Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 27 - Trường TH Nguyễn Chí Thanh

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 27 - Trường TH Nguyễn Chí Thanh

Toán:

Luyện tập

A.Mục đích yêu cầu:

 - Hs biết tính vận tốc của chuyển động .

 - Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.

 - Bài tập cần làm: 1;2;3. Hs khá giỏi làm bài tập4.

 - Giáo dục tính chính xác, khoa học, cẩn thận.

B.Chuẩn bị: + Gv: Bảng phụ, sgk .

 + Hs: sgk.

 

doc 33 trang Người đăng hang30 Lượt xem 404Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 27 - Trường TH Nguyễn Chí Thanh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Toán:
Luyện tập
A.Mục đích yêu cầu: 
 - Hs biết tính vận tốc của chuyển động .
 - Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
 - Bài tập cần làm: 1;2;3. Hs khá giỏi làm bài tập4.
 - Giáo dục tính chính xác, khoa học, cẩn thận.
B.Chuẩn bị: + Gv:	Bảng phụ, sgk .
 + Hs: sgk.
C.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
1.Bài cũ: Nêu cách tính vận tốc , tính công thức.
Giáo viên nhận xét- ghi điểm.
2.Bài mới :
a. Giới thiệu bài : TT
b. Giảng bài: 
 Bài 1: Hs đọc đề bài 
Gv nhận xét 
 - Có thể tính vận tốc chạy của đà điểu với đơn vị đo là mét/giây không ?
Gv hướng dẫn : vì 1 phút = 60 giây nên1050 : 60 = 17 ,5 ( m/giây)
Bài 2: Hs đọc đề bài 
Gv nhận xét 
Bài 3: Hs đọc đề bài 
Bài toán cho biết gì?Bài toán hỏi gì ?
Muốn tính V của ô tô ta phải biết gì ?
Gv chấm bài 1 số em -nx
Bài 4: Hs đọc đề bài 
 - Muốn tính v của ca nô ta cần tìm gì ?
Gv nhận xét 
3.Củng cố- dặn dò: 
 - Hs nhắc lại cách tính vận tốc.
 - Về nhà xem lại bài
Chuẩn bị: “Quãng đường”.
2 hs nêu.nx
- 1 Học sinh đọc đề.
- Hs tự giải vào vở nháp – 1 hs lên bảng giải.
5250 : 5 = 1050 ( m/ phút)
2 hs đọc 
Hs tự làm – đọc kết quả -nx
49 km /giờ ,35 m / giờ,78 m/ phút
- 2 hs đọc -tt
Quãng đường ô tô đi 
Hs giải vở - 1 hs lên bảng giải.
25 – 5 = 20 ( km)
V của ô tô : 20 : = 40 (km / giờ)
-2 hs đọc 
Thời gian ca nô đi 
Hs làm vở - 1 hs lên bảng giải.
7 giờ 45 phút – 6 giờ 30 phút = 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ.
V = 30 : 1,25 = 24 ( km/ giờ)
Thứ 2 ngày 14 tháng 3 năm 2011
Tập đọc:
Tranh làng Hồ
A.Mục đích yêu cầu: - Đọc thành tiếng: Đọc đúng các tiếng, từ khó hoặc dễ nhầm lẫn do phương ngữ: tranh , khoáy; đen lĩnh; nhấp nhánh .Đọc diễn cảm toàn bài với giọng ca ngợi tự hào.
 Hiểu các từ ngữ : thuần phác.
 Hiểu nội dung bài: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo .
B.Chuẩn bị: Gv : Bộ tranh làng Hồ, bảng phụ. Hs : đọc trước bài.
C.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
1.Bài cũ: 3Hs đọc nối tiếp bài: Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân. Nêu nd của bài.
 - Gv nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài.
b.Giảng bài
*/ Luyện đọc
- Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài
- Gv phân đoạn :3 đoạn 
Đ1: Từ đầu đến.và tươi vui.
