Giáo án các môn khối 5 năm 2009 - 2010 - Tuần 27

Giáo án các môn khối 5 năm 2009 - 2010 - Tuần 27

I. Mục tiêu :- Giúp học sinh biết:

 - HS biết các hoạt động để bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới.

 - Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường địa phương tổ chức.

 - Yêu hoà bình quí trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh vì hoà bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh.

II. Chuẩn bị : -GV- Tranh ảnh, câu chuyện nói về các hoạt động bảo vệ hoà bình.

-HS: Sưu tầm tranh ảnh , câu chuyện nói về hoạt động bảo vệ hoà bình. Đồ dùng để vẽ tranh.

III. Hoạt động dạy và học ( thời gian 37- 40 phút)

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 707Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 năm 2009 - 2010 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27 Thứ hai ngày 22 tháng 3 năm 2010
ĐẠO ĐỨC:
EM YÊU HÒA BÌNH ( tiếp theo)
I. Mục tiêu :- Giúp học sinh biết:
 - HS biết các hoạt động để bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới.
 - Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình do nhà trường địa phương tổ chức.
 - Yêu hoà bình quí trọng và ủng hộ các dân tộc đấu tranh vì hoà bình; ghét chiến tranh phi nghĩa và lên án những kẻ phá hoại hoà bình, gây chiến tranh.
II. Chuẩn bị : -GV- Tranh ảnh, câu chuyện nói về các hoạt động bảo vệ hoà bình.
-HS: Sưu tầm tranh ảnh , câu chuyện nói về hoạt động bảo vệ hoà bình. Đồ dùng để vẽ tranh.
III. Hoạt động dạy và học ( thời gian 37- 40 phút)
 Hoạt động của GV
 Hoạt động của HS
1.Bài cũ: H. Chiến tranh gây ra hậu quả gì?
H. Để thế giới không còn chiến tranh, để mọi người đều được sống trong hoà bình, chúng ta cần phải làm gì? 
2.Bài mới : 
a. Giới thiệu bài – Ghi đề .
b.Hoạt động:
Hoạt động1: Giới thiệu tư liệu sưu tầm (bài tập 4,SGK)
- GV yêu cầu HS trưng bày tranh , ảnh, bài báo về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh mà các em sưu tầm được.
- GV nhận xét,giới thiêu thêm một số tranh, ảnh tư liệu giáo viên sưu tầm được cho học sinh nghe.
=>Kết luận:Thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước đã tiến hành nhiều hoạt động để bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.Chúng ta cần tích cực tham gia các hạo động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức.
Hoạt động 2 : Vẽ cây hoà bình.
-Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm vẽ “ Cây hoà bình” ra giấy khổ to.
-Yêu cầu các nhóm phân công công việc từng thành viên trong nhóm hoàn thành tranh sau đó đại diện nhóm giới thiệu tranh của mình , các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Giáo viên tuyên dương tranh đẹp và kết luận: Hoà bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho trẻ em và mọi người. Song để có được hào bình, mỗi người chúng ta cần phải thể hiện tinh thần hoà bình trong cách sống và ứng dụng hàng ngày; đồng thời cần tích cực tham gai các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ về chủ đề hoà bình.
-Yêu cầu các nhóm trưng bày tranh vẽ theo chủ đề trước lớp.
-Cả lớp xem tranh nêu câu hỏi và bình luận.
3. Củng cố - Dặn dò: 
-Yêu cầu học sinh trình bày bày thơ, bài hát nói về hoà bình.
- Về nhà tích cực tham gia các hạot động bảo vệ hoà bình phù hợp với sức mình.
- 2 em nêu, lớp nhận xét.
-lắng nghe
-HS trưng bày tranh , ảnh, bài báo về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh mà các em sưu tầm được.
- Giới thiệu nội dung ý nghĩa từng tranh, ảnh, mẫu chuyện cho cả lớp nghe.
