Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học số 27

Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học số 27

TẬP ĐỌC

Tranh làng Hồ

I.Mục đích yêu cầu :

-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.

-Hiểu ý nghĩa : Ca ngọi v biết ơn nhưngc nghệ sĩ làng Hồ đ sng tạo ra những bức tranh dn gian độc đáo. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 trong SGK ).

II. Chuẩn bị: - Gv : Tranh SGK phóng to, sưu tầm một số tranh làng Hồ.

 - HS : Xem trước bài trong sách.

III.Các hoạt động dạy - học:

 1.Ổn định : Nề nếp

 2. Bài cũ : HS đọc bài trả lời câu hỏi

H. Hội thi nấu cơm ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu ?

H. Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm?

 

doc 32 trang Người đăng hang30 Lượt xem 481Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn học khối 5 - Tuần học số 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai ngày 8 tháng 3 năm 2010
TẬP ĐỌC
Tranh làng Hồ
I.Mục đích yêu cầu : 
-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.
-Hiểu ý nghĩa : Ca ngọi và biết ơn nhưngc nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. ( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3 trong SGK ).
II. Chuẩn bị: - Gv : Tranh SGK phóng to, sưu tầm một số tranh làng Hồ.
 - HS : Xem trước bài trong sách.
III.Các hoạt động dạy - học:
 1.Ổn định : Nề nếp
 2. Bài cũ : HS đọc bài trả lời câu hỏi 
H. Hội thi nấu cơm ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu ?
H. Kể lại việc lấy lửa trước khi nấu cơm?
H. Nêu nội dung chính? 
 3. Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt đông1: Luyện đọc
- Gọi HS khá đọc bài .
- GV chia đoạn cho HS đọc .
- Yêu cầu HS đọc nối tiếp theo đoạn, theo dõi và sửa sai cho HS.
- GV theo dõi, sửa sai kết hợp giảng một số từ khó trong bài.
- GV đọc mẫu toàn bài .
- Cho HS luyện đọc trong nhóm.
Hoạt động2 : Tìm hiểu bài.
 - Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn và trả lời câu hỏi.
H. Hãy kể một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam?
-GV: Làng Hồ là một làng nghề truyền thống, chuyên vẽ , khắc tranh dân gian. Những nghệ sĩ dân gian của làng Hồ từ bao đời nay đã kế tục và phát huy truyền thống của làng. Thiết tha yêu mến quê hương nên tranh của họ sống động, vui tươi, gắn liền cuộc sống hàng ngày của làng quê Việt Nam.
H. Kĩ thuật tạo màu tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
H. Những từ ngữ nào ở đoạn 2 và 3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ?
+Tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên.
+Tranh vẽ đàn gà con tưng bừng như đang múa bên gà mái mẹ.
+Kĩ thuật tranh: đã đạt tưới sự trang trí tinh tế.
Màu trắng điệp là sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ.
H-Vì sao tác giả lại biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ? 
+Vì những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, rất sinh động, lành mạnh, hóm hĩnh và vui tươi. Vì họ đã đem vào tranh những cảnh vật “ càng ngắm càng thấy đậm đà, lành mạnh, hóm hỉnh và vui tươi”. Vì họ đã sáng tạo nên kĩ thuật vẽ tranh và pha mùa tinh tế, đặc sắc.