Đ2: Tiếp đếngà mái mẹ.
Đ3:Phần còn lại.
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp 
 Lần 1:Luyện phát âm
Hd hs ngắt câu dài.
- Lần 2- kết hợp nêu chú giải 
- Học sinh đọc nối tiếp lần 3
- Học sinh đọc theo nhóm
- 1 học sinh đọc toàn bài
- Giáo viên đọc mẫu.
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
- Hãy kể những bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam.
- Kỹ thuật tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
Thuần phác : chất phác , mộc mạc.
Ý1: vẻ đẹp về màu sắc , đường nét của tranh làng Hồ.
Yêu cầu hs đọc thầm đoạn 2, 3
- Tìm những từ ngữ ở hai đoạn cuối thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ.
Hđn 2 trong 3 phút trả lời câu hỏi sau.
-Vì sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ?
Ý2 :Sự đánh giá và lòng biết ơn của tác giả đối với những người nghệ sĩ dân gian.
Qua bài em hiểu thêm điều gì?
 - Gv cho Hs xem một số tranh làng Hồ.
Nội dung.-liên hệ 
*/Luyện đọc diễn cảm.
Gọi hs đọc nối tiếp
Nêu giọng đọc tồn bài
- Chọn đoạn đọc diễn cảm: đoạn 1
Trong đoạn này cần nhấn giọng những từ ngữ nào?
- Yêu cầu học sinh đọc diễn cảm
- Thi đọc diễn cảm 
- Nx -ghi điểm.
3.Củng cố- dặn dò
- Nhắc lại nd của bài.
- Về nhà đọc bài .
Chuẩn bị : Đất nước – trả lời câu hỏi sgk.
3 hs đọc –nx
Cả lớp đọc thầm.
- 3 học sinh đọc
- Học sinh đọc
- 3 học sinh đọc
- Đọc nhóm đôi
- Hs đọc thầm đoạn 1
-Hs nối tiếp trả lời.
Tranh vẽ lợn, gà, chuột ếch, cây dừa, tranh tố nữ
-Kỹ thuật tạo hồ của tranh làng Hồ rất đặc biệt.Màu đen không pha bằng thuốc mà được luyện bằng bột than của rơm nếp, cói chiếu, lá tre mùa thu
- Phải yêu mến cuộc đời trồng trọt chăn nuôi lắm, rất có duyên, kỹ thuật tranh làng Hồ đạt tới sự trang trí tinh tế, là một sự sáng tạo phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội họa.
-Vì các nghệ sĩ đã đem vào cuộc sống một cách nhìn thuần phác, lành mạnh hóm hỉnh tươi vui, những bức tranh làng Hồ gắn với cuộc sống của người dân Việt Nam.
- Hs quan sát.
- 3 Hs đọc 
- Hs nêu
- 4em đọc.
- 2 Hs đọc - nhận xét.
- Hs lắng nghe thực hiện.
Chính tả:(Nhớ viết)
Cửa sông
A.Mục đích yêu cầu: 
 - Nhớ viết chính xác đẹp 4 khổ thơ cuối của bài thơ Cửa sông.
 - Hs tìm được các tên riêng trong hai đoạn trích sgk, củng cố khắc sâu quy tắc viết hoa tên người tên địa lí nước ngoài Làm đúng bài tập chính tả , nắm quy tắc viết hoa tên người, tên địa lý nước ngoài.
 - Gd học sinh ý thức luyện chữ.
B.Chuẩn bị: Gv :bảng phụ, sgk Hs : sgk.
C.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
1.Bài cũ. Gọi 2 Hs lên bảng viết các từ: Chi –ca –gô, Ban –ti -mo
2.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài.
b.Giảng bài
*Hd hs viết chính tả.
- Tìm hiểu nội dung đoạn viết.
Gọi 1Hs đọc thuộc lòng đoạn thơ.
 - Cửa sông là địa điểm đặc biệt như thế nào?
- Hd hs viết từ khó
Yêu cầu hs luyện viết vào bảng con.
