Giáo án các môn học khối 5 - Tuần dạy 05

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần dạy 05

 Sáng TẬP ĐỌC

 Tiết 9 MỘT CHUYÊN GIA MÁY XÚC

I. Mục tiêu

 - Đọc đúng các tiếng khó:Nhạt loãng, A-lếch –xây, những tiếng có dấu ngã, âm l- n và đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.

 - Đọc diễn cảm toàn bài, biết thay đổi giọng cho phù hợp với nhân vật.

 - Hiểu các từ ngữ : công trờng hòa sắc, điểm tâm, chất phác, chuyên gia, đồng nghiệp.

 - Hiểu nội dung bài: Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.

 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.

II. Đồ dùng dạy học - Tranh SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần đọc diễn cảm

III. Các hoạt động dạy- học

HĐ1: Kiểm tra bài cũ

 - HS đọc thuộc lòng bài Bài ca về trái đất và nêu nội dung chính của bài.

 * Giới thiệu bài.

 

doc 29 trang Người đăng hang30 Lượt xem 603Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần dạy 05", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 5
Thứ hai ngày 20 tháng 9 năm 2010
 Sáng Tập đọc
 Tiết 9 Một chuyên gia máy xúc
I. Mục tiêu
 - Đọc đúng các tiếng khó:Nhạt loãng, A-lếch –xây, những tiếng có dấu ngã, âm l- n và đọc trôi chảy toàn bài, ngắt nghỉ hơi đúng sau dấu câu, nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả.
 - Đọc diễn cảm toàn bài, biết thay đổi giọng cho phù hợp với nhân vật.
 - Hiểu các từ ngữ : công trờng hòa sắc, điểm tâm, chất phác, chuyên gia, đồng nghiệp.
 - Hiểu nội dung bài: Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy học - Tranh SGK. Bảng phụ viết sẵn đoạn văn cần đọc diễn cảm
III. Các hoạt động dạy- học 
HĐ1: Kiểm tra bài cũ 
 - HS đọc thuộc lòng bài Bài ca về trái đất và nêu nội dung chính của bài.
 * Giới thiệu bài.
HĐ2: Luyện đọc
 - HS đọc nối tiếp theo đoạn (3 lượt).
 - GV kết hợp sửa sai và giúp HS hiểu nghĩa một số từ ngữ trong bài.
 - HS đọc theo cặp.
- GV đọc mẫu: giọng nhẹ nhàng, thể hiện cảm xúc về tình hữu nghị của người kể chuyện, đoạn cuối đọc với giọng thân mật ,hồ hởi.
HĐ3: Tìm hiểu bài:
 HS đọc thầm các đoạn và trả lời câu hỏi trong SGK.
 +) Anh thủy gặp anh A - lếch - xây ở đâu? (ở trên công trường xây dựng.)
 +) Dáng vẻ của anh A- lếch- xây có gì đặc biệt khiến anh Thủy chú ý? ( Anh A- lêch – xây có dáng người cao lớn, mái tóc vàng óng ửng lên như một mảng nắng, thân hình chắc và khỏe trong bộ quần áo xanh công nhân, khuôn mặt to chất phác.) 
 +) Dáng vẻ của anh A- lếch- xây gợi cho tác giả cảm nghĩ như thế nào? ( Cuộc gặp gỡ giữa hai người bạn đồng nghiệp thân mật cởi mở, họ nhìn nhau bằng ánh mắt đầy thiện cảm, họ nắm tay nhau bằng bàn tay đầy dầu mỡ.)
 +) Chi tiết nào làm cho em thích nhất? Tại sao? ( HS nối tiếp nêu suy nghĩ của mình.)
 - HS rút ra nội dung bài.
