắng nghe
 Tiết 4 KHOA HỌC
SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG CHẤT ĐỐT (T)
I.Mục tiêu: 
	- Nêu được một số biện pháp phòng chóng cháy, bỏng, ô nhiễm khi sử dụng năng lượng chất đốt.
	- Thực hiện tiết kiệm năng lượng chất đốt.
II. Đồ dùng dạy - học: 
 -Sưu tầm tranh ảnh về việc sử dụng các loại chất đốt
 -Hình và thông tin trang 86,87,88,89 SGK
III.Hoạt động dạy-học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Kiểm tra bài cũ: 
-Nêu tác dụng của năng lượng mặt trời trong tự nhiên?
-Con người đã sử dụng năng lượng mặt trời để làm gì?
GV nhận xét, đánh giá
B. Bài mới:
Giới thiệu bài mới: Bài học này giúp các em biết kể tên và công dụng của một số loại chất đốt
HĐ1: Kể tên một số loại chất đốt
-Hãy kể tên một số loại chất đốt thường dùng?
-Trong đó chất đốt nào ở thể rắn, ở thể lỏng, ở thể khí?
HĐ2: Công dụng và việc khai thác loại chất đốt rắn
-Sưu tầm, quan sát, thảo luận
1.Sử dụng chất đốt rắn
- Kể tên các chất đốt rắn thường được dùng ở các vùng nông thôn
- Than đá được sử dụng trong việc gì?
- Ngoài than đá, em còn biết loại than nào khác?
-Ở nước ta người ta khai thác than chủ yếu ở đâu?
C. Củng cố dặn dò:
-Tổng kết rút ra kết luận SGV trang 140, 147
-Nhận xét tiết học 
-Chuẩn bị bài sau: Sử dụng năng lượng chất đốt (tt)
-3 hs trả lời 
- HS lắng nghe
-HĐ cả lớp. Quan sát hình 1,2,3 SGK. Thảo luận câu hỏi. Trình bày trước lớp 
Góp ý bổ sung 
-HĐ nhóm
Quan sát hình 4,5
Thảo luận câu hỏi
Đại diện nhóm trình bày trước lớp (mỗi nhóm 1 câu)
Góp ý bổ sung 
- HS lắng nghe
Thứ ba Ngày soạn: 5/2/2010
Sáng Ngày giảng: 9/2/2010
Tiết 1 THỂ DỤC
 NHẢY DÂY, PHỐI HỢP MANG VÁC
TRÒ CHƠI: "TRỒNG NỤ "
I. Mục tiêu: 
	- Thực hiện được động tác tung và bắt bóng theo nhóm 2 -3 người.
	- Biết cách di chuyển tung và bắt bóng.
	- Biết cách chơi và tham gia chơi được.
II. Địa điểm, phương tiện:
- Địa điểm: Trên sân trường.
- Phương tiện: Bóng, dây,...
III. Nội dung phương pháp:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Phần mở đầu: 6 - 10'
GV phổ biến nhiệm vụ, yêu cầu bài học.
HS chạy chậm thành một hàng dọc trên địa hình tự nhiên.
Xoay các khớp cổ chân, khớp gối, hàng, cổ tay, vai.
Trò chơi khởi động.
2. Phần cơ bản: 18 - 22'
Ôn tung và bắt bóng theo nhóm: 2-3 người; các tổ tập theo khu vực đã quy định, tập trung bắt bóng theo nhóm 3.
- Ôn nhảy dây kiểu chân trước, chân sau: tập luyện theo nhóm, tổ chức thi đua giữa các nhóm.
Tập bật cao và tập chạy, mang vác: tập theo tổ: GV làm mẫu. HS nhảy thử, nhảy chính thức. Tập phối hợp chạy, mang vác theo từng nhóm 3 người.
Thi bật nhảy cao theo cách với tay lên chạm vật chuẩn.
Chơi trò chơi "Trồng nụ"
3. Phần kết thúc: 4 - 6'
Thực hiện một số động tác thả lỏng tích cực, hít thở sâu.
Đứng tại chỗ vỗ tay và hát.
GV cùng HS hệ thống bài.
GV nhận xét, đánh giá kết quả bài học.
