Giáo án các môn khối 5 - Trần Thị Huệ - Tuần 4

Giáo án các môn khối 5 - Trần Thị Huệ - Tuần 4

I. Mục tiêu:

 - Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài . bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.

 - Từ ngữ: Bom nguyên tử, phóng xạ nguyên tử, truyền thuyết.

 -Hiểu ý chính : Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em trên toàn thế giới.( Trả lời được câu hỏi 1,2,3 ).

 - Giáo dục kĩ năng sống: Xác định giá trị; thể hiện sự cảm thông(bày tỏ sự chia sẻ,cảm thông với những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại.)

II. Đồ dùng dạy học:

 -Giáo viên: Bảng phụ chép đoạn luyện đọc.

 - Học sinh :SGK

III. Các hoạt đông dạy học:

 

doc 21 trang Người đăng huong21 Lượt xem 799Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Trần Thị Huệ - Tuần 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 4
Ngày soạn :6/9/2011
Thứ hai ngày 12 tháng 9 năm 2011
Tập đọc
Những con sếu bằng giấy
I. Mục tiêu:
	- Đọc đúng tên người, tên địa lí nước ngoài trong bài . bước đầu đọc diễn cảm được bài văn.
	- Từ ngữ: Bom nguyên tử, phóng xạ nguyên tử, truyền thuyết.
	-Hiểu ý chính : Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em trên toàn thế giới.( Trả lời được câu hỏi 1,2,3 ).
	- Giáo dục kĩ năng sống: Xác định giá trị; thể hiện sự cảm thông(bày tỏ sự chia sẻ,cảm thông với những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại.)
II. Đồ dùng dạy học:
	-Giáo viên: Bảng phụ chép đoạn luyện đọc.
	- Học sinh :SGK
III. Các hoạt đông dạy học:
	 Hoạt động dạy
Hoạt động học
1.Kiểm tra:
 - Gọi Đọc phân vai vở kịch Lò ng dân.
- Gọi học sinh nhận xét đánh giá cách đọc.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
a) Luyện đọc: 
- Gọi 4 học sinh đọc nối tiếp 4 đoạn, kết hợp rèn đọc đúng, đọc chú giải.
-Cho học sinh luyện đọc theo cặp.
- Gọi 1 đến 2 học sinh đọc toàn bài.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh luyện đọc, rèn đọc đúng và giải nghĩa từ.
- Giáo viên đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài.
- Cho học sinh đọc thầm toàn bài.
- Cho học sinh thảo luận trả lời các câu hỏi.
? Xa-da-cô bị nhiễm phóng xạ nguyên tử từ khi nào?
? Cô bé hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách nào?
? Các bạn nhỏ đã làm gì để tỏ tình đoàn kết với Xa-da-cô?
? Các bạn nhỏ đã làm gì để bày tỏ nguyện vọng hoà bình?
? Nếu được đứng trước tượng đài, em sẽ nói gì với Xa-da-cô?
? Để bày tỏ sự chia sẻ,cảm thông với những nạn nhân bị bom nguyên tử sát hại em sẽ làm và nói gì?
- Giáo viên theo dõi giảng thêm để học sinh hiểu và thông cảm với các nạn nhân từ đó giáo dục các em biết thông cảm và chia sẻ với các nạn nhân chất độc bằng việc làm cụ thể.
c) Luyện đọc diễn cảm.
? Hướng dẫn học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
- Gọi 4 học sinh đọc nối tiếp.
- Cho học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
- Yêu cầu học sinh luyện đọc theo cặp.
- Cho học sinh thi đọc trước lớp.
- Gọi học sinh nêu ý nghĩa.
- Giáo viên nhận xét đánh giá.
? Nêu ý nghĩa bài.
3. Củng cố- Dặn dò:- Hệ thống nội dung.
- Liên hệ, nhận xét.
- 5 h/s đọc phân vai
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh lắng nghe.
- 4 học sinh đọc nối tiếp 4 đoạn, kết hợp rèn đọc đúng, đọc chú giải.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- 1 đến 2 học sinh đọc toàn bài.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc thầm toàn bài.