 - GV ghi bảng – HS đọc lại.
* ND: Tình cảm chân thành của một chuyên gia nước bạn với một công nhân Việt Nam, qua đó thể hiện vẻ đẹp của tình hữu nghị giữa các dân tộc.
HĐ4: Hướng dẫn HS đọc diễn cảm
 - GV giới thiệu đoạn văn luyện đọc diễn cảm, HS tìm giọng đọc cho đoạn văn và luyện đọc theo cặp.
 - GV tổ chức cho HS thi đọc diễn cảm. Nhận xét cho điểm.
 - Bình chọn bạn đọc hay nhất.
HĐ5: Củng cố – dặn dò 
 - HS nhắc lại nội dung bài.
 - GV nhận xét giời học nhắc HS về chuẩn bị bài. 
Toán
Tiết 21: Ôn tập: Bảng đơn vị đo độ dài
I. Mục tiêu
 Giúp HS:
- Củng cố các đơn vị đo độ dài và bảng đơn vị đo độ dài.
- Rèn kĩ năng chuyển đổi các đơn vị đo và giải các bài toán liên quan.
- Rèn tư thế tác, phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy- học
- Bảng phụ BT1; Bảng học nhóm.
III. Các hoạt động dạy- học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
- HS chữa bài tập 3.
- HS nêu lại các đơn vị đo trong bảng đơn vị đo độ dài.
* Giới thiệu bài.
HĐ2: Thực hành
Bài 1: a) Viết cho đầy đủ bảng đơn vị đo
 - GV giới thiệu bảng đơn vị đo trống, h/s trao đổi hoàn thiện bảng đơn vị đo độ dài.
Lớn hơn mét
Mét
Bé hơn mét
Kí hiệu
km
hm
dam
m
dm
cm
mm
Quan hệ giữa các đơn vị đo liện nhau
1km
=10hm
1hm
=10dam
= km
1dam
=10m
= hm
1m
=10dm =dam
1dm
=10cm
=m
1cm
=10mm
=dm
1mm
=cm
b) HS quan sát, nêu nhận xét về mối quan hệ giữa hai đơn vị đo liền kề nhau: Đơn vị lớn gấp 10 lần đơn vị bé. đơn vị bé bằng đơn vị lớn.
Bài 2: Viết số thích hợp vào chỗ chấm:
- HS trao đổi nhóm 4 (bảng phụ). Đại diện HS trình bày, nhận xét, thống nhất bài làm đúng.
a) 135 m = 1350 dm
 342 dm = 3420 cm
 15 cm = 150 mm
b) 8300 m = 830 dam
 4000 m = 40 hm
 25 000m = 25 km
c) 1mm = cm
 1cm = m
 1m = km
Bài 4: HS đọc bài và làm vở. 
 - GV chấm, chữa bài. Củng cố kĩ năng giải toán.
Bài giải
a) Đường sắt từ Đà Nẵng tới TP Hồ Chí Minh dài là:
791 + 144 = 935 (km).
b) Đường sắt từ Hà Nội tới TP Hồ Chí Minh dài là:
791 + 935 = 1726 (km).
Đáp số: a) 935km
 b) 1726km.
HĐ3: Củng cố, dặn dò
- Hệ thống nội dung bài học: Nêu mối quan hệ của các đơn vị đo độ dài liền kề.
- Dặn dò học sinh tập, chuẩn bị cho giờ học sau. BTVN:3
 Đạo đức
 Tiết 5: có chí thì nên (T1)
I.Mục tiêu 
Học xong bài này, HS biết :
 - Trong cuộc sống con người thường phải đối mặt với những khó khăn, thử thách. Nhưng nếu có ý trí, có quyết tâm và biết tìm kiếm sự hỗ trợ của những người tin cậy, thì sẽ có thể vượt qua được khó khăn.
 - Cảm phục những tấm gương có ý trí vượt nên khó khăn để trở thành người có ích.
 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy học - Thẻ màu, các mẩu chuyện về những tấm gương vượt khó
III. Các hoạt động dạy- học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ : - HS đọc ghi nhớ của tiết học trước.
