Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 8 - Trường Tiểu học số 1 Đồng Sơn

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 8 - Trường Tiểu học số 1 Đồng Sơn

Tập đọc

KÌ DIỆU RỪNG XANH

I.Mục đích, yêu cầu:

-Luyện đọc:

+Đọc đúng: loanh quanh, gọn ghẽ, len lách, vàng rợi,

+Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng mô trước vẻ đẹp của núi rừng. -Hiểu được:

+Nghĩa các từ: lúp xúp, ấm tích, tan kì, vượn bạc má, khộp, con mang.

+Nội dung bài: Cảm nhận vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả với vẻ đẹp của rừng.( Trả lời các câu hỏi SGK)

II.Chuẩn bị: GV và HS : Sưu tầm tranh, ảnh về vẻ đẹp của rừng, những muôn thú có tên trong bài.

 

doc 31 trang Người đăng hang30 Lượt xem 541Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần 8 - Trường Tiểu học số 1 Đồng Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 8:
(Từ ngày 11/ 10 đến ngày 15/10)
*****************************
Thứ hai ngày 11 tháng 10 năm 2010
Tập đọc 
KÌ DIỆU RỪNG XANH
I.Mục đích, yêu cầu: 
-Luyện đọc: 
+Đọc đúng: loanh quanh, gọn ghẽ, len lách, vàng rợi,
+Đọc diễn cảm bài văn với cảm xúc ngưỡng môï trước vẻ đẹp của núi rừng. -Hiểu được:
+Nghĩa các từ: lúp xúp, ấm tích, tan kì, vượn bạc má, khộp, con mang.
+Nội dung bài: Cảm nhận vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả với vẻ đẹp của rừng.( Trả lời các câu hỏi SGK)
II.Chuẩn bị: GV và HS : Sưu tầm tranh, ảnh về vẻ đẹp của rừng, những muôn thú có tên trong bài.
III. Các hoạt động dạy và học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài và trả lời câu hỏi: 
- Chi tiết nào trong bài thơ gợi tả hình ảnh đêm trăng rất tĩnh mịch? 
- Tìm hình ảnh thể hiện sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên trong đêm trăng trên sông Đà?
- Nêu nd của bài? – GV nhận xét, ghi điểm.
3. Dạy – học bài mới:
Hoạt động dạy của GV
Hoạt động học của HS
- Giới thiệu bài: GV có thể dùng tranh về rừng để minh hoạ giới thiệu bài. 
HĐ 1: Luyện đọc. (Khoảng10 phút)
+Gọi 1 HS khá (hoặc giỏi) đọc cả bài trước lớp.
+Yêu cầu HS đọc thành tiếng bài văn theo các đoạn trong bài với các bước đọc sau:
 *Đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp (1lượt). GV kết hợp giúp HS sửa lỗi cách đọc (phát âm).
 *Tổ chức cho HS đọc nối tiếp trước lớp (1lượt). GV kết hợp cho HS nêu cách hiểu nghĩa các từ: lúp xúp , ấm tích, tan kì, vượn bạc má, khộp, con mang.
 *Tổ chức cho HS đọc theo nhóm đôi.
 *Gọi HS thể hiện đọc từng cặp trước lớp (lặp lại 2 lượt).
 * Gọi 1 HS đọc toàn bài.
+GV đọc mẫu toàn bài.
HĐ 2: Tìm hiểu nội dung bài (Khoảng10 phút)
Ý1: Giới thiệu vẻ đẹp lì lạ của rừng xanh.
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi:
H: Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì? 