Gv hd hs cách trình bày bài viết.
Đoạn thơ có mấy khổ?Cách trình bày mỗi khổ thơ như thế nào?
- Gv yêu cầu hs gấp sgk nhớ và viết lại 4 khổ thơ theo yêu cầu.
- Gv yêu cầu hs đổi vở dò bài. 
- Gv chấm bài -nx
c.Thực hành: 
Bài 2.Gọi hs đọc yêu cầu bài tập.
 - Yêu cầu hs viết hoa tên các danh từ riêng giải thích cách viết
Tên người: Cri – xtơ – phơ – rơ, Cơ – lơm – bơ, A – mê – gi – gơ.
-Tên địa lý: I - ta – li- a, Ê – vơ – rét, Hy – ma – lay – a 
Tên địa lý: Mĩ. Pháp, Ấn Độ
3.Củng cố -dặn dò
Gv nhận xét – nhắc nhở hs ghi nhớ để viết đúng quy tắc viết hoa tên người và tên địa lí nước ngoài.
Chuẩn bị : ôn tập.
- Hs viết – cả lớp làm nháp.
- 1Hs đọc đoạn thơ trước lớp.
- Cửa sông là nơi biển tìm về với đất,nơi nước ngọt lẫn với nước mặn, nơi cá vào đẻ trứng, tôm búng càng,nơi tàu ra khơi, nơi tiễn người ra biển.
- Hs viết vào bảng con: tôm rảo, lưỡi sóng, lấp lóa.
Đoạn thơ có 4 khổ. Lùi vào1ô rồi mới viết chữ đầu mỗi dòng thơ.Giữa các khổ thơ cách một dòng
- Hs viết bài.
- Hs dò bài
Đổi vở dò lỗi để soát lỗi chính tả.
- Hs trình bày -nx
Giải thích cách viết
Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận, tạo thành tên riêng đó.Các tiếng trong một bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối.
*Viết giống như tên riêng Việt Nam.
- Hs lắng nghe thực hiện.
Đạo đức:
Em yêu hòa bình ( T2)
A.Mục đích yêu cầu: 
-Học sinh học xong bài này hiểu thêm được giá trị của hòa bình.Trẻ em có quyền sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình.
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình do nhà trường, địa phương tổ chức. Yêu hòa bình, quý trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh cho hòa bình, ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hòa bình, gây chiến tranh.
B.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
1.Bài cũ: Nêu những biểu hiện của lòng yêu hòa bình trong cuộc sống hằng ngày.
Gv nhận xét
2.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài.
b.Giảng bài
Hoạt động1:Giới thiệu các tư liệu về hòa bình mà hs sưu tầm.
Hs hs trưng bày tranh ảnh về bảo vệ hòa bình.
Hoạt động2: Hd hs vẽ “Cây hòa bình”
Tổ chức cho hs vẽ vào giấy A4 theo nhóm 4 trong 5 phút
Gv nhận xét tranh vẽ của các em.
Gv chốt: Rễ cây là những hoạt động bảo vệ hòa bình chống chiến tranh, hoa quả lá là những điều tốt đẹp mà con người chúng ta cần có trách nhiệm bảo vệ và giữ gìn
Hoạt động 3 : Thi hát đọc thơ về chủ đề em yêu hòa bình.
Yêu cầu hs trình bày cá nhân bài hát , bài thơ đã chuẩn bị.
Gv nhận xét tuyên dương.
3.Củng cố- dặn dò
Gọi hs đọc phần ghi nhớ
Liên hệ gd
Chuẩn bị bài sau : Em tìm hiểu về Liên Hợp Quốc.
2 Hs trả lời -nx
-Hs trưng bày tranh ảnh về chống chiến tranh bảo vệ hòa bình.
-Hs thực hành vẽ, trưng bày sản phẩm của nhóm mình.
-Tổ chức cho hs thuyết minh về nội dung của tranh. 
-Hs thi cá nhân.
- Hs lắng nghe thực hiện.