 * Giới thiệu bài.
HĐ2: Tìm hiểu thông tin về tấm gương vượt khó Trần Bảo Đồng
 * Mục tiêu: HS biết được hoàn cảnh và những biểu hiện vượt khó của Trần Bảo Đồng.
 * Cách tiến hành:
 - HS đọc thông tin Trần Bảo Đồng trong SGK và thảo luận câu hỏi 1, 2,3 trong SGK.
 * GV kết luận:
 Từ tấm gương Trần Bảo Đồng ta thấy: Dù gặp phải hoàn cảnh khó khăn, nhưng nếu có quyết tâm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lí thì vẫn có thể vừa học tốt, vừa giúp được gia đình.
HĐ3: Xử lí tình huống
 * Mục tiêu: HS chọn được cách giải quyết tích cực nhất, thể hiện ý chí vượt lên khó khăn trong các tình huống.
 * Cách tiến hành:
 - GV chia lớp thành các nhóm nhỏ và giao cho mỗi nhóm thảo luận một tình huống.
 - HS thảo luận nhóm..
 - Đại diện các nhóm lên trình bày trước lớp.
 - Sau phần trình bày của mỗi nhóm, Cả lớp nhận xét bổ xung.
 * GV kết luận: 
 Trong những tình huống như trên, người ta có thể tuyệt vọng, chán nản, bỏ học,...Biết vượt mọi khó khăn để sống và tiếp tục học tập mới là người có trí.
HĐ4: Làm bài tập 1 – 2, SGK
* Mục tiêu: HS phân biệt được những biểu hiện của ý chí vượt khó và những ý kiến phù hợp với nội dung bài học.
* Cách tiến hành:
 - HS trao đổi theo cặp.
 - GV nêu câu hỏi, HS giơ thẻ màu thể hiện sự đánh giá của mình.
 - GV nhận xét và kết luận: Các em đã biết phân biệt rõ đâu là biểu hiện của người có ý chí. Những biểu hiện đó được thể hiện trong cả việc nhỏ và việc lớn, trong cả học tập và đời sống.
- GV yêu cầu 1- 2 HS đọc phần Ghi nhớ trong SGK
HĐ5: HĐ nối tiếp
 - GV nhận xét giờ học.Hướng dẫn về nhà học bài và chuẩn bị bài cho tuần sau.
Chiều
Lịch sử
Tiết 5: 	phan bội châu và phong trào đông du
I. Mục tiêu
 Học xong bài này, HS biết: 
	- Phan Bội Châu là nhà nho yêu nước tiêu biểu ở VN đầu thế kỉ XX.
	- Phong trào Đông Du là một phong trào yêu nước nhằm mục đích chống thực dân Pháp; HS thuật lại được phong trào Đông Du.
 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS. 
II. Đồ dùng dạy - học
- Chân dung Phan Bội Châu.
- Thông tin tranh ảnh về phong trào Đông du.
III. Các hoạt động dạy - học 
HĐ1: Kiểm tra bài cũ: 
- HS trả lời câu hỏi: Từ cuối thế kỉ XI X xã hội VN xuất hiện những ngành kinh tế nào? Những thay đổi về kinh tế đã tạo ra những tầng lớp mới nào trong xã hội ?
 - GV nhận xét ghi điểm.
 * Giới thiệu bài.
HĐ2: Tiểu sử Phan Bội Châu.
	- Tổ chức cho HS trao đổi cặp để chia sẻ những hiểu biết mà mình đã tìm hiểu về Phan Bội Châu.
	- HS báo cáo kết quả trao đổi thảo luận trước lớp.
	- G V nhận xét kết luận:
 Phan Bội Châu sinh năm 1867 trong một gia đình nhà nho nghèo, giàu truyền thống yêu nước thuộc huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Ngay từ khi còn trẻ ông đã có nhiệt tình cứu nước...
