Giáo án các môn khối 5 - Trần Thị Huệ - Tuần 3

Giáo án các môn khối 5 - Trần Thị Huệ - Tuần 3

I. Mục tiêu:

 - Biết đọc đúng văn bản kịch : ngắt giọng, thay đổi giọngđọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch. Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo vai thể hiện được tính cách nhân vật .

 - Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).

 * Học sinh khá giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai,thể hiện được tính cách của nhân vật.

 

doc 21 trang Người đăng huong21 Lượt xem 874Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Trần Thị Huệ - Tuần 3", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Ngày soạn : 23/8/2011
Ngày dạy :Thứ hai ngày 5 tháng 9 năm 2011
Tập đọc
Lòng dân (Tiết 1)
I. Mục tiêu:
	- Biết đọc đúng văn bản kịch : ngắt giọng, thay đổi giọngđọc phù hợp với tính cách của từng nhân vật trong tình huống kịch. Biết đọc diễn cảm đoạn kịch theo vai thể hiện được tính cách nhân vật .
	- Hiểu nội dung, ý nghĩa phần 1 vở kịch: Ca ngợi dì Năm dũng cảm, mưu trí để lừa giặc, cứu cán bộ cách mạng.( Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
	* Học sinh khá giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai,thể hiện được tính cách của nhân vật.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên :Tranh minh hoạ, bảng phụ.
 - Học sinh :SGK
III. Hoạt động dạy học: 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: 
- Học sinh đọc thuộc lòng bài thơ “Sắc màu em yêu” + câu hỏi
2. Bài mới: 	+ Giới thiệu bài, ghi bảng.
	+ Giảng bài mới.
a) Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài.
* Luyện đọc:
- Giáo viên đọc diễn cảm đoạn trích kịch.
- Chú ý thể hiện giọng của các nhân vật.
- Giáo viên chia đoạn:
+ Đoạn 1: Từ đầu đến dì Năm (chồng tui, thằng này là con)
+ Đoạn 2: Lời cai (chồng chì à  Ngồi xuống!  Rục rịch tao bắn).
+ Đoạn 3: Phần còn lại:
- Giáo viên kết hợp sửa lỗi + chú giải.
- Cho học sinhluyện đọc theo cặp.
- Gọi một, hai học sinh đọc lại đoạn kịch.
* Tìm hiểu bài:
- Cho học sinh thảo luận nội dung theo 4 câu hỏi sgk.
? Chú cán bộ gặp chuyện gì nguy hiểm?
? Dì Năm đã nghĩ ra cách gì để cứu chú cán bộ?
? Chi tíêt nào trong đoạn kịch làm em thích thú nhất? Vì sao?
b) Đọc diễn cảm:
- Giáo viên hướng dẫn một tốp học sinh đọc diễn cảm đoạn kịch theo cách phân vai: 5 học sinh.
Theo 5 vai (dì Năm, An, chú cán bộ, lính, cai) học sinh thứ 6 làm người dẫn chuyện.
*Yêu cầu Học sinh khá giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai,thể hiện được tính cách của nhân vật .
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
 4. Củng cố- dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học. Khen những em đọc tốt.
- Về nhà chuẩn bị bài sau.
- 2 học sinhlên bảng 
- Học sinh theo dõi và lắng nghe.
- Một học sinh đọc lời mở đầu giới thiệu nhân vật, cảnh trí, thời gian, tình huống diễn ra vở kịch.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh quan sát tranh những nhân vật trong vở kịch.
- Ba, bốn tốp học sinh đọc nối tiếp nhau từng đoạn của màn kịch.
+ (Cai, hổng thấy, thiệt, quẹo vô, lẹ, ráng).
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Một, hai học sinh đọc lại đoạn kịch.
- Học sinh thảo luận nội dung theo 4 câu hỏi sgk.
+ Chú bị bọn giặc rượt đuổi bắt, chạy vào nhà dì Năm.
+ Đưa vội chiếc áo khoác cho chú thay  Ngồi xuống chõng vờ ăn cơm, làm như chú là chồng.
- Tuỳ học sinh lựa chọn.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh luyện đọc diễn cảm.
- Học sinh thi đọc diễn cảm toàn bài đoạn kịch.