-Học sinh lắng nghe.
-Các nhóm vẽ tranh theo chủ đề hoà bình.
-Đại diện nhóm lên trình bày.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-Học sinh chú ý lắng nghe.
-Các nhóm trưng bày tranh, bình luận về nội dung tranh.
- Cá nhân trình bày.
- HS thực hiện
- nghe, nhớ
 TẬP ĐỌC (tiết 53)
TRANH LÀNG HỒ
 I.Mục tiêu : 
 - Đọc đúng : thuần phác, khoáy âm dương, quần hoa chanh nền đen lĩnh, điệp trắng nhấp nhánh Đọc lưu loát, toàn bài với giọng vui tươi, rành mạnh, thể hiện cảm xúc trân trọng trước những bức tranh làng Hồ. 
 - Hiểu nghĩa các từ khó và ý nghĩa: Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã tạo ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết quí trọng, giữ gìn những nét đẹp dân tộc.
 - GDHS yêu thích nghệ thuật.
 II. Chuẩn bị: -SGK, nội dung bài..
 III.Các hoạt động dạy - học: ( thời gian 45 -50 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1.Bài cũ : HS đọc bài trả lời câu hỏi 
H. Hội thi nấu cơm ở làng Đồng Vân bắt nguồn từ đâu ?
H. Nêu nội dung chính? 
 2. Bài mới : 
a.Giới thiệu bài – Ghi đề.
b.Hoạt động:
Hoạt đông1: Luyện đọc
- Gọi HS khá đọc bài .
- GV chia đoạn cho HS đọc .
-Cho HS đọc đoạn nối tiếp.
- GV :theo dõi và sửa sai cho HS.
- Y/c HS tiếp nối đọc lần 2, rút từ, giải nghĩa
- Yêu cầu HS luyện đọc theo nhóm
-Cho HS đọc cả bài.
- GV đọc mẫu lần 1.
Hoạt động2 : Tìm hiểu bài.
 - Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1 và trả lời câu hỏi.
H. Hãy kể một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài .. Việt Nam?
H. Kĩ thuật tạo màu tranh làng Hồ có gì đặc biệt?
-GVchốt: Làng Hồ là một làng nghề truyền thống, chuyên vẽ , khắc tranh dân gian. Những nghệ sĩ dân gian của làng Hồ từ bao đời nay đã kế tục và phát huy truyền thống của làng. 
- Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2,3 và trả lời câu hỏi.
H. Những từ ngữ nào ở đoạn 2 và 3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ?
H-Vì sao tác giả lại biết ơn những nghệ sĩ dân gian làng Hồ? 
-GVchốt:Yêu mến cuộc đời và quê hương, những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã tạo nên những bức tranh có nội dung rất sinh động, vui tươi. 
- GV nêu câu hỏi rút đại ý.
- chốt, ghi bảng.
* Hoạt động 3: Luyện đọc diễn cảm .
- Cho học sinh đọc diễn cảm.
- HS thi đọc cá nhân.
- HS đọc nhóm. 
- GV nhận xét, ghi điểm. 
3.Củng cố - Dặn dò : - Gọi 1 HS đọc lại bài và nhắc lại nội dung bài.
 - Giáo dục và nhận xét tiết học.Về nhà luyện đọc thêm, chuẩn bị bài: “ Đất nước” tiếp. 
- HS thực hiện ,lớp nhận xét.
- lắng nghe.
- 1 học sinh khá giỏi đọc.
-HS dùng bút đánh dấu các đoạn 
-HS nối tiếp nhau đọc đoạn.
- HS thực hiện
- Đọc nhóm đôi
- HS thực hiện
- HS lắng nghe.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung.
- nghe, nhớ.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm theo, trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, bổ sung.
- HS nêu, lớp nhận xét bbổ sung
- Vài em nhắc lại.
- HS nêu cách đọc, đọc thể hiện.