Địa lí
Châu Mĩ.
A.Mục đích yêu cầu: 
- Hs mô tả sơ lược được vị trí của Châu Mĩ: Nằm ở bán cầu tây, bao gồ Bắc Mĩ, Trung Mĩ, và Nam Mĩ ; nêu được một số đặc điểm địa hình khí hậu: địa hình Châu Mĩ từ tây sang đông: núi cao đồng bằng, núi thấp và cao nguyên. Châu Mĩ có nhiều đới khí hậu: nhiệt đới ôn đới và hàn đới.
 - Hs sử dụng quả địa cầu, bản đồ lược dồ nhân biết vị trí , giới hạn lãnh thổ, chỉ và đọc tên được một số dãy núi, cao nguyên , sông đồng bắng lớn của Châu Mĩ trên bản đồ.
- Giáo dục học sinh ham tìm hiểu.
B.Chuẩn bị : 
Gv :-Bản đồ địa lí tự nhiên thế giới,lược đồ các châu lục và đại dương.
Lược đồ tự nhiên Châu Mĩ ,các hình minh hoạ trong sgk Hs : sgk.
C.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
1.Bài cũ : Nêu đặc điểm về dân cư châu Phi.
Kinh tế châu Phi có đặc điểm gì khác so với các châu lục khác.
- Nhận xét ghi điểm Hs.
2.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài.
b.Giảng bài
* Vị trí địa lí giới hạn.
- Gv yêu cầu Hs cả lớp quan sát quả địa cầu để tìm ranh giới giữa bán cầu Đông và bán cầu Tây.
- Gv yêu cầu Hs xem hình 1, trang 103 sgk, tìm châu Mĩ và các châu lục, đại dương tiếp giáp với châu Mĩ.
- Gv yêu cầu Hs lên bảng chỉ trên quả địa cầu và nêu vị trí địa lí của châu Mĩ.
Gv yêu cầu Hs mở sgk trang 104 đọc bảng số liệu, cho biết châu Mĩ đứng thứ mấy về S trong các châu Lục.
KL: Châu Mĩ là địa lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây.
* Đặc điểm tự nhiên.
- Gv yêu cầu Hs làm việc nhóm 4 (5p)
- Quan sát các ảnh trong hình 2, rồi tìm trên lược đồ tự nhiên châu Mĩ, cho biết ảnh đó chụp ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ, hay Nam Mĩ và điền thông tin vào bảng.
- Gv theo dõi, giúp đỡ Hs làm việc, gợi ý để các em biết cách mô tả thiên nhiên các vùng.
- Qua bài tập trên, em có nhận xét gì về thiên nhiên châu Mĩ?
KL: Thiên nhiên châu Mĩ rất đa dạng và phú.
+ Kể tên và vị trí của: Các dãy núi lớn,Các đồng bằng lớn, Các cao nguyên lớn.
+ Làm việc cá nhân
- Gv yêu cầu Hs lần lượt trả lời các câu hỏi.
+ Lãnh thổ châu Mĩ trải dài trên các đới khí hậu nào?
Gv nhận xét câu trả lời của Hs và nêu lại các đới khí hậu của Bắc Mĩ.
+ Nêu tác dụng của rừng rậm A- ma-dôn đối với khí hậu của châu Mĩ.
KL: Châu Mĩ có vị trí trải dài trên cả hai bán cầu Bắc và Nam.
- Hãy giải thích vì sao thiên nhiên châu Mĩ rất đa dạng và phong phú?
Ghi nhớ ( sgk )
3.Củng cố - dặn dò
Hs nhắc lại nội dung
Về nhà học bài 
Chuẩn bị : châu Mĩ ( tt)
- 2 hs trả lời - nx
- Hs lên bảng thực hiện.
- Hs làm việc cá nhân, tìm vị trí địa lí châu Mĩ, giới hạn theo các phía đông, bắc, tây, nam  ... Hoạt động của trò.