-Học sinh khá giỏi biết đọc diễn cảm vở kịch theo vai,thể hiện được tính cách của nhân vật
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh lắng nghe và thực hiện.
Toán
Luyện tập- trang 14
I. Mục tiêu:
	-Biết cộng ,trừ, nhân, chia hỗn số và biết so sánh các hỗn số.( Bài 1: 2 ý đầu ; bài 2: a,d; bài 3 )
	- Giáo dục học sinh lòng say mê học toán.
II.Đồ dùng dạy học :
- Giáo viên : Bảng phụ .
- Học sinh :SGK
III. Hoạt động dạy học:
	Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: - Bài tập 2, 3/b
2. Bài mới:	+ Giới thiệu bài, ghi bảng.
	+ Giảng bài mới.
Bài1: Chuyển các hỗn số sau thành phân số.
- Cho học sinh tự làm bài.
- Gọi học sinh trình bày miệng.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
Bài 2: làm phần(a,d)So sánh các hỗn số.
- Cho học sinh làm bài theo nhóm.
- Gọi đại diên nhóm lên bảng.
: 
 Mà 
Bài 3: Chuyển các hỗn số sau thành phân số rồi thực hiện phép tính:
- Cho học sinh tự làm vào vở.
- Gọi học sinh nêu cách chuyển hỗn số thành phân số.
4. Củng cố- dặn dò:
Hãy nêu cách chuyển các hỗn số thành phân số.
- Giáo viên nhận xét giờ củng cố lại kiến thức.
- 2 học sinhlên bảng.
- Học sinh theo dõi.
Học sinh làm bài ra nháp.
- Trình bày bài bằng miệng.
- Học sinh làm nhóm,.
- Đại diện các nhóm trình bày.
- Học sinh làm vào vở phần a,b.
- Học sinh làm vào vở .
- Học sinh nêu - Nhận xét bổ sung.
- Học sinhnêu.
- Học sinh lắng nghe và thực hiện.
Chính tả (Nhớ-viết)
Thư gửi các học sinh
I. Mục tiêu:
	- Nhớ - viết lại đúng chính tả , trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi .
 - Chép đúng vần của từng tiếng trong hai dòng thơ vào mô hình cấu tạo vần (BT2) ; biết được cách đặt dấu thanh ở âm chính . Nêu được qui tắc đánh dấu thanh trong tiếng .
	* Học sinhkhá ,giỏi nêu được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
II. Chuẩn bị:
	-Giáo viên: Băng giấy kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần. - Học sinh VBT,bút BN
III. Các hoạt động lên lớp:
	Hoạt động dạy
Hoạt động học
 1. Kiểm tra bài cũ:Chép vần các tiếng trong 2 dòng thơ đã cho vào mô hình.
	2.Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: 
2.2. Hoạt động 1: hướng dẫn học sinh nhớ - viết.
-Gọi 2 học sinh đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ.
- Nhắc chú ý viết những chữ dễ sai. Những chữ viết hoa, chữ số.
- Chấm 7 đến 10 bài.
- Nhận xét chung.
2.3. Hoạt động 2: Làm bài tập:
Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài:
- Gọi học sinh lên bảng điền vần và dấu thanh vào mô hình.
Bài 3: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài:
? Dựa vào mô hình hãy đưa ra kết luận về dấu thanh?
- Giáo viên đưa ra kết luận đúng?
- Gọi học sinh nêu được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
 4. Củng cố- dặn dò:- Nhắc lại nội dung bài.
- Nhận xét giờ. Dặn dò học sinh ghi nhớ qui tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
- 2 học sinh chép.
- Học sinh theo dõi.
-2 học sinh đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ.
- Lớp theo dõi nhận xét.
- Học sinh nhớ - viết.
- Còn lại soát lỗi cho nhau.
- Đọc yêu cầu bài:
- Học sinh nối tiếp nhau lên điền vần và dấu thanh:
Tiếng
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
Em 
yêu
.
e
yê
.
m
u
.
- Đọc yêu cầu bài.
- Kết luận: Dấu thanh đặt ở âm chính (dấu nặng đặt bên dưới, các dấu khác đặt trên)
- 2, 3 học sinh nhắc lại.( Học sinh khá giỏi)
- Học sinh nhắc .
- Học sinh lắng nghe.