(Tác giả thấy vạt nấm rừng như thành phố nấm; mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì; bản thân mình như một người khổng lồ đi lạc vào kinh đô của vương quốc những người tí hon với những đền đài, miếu mạo, cung điện lúp xúp dưới chân).
H: Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?
(Cảnh vật trong rừng trở nên lảng mạng, thầm bí như trong truyện cổ tích)
Ý2: Vẻ đẹp của rùng khộp.
-Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2, 3 và trả lời câu hỏi:
H: Những muông thú trong rừng được tác giả miêu tả như thế nào?
(Những con vượn bạc má ôm con gọn ghẽ chuyền cành như tia chớp. Những con chồn sóc với chùm lông đuôi to đẹp vút qua không kịp đưa mắt nhìn theo. Những con mang vàng đang ăn cỏ non những chiếc chân vàng giẫm trên lá vàng).
H: Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng?
(Sự xuất hiện thoắt ẩn, thoắt hiện của muôn thú làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ và kì thú).
H: Vì sao rừng khộp được gọi là “giang sơn vàng rợi”?
(vì có sự phối hợp của rất nhiều màu vàng trong một không gian rộng lớn: lá vàng như cảnh mùa thu ở trên cây và rải thành thảm dưới gốc, những con mang có màu lông vàng, nắng cũng rực vàng,)
H: Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc bài văn trên?
(VD: Đoạn văn giúp em thấy yêu mến hơn những cảnh rừng và mong muốn tất cả mọi người hãøy bảo vệ vẻ đẹp tự nhiên của rừng)
-Yêu cầu HS thảo luận tìm nd của bài.
-Tổ chức cho đại diện nhóm trình bày – GV nhận xét chốt lại:
ND: Vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả với vẻ đẹp của rừng.
-Yêu cầu HS nhắc lại nd.
HĐ 3: Luyện đọc diễn cảm ( khoảng 10 phút)
a)Hướng dẫn HS đọc từng đoạn:
 *Gọi một số HS mỗi em đọc mỗi đoạn theo trình tự các đoạn trong bài, yêu cầu HS khác nhận xét cách đọc của bạn sau mỗi đoạn.
 * GV hướng dẫn, điều chỉnh cách đọc cho các em sau mỗi đoạn.
b)Hướng dẫn HS luyện đọc diễn cảm đoạn 1. 
 Đoạn 1 đọc khoan thai, thể hiện thái độ ngỡ ngàng, ngưỡng mộ.
- GV đọc mẫu đoạn văn cần luyện đọc. 
-Tổ chức HS đọc diễn cảm theo cặp. Thêo dõi giúp đỡ HS yếu.
-Yêu cầu HS thi đọc diễn cảm trước lớp. GV theo dõi uốn nắn (có thể kết hợp trả lời câu hỏi).
-Tổ chức cho HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
-1 HS đọc, HS khác đọc thầm.
-Đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp.
-Đọc nối tiếp nhau từng đoạn trước lớp, kết hợp nêu cách hiểu từ.
-HS đọc theo nhóm đôi.
-Thể hiện đọc từng cặp trước lớp.
-1 em đọc toàn bài.
-HS đọc thầm đoạn 1, kết hợp trả lời câu hỏi.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-HS đọc thầm đoạn 2, 3.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-HS trả lời, HS khác bổ sung.
-HS trả lời, HS khác bổ sung