- HS thực hiện 
- Lần lượt từng nhóm thi đọc 
- HS thực hiện
 -Nghe, nhớ.
TOÁN (tiết 131) LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :- Giúp HS :
 - Củng cố cách tính vận tốc.
 - Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
 - Giáo dục học sinh tính cẩn thận, chính xác.
II. Chuẩn bị : -SGK, nội dung bài.
III. Các hoạt động dạy - học : ( thời gian 45 -50 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ : H-Muốn tính vận tốc ta làm thế nào? 
 -Làm bài tập 3 sách giáo khoa. 
2. Bài mới : 
a. Giới thiệu bài, ghi đề.
b.Họat động:
Hoạt động1 : Hướng dẫn ôn tập.
Bài 1: Yêu cầu HS đọc bài, tìm hiểu đề bài 
 - Y/c làm bài vào vở.
=>GV có thể hướng dẫn học sinh tính vận tốc của đà điểu với đơn vị là m / giây theo hai cách sau:
Cách 1: Sau khi tính được vận tốc của đà điểu là 1050 m/phút (vì 1phút = 60 giây) ta tính được vận tốc đó với đơn vị m / giây là: 1050: 60 = 17,5 (m/giây)
Cách 2: 5 phút = 300 giây
Vận tốc chạy của đà điểu là: 5250 : 300 = 17,5 (m/giây)
-Yêu cầu học sinh nhắc lại cách tính vận tốc.
Bài 2: - Gọi HS đọc đề.
-Hai học sinh lên bảng làm. 
GV nhận xét sửa bài.
s
130km
147km
210m
t
4giờ
3giờ
6giây
v
32,5km/giờ
147km/giờ
35m/giây
Bài 3: - Gọi đọc đề.
- Y/c làm bài cá nhân
- GV chấm, nhận xét:
 Đáp số: 40 (km/giờ) 
Bài 4: ( nếu còn thời gian)
-Nhận xét, chốt kết quả đúng:
Thời gian ca nô đi là:
 7giờ 45 phút – 6 giờ 30phút = 1 giờ 15 phút
 1giờ 15 phút = 1,25 giờ
Vận tốc của ca nô là: 30 : 1,25 = 24 ( km/giờ)
 => GV có thể cho HS đổi 1 giờ 15 phút = 75 phút và vận tốc của ca nô là: 30 : 75 = 0,4 (km/ phút)
0,4 km / phút = 24 km / giờ (vì 60 phút = 1 giờ) 
3.Củng cố - Dặn dò : 
 H: Nêu cách tính vận tốc? 
 Nhận xét tiết học. Về học lại bài, chuẩn bị : “Thời gian”
- 2 em thực hiện, lớp nhận xét.
- lắng nghe.
-Học sinh đọc đề tìm hiểu đề -- -Học sinh làm bài vào vở.
-Một học sinh lên bảng làm.
-Lớp nhận xét bổ sung.
- HS theo dõi
- Vài em nêu
- HS thực hiện
-HS làm bài vào vở.
-Một HS lên bảng làm.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-HS nhắc lai.
- HS đọc, tìm hiểu đề bài.
-HS làm bài vào vở.
-Hai HS lên bảng làm.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-HS đọc đề tìm hiểu đề bài.
-HS làm bài vào vở.1 HS lên bảng làm.Lớp nhận xét bổ sung.
- HS theo dõi.
- HS nêu
- nghe, nhớ.
 Thứ ba ngày 23 tháng 3 năm 2010.
KHOA HỌC( tiết 53)
CÂY CON MỌC LÊN TỪ HẠT
I. Mục tiêu : Sau bài học, HS biết:
 - Quan sát, mô tả cấu tạo của hạt.Biết điều kiện nảy mầm và quá trình phát triển thành cây của hạt.
 - HS nêu đúng, chính xác điều kiện nảy mầm và quá trình phát triển thành cây của hạt.Giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt đã làm ở nhà.
 - Giáo dục học sinh ham thích tìm hiểu khoa học.