GV giao bài về nhà.
- HS lắng nghe
- HS thực hiện
- HS thực hiện
 - HS chơi 
- HS thực hiện
- HS lắng nghe
TOÁN
DIỆN TÍCH XUNG QUANH VÀ DIỆN TÍCH TOÀN PHẦN CỦA HÌNH HỘP LẬP PHƯƠNG
I/ Mục tiêu:
	- Biết hình lập phương là hình hộp chữ nhật đặc biệt.
	- Biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật. 
- Làm bài tập: 1, 2.
II/ Đồ dùng dạy học:
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của giáo viên 
Hoạt động của học sinh 
1. Khởi động: 
2. Bài cũ: 
Giáo viên nhận xét.
3. Giới thiệu bài mới: Diện tích xung quanh _ diện tích tồn phần hình lập phương.
4. Phát triển các hoạt động: 
v	Hoạt động 1: Quan sát mô hình hình lập phương.
Phương pháp: Trực quan, đàm thoại.
Các mặt là hình gì?
Các mặt như thế nào?
Mấy cạnh – mấy đỉnh?
Các cạnh như thế nào?
Có? Kích thước, các kích thước của hình?
Nêu công thức Sxq và Stp
v Hoạt động 2: Thực hành.
Phương pháp: Thực hành.
	Bài 1
Giáo viên chốt công thức vận dụng vào bài 1.
	Bài 2
Giáo viên chốt công thức Stp – diện tích 1 mặt.
Tìm cạnh biết diện tích.
	Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi.
Giáo viên chốt công thức áp dụng vào bài.
v	Hoạt động 3: Củng cố.
5. Tổng kết - dặn dò: 
Làm bài 1, 2, 3/ 18.
Nhận xét tiết học.
Hát 
Học sinh lần lượt sửa bài 1, 2/ 16
Giáo viên chốt công thức.
Học sinh trả lời.
Lần lượt học sinh quan sát và hình thành Sxq _ Stp
	Sxq = S1 đáy ´ 4
	Stp = S1 đáy ´ 6
Học sinh làm bài.
Sửa bài.
Học sinh làm bài.
Sửa bài.
Học sinh làm bài.
Tính Sxq _ Stp hình lập phương.
Sửa bài.
Hỏi về công thức Sxq _ Stp hình lập phương.
CHÍNH TẢ (N- V)
 HÀ NỘI
I/Mục tiêu:
	- Nghe viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức thơ 5 tiếng, rõ 3 khổ thơ.
	- Tìm được danh từ riêng là tên người, tên địa lí Việt Nam (BT 2); Viết được 3 đến 5 tên người, tên địa lí theo yêu cầu của BT3.
II/Đồ dùng dạy-học 
-Bảng phụ -Bút dạ + một vài tờ phiếu khổ to
III/Các hoạt động dạy-học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/Kiểm tra bài cũ 
- GV đọc cho HS viết những tiếng có âm đầu r, d, gi. VD: giảng giải, rải rác, da diết, rung rinh, giã giò.
B-Bài mới:
 1/Giới thiệu bài:
 2/Viết chính tả:
*HĐ1: Hướng dẫn chính tả
-GV đọc bài chính tả một lượt.
+ Bài thơ nói về điều gì?
- Luyện viết những từ ngữ: Hà Nội, Hồ Gươm, Tháp Bút, Ba Đình, chùa Một Cột, Tây Hồ.
*HĐ2: Hướng dẫn HS viết chính tả.
-GV đọc từng câu, bộ phận câu.
* HĐ3: Chấm, chữa bài
-GV đọc lại bài chính tả một lượt cho HS soát lỗi.
-GV chấm 5-7 bài.
-GV nhận xét chung.
 3/Làm BT:
*HĐ1: Hướng dẫn HS làm BT2
+ Tìm danh từ riêng là tên người, tên địa lí.
+ Nêu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
-Cho HS làm bài.
-GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
*HĐ2: Hướng dẫn HS làm BT3
-Cho HS đọc yêu cầu BT3
-GV nhắc lại yêu cầu.
-Cho HS làm bài dưới hình thức thi tiếp sức.
-Cho HS trình bày kết quả.