HĐ3: Sơ lược về phong trào Đông du
 - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm. HS trao đổi nhóm cùng đọc SGK và thuật lại những nét chính về phong trào Đông du.
* GV kết luận:
 - Phong trào đươc khởi xướng từ năm 1905, do Phan Bội Châu lãnh đạo, mục đích của phong trào này là đào tạo những người có kiến thức về khoa học và kĩ thuật được học ở nước Nhật tiên tiến sau đó đưa họ về nước và hoạt động cứu nước. 
 - Phong trào ngày càng vân động được nhiều người sang Nhật học, họ đã làm phải làm nhiều nghề kể cả việc đánh giày, rửa bát trong các quán ăn. Cuộc sống của họ hết sức kham khổ nhưng họ vẫn hăng say học tập. Nhân dân trong nước cũng nô nức đóng góp tiền của cho phong trào Đông du. 
 - Phong trào phát triển làm cho thực dân Pháp hết sức lo ngại, năm 1908 thực dân pháp cấu kết với Nhât chống phá phong trào. Phong trào Đông du tan rã.
 - Tuy thất bại nhưng phong trào Đông du đã đào tạo được nhiều nhân tài cho đất nước, đồng thời cổ vũ khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân ta.
HĐ4: Củng cố, dặn dò
 - GV hệ thống nội dung bài - HS đọc bài học trong SGK.
 - GV tổng kết tiết học, dặn HS về nhà học bài và chuẩn bị bài sau: Quyết chí ra đi tìm đường cứu nước.
Tiếng việt (luyện tập)
Luyện tập về từ đồng nghĩa
I.Mục tiêu:
 - HS vận dụng kiến thức đã học về từ đồng nghĩa, làm đúng những bài tập về từ đồng nghĩa.
 - Phân loại các từ đã đã cho thành những nhóm từ đồng nghĩa.
 - Rèn tư thế tác phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy học: 
 Bảng phụ ghi nội dung bài tập 1.
III. Các hoạt động dạy học: 
HĐ1: Kiểm tra bài cũ 
 - HS nhắc lại các kiến thức về từ đồng nghĩa.
 - Giáo viên nhận xét.
 * Giới thiệu bài.
HĐ2: Hướng dẫn HS luyện tập
Bài 1: Tìm từ đồng nghĩa trong đoạn văn sau.
Đất nước ta giàu đẹp, non sông ta như gấm, như vóc, lịch sử dân tộc ta oanh liệt, vẻ vang. Bởi thế mỗi người dân Việt Nam yêu nước dù có đi xa quê hương, xứ sở tới tận chân trời, góc bể cũng vẫn luôn hướng về Tổ Quốc thân yêu với một niềm tự hào sâu sắc
Không tự hào sao được! Những trang sử kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ oai hùng của dân tộc ta ròng rã trong suốt 30 năm gần đây còn ghi lại biết bao tấm gương chiến đấu dũng cảm, gan dạ của những con người Việt Nam anh dũng, tuyệt vời
 - HS làm bài và nêu miệng kết quả. 
 - Cả lớp nhận xét bổ sung và thống nhất ý kiến.
Đáp án
 +) Đất nước, non sông, quê hương, xứ sở, Tổ quốc.
 +) Dũng cảm, gan dạ, anh dũng.
Bài 2: Đặt câu với mỗi từ sau: vui vẻ, phấn khởi, bao la, mênh mông.
 - HS làm bài vào vở. GV gọi một số HS đọc câu mình đặt.
 - GV nhận xét sửa lỗi dùng từ, đặt câu cho HS.
VD:
 +) Cuối mỗi năm học, chúng em lại liên hoan rất vui vẻ.
 +) Em rất phấn khởi được nhận danh hiệu cháu ngoan Bác Hồ.