-GV:Yêu mến cuộc đời và quê hương, những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có nội dung rất sinh động, vui tươi. Kĩ thuật làm tranh làng Hồ đạt tưới mức tinh tế. Các bức tranh thể hiện đậm nét bản sắc văn hoá Việt Nam. Những người tạo nên bức tranh đó xứng đáng với tên gọi trân trọng –Những nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
Nôïi dung chính : Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quí trọng, giữ gìn những nét đẹp dân tộc.
* Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm .
Giáo viên HD cách đọc và đọc diễn cảm 1 lần..
- Cho học sinh đọc diễn cảm.
- HS thi đọc cá nhân.
- HS đọc nhóm.
- 1 học sinh khá giỏi đọc.
- Lần lượt học sinh đọc nối tiếp theo đoạn.
- HS nêu những từ phát âm sai của bạn.
- HS đọc phần chú giải.
- HS luyện đọc trong nhóm, báo cáo, HS đọc thể hiện.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung.
- 1 học sinh đọc, cả lớp đọc thầm theo, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung.
- 2-3 em phát biểu ý kiến, mời bạn nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe và nhắc lại.
- Hoạt động lớp, cá nhân.
- HS nêu cách đọc, đọc thể hiện.
- Lần lượt từng nhóm thi đọc diễn cảm.
 4.Củng cố - Dặn dò : - Gọi 1 HS đọc lại bài và nhắc lại nội dung bài.
 - Giáo dục và nhận xét tiết học.Về nhà luyện đọc thêm, chuẩn bị bài: “ Đất nước” tiếp. 
________________________________________
TOÁN
Luyện tập
I. Mục tiêu :
 - Biết tính vận tốc của một chuyển động đều.
-Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
- HS làm bài 1, bài 2, bài 3,HSG làm bài 4
II. Chuẩn bị : -Nội dung ôn tập, phiếu học tập bài 2.
-HS: chuẩn bị bài trước khi đến lớp.
III. Các hoạt động dạy - học :
 1. Ổn định : Nề nếp lớp.
 2. Bài cũ : H-Muốn tính vận tốc ta làm thế nào? 
 -Làm bài tập 3 sách giáo khoa. 
 3. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1 : Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1: Yêu cầu HS đọc bài, tìm hiểu đề bài và làm bài vào vở.
Giải: Vận tốc chạy của đà điểu là:
5250 : 5 = 1050 (m / phút)
=>GV có thể hướng dẫn học sinh tính vận tốc của đà điểu với đơn vị là m / giây theo hai cách sau:
Cách 1: Sau khi tính được vận tốc của đà điểu là 1050 m/phút (vì 1phút = 60 giây) ta tính được vận tốc đó với đơn vị m / giây là: 1050: 60 = 17,5 (m/giây)
Cách 2: 5 phút = 300 giây
Vận tốc chạy của đà điểu là: 5250 : 300 = 17,5 (m/giây)
-Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính vận tốc.
Bài 2: GV phát phiếu yêu cầu HS làm bài vào phiếu.
-Hai học sinh lên bảng làm. GV nhận xét sửa bài
s
130km
147km
210m
1014m
t
4giờ
3giờ
6giây
13phút
v
32,5km/giờ
147km/giờ
35m/giây
78m/phút
Bài 3: 
Quãng đường người đó đi bằng ô tô là:25-5 = 20 (km)
Thời gian người đó đi bằng ô tô là:0,5 giờ hay giờ
Vận tốc của ô tô là: 20 : 0,5 = 40 (km/giờ) 
Bài 4: (HSG)
Thời gian ca nô đi là:7giờ 45 phút – 6 giờ 30phút = 1 giờ 15 phút
 1giờ 15 phút = 1,25 giờ
Vận tốc của ca nô là: 30 : 1,25 = 24 ( km/giờ)
 Đáp số: 24km/ giờ
=> GV có thể cho HS đổi 1 giờ 15 phút = 75 phút và vận tốc của ca nô là: 30 : 75 = 0,4 (km/ giờ)
0,4 km / phút = 24 km / giờ (vì 60 phút = 1 giờ)
-Học sinh đọc đề tìm hiểu đề bài.
-Học sinh làm bài vào vở.
-Một học sinh lên bảng làm.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-HS làm bài vào vở.