- Học sinhậthỏ luận nhóm trả lời các câu hỏi.
- Từ khi Mĩ ném 2 quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản.
- Xa-da-cô hi vọng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách ngày ngày gấp sếu, vì em tin vào 1 truyền thuyết nói rằng: Nếu gấp đủ 1000 con sếu giấy treo quanh phòng em sẽ khỏi bệnh.
- Các bạn nhỏ trên khắp thế giới đã gấp những con sếu bằng giấy gửi tới Xa-da-cô.
-Khi Xa-da-cô chết, các bạn đã quyên góp tiền xây dựng tượng đài tưởng nhớ những nạn nhân đã bị bom nguyên tử sát hại.Chân tượng đài khắc mãi mãi hoà bình.
- Chúng tôi căm ghét chiến tranh.
- Chúng tôi căm ghét những kẻ đã làm bạn phải chết.
- Học sinh trình bày theo hiểu biết của mình.
- Học sinh lắng nghe và thực hiện.
- 4 học sinh đọc nối tiếp.
- Học sinh luyện đọc diễn cảm đoạn 3.
- Học sinh luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc trước lớp.
- Học sinh nêu ý nghĩa.
- Học sinh lắng nghe.
*Ndung:Tố cáo tội ác chiến tranh hạt nhân, nói lên khát vọng sống, khát vọng hoà bình của trẻ em trên toàn thế giới.
- Học sinh nêu lại nội dung.
Toán
Ôn tập và bổ sung về giải toán - trang 18
I. Mục tiêu: 
	- Biết một số dạng quan hệ tỉ lệ ( đại lượng này gấp lên bao nhiêu lần thì đại lượng tương ứng cũng gấp lên bấy nhiêu lần ) 
 - Biết cách giải bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ này bằng một trong hai cách “ rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số” 
	- Học sinh chăm chỉ học toán.
II. Đồ dùng dạy học :
	- Giáo viên : Bảng phụ .
	- Học sinh :SGK
II. Các hoạt động dạy học:
	 Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: Vở bài tập.
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
? Học sinh đọc ví dụ 1 sgk trang 18.
Thời gian đi được:
Quãng đường đi được:
- Cho học sinh tự giải bài toán.
- Gọi 1 học sinh lên bảng.
- Giáo viên theo dõi giúp đỡ học sinh khác.
- Gọi nhận xét giải thích.
? Giáo viên đọc ví dụ 2:
- Giáo viên tóm tắt.Cho học sinh tự giải.
2 giờ: 90 km. 
4 giờ: ? km.
Cách 2: 4 giờ gấp 2 giờ số lần là:
 4 : 2 = 2 (lần)
 Trong 4 giờ ô tô đi được là:
 90 x 2 = 180 (km)
 Đáp số: 180 km.
- Giáo vien nhận xét kết luận .
Bài tập 1: Gọi Học sinh đọc đề, tóm tắt.
 ? Học sinh giải bằng cách 1.
- Hướng dẫn học sinh làm cá nhân.
- Giảo bài toán theo cách nào ? Vì sao lại không giải bài toán theo cách tìm tỉ số?
- Gọi 1 học sinh lên bảng giải bài toán.
- Giáo viên theo dõi nhận xét.
3. Củng cố- Dặn dò:
- Hệ thống nội dung.
- Liên hệ, nhận xét.
- Giáo viên nhận xét tiết học .
- Học sinh lắng nghe và thực hiên.
- 2 học sinh đọc ví dụ, nhận xét.
1 giờ 2 giờ 3 giờ
4 km 8 km 12 km
+ Thời gian gấp lên bao nhiêu lần thì quãng đường đi được cũng gấp lên bấy nhiêu lần.
- Học sinh tự giải.
Cách 1:
1 giờ ô tô đi được là: 90 : 2 = 45 (km)
4 giờ ô tô đi được là: 45 x 4 = 180 (km) 
 Đáp số: 180 km.
- Học sinh nhắc lại.
- Học sinh làm cá nhân.
- Học sinh trả lời và giải thích.
- 1học sinh lên bảng - lớp làm vào vở.
Mua 1 m vải hết số tiền là:
80000 : 5 = 16000 (đồng)
Mua 7 m vải hết số tiền là:
16000 x 7 = 112000 (đồng)
 Đáp số: 112000 đồng.
- 2 học sinh nêu các cách giải bài toán.
- Học sinh lắng nghe và thực hiện.
	Chính tả (Nghe viết)
Anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Nghe- viết đúng chính tả bài Anh bộ đội cụ Hồ gốc Bỉ.Trình bày đúng hình thức văn xuôi .
	- Nắm chắc mô hình cấu tạo vần và quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng có ia,iê,(BT2,BT3)