 +) Biển rộng bao la.
 +) Cánh đồng rộng mênh mông.
Bài 3: Điền từ trong ngoặc đơn vào từng chỗ trống cho phù hợp.
 - HS trao đổi làm bài. Đại diện nhóm trình bày bài trên bảng. 
 - Cả lớp nhận xét và thống nhất ý kiến.
 - GV nhận xét và kết luận bài làm đúng.
 a) Bé Loan đang tập đi dép.
 b) Bạn Hương đội mũ khi ra nắng.
 c) Khi tắm xong cần mặc ngay quần áo để khỏi bị lạnh.
 d) Khi ra ngoài lúc trời có  ... n điều hoà khí hậu, là nguồn tài nguyên và đường giao thông quan trọng. Ven biển có nhiều nơi du lịch, nghỉ mát.
HĐ5: Củng cố dặn dò
 - GV hệ thống nội dung bài. HS đọc bài học trong SGK.
 - GV nhận xét tiết học dặn dò HS chuản bị bài sau.
Hoạt động tập thể
Kiểm điểm hoạt động tuần 5
I- Mục tiêu: 
Giúp HS
- Nhận thấy ưu nhược điểm của mình và bạn trong tuần 5.
- Có ý thức tự giác trong sinh hoạt tập thể, tinh thần phê và tự phê cao.
- Đề ra phương hướng hoạt động trong tuần 6.
II- Chuẩn bị
- Nội dung sinh hoạt
III- Các hoạt động chủ yếu
1. Lớp trưởng nhận xét các hoạt động của lớp
- Đạo đức.
- Học tập.
- Các nề nếp khác: TD, VS, hoạt động GDNGLL
2. Các tổ trưởng báo cáo kết quả thi đua của tổ.
3. Các thành viên tham gia đóng góp ý kiến vào kết quả đánh giá của lớp trưởng và các tổ trưởng.
4. GV nhận xét, đánh giá cụ thể từng mặt hoạt động của HS:
a) Chuẩn bị đồ dùng học tập.
b) Đi học chuyên cần.
c) ý thức ra vào lớp. Truy bài.
d) Vệ sinh, văn nghệ,
5. GV và HS thảo luận đa ra phương hướng hoạt động trong tuần 5 tới.
 - Khắc phục mọi nhược điểm còn tồn tại trong tuần 4.
 - Thực hiện tốt mọi hoạt động của trường và lớp đề ra về: Đạo đức, học tập, văn- thể- mĩ. Chăm sóc bồn hoa cây cảnh được giao.
 -----------------------------------------------------------------------
Chiều
Toán (Luyện tập)
Ôn tập và bổ sung về giải toán
I.Mục tiêu :
 - Củng cố cho học sinh các bài toán về quan hệ tỉ lệ.
 - Rèn cho học sinh kĩ năng làm toán thành thạo.
 - Rèn tư thế, tác phong học tập cho HS.
II.Đồ dùng dạy học : 
 Bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ1: Kiểm tra bài cũ: - Học sinh nhắc lại các cách giải bài toán về quan hệ tỉ lệ.
 * Giới thiệu bài.
HĐ2: Hướng dẫn học sinh làm bài tập
Bài 1: Đầu năm học mẹ mua 40 tập giấy hết 60 000 đồng. Hỏi nếu mẹ mua 70 tập giấy như  vậy thì hết bao nhiêu tiền?
 - HS đọc yêu cầu, trao đổi làm bài và chữa bài. Cả lớp thống nhất kết quả đúng.
 Bài giải 
 Giá tiền một tập giấy là : 
 60 000 : 40 = 1500 (đồng)
 Mẹ mua 70 tập giấy hết số tiền là :
 1500 70 = 105 000 (đồng)
 Đáp số : 105 000 đồng
Bài 2 : Bạn Hùng mua 3 tá khăn mặt hết 144 000 đồng. Hỏi bạn Hùng muốn mua 15 chiếc như vậy thì phải trả bao nhiêu tiền?
 - Cả lớp làm bài vào vở, 1 HS làm bảng phụ và trình bày bài trên bảng. Cả lớp nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