-Một HS lên bảng làm.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-HS nhắc lai.
- HS đọc, tìm hiểu đề bài.
-HS làm bài vào vở.
-Hai HS lên bảng làm.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-HS đọc đề tìm hiểu đề bài.
-HS làm bài vào vở.
-Một HS lên bảng làm.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-HS đọc đề tìm hiểu đề bài.
-HS làm bài vào vở.
-Một HS lên bảng làm.
-Lớp nhận xét bổ sung.
 4.Củng cố - Dặn dò : H: Nêu cách tính vận tốc? 
 - Nhận xét tiết học. Về học lại bài, chuẩn bị : “Thời gian”
__________________________________
ĐẠO ĐỨC
Em yêu hoà bình
I. Mục tiêu :- Giúp học sinh biết:
-Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường địa phương tổ chức.
-Yêu hoà bình quí trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh vì hoà bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh.
-Giáo dục học sinh tình yêu quê hương, dất nước.
II. Chuẩn bị : -GV- Tranh ảnh, câu chuyện nói về các hoạt động bảo vệ hoà bình.
-HS: Sưu tầm tranh ảnh , câu chuyện nói về hoạt động bảo vệ hoà bình. Đồ dùng để vẽ tranh.
III. Hoạt động dạy và học
1.Ổn định : Chuyển tiết 
2-Bài cũ: H. Chiến tranh gây ra hậu quả gì?
H. Để thế giới không còn chiến tranh, để mọi người đều được sống trong hoà bình, chúng ta cần phải làm gì?
3.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1: Giới thiệu tự liệu sưu tầm (bài tập 4,SGK)
-Mục tiêu: HS biết các hoạt động để bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới.
- GV yêu cầu HS trưng bày tranh , ảnh, bài báo về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh mà các em sưu tầm được.
- GV nhận xét,giới thiêu thêm một số tranh, ảnh tư liệu giáo viên sưu tầm được cho học sinh nghe.
=>Kết luận:Thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước đã tiến hành nhiều hoạt động để bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
-Chúng ta cần tích cực tham gia các hạo động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức.
Hoạt động 2 : Vẽ cây hoà bình.
-Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm vẽ “ Cây hoà bình” ra giấy khổ to.
-Yêu cầu các nhóm phân công công việc từng thành viên trong nhóm hoàn thành tranh sau đó đại diện nhóm giới thiệu tranh của mình , các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Giáo viên tuyên dương tranh đẹp và kết luận: Hoà bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho trẻ em và mọi người. Song để có được hào bình, mỗi người chúng ta cần phải thể hiện tinh thần hoà bình trong cách sống và ứng dụng hàng ngày; đồng thời cần tích cực tham gai các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ về chủ đề hoà bình.
-Yêu cầu các nhóm trưng bày tranh vẽ theo chủ đề trước lớp.
-Cả lớp xem tranh nêu câu hỏi và bình luận.
-HS trưng bày tranh , ảnh, bài báo về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh mà các em sưu tầm được.
- Giới thiệu nội dung ý nghĩa từng tranh, ảnh, mẫu chuyện co cả lớp nghe.
-Học sinh lắng nghe.
-Các nhóm vẽ tranh theo chủ đề hoà bình.
-Đại diện nhóm lên trình bày.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-Học sinh chú ý lắng nghe.
-Các nhóm trưng bày tranh của nhóm mình và tham gia bình luận về nội dung tranh.