Khoa học
Cần làm gì để cả mẹ và bé đều khoẻ
I. Mục tiêu:
	- Nêu những việc nên và không nên làm để chăm sóc phụ nữ mang thai
	- Có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.	
	* Giáo dục kĩ năng sống: Biết đảm nhận trách nhiệm của bản thân với mẹ và em bé;cảm thông và chia sẻ và có ý thức giúp đỡ phụ nữ có thai.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên :Tranh trong sgk. - Học sinh : SGK
III. Hoạt động dạy học:
	Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: - Cơ thể chúng ta được hình thành như thế nào?
2. Bài mới:	+ Giới thiệu bài, ghi bảng.
	+ Giảng bài mới.
a) Hoạt động 1: Làm việc với sgk.
- Giáo viên nêu mục tiêu và cách tiến hành.
- Giáo viên giao nhiệm vụ.
? Phụ nữ có thai nên và không nên làm gì?
* Giáo viên kết luận: Phụ nữ có thai cần: 
+ ăn uống đủ chất, đủ lượng. Không nên dùng các chất kích thích, thuốc lá  
+ Tránh lao động nặng tránh tiếp xúc với chất độc hại.
+ Đi khám thai định kì 3 tháng 1 lần. Tiêm Vacxin phòng bệnh.
b) Hoạt động 2: Thảo luận cả lớp.
- Giáo viên nêu mục tiêu và cách tiến hành.
?Mọi người trong gia đình cần làm gì để thể hiện sự quan tâm, chăm sóc đối với phụ nữ có thai. 
* Giáo viên kết luận - Gọi hs nhắc lại.
c) Hoạt động 3: Đóng vai.
- Giáo viên nêu mục tiêu và cách tiến hành.
- Giáo viên yêu cầu học sinh thảo luận câu hỏi trang 13 sgk.? Gặp phụ nữ có thai có sách nặng hoặc đi trên cùng một chuyến ô tô mà không có chỗ ngồi, bạn có thể làm gì để giúp đỡ.
- Giáo viên theo dõi, nhận xét.
4. Củng cố- dặn dò:Giáo viên nhận xét giờ học.
- 1 học sinh trả lời.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh quan sát hình 1, 2, 3, 4 trong sgk và trả lời câu hỏi.
- Học sinh trao đổi theo cặp.
- Một số em trình bày trước lớp.
- Học sinh quan sát hình 5, 6, 7 nêu nội dung từng hình.
- Cả lớp cùng thảo luận câu hỏi.
- Một vài em nêu ý kiến.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh thảo luận theo nhóm.
- Trình diễn trước lớp (1 nhóm) các nhóm khác nhận xét rút ra bài học về cách ứng xử đối với phụ nữ có thai.
- Học sinh lắng nghe và thực hiện.
Toán
Luyện tập chung - trang 15
I. Mục tiêu:Biết chuyển :
 - Phân số thành phân số thập phân.
 - Chuyển hỗn số thành phân số.
	- Chuyển số đó từ đơn vị bé ra đơn vị lớn, số đo có 2 tên đơn vị thành số đo có một tên đơn vị đo.( Bài 1; bài 2 : 2 hỗn số đầu ; bài 3; bài 4)
II. Hoạt động dạy học:
	Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài tập 3/c, b.
2. Bài mới: 	+ Giới thiệu bài, ghi bảng.
.Bài 1: Gọi Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
- Cho học sinh trao đổi cặp đôi tìm cách làm hợp lý nhất.
- Gọi học sinh trình bày bài.
Mẫu: 
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
Bài 2: Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
- Học sinh làm bài tập cá nhân.
- Gọi 3 học sinh lên bảng trình bày.
- Giáo viên nhận xét kết luận.
Bài 3: Viết phân số thích hợp vào chỗ trống.
- Gọi học sinh nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo đọ dài.
- Giáo viên làm mẫu- Học sinh tự làm.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
Bài 4: Giáo viên hướng dẫn học sinh làm mẫu.
5m 7dm = 5m + m = 5m
- Cho Học sinh làm bài vào vở.
- Giáo viên theo dõi đôn đốc.
- Giáo viên cùng học sinh nhận xét.
4. Củng cố- dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
- Về nhà ôn lại bài và làm bài tập 2.
- 2 học sinh lên bảng.