1.Bài cũ. Chấm 1 số bài tiết trước.
Nhận xét
-Kiểm tra đồ dùng học tập của HS.
2. Bài mới.
a.Giới thiệu bài
b.Giảng bài
HĐ 1: Tìm và chọn nội dung đề tài.
-Treo tranh về đề tài môi trường và gợi ý HS quan sát.
-Quan sát tranh và trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
+Các bức tranh đó vẽ về những đề tài gì?
+Trong tranh gồm có những hình ảnh nào?
HĐ 2: HD cách vẽ.
-Treo hình gợi ý để HS nhận ra cách vẽ tranh.
GV nhận xét- bổ sung
Đưa ra một số bài vẽ của HS năm trước HS nhận xét.
HĐ 3: thực hành
Vẽ tranh đề tài về môi trường nơi em đang sống.
GV theo dõi uốn nắn.
HĐ 4: Nhận xét đánh giá.
GV chấm bài –nx
Tuyên dương 1 số em vẽ đẹp, sáng tạo.
3.Củng cố -dặn dò.
-Để giữ cho môi trường luôn sạch đẹp các em cần phải làm gì? Liên hệ
-Dặn HS chuẩn bị: Sưu tầm bài vẽ hai mẫu vật.
-Một số nhóm trình bày trước lớp.
NX
-HS nêu cách vẽ.nx
+Vẽ hình ảnh chính làm rõ nội dung bức tranh.
+Vẽ hình ảnh phụ sao cho sinh động, phù hợp.
+Vẽ màu theo cảm nhận riêng.
2 HS nhắc lại.
Nhận xét bài vẽ và nhận ra về bố cục, màu sắc, bức tranh mình ưa thích.
Tự vẽ bài vào vở
HĐNG: Tổ chức lễ kỉ niệm ngày 26 .3
A.Mục đích yêu cầu:-HS biết được ngày thành lập Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh , ý nghĩa của ngày thành lập Đoàn , tổ chức thi văn nghệ , đọc thơ .
-HS có tính mạnh dạn hơn trong mọi hoạt động .
-Giáo dục hs học tập tốt .
II.Chuẩn bị : GV : nd, 
 HS : 1 số bài hát , bài thơ.
C.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
1.Bài cũ : HS hát bài : Ngày vui mới .
GV nhận xét- ghi điểm
2. Bài mới 
a.Giới thiệu bài : TT
b.Giảng bài
-GV yêu cầu hs nhắc lại 
Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh thành lập vào ngày tháng năm nào?
Các thời kì đổi tên của Đoàn.
Ý nghĩa của ngày thành lập Đoàn
GV nhận xét -bổ sung.
-Tổ chức hs đọc thơ , hát về Đội , Đoàn.
Thi giữa các tổ .
Nhận xét –tuyên dương .
Thi cá nhân .
Tuyên dương.
3.Củng cố –dặn dò 
GV liên hệ – giáo dục 
Về nhà ôn các kiến thức vừa học .
2 hs hát -nx
-HS trả lời
-HS thi 
Âm nhạc Ôn tập bài hát. Em vẫn nhớ trường xưa
TĐN số 8.
A.Mục đích yêu cầu:-HS thuộc lời ca, thể hiện sắc thái vui tươi, tha thiết của bài: Em vẫn nhớ trường xưa.
-HS trình bày bài hát bằng cách hát có lĩnh xướng, đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm.Hs đọc đúng giai điệu, ghép lời kết hợp gõ phách bài TĐN số 8.
GD học sunh thích ca hát.
II .Chuẩn bị.GV : nd , bài tập đọc nhạc số 8
 Hs : ôn bài :Em vẫn nhớ trường xưa
C.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
1.Bài cũ: Gọi hs hát bài :Em vẫn nhớ trường xưa
GV nhận xét
2.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài.
b.Giảng bài
Hoạt động 1.Ôn tập bài hát. Em vẫn nhớ trường xưa.
-HS hát bài: Em vẫn nhớ trường xưa- kết hợp gõ đệm..