- Cá nhân trình bày.
4. Củng cố - Dặn dò: 
-Yêu cầu học sinh trình bày bày thơ, bài hát nói về hoà bình.
- Về nhà tích cực tham gia các hạot động bảo vệ hoà bình phù hợp với sức mình.
_____________________________________
Thể dục
 MÔN THỂ THAO TỰ CHỌN
TRÒ CHƠI “CHUYỀN VÀ BẮT BÓNG TIẾP SỨC” 
I. MỤC TIÊU:
	- Ôn một số nội dung môn thể thao tự chọn, học mới tâng cầu bằng mu bàn chân . Yêu cầu thực hiện cơ bản đúng động tác và nâng cao thành tích. 
	- Chơi  ... øm bài vào vở.
-Giáo viên nhận xét bổ sung.
 Giải:
 1,08 m = 108 cm
 Con sên bò quãng đường dài 1,08 m trong :
 108 : 12= 8 (phút)
 Đáp số: 8 phút.
Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc đề tìm hiểu đề làm bài vào vở.
-Giáo viên nhận xét bổ sung.
Giải:
Thời gian đại bàng bay:
 72: 96 = (giờ) = 45 phút
 Đáp số: 45 phút
Bài 4: Yêu cầu học sinh đọc đề tìm hiểu đề làm bài vào vở.
- GV nhận xét bổ sung.
Giải:
 10,5 km = 10500 m
 Thời gian rái cá bơi được quãng đường dài10,5 km là:
 10500 : 420 = 25 (phút)
 Đáp số: 25 phút
-HS đọc đề tìm hiểu đề.
-Làm bài vào phiếu học tập.
-Một học sinh lên bảng làm.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-Học sinh nhắc lại.
-Học sinh tìm hiểu đề, làm bài vào vở.
1 học sinh lên bảng làm.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-Học sinh tìm hiểu đề, làm bài vào vở.
1 học sinh lên bảng làm.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-Học sinh tìm hiểu đề, làm bài vào vở.
1 học sinh lên bảng làm.
-Lớp nhận xét bổ sung.
4. Củng cố - Dặn dò : H : Muốn tính thời gian làm thế nào?
- Nhận xét tiết học.
- Về học bài chuẩn bị : Luyện tập chung.
__________________________________________
TẬP LÀM VĂN
Tả cây cối (Kiểm tra viết )
I. Mục đích yêu cầu: 
-Viết dược một bài văn tả cây cối đủ 3 phần( ( mở bài, thân bài, kết bài), đúng êu cầu đề bài; dùng từ, đặt câu đúng, diễn đạt rõ ý.
II. Chuẩn bị : Một số tranh ảnh minh họa nội dung kiểm tra 
III. Hoạt động dạy và học :
Ổn định : Nề nếp 
Bài cũ :Nhắc lại dàn ý bài văn tả cây cối? 
Bài mới : Gtb - ghi đề bài 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 : Hướng dẫn chung 
- Cho HS đọc 5 đề kiểm tra trong sgk 
- GV giao việc :+ Các em chọn một trong 5 đề 
 + Viết bài văn hoàn chỉnh cho đề đã chọn 
- GV gọi một số HS cho biết em đã chọn đề nào.
- GV giải đáp những thắc mắc của HS( nếu có ).
Hoạt động 2 : Học sinh làm bài 
- GV nhắc lại cách trình bày bài .
- Cho HS làm bài vào vở , GV theo dõi 
GV thu bài vào cuối giờ học
- 1 HS đọc to 5 đề bài, lớp đọc thầm.
- HS lắng nghe 
- 2-3 em nêu đề bài mình chọn 
- HS lắng nghe 
- Cả lớp làm bài 
- Nộp bài vào cuối giờ 
Củng cố - Dặn dò : GV nhận xét giờ học 
- Dặn HS về nhà đọc trước nội dung tiết TLV tới “Ôn tập”
KỂ CHUYỆN
Kể chuyện được chứng kiến hoặc được tham gia.
I. Mục đích yêu cầu :
-Tìm và kể được một số câu chuyện cĩ thật vêd truyền thống tơn sư trọng đạo của người VN hoặc một kỉ niệm với thầy giáo, cơ giáo.
-Biét trao đỏi với bạn bè về ý nghĩa câu chyện 
II. Chuẩn bị : - GV : Một số tranh minh hoạ về tình thầy trò.
	 - HS : Xem trước truyện.
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Ổn định : Chuyển tiết.