 Bài giải 
 Một tá khăn mặt có 12 chiếc. Vậy ba tá khăn mặt có : 
 12 3 = 36 (chiếc)
 Giá tiền 1chiếc khăn mặt là:
 144 000 : 36 = 4000 (đồng)
 Bạn Hùng mua 15 chiếc khăn mặt hết số tiền là:
 4000 15 = 60 000 (đồng)
 Đáp số : 60 000 đồng
Bài 3 : Một người thợ làm công 4 ngày được trả 140 000 đồng. Hỏi với mức trả công như vậy, nếu làm trong 15 ngày thì người đó được trả bao nhiêu tiền công?
 - HS làm bài vào vở. GV chấm điểm và chữa bài.
 Bài giải 
 Số tiền công người đó làm trong một ngày là:
 140 000 : 4 = 35 000 ( đồng)
 Số tiền công người đó làm trong 15 ngày là :
 35 000 15 = 525 000 (đồng)
 Đáp số : 525 000 đồng
HĐ3: Củng cố dặn dò : 
 - Hệ thống lại các cách giải toán.
 - GV nhận xét giờ học và nhắc HS ôn lại cách giải toán.
 Khoa học
Tiết 8: Vệ sinh tuổi dậy thì.
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có khả năng:
 - Nêu những việc nên làm để giữ vệ sinh cơ thể ở tuổi dậy thì. 
 - Xác định được những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức khỏe về thể chất và tinh thần ở tuổi dậy thì. 
II. Đồ dùng: 
 - Hình minh họa SGK.
 - Thẻ hai mặt ghi Đ/S.
III. Hoạt động dạy học:
Bài cũ: 
 + Nêu đặc điểm của tuổi vị thành niên ?
Dạy bài mới: 
Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu, y/c tiết học.
Tìm hiểu bài:
 a/ Hoạt động 1: Tìm hiểu những việc nên làm để giữ vệ sinh tuổi dậy thì:
 GV giảng , nêu đặc điểm các tuyến mồ hôi ở da khi tuổi dậy thì .
 GV hỏi:
 + ở tuổi này, cần làm gì để giữ vệ sinh cơ thể ?
 + Nêu tác dụng của từng việc làm trên hình ?
 HS trả lời, GV kết luận: Tất cả những việc làm đó rất cần thiết cho cơ thể, song ở tuổi này cần phải biết cách giữ vệ sinh cơ quan sinh dục .
b/ Hoạt động 2: Tìm hiểu về cơ quan sinh dục. 
 HS thảo luận nhóm trên phiếu học tập. Phiếu cho nhóm nam riêng, nữ riêng.
 Phiếu1: Nói về cách vệ sinh cơ quan sinh dục nam.
 Phiếu 2: Nói về cách vệ sinh cơ quan sinh dục nữ.
 Các nhóm thảo luận và trình bày kết quả theo nhóm riêng . GV giúp đỡ và giải đáp thắc mắc một cách thân mật.
 HS đọc mục “Bạn cần biết”SGK.
c/ Hoạt động 3: Quan sát tranh và thảo luận theo nhóm:
 - Xác định những việc nên và không nên làm để bảo vệ sức khỏe tuổi dậy thì .
 - HS q/s hình 19:
 + Chỉ và nói nội dung từng hình ?
 + Chúng ta nên và không nên làm gì để bảo vệ sức khỏe và tinh thần.?
 - HS phát biểu ý kiến ,GV chốt ý và kết luận như SGK.
*Củng cố dặn dò: 
 - GV hệ yhống bài học, 1-2 HS đọc lại thông tin “Bạn cần biết ”SGK.
 - Dặn HS học thuộc bài và thực hiện những điều đã học. Chuẩn bị bài sau.
và bài tập 3. 
Thứ sáu ngày 18 tháng 9 năm 2009
Sáng: Toán
 Tiết 20: Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS:
- Luyện tập, củng cố cách giải bài toán về: Tìm hai số biết tổng (hiệu) và tỉ số của hai số đó ” và bài toán liên quan đến tỉ lệ đã học.