-GV nhận xét.
 4/Củng cố, dặn dò:
-Nhắc HS ghi nhớ quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí Việt Nam.
-Nhận xét tiết học.
2 HS lên bảng viết.
 - HS theo dõi trong SGK.
- Bài thơ là lời một bạn nhỏ mới đến Thủ đô, thấy Hà Nội có nhiều thứ lạ, nhiều cảnh đẹp.
-HS viết.
-HS viết chính tả.
-HS tự soát lỗi.
-HS đổi tập cho nhau để sữa lỗi.
-1 HS đọc.
-HS làm bài cá nhân rồi trình bày kết quả.
-Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc, lớp lắng nghe
- HS thực hiện
- HS trình bày kết quả
- HS lắng nghe
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ (T)
I)Mục tiêu: 
	-Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ điều kiện - kết quả, giả thiết – kết quả (ND ghi nhớ).
	- Biết tìm các vế câu và quan hệ từ trong câu ghép (BT1); tìm được quan hệ từ thích hợp để tạo câu ghép (BT2); biết thêm vế câu để tạo câu ghép (BT3).
II) Đồ dùng dạy học:
-Bảng lớp - Bút dạ + phiếu khổ to.
III)Các hoạt động dạy-học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A-Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm  ... u việc gì?
+ Câu chuyện nói lên điều gì?
GV nhận xét giờ học
B-Bài mới:
1/Giới thiệu bài
2/Luyện đọc
*HĐ1:Cho 2 HS đọc 
-GV treo tranh minh hoạ và nói về nội dung tranh.
*HĐ2: Cho HS đọc đoạn nối tiếp
-Luyện đọc các từ ngữ: lặng thầm,suối khuất,rì rào
*HĐ3:Cho HS đọc trong nhóm
-Cho HS đọc cả bài.
-Cho HS đọc chú giải+ giải nghĩa từ.
*HĐ4:GV đọc diễn cảm toàn bài thơ một lượt
3/Tìm hiểu bài:
-Cho HS đọc từng khổ thơ và trả lời
+ Những từ ngữ và chi tiết nào ở khổ1 nói lên địa thế đặc biệt của Cao Bằng?
+ Từ ngữ,hình ảnh nào nói lên lòng mến khách, sự đôn hậu của người Cao Bằng?
+ Tìm những hình ảnh thiên nhiên được so sánh với lòng yêu nước của người dân Cao Bằng
+ Qua khổ thơ cuối,tác giả muốn nói lên điều gì?
+ Nội dung bài thơ là gì?
4/Đọc diễn cảm + học thuộc lòng
*HĐ1:Cho HS đọc diễn cảm
 -GV ghi 3 khổ thơ đầu và hướng dẫn cho HS luyện đọc.
*HĐ2:Cho HS học thuộc lòng
-Cho HS thi đọc.
5/Củng cố, dặn dò:
+ Bài thơ nói về điều gì?
-GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà tiếp tục học thuộc lòng bài thơ.
-HS đọc từng đoạn và trả lời.
-HS lắng nghe.
2HS khá giỏi đọc.
-HS quan sát tranh + nghe lời giảng giải của GV.
-Mỗi em đọc một khổ thơ.
-Từng cặp HS luyện đọc.
-2HS đọc.
-1HS đọc.
-HS lắng nghe.
-HS đọc và trả lời.
-Xem phần 2 của phần Mục tiêu.
-3HS đọc nối tiếp.
-HS luyện đọc.
-HS học thuộc lòng.
-HS có thể thi đọc vài khổ thơ, đọc cả bài.
-HS trả lời.
- HS lắng nghe
Thứ năm Ngày soạn: 6/2/2010
Sáng Ngày giảng: /2/2010
Tiết 1 TOÁN
LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
	- HS biết tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
	- Vận dụng để giải một số bài tập có yêu cầu tổng hợp liên quan đến hình lập phương và hình hộp chữ nhật.
	- Làm các bài tập: 1, 3. 
II. Đồ dùng dạy học:
- Bảng phụ, SGK
II. Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:
- Gọi 2 HS viết công thức tính DT xung quanh; DT toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
B. Bài mới:
1. Giới thiệu
2. Dạy bài mới:
- Cho HS làm lần lượt từng bài tập và chữa.