II. Chuẩn bị : SGK , nội dung bài.
 HS: -.Ươm một số hạt lạc (hoặc đậu xanh , đậu đen ,) vào bông ẩm (hoặc giấy thấm hay đất ẩm ) khoảng 3-4 ngày trước khi có bài học & đem đến lớp .
III. Các hoạt động dạy - học (thời gian 40 -45 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ : H. Hiện tượng đầu nhuỵ nhận được hạt phấn của nhị gọi là gì? 
 H. Các loại hoa thường thụ phấn nhờ đâu? 
2. Bài mới:
a. Giới thiệu bài, ghi đề.
b.Hoạt động:
 Hoạt động 1: Thực hành tìm hiểu cấu tạo của hạt.
Bước 1: Làm việc theo nhóm .
- Y/c các nhóm thảo luận
Giáo viên đi đến các nhóm giúp đỡ và hướng dẫn.
Bước 2: Làm việc cả lớp
=> Kết luận: Hạt gồm : vỏ phôi & chất dinh dưỡng dự trữ
Phôi của hạt gồm: rễ mầm, thân mầm, lá mầm và chồi mầm.
Hoạt động 2: Giới thiệu kết quả thực hành gieo hạt đã làm ở nhà 
Bước 1: Làm việc theo nhóm .
 Bước 2: Làm việc cả lớp .
-GV tuyên dương nhóm có nhiều HS gieo hạt thành công 
 Kết luận: Điều kiện để hạt nảy mầm là có độ ẩm & nhiệt độ thích hợp (không quá nóng , không quá lạnh)
 Hoạt động 3: Quan sát 
 Bước 1: Làm việc theo cặp .
 GV theo dõi .
 Bước 2: Làm việc cả lớp .
 - GV gọi một số HS trình bày trước lớp .
3.Củng cố - Dặn dò : 
- Đọc lại toàn bộ nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
Chuẩn bị: “Cây con có thể mọc lên từ một số bộ phận của cây mẹ”
- 2 em nêu, lớp nhận xét.
- lắng nghe.
- HS thực hiện
- Nhóm trưởng yêu cầu các bạn nhóm mình cẩn thận tách hạt lạc đã ươm ra làm đôi . Từng bạn chỉ rõ đâu là vỏ , phôi , chất dinh dưỡng .
-Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát các hình 2,3,4,5,6 và đọc thông tin trong các khung chữ trang 108,109 SGK để làm bài tập .
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả : 2b ; 3a ;4c; 5c ; 6d .
- nghe, nhắc lại.
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình làm việc :
Từng HS giới thiệu kết quả gieo hạt của mình . Trao đổi kinh nghiệm với nhau :
+ Nêu điều kiện để hạt nảy mầm .
+ Chọn ra những hạt nảy mầm tốt để giới thiệu với cả lớp 
- Đại diện từng nhóm trình bày kết quả thảo luận và gieo hạt cho nảy mầm của nhóm mình .
- nghe, nhắc lại
- 2 HS ngồi cạnh nhau cùng quan sát hình 7 trang 109 SGK , chỉ vào từng hình và mô tả quá trình phát triển của cây mướp từ khi gieo hạt cho đến khi gieo hoa , kết quả và cho hạt mới .
- HS trình bày trước lớp .
- HS nghe .
- Vài em nêu.
-HS lắng nghe.
- Xem bài trước .
CH ... u Tây?
Bước 2: Học sinh thảo luận trả lời câu hỏi:
H. Quan sát hình một, cho biết châu Mĩ giáp với những đại dương nào ?
H. Dựa vào số liệu bài 17, cho biết châu Mĩ đứng thứ mấy về diện tích trong số các châu lục trên thế giới?
=>Kết luận:Châu Mĩ là châu lục duy nhất nằm ở bán cầu Tây, bao gồm: Bắc Mĩ, Trung Mĩ và Nam Mĩ. Châu Mĩ có diện tích đứng thứ hai trong các châu lục trên thế giới.