- Rèn tư thế tác, phong học tập cho HS.
II. Đồ dùng dạy- học - Bảng học nhóm.
III. Các hoạt động dạy- học
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
 - Muốn tìm hai số khi biết tổng (hay hiệu) và tỉ số của hai số ta làm như thế nào?
 - Nêu các phương pháp giải toán tỉ lệ?
 * Giới thiệu bài.
HĐ2: Thực hành
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài, xác định dạng toán, tìm phương pháp giải toán. HS làm bài cặp, 2 cặp làm bảng phụ.
- Đại diện HS trình bày bài, nhận xét. Thống nhất kết quả đúng.
	Đáp số: 8 HS nam; 20 HS nữ.
Bài 2: HS đọc bài, phân tích đề để thấy dạng toán tìm hai số biết hiệu và tỉ rồi cho HS làm cá nhân, 1HS làm bảng. Một số HS trình bày bài, nhận xét.
Bài giải
 Nếu coi chiều rộng mảnh đất là 1 phần thì chiều dài mảnh đất là 2 phần như vậy.
Vậy chiều rộng mảnh đất là: 15 : (2 – 1) x 1 = 15 (m).
 Chiều dài mảnh đất là: 15 + 15 = 30 (m).
Chu vi mảnh đất là: (30 + 15) x 2 = 90 (m).
Đáp số: 90m.
Bài 4: HS đọc, trao đổi cả lớp tìm phương pháp giải. HS làm vở, 1HS làm bảng. GV chấm một số bài, nhận xét thống nhất kết quả đúng.
Bài giải
 100km gấp 50km số lần là:
 100 : 50 = 2 (lần)
 Ô tô đi 50km tiêu thụ số lít xăng là:
 12 : 2 = 6 (l)
 Đáp số: 6l
HĐ3: Củng cố, dặn dò: 
 - Hệ thống nội dung bài học: Nêu các phương pháp giải toán tỉ lệ.
 - Dặn dò học sinh học tập, chuẩn bị cho giờ học sau. 
Tập làm văn
Tiết 8: tả cảnh: kiểm tra viết
I- Mục tiêu; Giúp HS:
 HS biết viết một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh, lời lẽ ngôn ngữ giản dị, trong sáng, chữ viết rõ ràng, sạch sẽ.
 Rèn kĩ năng trình bày.
II- Đồ dùng dạy học
 GV chép sẵn 3 đề bài lên bảng lớp
III- Các hoạt động dạy học
Giới thiệu bài; GV nêu mục têu tiết học
HS viết bài: Đề bài: 
Đề 1: Tả cảnh một buổi sáng ( hoặc trưa, chiều) trong công viên, hay trong một vườn cây, trên cánh đồng, nương rẫy.
Đề 2: Tả một cơn mưa.
Đề 3: Tả ngôi nhà của em( Hoặc can hộ, phòng ở của gia dình em.)
 - GV yêu cầu HS đọc kĩ đề bài, Giúp HS phân tích đề bài, gạch chân từ ngữ quan trọng.
 - Yêu cầu HS nhắc lại cấu tạo bài văn tả cảnh.
 - GV nhắc nhở HS trứơc khi làm bài 
 - HS viết bài, GV bao quát chung nhắc nhở các em về thời gian, tập chung viết bài
 - Thu bài kiểm tra.
3- Củng cố dặn dò
 - GV nhận xét tiết học Dặn dò HS chủân bị bài sau.
Địa lí
 Tiết 4: Sông ngòi
I- Mục tiêu:
 Giúp HS:
Chỉ được trên lược đồ một số sông chính ở Việt nam.
Trình bày được một số đặc điểm của sông ngòi Việt nam.
Vai trò của sông ngòi đối với đời sống sản suất.
Hiểu và lập được mối quan hệ địa lí giữa khí hậu với sông ngòi.
II -Đồ dùng dạy học
Bản đồ địa lí VN, trang ảnh sông ngòi mùa lũ ở VN
III- Các hoạt động dạy học 
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