- Học sinhlắng nghe.
-Học sinh đọc yêu cầu bài tập 1.
- Học sinh trao đổi cặp đôi tìm cách làm hợp lý nhất.
- Học sinh trình bày bài.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
- Học sinh làm bài tập cá nhân.
- Gọi 3 học sinh lên bảng trình bày.
-Học sinh nêu mối quan hệ giữa các đơn vị đo đọ dài . Học sinh tự làm vào vở.
a, 1dm = m b, 1g = kg
 3dm = m 8g = kg
 9dm = m 25g = kg
- Học sinh trao đổi cặp đôi làm bài cá nhân.
+ 2m 3dm = 2m + m = 2m
+ 3m 27cm = 30dm + 2dm + 7cm
 = 32dm + dm : 32dm
- Học sinh lắng nghe và thực hiện.
Thứ ba ngày 6 tháng 9 năm 2011
Luỵên từ và câu
Mở rộng vốn từ: Nhân dân
I. Mục đích- yêu cầu:
	-Xếp được từ ngữ cho trước về chủ điểm nhân dân vào nhóm thích hợp (BT1) . Nám được 1 số thành ngữ, tục ngữ ca ngợi phẩm chấttốt đẹp của nhân dân Việt Nam(BT2). Hiểu nghĩa của từ đồng bào, tìm được một số từ bắt đầu bằng tiếng đồng, đặt được câu với một từ có tiếng đồng vừa tìm được (BT3)
	*HSKG thuộc được thành ngữ,tục ngữ ở Bt2;đặt câu được với các từ vừa tìm được BT3
II. Đồ dùng dạy học:
	- Học sinh :Vở bài tập TV . 
	 - Giáo viên : Bảng phụ .
III. Các hoạt động dạy học:
	Hoạt động dạy
Hoạt động học
1 - Bài cũ: Đọc đoạn văn miêu tả có dùng những từ miêu tả đã cho viết lại hoàn chỉnh.
2 .Bài mới:Giới thiệu bài:
:Bài 1:Giáo viên giải nghĩa từ:Tiểu thư ... áo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Giáo viên phát giấy khổ to, bút dạ cho 2 đến 3 em khá giỏi.
- Giáo viên chấm những dàn ý tốt.
- Giáo viên nhận xét bổ xung một bài mẫu.
4. Củng cố- dặn dò:
- Giáo viên nhận xét tiết học.
-Về nhà hoàn chỉnh dàn ý bài văn tả cơn mưa.
- 2 học sinh lên bảng .
- Học sinh theo dõi lắng nghe.
- Học sinh đọc yêu cầu bài tập. Cả lớp theo dõi sgk.
- Cả lớp đọc thầm bài Mưa rào.
- Trao đổi cặp đôi trả lời các câu hỏi.
- Học sinh phát biểu ý kiến.
+ Mây: Lặng, đặc xịt, lổm ngổm .
+ Gió: Thổi giật, thổi mát lạnh .
+ Tiếng mưa: Lúc đầu lẹt đẹt .
+ Hạt mưa: Những giọt nước lăn.
+ Trong mưa: Lá đào , con gà, .
+ Sau trận mưa: + Mắt, tai, làn da (xúc giác, mũi)
- Một học sinh đọc yêu cầu bài tập 2.
- Mỗi học sinh tự lập dàn ý vào vở.
- Học sinh đọc nối tiếp nhau trình bày đoạn văn.
- Học sinh làm bài trên giấy, dán lên bảng, trình bày kết quả.
- Học sinh sửa lại dàn bài của mình.
- Học sinh lắng nghe và thực hiện.
Toán
Luyện tập chung- trang 16
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Nhân, chia 2 phấn số. Tìm thành phần chưa biết của phép tính với phân số.
	- Chuyển các số đo có 2 tên đơn vị đo thành số đo dạng hỗn số với một tên đơn vị đo.
II. Chuẩn bị:
	- Giáo viên: Phiếu học tập. - Học sinh : SGK
III. Các hoạt động lên lớp:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi học sinh lên chữa bài.
- Nhận xét, cho điểm.
2.. Bài mới: a.. Giới thiệu bài:
 b. Hướng dẫn làm bài tập.
Bài 1: Gọi học sinh nêu yêu cầu bài tập.