HS trả lời, HS khác bổ sung
-HS nêu ND, HS khác bổ sung.
-HS đọc nd.
-HS mỗi em đọc mỗi đoạn theo trình tự các đoạn trong bài. HS khác nhận xét cách đọc.
-Theo dõi nắm bắt cách đọc.
-HS đọc diễn cảm.
-HS thi đọc diễn cảm trước lớp.
-HS nhận xét, bình chọn bạn đọc tốt nhất.
4. củng cố - Dặn dò: 
- Gọi 1 HS đọc toàn bài nêu nd.
-Dặn HS về nhà đọc bài, trả lời lại được các câu hỏi, chuẩn bị bài tiếp theo.
Toán
 LUYỆN TẬP 
I.Mục tiêu: HS biết:
-Chuyển một phân số thâïp phân thành một hỗn số . 
- Chuyển phân số thập phân thành số thập phân.
II. Chuẩn bị: 
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi 2 HS lên bảng bảng làm bài, HS dưới lớp 2 dãy mỗi dãy làm 1 bài:
 a) Viết số thập thập phân có: b) Đọc và nêu các hàng của số thập phân:
 Ba đơn vị, một phần trăm. 34,105 ; 0,345 ; 1,230 
 Năm phần trăm.
 Mười hai đơn vị, một phần trăm, hai phần nghìn.
-GV nhận xét ghi điểm.
3. Bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
-Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
HĐ1: Làm bài tập 1. (7 phút)
-Gọi HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
-Tổ chức cho HS theo nhóm 2 em quan sát mẫu và làm bài vào vở theo mẫu.
-Gọi HS nhận xét bài bạn trên bảng đối chiếu bài sửa sai.
-GV nhận xét chấm điểm và chốt lại cách làm.
= 73 =73,4 ; = 56 = 56,08
 = 6 = 6,05
HĐ2: Làm bài tập2.(7 phút)
Bài 2: 
-Gọi HS đọc đề bài.
-Yêu cầu HS dựa vào bài 1 viết kết quả cuối cùng không cần viết bước hỗn số.
-GV nhận xét và chốt lại cách làm.
 = 4,5 ; = 83,4 ; = 19,54 ;
 = 2,167 ; 
 = 0,2020 .
-Gọi HS đọc các số thập phân vừa viết.
HĐ3: Làm bài tập 3.(7 phút)
Bài 3: 
-Gọi HS đọc bài, nhìn vào mẫu và làm bài.
-GV nhận xét chốt lại cách làm.
5,27m = 5m = 5m 27cm = 527cm 
8,3m = 8m = 8m3dm = 830cm
3,15m = 3m = 3m15cm = 315cm.
HĐ4: Làm bài tập 4.(7 phút)
Bài 4: (Dành cho HS khá giỏi)
-GV nhận xét bài sửa sai và chấm điểm.
a) = = 
b) = 0,6 ; = 0,60
c)=== = =..0,6 = 0,60 = 0,600 = 0,6000
-HS đọc và xác định yêu cầu của bài tập.
-HS làm bài vào vở, 2 em lêm bảng làm.
-Nhận xét bài bạn sửa sai.
-HS đọc đề bài.
-HS làm bài vào vở, 2 em lên bảng làm.
-HS đọc các số thập phân vừa viết.
-HS đọc bài, nhìn vào mẫu và làm bài, 2 em lên bảng làm.
-Nhận xét bài bạn trên bảng.
-HS đọc đề bài, xác định yêu cầu bài tập.
-HS làm vào vở, 3 em lêm bảng làm.
-Nhận xét bài bạn sửa sai.
4. Củng cố - Dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học.
-Về nhà làm bài ở vở BT toán , chuẩn bị bài tiếp theo.
Đạo đức
 NHỚ ƠN TỔ TIÊN (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Biết được con người ai cũng có tổ tiên và mỗi con người đều phải nhớ ơn tổ tiên.
- Nêu những việc làm phù hợp với khả năng để thể hiện lòng biết ơn tổ tiên.