Bài 1: Cho HS vận dụng công thức tính DT xung quanh; DT toàn phần của hình hộp chữ nhật để tính.
 + Câu 1b: Gợi ý cho HS đổi về cùng đơn vị đo.
 Chia lớp thành 2 dãy, mỗi dãy làm 1 câu (a) (b).
Bài 2: Chia lớp thành 3 nhóm; mỗI nhóm làm 1 câu (cột1) (cột2) (cột3).
Cho HS nhắc lại công thức tính chu vi mặt đáy của hình hộp chữ nhật, từ đó nêu được cách tìm chiều rộng của hình hộp chữ nhật.
- Gọi đại diện 3 nhóm làm ở bảng, cho lớp nhận xét.
- Cho HS liên hệ hình lập phương để nhận xét về chiều dài, chiều rộng, chiều cao đều bằng nhau.
Bài 3: Cho HS thảo luận theo nhóm2.
- Gợi ý để HS tính DT xung quanh; DT toàn phần của hình lập phương có cạnh 4 cm.
- Gọi ý để HS tính DT xung quanh; DT toàn phần của hình lập phương khi gấp cạnh (4 cm) lên 3 lần.
- So sánh DT xung quanh; Dt toàn phần của hình mới và hình cũ.
- Nhận xét bài làm của HS.
C. Củng cố - Dặn dò:
- Cho HS hoc thuộc công thức tính DT xung quanh; DT toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt. Dặn HS về nhà làm bài tập, chuẩn bị bài sau.
- HS nhắc lại công thức.
- HS làm và chữa.
- Nhận xét và nêu lại cách làm.
- HS vận dụng công thức làm bài.
- Nhận xét và nêu cách làm.
- HS thảo luận, làm nháp.
- Trả lời kết quả thảo luận.
- Nhận xét và nêu lại cách làm.
- HS lắng nghe, thực hiện
TẬP LÀM VĂN
ÔN TẬP VĂN KỂ CHUYỆN
I)Mục tiêu:	 
	Nắm vững kiến thức đã học về cấu tạo bài văn kể chuyện, về tính cách nhân vật trong truyện và ý nghĩa của câu chuyện.
II) Đồ dùng dạy-học:	
-Bảng phụ viết sẵn nội dung tổng kết ở BT1
-Một và tờ phiếu khổ to viết các câu hỏi trắc nghiệm 
III/Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/Kiểm tra bài cũ 
-GV chấm đoạn văn HS viết lại trong tiết Tập làm văn trước 
GV nhận xét
B/Bài mới 
1-Giới thiệu bài 
2-Làm BT
*HĐ1:Hướng dẫn HS làm BT1
Cho HS đọc yêu cầu của BT
-Cho HS làm bài + trình bày kết quả 
-GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng ở bảng phụ
*HĐ2:Hướng dẫn HS làm BT2
-Cho HS đọc yêu cầu + câu chuyện Ai giỏi nhất ?
+ Khoanh tròn chữ a, b,hoặc c ở ý em cho là đúng 
-Cho HS làm việc 
-GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng 
2-Cả lời nói và hành động 
3-Khuyên người ta biết lo xa và chăm chỉ làm việc 
*Củng cố, dặn dò	
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS ghi nhớ những kiến thức về văn kể chuyện 
5 HS nộp vở để GV chấm 
- HS lắng nghe
-HS làm bài theo nhóm rồi trình bày kết quả 
-Lớp nhận xét 
-1 HS đọc 
-HS lên làm bài trên phiếu ở bảng 
-HS nhận xét
- HS lắng nghe
LUYỆN TỪ VÀ CÂU
NỐI CÁC VẾ CÂU GHÉP BẰNG QUAN HỆ TỪ
I/Mục tiêu: 
	- Hiểu thế nào là câu ghép thể hiện quan hệ tương phản.
	- Biết phân tích tích cấu tạo của câu ghép; thêm được một vế câu ghép để tạo thành câu ghép chỉ quan hệ tương phản; biết xác định chủ ngữ, vị ngữ
của mỗi vế câu ghép trong mẫu chuyện.