-HS trình bày bài hát bằng cách hát đối đáp, đồng ca kết hợp gõ đệm.
+Nhóm 1: Trường xưa làng em. yêu lành.+Đồng ca:Tre xanh kia. nhớ trường xưa.
-Hs xung phong trình bày bài hát 
-Trình bày bài hát theo nhóm
Hoạt động 2 :TĐN số 8.
-Giới thiệu bài TĐN.
-GV treo bài TĐN số 8 lên bảng.
-Hôm nay các em sẽ học bài TĐN số 8 mang tên :Mây chiều.
-Bài TĐN viết ở loại nhịp gì? có mấy nhịp?
-Tập nói tên nốt nhạc.
-HS nói tên ở khuông thứ nhất.
-GV chỉ từng nốt ở khuông thứ 2 cả lớp đồng thanh nói tên nốt nhạc.
-Luyện tập cao độ.
-Luyện tiết tấu.
-Tập đọc từng câu.
-Ghép lời ca.
-2 HS đọc nhạc, đồng thời 1 HS hát lời.
-Cả lớp hát lời và gõ phách.
3. Củng cố, dặn dò
-Hs đọc lại bài TĐN
Về nhà ôn lại 
Chuẩn bị : ôn tập 2 bài hát : màu xanh quê hương , em vẫn nhớ trường xưa .
-2 HS hát -nx
-HS thực hiện.
-Hs trình bày
-5-6HS trình bày.
-HS hát theo nhóm-nx
-HS ghi bài.
-Hs theo dõi.
-Bài TĐN viết ở nhịp ¾ gồm 8 nhịp.
-Bài TĐN chia làm 2 câu mỗi câu 4 nhịp.
-Trả lời.
-Cả lớp thực hiện.
-HS đọc
-HS đọc nhạc , ghép lời -nx
Thứ 4 ngày 16 tháng 3 năm 2010
Toán: Luyện tập
A.Mục đích yêu cầu: 
- Hs biết tính quãng đường đi được của một chuyển động đều.
 - Rèn kỹ năng thực hành , làm bài tập đúng, chính xác.
 - Gd học sinh cẩn thận khi làm bài.Bài tập cần làm: 1;2. Hs khá giỏi làm bài tập 3, 4.
B.Chuẩn bị: Gv : nd	Hs xem trước bài.
C.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
1.Bài cũ: Viết công thức tính quãng đường và nêu tên đơn vị.
 Gv nhận xét – ghi điểm.
2.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài.
b.Giảng bài
Bài 1.Gọi hs đọc nội dung bài tập.
 - Hd hs làm vào bảng con.
 - Yêu cầu hs vận dụng công thức tính quãng đường để tính.
 - Gv nhận xét kết quả làm bài của hs.
Bài 2: Gọi hs đọc nội dung bài tập.
 - Yêu cầu hs tóm tắt bài toán bằng sơ đồ đoạn thẳng.
Bài toán cho biết gì ? Bài toán hỏi gì ?
-Yêu cầu hs làm vở
Gv chấm bài nhận xét.
Bài 3: Gọi hs đọc nội dung bài tập.
 - Lưu ý hs đưa đơn vị thời gian về cùng một đơn vị đo thời gian.
Hđn 2 trong 3 phút
Gv nhận xét
Gv nhận xét kết quả đúng.
Bài 4: Gọi hs đọc nội dung bài tập.
 - Tổ chức cho hs thi giải toán nhanh. 
Gv nhận xét kết quả đúng.
3.Củng cố - dặn dò: 
 - Nhắc lại kiến thức vừa luyện
 - Về nhà ôn lại bài 
 - Chuẩn bị : thời gian.
1Hs nêu-nx
Bài 1. 1Hs đọc đề trước lớp.
- 3 hs điền vào bảng -nx
v
32,5km/giờ
210m/phút
36km/giờ
t
 4 giờ
7 phút
40 phút
s
130km
1,47km
24km
Bài 2. -1Hs đọc đề trước lớp.