 HS1: Nêu đặc điểm khí hậu của nước ta.
 HS 2: Lên bảng chỉ núi coa đồng bằng lớn ở nước ta.
 HS 3: Nêu những thuận lợi và những khó khăn của dịa hình nước ta đem lại.
HĐ2: Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
Tổ chức chóH trao đổi thảo luận theo cặp. Dựa vào hình SGk trả lời các câu hỏi sau: 
+ Nước ta có nhiều sông hay ít sông?
+ kể tên và chỉ trên hình 1 một số con sông ở nước ta.
+ ở miền Bắc và miền Nam có những con sông lớn lào?
+ nêu nhận xét về sông ngòi ở miền Trung.
* GV kết luận: Mạng lưới sông ngòi nước ta dày đặc và phân bố trên khắp đất nước.Nươc sông có nhiều phù sa.
HĐ 3: Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa
 -Thảo luận nhóm và làm phiếu.
 Phiếu thảo luậnnhóm.
 Nhóm:...
Thời gian
Đặc điểm
ảnh hưởng tới đời sống và sản suất
Mùa mưa
Nước sông dâng lên nhanh chóng
Gây ra lũ lụt, làm thiệt hại về người và của cho nhân dân
Mùa khô
Nước ít hạ thấp, trơ lòng sông.
Có thể gây ra hạn hản thiểu nước cho đời ssống và sản xuất nông nghiệp, sản xuất thủy điện, giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn.
 Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận
 GV nhận xét chốt ý đúng
HĐ4: Vai trò của sông ngòi.
GV yêu cầu HS kể về vai trò của sông ngòi.
Yêu cầu HS lên bảng chỉ bản đồ 2 đồng bằng lớn của nước ta.
Chỉ vị trí nhà máy thủy điện Hòa Bình. Y - a- ly. Trị An
GV kết luận: Sông ngòi nước ta bòi đắp nhiều phù sa tạo lên các đồng bằng màu mỡ, ngoài ra, sông ngòi còn là đường giao thông quan trọng, là nguồn thủy điện, cung cấp nước cho đời sống sinh hoạt hàng ngày.
* Củng cố dặn dò
 - GV nhận xét tiết học dặn dò HS chuản bị bài sau.
Hoạt động tập thể
Kiểm điểm hoạt động tuần 4
I- Mục tiêu: Giúp HS
- Nhận thấy ưu nhược điểm của mình và bạn trong tuần 4.
- Có ý thức tự giác trong sinh hoạt tập thể, tinh thần phê và tự phê cao.
- Đề ra phương hướng hoạt động trong tuần 5 tới.
II- Chuẩn bị
- Nội dung sinh hoạt
III- Các hoạt động chủ yếu
1. Lớp tưrởng nhận xét các hoạt động của lớp
- Đạo đức.
- Học tập.
- Các nề nếp khác: TD, VS, hoạt động GDNGLL
2. Các tổ tưrởng báo cáo kết quả thi đua của tổ.
3. Các thành viên tham gia đóng góp ý kiến vào kết quả đánh giá của lớp tưrởng và các tổ tưrởng.
4. GV nhận xét, đánh giá cụ thể từng mặt hoạt động của HS:
a) Chuẩn bị đồ dùng học tập.
b) Đi học chuyên cần.
c) ý thức ra vào lớp. Truy bài.
d) Vệ sinh, văn nghệ,
4. GV và HS thảo luận đa ra phương hướng hoạt động trong tuần 5 tới.
- Khắc phục mọi nhược điểm còn tồn tại trong tuần 4.
- Thực hiện tốt mọi hoạt động của trường và lớp đề ra về: Đạo đức, học tập, văn- thể- mĩ. Chăm sóc bồn hoa cây cảnh được giao.
 ________________________________________________________

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 Tuan 5.doc