II/Đồ dùng dạy-học: -Bút dạ + một vài băng giấy 
III/Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A/Kiểm tra bài cũ 
-Kiểm tra 3 HS 
B/Bài mới 
1-Giới thiệu bài 
2-Nhận xét
*Bài tập 1:
-Cho HS đọc yêu cầu + đọc 2 đoạn văn 
+ Tìm câu ghép trong 2 đoạn văn 
+ Từ nào nối các vế câu ghép 
-Cho HS làm bài 
-GV chốt lại:có 1 câu ghép như ở SGV
*Bài tập 2:
-Các em tìm thêm những câu ghép thể hiện sự tương phản 
-Muốn vậy,các em cần sử dụng các quan hệ từ hay các cặp quan hệ từ 
+ Tuy, dù, mặc dù, nhưng
+ Tuy.nhưng, mặc dù .nhưng
-Cho HS làm bài 
-GV nhận xét 
3-Ghi nhớ 
-Cho HS đọc ghi nhớ 
4-Luỵên tập 
*Bài tập 1:
-Cho HS đọc yêu cầu + đọc câu a,b
+ Các em đọc lại 2 câu a, b và tìm chủ ngữ,vị ngữ trong câu 
-GV nhận xét + chốt lại lời giải đúng 
*Bài tập 3:
GV chốt lại kết quả đúng 
Mặc dù tên cướp rất hung hăng 
 C V
,gian xảo/ nhưng cuối cùng hắn vẫn 
 C 
phải đưa hai tay vào còng số 8 
 V
5-Củng cố,dặn dò
-GV nhận xét tiêt học. Dặn HS tập kể lại câu chuyện vui Chủ ngữ ở đâu ?
-HS1:nhắc lại cách nối câu ghép ĐK(GT)-KQ
-HS2:Làm BT1, -HS3:Làm BT2+3
-HS lắng nghe
-1 HS đọc BT1
-Một HS làm bài trên bảng,còn lại làm vào vở 
-Lớp nhận xét bài của bạn trên bảng 
-1 HS đọc BT2
-2 HS làm bài trên bảng lớp 
-HS làm vào vở 
-Lớp nhận xét kết quả bài làm của 2 bạn trên 
-3 HS đọc 
-3 HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ 
-HS đọc BT1
-2 HS làm bài trên bảng lớp,HS còn lại làm vào vở 
-Lớp nhận xét
- HS lắng nghe
- HS lắng nghe, thực hiện
Thứ sáu Ngày soạn: 6/2/2010
Sáng Ngày giảng: /2/2010
Tiết 1 TOÁN
THỂ TÍCH CỦA MỘT HÌNH
I. Mục tiêu: 
	- Có biểu tượng về thể tích của một hình.
	- Biết so sánh thể tích của hai hình trong một số tình huống đơn giản.
	- Làm các bài tập: 1, 2.
II/ Đồ dùng dạy học:
- Bộ đồ dùng dạy học Toán 5, bảng phụ,...
III/ Các hoạt động dạy và học:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
A. Bài cũ:
Gọi 1 HS giải toán: Tính DT xung quanh; Dt toàn phần của hình hộp chữ nhật có kích thước: 3m; 2.5m và 20dm.
- GV nhận xét, ghi điểm
B. Bài mới:
1. Giới thiệu:
2. Dạy bài mới:
* Hoạt động 1: Hình thành biểu tượng về thể tích của một hình. 
- GV cho HS hoạt động (Quan sát, nhận xét) trên các mô hình trực quan theo hình vẽ trong SGK.
- GV đặt câu hỏi cho HS trả lời và tự rút ra được kết luận trong từng ví dụ:
Ví dụ 1: 
- GV giới thiệu cho HS biết hình hộp chữ nhật, hình lập phương.
 - Hình lập phương và hình hộp chữ nhật: Cho HS nhận xét.
- GV kết luận thể tích hình hộp chữ nhật lớn hơn thể tích hình lập phương.
Ví dụ 2: Cho HS đếm số hình LP trong hình C và D. 
- So sánh thể tích.
- GV kết luận: Thể tích hình C = Thể tích hình D.
 Ví dụ 3: Cho HS đếm số hình lập phương trong hình P.