1Hs lên bảng tĩm tắt 
7giờ 30 phút 12 giờ 15 phút
 A V = 46km/giờ B
 ?km
Hs làm vào vở.
Thời gian ô tô đi từ A đến B là.
12 giờ 15 phút – 7giờ 30 phút = 4 giờ 45
phút = 4,75 phút
Quãng đường từ A đến B là.
46 x 4,75 = 218,5( km)
Đáp số: 218,5 km.
Bài 3. 1Hs đọc đề trước lớp.
Hs thảo luận –trình bày.
Đổi 15 phút = 0,25 giờ.
Đáp số: 2 km.
Bài 4. 1Hs đọc đề trước lớp.
Đổi 1 phút 15 giây = 75 giây
14 x 75 = 1050(m) = 1,05 ( km )
- Hs lắng nghe thực hiện. 
0Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến tham gia
A.Mục đích yêu cầu:
 - Hs tìm và kể được một câu chuyện có thật về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc một kỉ niệm với thầy giáo , cô giáo. 
- Biết sắp xếp câu chuyện theo một trình tự hợp lý,lời kể tự nhiên , sinh động hấp dẫn sáng tạo,biết nhận xét được lời kể của bạn. Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện.
- Gd học sinh kính trọng ,biết ơn thầy cô giáo.
B.Chuẩn bị: Gv :Bảng phụ. Hs : chuyện
C.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
1.Bài cũ. 2Hs kể lại một câu chuyện đã được đọc được nghe nói về truyền thống đoàn kết của dân tộc ta.
Gv nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: 
a.Giới thiệu bài.
b.Giảng bài
- Gọi hs đọc đề - gv ghi đề lên bảng
Chọn một trong hai đề. SGK
Đề bài yêu cầu gì?
Gọi hs đọc phần gợi ý của đề.
Hd hs giới thiệu chuyện kể.
* Kể trong nhóm.
Cho hs chia nhóm 2 kể lại câu chuyện mà mình đã chuẩn bị.
*Kể trước lớp.
Tổ chức cho hs thi kể.
Gv ghi bảng tên câu chuyện , tên học sinh kể.
Gv nhận xét ghi điểm.
3.Củng cố- dặn dò
Gv liên hệ- gd
Về nhà kể lại cho người thân nghe.
Chuẩn bị : Lớp trưởng của tôi.
Hs kể -nx
2.Hs nối tiếp đọc đề trước lớp.
- 4Hs nối tiếp đọc gợi ý sgk.
- Hs nối tiếp giới thiệu chuyện mình kể.
- Hs lập nhanh dàn ý.
- Hs hoạt động nhóm
-Trao đổi nội dung , ý nghĩa câu chuyện.
- Hs có thể tự nêu câu hỏi chất vấn bạn về nội dung ý nghĩa của chuyện.
- Câu chuyện bạn kể xảy ra ở đâu?Vào thời gian nào?
- Tại sao bạn chọn câu chuyện đó để kể?
- Bạn có suy nghĩ gì về câu chuyện đó?
-6 Hs thi kể chuyện, trao đổi với nhau về nd , ý nghĩa câu chuyện.
- Hs nhận xét lời kể của bạn theo tiêu chí đánh giá
- Bình chọn bạn kể hay , bạn có câu chuyện hay.
Tập đọc: Đất nước
A.Mục đích yêu cầu:
 -Đọc thành tiếng: Đọc đúng các tiếng, từ dễ nhầm lẫn: xao xác, ngoảnh lại, phấp phới , khuất. Biết đọc diễn cảm bài thơ với giọng ca ngợi tự hào.
 - Đọc hiểu: Hiểu các từ : phấp phới , chưa bao giờ khuất.
Hiểu nội dung bài.Bài thơ thể hiện niềm vui, niềm tự hào về một đất nước tự do.
 - Gd học sinh tình yêu đất nước , lòng tự hào dân tộc.