- Gọi 4 học sinh lên bảng làm.
- Lớp làm vào nháp.Gọi học sinh Nhận xét chữa.
Bài 2: Làm nhóm.
- Chia lớp làm 4 nhóm.
- Phát phiếu học tập cho các nhóm.
- Gọi đại diện lên trình bày.
- Nhận xét, cho điểm.
Bài 3: Làm vở.
- Học sin tự làm vào vở.
- Gọi 10 bạn làm nhanh lên chấm.
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm.
- Nhận xét, cho điểm.
 4. Củng cố- dặn dò:- Nhắc lại nội dung bài.
- 2 học sinh lên bảng chữa bài.
- Học sinh lắng nghe.
- Đọc yêu cầu bài 1.
- 4 học sinh lên bảng làm.
- Lớp làm vào nháp. Nhận xét chữa.
- Đọc yêu cầu bài 2.
Nhóm 1: Nhóm 2:
Nhóm 3: Nhóm 4:
- Đọc yêu cầu bài 3.
1m 75cm = 1m + m = m.
8m 8cm = 8m + m = m.
- Học sinh nhắc và lắng nghe.
Luyện từ và câu
Luyện tập về từ đồng nghĩa
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Biết sử dụng từ đồng nghĩa một cách thích hợp(BT1),hiểu ý nghĩa chung của một số tục ngữ(BT2).
	- Dựa theo ý một khổ thơ trong bài Sắc màu em yêu,viết được đoạn văn miêu tả sự vật có sử dụng1,2 từ đồng nghĩa(BT3).
	* HSKG biết dùng nhiều từ đồng nghĩa trong đoạn văn viết theo BT3.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên:Bút dạ, 1 số tờ giấy phiếu khổ to.Hoạc sinh :VBT
III. Các hoạt động dạy học:
	Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:	- Gọi học sinh làm lại bài 2, 4.
	- Nhận xét, cho điểm.
2. Bài mới:3.1. Giới thiệu bài: 
*. Hoạt động 1: Thảo luận theo cặp.
- Giáo viên dán tờ giấy ghi đoạn văn lên bảng.
- Gọi học sinh phát biểu, gạch chân.
- Giáo viên chốt lại lời giải đúng.
*. Hoạt động 2: Làm nhóm lớn:
- Chia lớp làm 4 nhóm.
- Phát phiếu học tập cho các nhóm.
- Đại diện lên trình bày.
- Nhận xét.
*. Hoạt động 3: Làm cá nhân.
- Gọi học sinh nối tiếp nhau đọc bài đã viết.
- Giáo viên nhận xét, khen ngợi những đoạn văn hay. 
*Bài tập:Chọn những thành ngữ trong ngoặc để giải thích ý nghĩa chung của các thành ngữ, tục ngữ sau (Làm người phải thuỷ chung, gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên, loài vật thường nhớ nơi cũ)
* HSKG biết dùng nhiều từ đồng nghiã trong đoạn văn .
- Giáo viên theo dõi sửa (nếu cần)
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Yêu cầu học sinh viết đoạn văn chưa đạt về viết lại.
- 2 học sinh lên bảng.
- Học sinh theo dõi.
- 1 học sinh đọc yêu cầu bài 1.
- Học sinh phát biểu, gạch chân:Mẹ, má. u, bầm, mà là các từ đồng nghĩa.
- Đọc yêu cầu bài 2.
- Thảo luận- Đại diện nhóm trình bày.
+ Bao la, mênh mông, bát ngát, thênh thang.Lung linh, long lanh, lóng lánh, lấp lánh.Vắng vẻ, hiu quạnh, vắng teo,...
- Đọc yêu cầu bài 3.
+ Học sinh làm việc cá nhân vào vở.
- Lớp nhận xét.
- Cáo chết ba năm quay đầu về núi: gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên
- Chim Việt đậu cành Nam: gắn bó với quê hương là tình cảm tự nhiên
- Lá rụng về cội: Làm người phải thuỷ chung
- HSKG đọc đoạn văn vừa viết.
- Học sinh sửa (nếu cần)
- Học sinh lắng nghe.
Địa lý
Khí hậu
I. Mục tiêu:
	- Nêu được một số được đặc điểm chính của khí hậu Việt Nam:
	+Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
	+ Biết sự khác nhau giữa 2 miền khí hậu Bắc và Nam
	- Nhận biết được ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta.