- Biết làm những việc làm cụ thể để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
- Biết tự hào về truyền thốnggia đình họ hàng.
II. Chuẩn bị:
	-GV: Tranh ở SGK.
	-HS: Tìm hiểu trước nội dung câu chuyện: Thăm mộ.
III. Các hoạt động dạy – học:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ: 2 HS trả lời câu hỏi.
HS1: Em đã gặp những khó khăn gì trong cuộc sống? Em đã khắc phục khó khăn đó bằng cách nào? (Thái Châu)
HS2. Đánh dấu X vào o trước ý em cho là đúng: (Đoan Thư)
o Chỉ có những người có khó khăn trong cuộc sống mới cần phải có chí.
o Nếu biết cố gắng, quyết tâm trong học tập thì sẽ đạt kết quả cao.
o Con trai có chí hơn con gái.
o Con gái chẳng cần phải có chí.
o Những người khuyết tật dù cố gắng học hành cũng chẳng để làm gì.
o Có công mài sắt, có ngày nên kim.
o Kiên trì sửa chữa bằng được một khiếm khuyết của bản thân (như nói lắp, nói ngọng,) cũng là người có chí.
-GV nhận xét đánh giá.
3. Dạy - học bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
-Giới thiệu bài: GV treo tranh giới thiệu bài.
HĐ 1:Tìm hiểu nội dung truyện: Thăm mộ.(10 phút)
-GV mời 1 – 2 HS đọc truyện thăm mộ.
-Thảo luận cả lớp theo các câu hỏi sau:
Nhân ngày Tết cổ truyền, bố của Việt đã làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên.
Theo em, bố muốn nhắc nhở Việt điều gì khi kể về tổ tiên?
Vì sao Việt muốn dọn bàn thờ giúp mẹ?
-GV nhận xét các ý trả lời của HS và chốt lại:
-HS đọc truyện Thăm mộ. HS khác theo dõi.
-HS trả lời cá nhân từng ý, HS khác nhận xét, bổ sung.
+ Nhân dịp đón tết cổ truyền, bố của Việt đã đi thăm mộ ông nội ngoài nghĩa trang làng, bố của Việt còn mang xẻng ra những vạt cỏ phía xa, lựa xắn từng vầng cỏ tươi tốt đem về đắp lên, rồi kính cẩn thắp hương trên mộ ông và những ngôi mộ xung quanh.
+ Bố muốn nhắc Việt phải biết ơn tổ tiên và gìn giữ phát huy truyền thống của gia đình.
+ Việt muốn lau bàn thờ giúp mẹ vì Việt muốn thể hiện l ... ọi là “ trường thọ”, đổi tên quả ấy “ đoản thọ”.
 - Thu một số vở chấm. Nhận xét bài làm của HS.
4.Củng cố,dặn dò- Gọi 1 em đọc lại ghi nhớ.
	 - Nhận xét tiết học.
- 2 HS thực hiện yêu cầu, lớp cùng thực hiện và nhận xét bài làm của bạn.
- Nhắc lại đề bài.
- 1 em đọc, lớp theo dõi.
 - Cá nhân nêu ý kiến trả lời, mời bạn nhận xét, bổ sung.
- Từng cá nhân lần lượt nhắc lại.
- Từng cá nhân thực hiện lấy ví dụ và nêu trước lớp.
- 1 HS đọc
- Cá nhân trả lời, mời bạn nhận xét, bổ sung.
-2-3 HS đọc
- HS đọc đề, nêu yêu cầu của đềbài.
- Từng cá nhân làm bài.
- Theo dõi bạn sửa bài.
- HS làm vào vở.
- 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở rồi nhận xét bài trên bảng.
- Một số học sinh nộp vở.
- 1 em đọc, lớp theo dõi.
- Lắng nghe, ghi nhận.
Tập đọc: ĐÔI GIÀY BA TA MÀU XANH
I.Yêu cầu cần đạt:
Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn trong bài( giọng kể chậm rãi, nhẹ nhàng hợp nọi dung hòi tưởng).
Hiểu ND: Chị phụ trách quan tâm đến ước mơ của cậu bé Lái, làm cho cậu xúc động và vui sướng đến lớp với đôi giầy được thưởng.(trả lời được các CH trong SG).
II. Đồ dùng dạy – học.
Tranh minh họa nội dung bài.
Bảng phụ HD luyện đọc.
III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu.
ND – TL
Giáo viên
Học sinh
1 kiểm tra 5’
2 Bài mới
HĐ1 giới thiệu bài
HĐ 2 đọc diễn cảm toàn bài 2’
HĐ 3 luyện đọc 9’
HĐ 4 tìm hiểu bài 10’
Hđ 5 đọc diễn cảm 7’
3 Củng cố dặn dò 3’
-Gọi HS kểim tra bài cũ
-Nhận xét cho điểm HS
-Đọc và ghi tên bài “Đôi giày ba ta màu xanh”
*đoạn 1 đọc với giọng kể tả chậm rãi nhấn giọng ở các từ ngứ đẹp làm sao, cao....
*đoạn 2 đọc giọng nhạnh vui hơn nhẫn giọng ở các từ ngẩn ngơ run rẩy......
a)Cho HS đọc đoạn
-GV cho HS đọc nối tiếp nếu có HS đọc yếu cho HS đọc lại từng câu 
-Luyện đọc từ ngữ dễ đọc sai:Giày sát khuy..........
-Cho HS đọc cả baì
b)Cho HS đọc thầm chú giải+ giải nghĩa từ
*Đoạn 1
-Cho HS đọc thành tiếng đoạn 1
-Cho HS đọc thầm trả lời câu hỏi
H nhân vật tôi trong truyện là ai?
H:Ngày bé chị phụ trách đội thướng mơ ước điều gí?
H tìm những câu văn tả đẹp của đôi dày ba ta
H mơ ước của chị phụ trách đội ngày ấy có đạt được không?
*Đoạn 2 cho HS đọc thành tiếng đoạn 2
-Cho HS đọc thầm đọan 2 trả lời câu hỏi
H:Chị phụ trách đội được giao việc gì?
H:Chị phát hiện ra lái thèm muốn cái gì?
...............
H Chi tiết nào nói lên sự cảm động và niềm vui của lái khi nhận đôi dày
-GV đọc diễn cảm toàn bài Chú ý nhận dọng những chỗ đã HD
-Cho HS đọc thi diễn cảm
-Nhận xét khẻn thưởng HS đọc hay
H Em hãy nêu nội dung câu chuyện?
-Nhận xét tiết học
-Dặn HS về nhà luyện đọc lại 
2 HS lên bảng trả lời theo đề nghị của cô giáo
-Đọc nối tiếp mỗi em đọc 1 đoạn 2 lượt
-2 HS đọc cả bài
-1 HS đọc to cả lớp đọc thầm theo
-1-2 HS giải nghĩa
--đọc thành tiếng
-đọc thàm
-Là chị phụ trách đội thiếu niên tiền phong
-Mơ ước có 1 đôi giày ba ta màu xanh như của anh họ chị
-HS tự tìm và nêu
-Không đạt được
-Vận động lái 1 cậu bé nghèo sống lang thang trên đường phố
-Lái ngẩn ngơ nhình theo đôi giày của 1 cậu bé đang dạo chơi
-Tay lái run rủn môi cậu mấp máy hết nhìn đôi giày lại nhìn xuống bàn chân.Lái cột 2 chiếc dày vào nhau đeo vào cổ nhảy tưng tưng
-Lắng nghe
-2-3 HS thi đọc diễn cảm
-Lớp nhận xét
-Nói về chị phụ trách đội có tấm lòng nhân hậu hiểu trẻ em nên đã vận động được cậu bé lang thang đi học.........
Lịch sử:
Thứ sáu ngày 15 tháng 10 năm 2010
Tập làm văn: LUYỆN TẬP TẢ CẢNH 
(Cảnh ở địa phương em)
I.Mục đích, yêu cầu:
-Lập được dàn ý bài văn tả một cảnh đẹp ở địa phương đủ 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Dựa vào dàn ý viết được một đoạn văn miêu tả cảnh đẹp ở địa phương.