Hoạt động 2 :Làm việc theo nhóm.
2. Đặc điểm tự nhiên:
- HS quan sát hình 1, 2 và đọc SGK rồi thảo luận nhóm theo các câu hỏi sau :
H. Quan sát hình 2, rồi tìm trên hình 1 các chữ a, b, c, d, đ, e và cho biết các ảnh đó được chụp ở Bắc Mĩ, Trung Mĩ hay Nam Mĩ ?
H. Nhận xét về địa hình châu Mĩ?
H. Nêu tên và chỉ trên hình 1: các dãy núi cao ở phía tây châu Mĩ ? Hai đồng bằng lớn của châu Mĩ ? Các dãy núi thấp và cao nguyên ở phía đông châu Mĩ ? Hai con sông lớn ở châu Mĩ ?
-Yêu cầu học sinh chỉ trên bản đồ tự nhiên châu Mĩ vị trí của những dãy núi, đồng bằng và sông lới của châu Mĩ ?
=>Kết luận: Địa hình châu Mĩ thay đổi từ tây sang đông: dọc bờ biển phía tây là hai dãy núi cao đồ sộ Coóc – đi –e và An – đét; ở giữa là những đồng bằng lớn: đồng bằng Trung tâm và đồng bằng A- ma- dôn; phía đông là dãy núi thấp và cao nguyên: A – pa – lát và B ra- xin.
Hoạt động 3 :Làm việc cả lớp:
H. Châu Mĩ có những đới khí hậu nào ?
H. Tại sao châu Mĩ có nhiều đới khí hâu ?
H. Nêu tác dụng của rừng rậm A-ma-dôn ?
-GV cho HS giới thiệu bằng tranh ảnh hoặc bằng lời về vùng rừng A- ma – dôn.
=>Kết luận: Châu Mĩ có vị trí trãi dài trên cả hai bán cầu Bắc và Nam, vì thế châu Mĩ có đủ các đới khí hậu từ nhiệt đới, ôn đới đến hàn đới. Rừng rậm A – ma – dôn là vùng rừng rậm nhiệt đới lớn nhất thế giới.
Hoạt động 4: Rút ghi nhớ bài
-Ghi nhớ SGK trang 123
3.Củng cố - Dặn dò: 
- GV liên hệ, kết hợp giáo dục:
- Nhận xét tiết học. Về nhà xem lại bài, chuẩn bị bài sau.
- 2 em nêu, lớp nhận xét.
- lắng nghe.
- lắng nghe
-Học sinh quan sát.
-Đại diện học sinh chỉ trên quả địa cầu.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-Học sinh quan sát tranh và bảng số liệu thảo luận trả lời câu hỏi.
-Đại diện nhóm trả lời.
-Lớp nhận xét trả lời.
-Học sinh lắng nghe.
-Học sinh quan sát tranh và đọc sách giáo khoa trả lời câu hỏi.
-Đại diện nhóm trả lời.
-Lớp nhận xét trả lời.
-HS chỉ
-Học sinh lắng nghe.
2-3 học sinh nhắc lại.
-Cá nhân trả lời.
-Lớp nhận xét bổ sung.
- HS lắng nghe.
-Học sinh lắng nghe.
2-3 học sinh nhắc lại.
-2 học sinh đọc lại.
- nghe, nhớ.
___________________________________________________________
TẬP LÀM VĂN ( tiết 54): TẢ CÂY CỐI (Kiểm tra viết )
I. Mục tiêu: 
 -Học sinh viết được bài văn tả cây cối có bố cục rõ ràng, đủ ý, thể hiện được những quan sát riêng; dùng từ, đặt câu đúng ; câu văn có hình ảnh, cảm xúc.
 - Rèn kĩ năng diễn đạt bài văn trôi chảy có nhiều sáng tạo.
 - Giáo dục HS viết văn có cảm xúc , thể hiện tình thiên nhiên.