	- Chỉ được trên bản đồ (lược đồ) ranh giới giữa 2 miền khí hậu Bắc Nam.
	-Nhận xét được bảng số liệu khí hậu ở mức độ đơn giản.
* HSKH giải thích được vì sao VN có khí hậu nhiệt đới gió mùa; Biết chỉ các hướng gió.
II. Đồ dùng dạy học:
	-Giáo viên: Bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.Bản đồ khí hậu Việt Nam, quả địa cầu.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ:Nêu đặc điểm chính của địa hình?
2. Bài mới:	a, Giới thiệu bài, ghi bảng.
	b, Giảng bài mới.
1. Nước là có khí hậu nhiệt đới gió mùa.
- Cho học sinh quan sát quả Địa cầu, hình 1 rồi thảo luận: Chỉ vị trí Việt Nam trên quả địa cầu và cho biết nước ta nằm ở đới khí hậu nào? ở đới khí hậu đó, nước ta có khí hậu nóng hay lạnh?. Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa ở nước ta?
- Gọi đại diện nhóm trả lời câu hỏi- bổ xung.
- Giáo viên nhận xét sửa chữa.
2. Khí hậu giữa các miền có sự khác nhau:
- Giáo viên giới thiệu dãy núi Bạch Mã .
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân theo câu hỏi:Nêu sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng 1 và tháng 7 ở Hà Nội. Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng 1 và tháng 7 ở thành phố HCM? Sự khác nhau về khí hậu giữa 2 miền?
- Giáo viên nhận xét, bổ sung:
3. ảnh hưởng của khí hậu:
- Nêu ảnh hưởng của khí hậu tới đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
- Giáo viên nhận xét bổ sung."Bài học sgk. 
3. Củng cố- dặn dò:- Nhận xét giờ học.
- Học sinh nêu- nhận xét bổ sung.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát quả Địa cầu, hình 1 rồi thảo luận.
- Đại diện nhóm trả lời câu hỏi.
- Nhóm khác bổ xung.
- Học sinh theo dõi lắng nghe.
- Học sinh chỉ dãy núi Bạch Mã trên bản đồ Địa lí tự nhiên Việt Nam.
- Học sinh làm việc cá nhân.
Học sinh nêu.- 
T1:16o C ; T7: 29o C;T1: 26o C ;T 7: 27o C
-Học sinh nêu:Thuận lợi: cây cối phát triển,Khó khăn:gây lũ lụt, hạn hán kéo dài.
- Học sinh nhắc lại bài học.
- Học sinh lắng nghe.
Lịch sử
Cuộc phản công ở kinh thành Huế
I. Mục tiêu:
	-Tường thuật được sơ lược cuộc phản công ở kinh thành Huế do Tôn Thất Thuyết và một số quan lại yêu nước tổ chức: Trong nội bộ triều đình Huế có hai phái : chủ hoà và chủ chiến(đại diện là Tôn Thất Thuyết).
| 	+Đêm mồng 4 rạng sáng mồng 5-7-1885,phái chủ chiến dưới sự chỉ huy của Tôn Thất Thuyết chủ động tấn công quân Pháp ở kinh thành Huế. 
	* HSKG:Phân biệt điểm khác nhau giữa phái chủ chiến,chủ hoà:Phái chủ hoà chủ trương thương thuyết với Pháp;phái chủ chiến chủ trương cùng ndân tiếp tục đánh Pháp.
II. Đồ dùng dạy học:
	+ Giáo viên:Lược đồ kinh thành Huế năm 1885.Bản đồ VN,hình trong sgk, phiếu học tập.+ Học sinh :SGK và VBT
III. Hoạt động dạy học:
	Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ: Nêu những đề nghị chủ yếu canh tân đất nước của Nguyền Trường Tộ?
2. Bài mới: 	+ Giới thiệu bài, ghi bảng.
	+ Giảng bài mới.
a) Hoạt động 1: (Làm việc cả lớp)
- Giáo viên trình bày 1 số nét chính về tình hình nước ta sau khi chiều đình nhà Nguyễn kí với Pháp hiệp ước Pa-tơ-nốt .