- Yêu thiên nhiên, cảnh đẹp của đất nước.
II.Chuẩn bị:
	- Những ghi chép sau khi quan sát một cảnh đẹp ở địa phương. 
	- Tranh, ảnh minh hoạ cảnh đẹp ở các miền đất nước.
III.Các hoạt động dạy và học chủ yếu:
1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
-Gọi HS đọc đoạn văn tả cảnh sông nước của tiết học trước (HS chưa được chấm điểm tiết trước). 
-GV chấm điểm từng HS.
3. Dạy - học bài mới:
	-GV giới thiệu bài: – GV ghi đề bài.
Hoạt động dạy 
Hoạt động học
HĐ1:Lậpdàný miêu tả cảnh đẹp ở địa phương.:(khoảng 15 phút)
-Yêu cầu HS đọc bài tập 1.
-GV yêu cầu HS giới thiệu một số tranh ảnh minh hoạ về cảnh đẹp của đất nước địa phương.
-GV kiểm tra những ghi chép sau khi quan sát một cảnh đẹp của HS.
-GV hướng dẫn HS tìm hiểu yêu cầu đề bài.
-GV gạch dưới các từ trọng tâm ở đề bài.
-Hướng dẫn HS lập dàn bài: Dựa trên kết quả quan sát đã có, lập dàn ý chi tiết cho bài văn có đủ ba phần mở bài – thân bài – kết bài. Nếu muốn xây dựng dàn ý tả từng phần của cản, có thể tham khảo bài Quang cảnh làng mạc ngày mùa (SGK trang 10); nếu muốn xây dựng dàn ý tả sự biến đổi của cảnh thao thời gian, tham khảo bài Hoàng hôn trên sông Hương (SGK trang 11)
-Yêu cầu HS lập dàn ý cho bài văn miêu tả một cảnh đẹp ở địa phương em.
-Gọi HS trình bày dàn ý, HS khác nhận xét theo tiêu chí sau:
*Dàn bài có đầy đủ cân đối giữa các phần không?
*Phần thân bài đã rõ cách tả chưa, các ý lớn, ý nhỏ, trình tự các ý hợp lí chưa?
-GV nhận xét và bổ sung ý để có một dàn ý hoàn chỉnh.
HĐ2: Viết đoạn văn ngắn miêu tả cảnh đẹp địa phương.:(khoảng 7-8 phút)
-Yêu cầu HS đọc bài tập 2.
-Gọi 1 em đọc phần gợi ý SGK.
-GV gợi ý cho HS 
*Nên chọn một phần trong phần thân bài để viết một đoạn văn ngắn.
 *Mỗi đoạn có một mở đoạn nêu ý bào trùm của đoạn. Các câu trong đoạn cùng làm nổi bật ý đó.
 * Đoạn văn phải có hình ảnh. Chú ý áp dụng các biện pháp so sánh, nhân hoá cho hình ảnh thêm sinh động.
 *Đoạn văn cần thể hiện được cảm xúc của người viết..(H khá giỏi)
GV yêu cầu HS sửa bài bạn trên bảng
-GV gọi một số emđọc bài –nhận xét ghi điểm.
-HS đọc bài tập1, lớp đọc thầm.
-HS giới thiệu một số tranh ảnh về cảnh đẹp của đất nước địa phương.
-HS kiểm tra chéo lẫn nhau và báo cho GV.
-2 em thực hiện tìm hiểu đề trước lớp.
-HS theo dõi quan sát GV hướng dẫn.
-HS làm bài cá nhân vào vở, 1 em làm trên bảng lớp.
-Nhận xét bài bạn.
HS đọc bài tập 2, lớp đọc thầm.
-1 em đọc phần gợi ý SGK, lớp đọc thầm.
-HS theo dõi quan sát GV hướng dẫn.
HS làm bài vào vở, 2 em làm trên bảng lớp.
-Sửa bài bạn trên bảng.
-HS đọc bài ở vở, HS khác nhận xét.
4.Củng cố- Dặn dò: 
-GV nhận xét tiết học, tuyên dương khen ngợi HS viết đoạn văn hay.