II. Chuẩn bị : Một số tranh ảnh minh họa nội dung kiểm tra 
III. Hoạt động dạy và học : ( thời gian 40 -45 phút)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ :Nhắc lại dàn ý bài văn tả cây cối? 
2.Bài mới : 
a.Gtb - ghi đề bài 
b.Hoạt cđộng:
Hoạt động 1 : Hướng dẫn chung 
- Cho HS đọc 5 đề kiểm tra trong sgk 
- GV giao việc :+ Các em chọn một trong 5 đề 
 + Viết bài văn hoàn chỉnh cho đề đã chọn 
- GV gọi một số HS cho biết em đã chọn đề nào.
- GV giải đáp những thắc mắc của HS( nếu có ).
Hoạt động 2 : Học sinh làm bài 
- GV nhắc lại cách trình bày bài .
- Cho HS làm bài vào vở , GV theo dõi 
-GV thu bài vào cuối giờ học
3.Củng cố - Dặn dò : GV nhận xét giờ học 
- Dặn HS về nhà đọc trước nội dung tiết TLV tới “Ôn tập”
- lắng nghe
- 1 HS đọc to 5 đề bài, lớp đọc thầm.
- HS lắng nghe 
- 2-3 em nêu đề bài mình chọn 
- HS lắng nghe 
- Cả lớp làm bài 
- Nộp bài vào cuối giờ 
Sinh hoạt lớp tuần 27
I. Mục tiêu:
- Đánh giá các hoạt động trong tuần, đề ra kế hoạch tuần tới.
- HS biết nhận ra mặt mạnh và mặt chưa mạnh trong tuần để có hướng phấn đấu trong tuần tới; Giáo dục học sinh ý thức tổ chức kỉ luật, tinh thần làm chủ tập thể.
II. Chuẩn bị: Nội dung sinh hoạt: Các tổ trưởng cộng điểm thi đua, xếp loại từng tổ viên; lớp tưởng tổng kết điểm thi đua các tổ.
III. Tiến hành sinh hoạt lớp:
1 .Nhận xét tình hình lớp trong tuần 27:
- Lớp trưởng điều khiển buổi sinh hoạt.
* Các tổ tự thảo luận đánh giá tình hình học tập, sinh hoạt các thành viên.
- Tổ trưởng báo cáo, xếp loại tổ viên. Lớp trưởng nhận xét chung.
- GV nghe giải đáp, tháo gỡ. GV tổng kết chung: 
 a) Nề nếp: Đi học chuyên cần, ra vào lớp đúng giờ.
 b) Đạo đức: Đa số các em ngoan, lễ phép, biết giúp đỡ bạn yếu, tính tự giác được nâng cao hơn.
c) Học tập: Các em có ý thức học tập tốt, chuẩn bị bài trước khi đến lớp, hăng hái phát biểu xây dựng bài: Giang, Huyền, Bảo, Quỳnh... Bên cạnh đó còn một số học sinh tiếp thu bài chậm, chưa chăm chỉ, chữ xấu, trình bày bài cẩu thả: Ka, Lương, Kiều, Miều
 2 .Kế hoạch tuần 28: - Học chương trình tuần 28.
 - Đi học chuyên cần, đúng giờ, chuẩn bị bài đầy đủ trước khi đến lớp, các tổ trưởng – lớp trưởng cần cố gắng và phát huy tính tự quản.
- Nhắc nhở cha mẹ đóng góp các khoản tiền quy định.
- Tham gia học bồi dưỡng, phụ đạo đầy đủ.
- Ôn tập chu đáo chuẩn bị thi giữa kì II đạt kết quả cao.
- Tiếp tục rèn chữ viết, giữ vở sạch đẹp.
- Giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh trường lớp sạch đẹp.
RÚT KINH NGHIỆM
........................................................................................................................................................................................................................................................................
........................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................ ........................................................................................................................................................................................................................................................................

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 27.doc