- Tách hình P thành 2 hình M và N, cho HS đếm số hình lập phương trong 2 hình M, N.
- Cho HS so sánh thể tích của hình P với thể tích của hình M, N.
- GV kết luận: Thể tích hình P =Thể tích hình M+ N.
* Hoạt động 2: Thực hành:
Bài 1: Cho HS làm miệng.
- Gọi HS đếm và so sánh thể tích của hình A và B.
Bài 2: Tương tự bài 1 nhưng cho HS làm vào vở.
- Gọi HS nêu kết quả.
Bài 3: Cho HS thảo luận nhóm 4.
- HS trình bày kết quả minh họa cách xếp.
3. Củng cố dặn dò:
- Dăn HS tập so sánh thể tích của 1 hình.
- GV nhận xét tiết học, tuyên dương những HS học tốt. Dặn dò HS về nhà làm bài tập, chuẩn bị bài sau.
- HS làm bài, lớp nhận xét
- HS lắng nghe
- HS quan sát, trả lời.
- Nhắc lại kết luận.
- HS đếm số hình lập phương.
- So sánh thể tích 2 hình.
- HS đếm.
- HS quan sát GV tách.
- HS đếm số hình.
- HS so sánh thể tích.
- HS nhắc lại kết luận.
- HS lắng nghe
- HS đếm số hình lập phương trong hình A, B
- HS làm và chữa.
- HS thảo luận và vẽ cách xếp vào giấy.
- HS lắng nghe
TẬP LÀM VĂN
KỂ CHUYỆN
KIỂM TRA VIẾT
I/Mục tiêu: (SGV)
II/Đồ dùng dạy-học
-Bảng lớp ghi tên một số truyện đã đọc, một vài truyện cổ tích
III/Các hoạt động dạy-học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1/Giới thiệu bài:
2/Hướng dẫn HS làm bài:
-GV ghi 3 đề trong SGK lên bảng lớp.
-GV lưu ý HS: Các em đọc lại 3 đề và chọn 1 trong 3 đề đó. Nếu các em chọn đề 3 thì em nhớ phải kể theo lời của một nhân vật.
-Cho HS tiếp nối nói tên đề bài đã chọn, nói tên câu chuyện xẽ kể.
-GV giải đáp thắc mắc.
3/HS làm bài:
-GV nhắc các em cách trình bày bài, tư thế ngồi
-GV thu bài khi hết giờ.
4/Củng cố, dặn dò:
-Nhận xét tiết học.
-Dặn HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết TLV tuần 23. 
-HS lắng nghe.
-1 HS đọc thành tiếng.
-Cả lớp lắng nghe.
-HS lắng nghe + chọn đề.
-HS lần lượt phát biểu.
-HS làm bài.
-HS lắng nghe.
Tiết 4 HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
 SINH HOẠT ĐỘI
1. Yêu cầu: 
- Nhận xét tình hình học tập trong tuần. 
- Xây dựng và duy trì nền nếp lớp trong tuần tới
2. Lên lớp:
a. Lớp trưởng nhận xét hoạt động tuần qua: 
- GV nhận xét tình hình học tập trong tuấn qua.
- Thống nhất một số nền nếp của lớp. 
- Nhận xét sự chuẩn bị dụng cụ học tập của HS. Thống nhất một số yêu cầu chung. 
- Nêu một số nhận xét: Phát biểu ý kiến, thống nhất ý kiến. 
b. Giáo viên đánh giá lại tình hình của lớp.
* Ưu điểm:
- Một số em có cố gắng trong học tập: 
- Hăng hái phát biểu xây dựng bài như:
- Thực hiện tốt các nề nếp
* Nhược điểm:
- Một số em còn thiếu đồ dùng học tập như: Thông, Cao Kỳ
3. Kế hoạch tuần tới: 
- Tiếp tục duy trì nền nếp lớp.
- Cán sự lớp hoạt động nghiêm túc. 
- Tăng cường phụ đạo học sinh yếu, bồi dưỡng học sinh giỏi.
4. Sinh hoạt văn nghệ:
 Hát bài: Em yêu hoà bình.
***********************

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 22 CKTKN.doc