2. Bài cũ: HS lên kể lại chuyện đã nghe, đã đọc.
- GV nhận xét, ghi điểm.
3. Bài mới: - Giới thiệu, ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề.
-Gọi hai HS đọc đề bài.
H-Đề bài yêu cầu gì? (Kể chuyện)
H-Câu chuyện đó từ đâu? (chứng kiến hoặc được tham gia)
H-Câu chuyện đã nghe , đã đọc nói đến ai? (Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo, hoặc kĩ niệm về thầy cô giáo, qua đó thể hiện lòng biết ơn của thầy cô giáo)
Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện:
*Gọi HS đọc mục một, hai, ba SGK.
H-Kể những việc làm thể hiện tôn sư trọng đạo?
H-Những kỉ niệm về thầy cô?
H-Nêu các nhân vật trong câu chuyện kể ?
-HS nêu tên câu chuyện mình chọn.
H-Các em chọn câu chuyện gì ? Ở đâu ?
Hướng dẫn kể :Gọi học sinh đọc lại mục 4.
H-Trước khi kể chuyện em phải làm gì? (Giới thiệu câu chuyện, nêu tên câu chuyện, nhân vật trong chuyện)
H-Sau khi giới thiệu câu chuyện ta cần làm gì? (kể diễn biến câu chuyện)
H Sau khi kể nội dung câu chuyện ta phải làm gì? (Nêu ý nghĩa của câu chuyện)
- Lưu ý học sinh khi kểû chuyện :giọng kể thong thả, rõ ràng; giọng kể phải phù hợp với từng nhân vật.
+Nêu các yêu cầu.
+Tập kể từng đoạn của câu chuyện theo nhóm bàn. 
+Kể toàn bộ câu chuyện theo nhóm và nêu ý nghĩa câu chuyện.
-Tổ chức thi kể chuyện trước lớp :
 + Kể theo đoạn trước lớp; hs nghe kể - góp ý =>Theo dõi, góp ý.
 +Kể toàn bộ câu chuyện trước lớp và nêu ý nghĩa của câu chuyện; hs nghe kể, đặt câu hỏi tìm hiểu, góp ý =>Theo dõi, nhận xét.
H-Nội dung câu chuyện có hay, mới và hấp dẫn không?
H-Cách kể (giọng điệu, cử chỉ)
H-Khả năng hiểu truyện của người kể?
-HS đọc lại đề bài. 
-HS trả lời câu hỏi .
-HS khác bổ sung.
-HS đọc mục 1,2 ,3 SGK.
-HS trả lời câu hỏi.
-HS nêu tên câu chuyện mình biết.
-HS nêu tên câu chuyện mình kể và nguồn gốc câu chuyện.
-HS đọc mục 3 SGK, lớp đọc thầm.
-HS trả lời câu hỏi, lớp bổ sung.
-Theo dõi.
-Học sinh lắng nghe.
-Tập kể chuyện từng đoạn
-Tập kể toàn bộ câu chuyện.
-Thi kể chuyện trước lớp.
-Nghe kể, đặt câu hỏi.
-Nêu ý kiến cá nhân.
4. Củng cố:- GV liên hệ giáo dục học sinh biết tôn trọng thầy cô giáo.
 - Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: - Về kể lại cho người thân và bạn bè nghe. Chuẩn bị bài sau.
_______________________________________________
KHOA HỌC
Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của thân mẹ
I. Mục tiêu : Sau bài học, HS biết:
Kể được tên một số cây cĩ thể mọc từ thân, cành, lá, rễ của cây mẹ.
- Quan sát, chỉ vị trí chồi ở một số cây khác nhau
- Thực hành trồng cây bằng một bộ phận của cây mẹ 
II. Chuẩn bị : - GV: Hình trang 110, 111 SGK.
HS :Vài ngọn mía, củ khoai tây, lá bỏng, sống đời, củ gừng, riềng, hành tỏi.
Một thùng giấy, ít đất để trồng cây.
III. Các hoạt động dạy - học :
 1. Ổn định : 
 2. Bài cũ 
H. Kể tên một số cây mọc lên từ hạt?
H. Nêu điều kiện để hạt nảy mầm?
 3. Bài mới: Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1 : Quan sát
 Mục tiêu: -Quan sát tìm chồi ở một số cây khác nhau. Kể tên một số cây được mọc ra từ cây mẹ.
-Làm việc theo nhóm. Quan sát vật thật và hình sách giáo khoa trả lời các câu hỏi.
H-Tìm chồi trên vật thật ( hoặc hình vẽ) : ngọn mía, củ khoai tây, lá bảng, củ gừng, hành, tỏi?