- Gv nêu nhiệm vụ cho hsinh:Phân biệt điểm khác nhau về chủ chương của phái chủ chiếm và phái chủ hoà trong chiều đình nhà Nguyễn?Tôn Thất Thuyết đã làm gì để chuẩn bị chống Pháp?Tường thuật lại cuộc phản công ở Kinh thành Huế?ý nghĩa của cuộc phản công ở Kinh thành Huế?
- Các nhóm thảo luận các nhiệm vụ học tập.
- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Giáo viên theo dõi nhận xét kết luận và giảng thêm.
 b) Hoạt động 2: (Làm việc cả lớp)
- Giáo viên nhấn mạnh những kiến thức cơ bản của bài.
- Giáo viên đặt câu hỏi thêm cho học sinh vận dụng vào thực tế.
3. Củng cố- dặn dò:- Nhận xét giờ học.
- 2 học sinh lên bảng trả lời câu hỏi.
- Học sinh theo dõi lắng nghe.
- Học sinh theo dõi giáo viên giảng.
- Học sinh thảo luận và trả lời câu hỏi.
* HSKG:Phân biệt điểm khác nhau giữa phái chủ chiến,chủ hoà:Phái chủ hoà chủ trương thương thuyết với Pháp;phái chủ chiến chủ trương cùng ndân tiếp tục đánh Pháp.
- Các nhóm thảo luận nhiệm vụ học tập.- Các nhóm trình bày kết quả thảo luận.
- Học sinh nghe.
- Học sinh lắng nghe và ghi nhận.
- Học sinh trả lời theo thực tế.
- Học sinh lắng nghe và thực hiện.
Kĩ thuật
Thêu dấu nhân (Tiết 1)
I. Mục tiêu: 
	- Học sinh biết cách thêu dấu nhân.
	- Thêu được các mũi thêu dấu nhân.Các mũi thêu tương đối đều nhau.Thêu được ít nhất năm dấu nhân.Đường thêu có thể bị dúm. 
*Không bắt buộc HS nam thực hành tạo ra sản phẩm.Hs nam có thể TH đính khuy
II. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên:Mẫu thêu dấu nhân.Một số sản phẩm thêu trang trí bằng mũi thêu dấu nhân.
	-Học sinh : Bộ khâu thêu lớp 5.
III. Các hoạt động dạy học:
	Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: Sự chuẩn bị.
2. Bài mới:	Giới thiệu bài.
a) Quan sát- nhận xét mẫu:
- Giáo viên giới thiệu một số mẫu thêu dấu nhân.
? ứng dụng của thêu dấu nhân.
b) Hướng dẫn thao tác kĩ thuật.
? Học sinh đọc mục II sgk 20, 21.
? Nêu quy trình thêu dấu nhân.
- Giáo viên bao quát chốt lại.
? Học sinh đọc ghi nhớ sgk (23)
- GV làm mẫu và hướng dẫn HS thao tác thêu theo quy trình thêu.
? Gọi học sinh lên làm thử.
Hs nam có thể TH đính khuy
- Giáo viên giao việc cho học sinh.
- Giáo viên bao quát, giúp đỡ.
3. Củng cố- Dặn dò:
- Hệ thống nội dung.- Liên hệ- nhận xét.
- Học sinh quan sát- nhận xét.
- Thêu dấu nhân là cách thêu để tạo thành các mũi thêu giống như giống nhân nối nhau liên tiếp.
- Thêu trên các sản phẩm may mặc như váy, áo, vỏ gối, khăn ăn, khăn trải bàn, 
- Học sinh đọc lại.
1. Vạch dấu đường thêu dấu nhân.
2. Thêu dấu nhân theo đường vạch dấu.
a) Bắt đầu thêu.
b) Thêu mũi thứ nhất.
c) Thêu mũi thứ hai.
d) Thêu các mũi tiếp theo.
e) Kết thúc đường thêu.
- 2 đến 3 học sinh nối tiếp nhau đọc.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh lên: + Vạch dấu đường thêu.
 + Căng vải vào khung.
 + Thêu.
- Học sinh thực hành theo quỳ trình.
- Giữ trật tự, bảo vệ đồ dùng khi thực hành.
- Học sinh nêu lại các bước.
- Học sinh lắng nghe và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docga l5 1112(2).doc