B.Chuẩn bị Gv :Tranh minh họa sgk , bảng phụ ghi khổ 3,4
 Hs :sgk
C.Hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy.
Hoạt động của trò.
1.Bài cũ Hs đọc bài: tranh làng Hồ.
1Hs nêu nội dung bài
Gv nhận xét ghi điểm.
2.Bài mới: .
a.Giới thiệu bài.
b.Giảng bài
*/ Luyện đọc
- Yêu cầu 1 học sinh đọc toàn bài
- T phân đoạn :mỗi khổ thơ là 1 đoạn
- Yêu cầu học sinh đọc nối tiếp
 Lần 1:Luyện phát âm
Lưu ý hs ngắt nhịp các khổ thơ.
Gió thổi /mùa thu/ hương cốm mới
Tôi nhớ/ những ngày thu đã xa
Sau lưng/ thềm nắng/ lá rơi đầy.
- Lần 2- kết hợp nêu chú giải 
- Học sinh đọc nối tiếp lần 3
- Học sinh đọc theo nhóm
- Giáo viên đọc mẫu.
Lưu ý giọng đọc cho hs cách ngắt nghỉ hơi sau các câu thơ.
*/Tìm hiểu bài.
Hd hs đọc thầm bài.
-“Những ngày thu đã xa” được tả trong hai khổ thơ đầu đẹp và buồn.Em hãy tìm những từ ngữ nói lên điều đó.
Gv chốt: Đây là những câu thơ nói về mùa thu Hà Nội năm 1946.Năm mà những con người Hà Nội từ biệt quê hương để ra đi kháng chiến để lại phố phường trong tay giặc
- Cảnh đất nước trong mùa thu mới được tả trong khổ thơ thứ 3 đẹp như thế nào?
Phấp phới : vui tươi , phấn khởi.
- Tác giả dùng biện pháp gì để tả thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của kháng chiến?
- Lòng tự hào về đất nước tự do về truyền thống bất khuất của dân tộc được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh nào hai khổ thơ cuối?.
Chưa bao giờ khuất : những người anh dũng chưa bao giờ chịu khuất phục.
Qua bài em cảm nhận được điều gì?
ND – ghi bảng
*/Đọc diễn cảm
- Gọi 5 Hs đọc nối tiếp 
Nêu giọng đọc của bài văn 
Chọn khổ 3,4 đọc diễn cảm
Nêu từ ngữ cần nhấn giọng?
- Gọi hs đọc cá nhân
Hs đọc thuộc lòng ( 3 phút ) 
Thi đọc thuộc lòng 
- Gv nhận xét ghi điểm.
3.Củng cố- dặn dò: 
Hs nhắc lại nd
Liên hệ gd
Về nhà đọc lại bài 
Chuẩn bị : ôn tập.
1 Hs đọc -nx
- Hs đọc thầm
- 5 hs đọc
- Hs đọc
- 5 hs đọc 
- 5 hs đọc
-Hs luyện đọc theo nhóm 2.
- Những ngày thu đã xa đẹp: sáng mát trong, gió thổi mùa thu hương cốm mới.
những ngày thu đã xa, sáng chớm lạnh, những phố dài xao xác hơi may, thềm nắng lá rơi đầy
- Cảnh đất nước trong mùa thu mới rất đẹp: rừng tre phấp phới, trời thu may áo mới, trời thu trong biếc, rừng tre phấp phới, trời thu nói cười thiết tha
- Tác giả dùng biện pháp nhân hóa làm cho đất trời cũng thay áo mới cũng cười nói như con người để thấy được niềm vui phấn khởi rộn ràng của thiên nhiên, đất trời trong mùa thu thắng lợi của dân tộc Việt Nam ta.
- Lòng tự hào về đất nước tự do qua những điệp từ, điệp ngữ: đây những, của chúng ta, chưa bao giờ khuất..
- Hs nêu.
 - 5Hs đọc 
- 4 hs đọc
- 2 hs đọc
- Hs lắng nghe thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 27(2).doc