-Về nhà viết lại đoạn văn, chuẩn bị cho bài Luyện tập tả cảnh (Dựng đoạn mở bài, kết bài)
Toán: LUYỆN TẬP
I.Mục tiêu: HS biết:
-So sánh hai số thập phân.
-Sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn.
-HS biết vận dụng cách so sánh hai số thập phân để làm tốt các bài tập SGK.
-HS có ý thức trình bày bài sạch đẹp khoa học.
II. Chuẩn bị: 
III. Hoạt động dạy và học:
1. Ổn định: Chỉnh đốn nề nếp lớp.
2. Kiểm tra bài cũ: Gọi HS làm bài và nêu cách làm:
a) Điền dấu thích hợp vào chỗ chấm: 34,98  35,98 ; 25, 06 25,60 
Xếp các số thập phân sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 8,123 ; 7,123 ; 8,231 ; 8,312. 
-GV nhận xét ghi điểm.
3. Dạy - học bài mới:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
-Giới thiệu bài: GV nêu yêu cầu tiết học.
HĐ1:Làm bài tập 1:(khoảng 7-8 phút)
-Gọi HS đọc đề bài xác định yêu cầu của bài tập.
-Tổ chức cho HS làm bài vào vở, 4 em thứ tự lên bảng làm.
Yêu cầu HS nhận xét bài bạn – GV chốt lại:
84,2 > 84,19 47,5 = 47,500
6,843 89,6
-Yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh 2 số thập phân.
HĐ2: Làm bài tập 2: :(khoảng 7-8 phút)
-Gọi HS đọc đề bài xác định yêu cầu của bài tập.
Cho HS làm bài theo nhóm bàn, yêu cầu1 nhóm làm bài vào bảng gắn .
-Gọi đại diện nhóm làm vào bảng gắn lên bảng trình bày kết quả.
GV chốt lại và chấm điểm:
*Viết các số sau theo thứ tự từ bé đến lớn:
4,23 < 4,32 < 5,3 < 5,7 < 6,02
HĐ3: Làm bài tập 3: :(khoảng 7-8 phút)
-Gọi HS đọc đề bài xác định yêu cầu của bài tập.
-Tổ chức cho HS tự làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
-Yêu cầu HS nhận xét bài bạn nêu cách làm– GV chốt lại và chấm điểm:
*Tìm chữ số x 
Để 9,7 x 8 < 9,718 thì x < 1, vậy x = 0 
Ta có : 9,708 < 9,718
HĐ 4: Làm bài tập 4: :(khoảng 7-8 phút)
-GV tổ chức cho HS làm tương tự bài 4. GV giúp đỡ HS còn chậm.
*Tìm số tự nhiên x biết:
a.0,9 < x < 1,2 b) 64,97 < x < 65,14
x = 1 vì 0,9 < 1 < 1,2 x = 65 
 vì 64,97 < 65 < 54,14
-HS đọc đề bài xác định yêu cầu của bài tập.
-HS làm bài vào vở, 4 em thứ tự lên bảng làm.
-HS nhận xét bài bạn trên bảng.
-2 HS nhắc lại cách so
 sánh 2 số thập phân.
-HS đọc đề bài xác định yêu cầu của bài tập.
-HS làm bài theo nhóm bàn, 1 nhóm làm vào bảng phụ.
-Đại diện nhóm làm vào bảng gắn lên bảng trình bày kết quả.
-HS đọc đề bài xác định yêu cầu của bài tập.
-HS tự làm bài vào vở, 1 em lên bảng làm.
-HS nhận xét bài bạn nêu cách làm.
-HS làm tương tự bài 4
4. Củng cố - Dặn dò
+Yêu cầu học sinh nêu lại cách so sánh số thập phân.
+Dặn HS về nhà làm bài ở vở BT toán, chuẩn bị bài tiếp theo.
Aâm nhạc: Thầy Thuyết dạy
Thể dục : Thầy Hương dạy
Chiều: Đi học- Thầy Thuyết dạy
**************************************************************

Tài liệu đính kèm:

  • doctuan 8CKTKN.doc