H. Chỉ vào hình 1 trang 110 SGK và nói cách trồng mía?
=>GV chốt: Chồi mọc ra từ nách lá ở ngọn mía (hình 1a)
-Người ta trồng mía bằng cách đặt ngọn mía nằm dọc trong những rãnh sâu bên luốg. Dùng tro, trấu để lấp ngọn lại (hình 1b). Một thời gian sau, các chồi đâm lên khỏi mặt đất thành những khóm mía (hình c)
-Trên củ khoai tây có nhiều chỗ lõm vào. Mỗi chỗ lõm một chồi. Trên củ gừng cũng có nhiều chỗ lõm vào. Mỗi chỗ lõm đó có một chồi. Trên phía đầu của củ hành hoặc củ tỏi có chồi mọc nhô lên. Đối với lá bỏng, chồi được mọc lên từ mép lá.
H-Kể một số cây khác có thể trồng từ cây mẹ?
=>Kết luận :Ở thực vật, cây con có thể mọc lên từ hạt hoặc mọc lên từ một bộ phận của cây mẹ.
Hoạt động 2: Thực hành.
Mục tiêu.-Thực hành trồng cây bằng một số bộ phận của cây mẹ.
-GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm trồng cây vào thùng giấy.
H-Nêu loại cây của nhóm trồng và cách trồng cây ?
- GV nhận xét, nhắc nhở thêm.
- HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm lên trình bày.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-Học sinh nhắc lại.
-Cá nhân nêu.
-Học sinh trồng cây theo nhóm.
-Nêu cách trồng của nhóm mình.
-Các nhóm khác nhận xét.
 4.Củng cố - Dặn dò 
 :H. Trong thiên nhiên cây mọc lên từ hạt còn mọc lên từ đâu nữa?
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Học lại bài, chuẩn bị sưu tầm tranh ảnh một số động vật.
___________________________________________
Sinh hoạt tập thể
I. Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
- HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; có ý thức nhận xét, phê bình giúp đỡ nhau cùng tiến bộ.
- Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ.
III. Tiến hành sinh hoạt lớp:
1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần 27:
- Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
* Các tổ tự thảo luận đánh giá tình hình học tập, sinh hoạt các thành viên.
- Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên. - Lớp trưởng nhận xét chung.
- GV nghe giải đáp, tháo gỡ. - GV tổng kết chung: 
 a) Nề nếp: Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ, duy trì sinh hoạt 15 phút đầu giờ.
 b) Đạo đức: Đa số các em ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn yếu, tính tự giác được nâng cao hơn.
c) Học tập: Các em có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu xây dựng bài: . . Tham gia tích cực phong trào thi đua giành “Hoa điểm tốt”. Bên cạnh đó còn một số học sinh tiếp thu bài chậm, chưa chăm chỉ, chữ xấu, trình bày bài cẩu thả: 
d) Các hoạt động khác: Tham gia sinh hoạt Đội đầy đủ
2 .Kế hoạch tuần 28: 
 - Học chương trình tuần 28.
 - Đi học chuyên cần, đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp, các tổ trưởng – lớp trưởng cần cố gắng và phát huy tính tự quản.
- Luyện tập đội trống, kỹ năng đội viên
– Tham gia thi Nghi thức Đội đạt hiệu quả cao.
- Lao động theo sự phân công
- Nhắc nhở cha mẹ đóng góp các khoản tiền quy định.
- Tham gia học bồi dưỡng, phụ đạo đầy đủ.
- Hưởng ứng tích cực thi đua đợt 4 học tốt giành nhiều điểm tốt.
- Ôn tập chu đáo chuẩn bị thi giữa kì II đạt kết quả cao.
- Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an tuan 27 lop 5 CKT.doc