II. Chuẩn bị:
	- Học sinh :Bút dạ, 1 vài tờ phiếu khổ to viết mô hình cấu tạo vần để giáo viên kiểm điểm.
	- Giáo viên : Bảng phụ .
III. Các hoạt động lên lớp:
	 Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:	
- Cho học sinh viết vần của các tiếng chúng - tôi - mong- thế- giới- này- mãi mãi- hoà bình vào mô hình cấu tạo vần.
- Nhận xét cho điểm.
2. Bài mới:
2.1. Giới thiệu bài: 
2.2. Hoạt động 1: HD HS nghe- viết.
- Giáo viên đọc toàn bài.
- Giáo viên đọc chậm.
- Giáo viên đọc cho học sinh soát lỗi.
2.3. Hoạt động 2: Làm bài tập.
Bài 1: Cho học sinh làm vở.
- Gọi lên trả lời.
- Giáo viên chốt.
Bài 3: Làm nhóm.
- Dựa vào cấu tạo rút ra qui tắc đánh dấu thanh.
- Cho học sinh đọc nhiều lần.
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ.
- Dặn học sinh ghi nhớ rõ qui tắc đánh dấu thanh trong tiếng có nguyên âm đôi ia; iê để đánh không sai vị trí.
- Cho học sinh điểm vào mô hình cấu tạo.
Tiếng
Vần
âm đệm
âm chính
âm cuối
- Học sinh theo dõi lắng nghe.
- Học sinh theo dõi- đọc thầm chú ý viết tên riêng người nước ngoài. 
- Học sinh viết, soát lỗi.
- Đọc yêu cầu bài1.
+ Giống nhau: 2 tiếng đều có âm chính gồm 2 chữ cái (nguyên âm đôi)
+ Khác nhau: Tiếng chiến có âm cuối tiếng nghĩa không có.
- Tiếng không có âm cuối: đánh dấu thanh ở chữ cái đầu của nguyên âm đôi.
- Tiếng không có âm cuối: đặt dấu thanh ở chữ cái thứ 2 ghi nguyên âm đôi.
- Học sinh thảo luận nhóm và rút ra qui tắc đánh dấu thanh.
- Học sinh đọc.
- Học sinh lắng nghe và ghi nhớ.
Khoa học
Từ tuổi thành niên đến tuổi già
I. Mục tiêu:
	- Học sinh biết nêu các giai đoạn phát triển của con người từ tuổi vị thành niên đến tuổi già.0
	- Xác định bản thân học sinh đang ở vào giai đoạn nào của cuộc đời.
	- Giáo dục kĩ năng sống: Kĩ năng tự nhận thức và xác định được giá trị của lứa tuổi học trò nói chung và giá trị bản thân nói riêng.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Gáo viên:Thông tin và hình trang 16, 17 sgk.
	- Học sinh :Sưu tầm tranh ảnh của người lớn ở các tuổi khác nhau.
III. Các hoạt động dạy học:
	 Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định tổ chức:
2. Kiểm tra: Nêu đặc điểm chung của trẻ em ở từng giai đoạn?
3. Bài mới: 	a) Giới thiệu bài.
	 b) Giảng bài.
* Hoạt động 1: Làm việc với sgk.
+ Nêu 1 số đặc điểm chung của tuổi vị thành niên, tuổi trưởng thành, tuổi già?
- Giáo viên nhận xét tóm tắt theo bảng sau.
- Học sinh đọc các thông tin sgk trang 16, 17 rồi thảo luận nhóm.
- Học sinh thảo luận.
- Các nhóm lên trình bày.
Giai đoạn
Đặc điểm
Tuổi vị thành niên
Giai đoạn chuyển tiếp từ trẻ con thành người lớn ở tuổi này có sự phát triển mạnh mẽ về thể chất, tinh thần và mối quan hệ với bạn bè.
Tuổi trưởng thành
Tuổi trưởng thành được đánh dấu bằng sự phát triển cả về mặt sinh học và cả về xã hội 
Tuổi già
ở tuổi này cơ thể dần suy yếu, chức năng hoạt động của các cơ quan giảm dần. Tuy nhiên, những người cao tuổi có thể kéo dài tuổi thọ bằng sự rèn luyện thân thể, sống điều độ và tham gia các hoạt động xã hội  
 * Hoạt động 2: Chơi trò chơi: “Ai ? họ đang ở đâu vào giai đoạn nào của cuộc đời? ”
- Giáo viên sưu tầm tranh ở mọi lứa tuổi, làm nghề khác nhau.
- Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm, phát cho mỗi nhóm 3 đến 4 hình xác định xem những người trong ảnh ở vào giai đoạn nào và nêu đặc điểm của giai đoạn đó.
- Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố:
- Nội dung bài.
- Nhận xét giờ học.
- Giao bài về nhà.
- Học sinh sưu tầm tranh.
- Học sinh làm việc theo nhóm.
- Các nhóm cử người lên trình bày.
- Học sinhlắng nghe.
- Học sinh nêu các giai đoạn phát triển.
- Học sinh lắng nghe.
Toán
Luyện tập- trang 19
I. Mục tiêu:
- Biết giải bài toán có liên quan đến tỉ lệ bằng một trong hai cách “ rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số” 
- Học sinh áp dụng nhanh thành thạo vào làm các bài tập.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên : Bảng phụ .
	- Học sinh :Vở bài tập toán.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Dạy bài mới:	a) Giới thiệu bài.
	b) Giảng bài.
Bài 1: Hướng dẫn cách giải.
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập.
- Cho học sinh thảo luận tìm cách giải.
- Gọi 1 học sinh lên bảng làm bài .
- Gọi học sinh chữa bài .
- Giáo vien theo dõi nhận xét.
Tóm tắt:
12 quyển: 24000 đồng.
30 quyển: ? đồng.
Bài 3: Học sinh tự giải vào vở.
- Hướng dẫn học sinh giải bằng cách “Rút về đơn vị”.
- Gọi học sinh giải thích tại sao chon cách rút về đơn vị.
- Giáo vên gọi giải trên bảng.
- Nhận xét chữa bài.
Bài 4: Học sinh tự giải.
- Hướng dẫn học sinh giải bằng cách “Rút về đơn vị”
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Giao bài về nhà: Làm lại các bài tập.
- Học sinh theo dõi.
 Học sinh nêu yêu cầu bài tập 1.
- Học sinh thảo luận tìm cách giải.
- 1 học sinh lên bảng làm bài .
- Học sinh chữa bài  ... ăn ở phần thân bài.
- Học sinh nộp bài và lắng nghe.
- Học sinh đọc đoạn văn hay và học tập cách viết.
- Học sinh lắng nghe và thực hiện.
Thứ năm ngày 15 tháng 9 năm 2011
Toán
Luyện tập – trang 21
I. Mục tiêu: Giúp học sinh
	 -Biết cách giải bài toán có liên quan đến tỷ lệ bằng một trong hai cách “ rút về đơn vị” hoặc “Tìm tỉ số” 
 - Rèn học sinh kĩ năng giải toán thành thạo.
.	- Củng cố và rèn luyện kĩ năng giải toán liên quan đến tỉ lệ.
II. Chuẩn bị: 
	- Giáo viên: Phiếu học tập.	
	- Học sinh :SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:	
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài:
b, Hướng dẫn học sinh làm bài tập.
* Bài tập 1: 
- Gọi học sinh đọc yêu cầu bài tập .
- Hướng dẫn tóm tắt.
- Cho học sinh tự làm bài.
- Gọi 1 học sinh lên bảng trình bày bài giải.
- Gọi học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Giáo viên hỏi giải bài toán này bằng cách gì? vì sao không giải được bằng cách tìm tỉ số.
3000đ/ 1 quyển: 25 quyển.
1500đ/ 1 quyển: ? quyển?
- Nhận xét, chữa bài.
* Bài tập 2: Làm nhóm:
- Phát phiếu học tập cho các nhóm.
- Cho học sinh thảo luận nhóm hoàn thành phiếu.
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày.
- Nhận xét, cho điểm.
- Chấm 7 đến 8 bài làm nhanh.
- Giáo viên nhận xét.
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ. Về nhà làm bài còn lại và chuẩn bị bài sau.
- Đọc yêu cầu bài 1.
- 1 học sinh lên bảng làm, lớp làm vở.
- 1 học sinh lên bảng trình bày bài giải.
- Học sinh khác nhận xét bổ sung.
- Học sinh trả lời và giải thích.
Giải
3000 đồng gấp 1500 đồng số lần là:
3000 : 1500 = 2 (lần)
Với giá 1500 đồng 1 quyển thì mua được:
25 x 2 = 50 (quyển)
 Đáp số: 50 quyển.
- Đọc yêu cầu bài 2.
+ Chia lớp làm 6 nhóm hoàn thành phiếu.
+ Đại diện lên trình bày.
- Nhận xét giữa các nhóm.
- Học sinh lắng nghe và thực hiện.
Luyện từ và câu
Luyện tập về từ trái nghĩa
I. Mục tiêu: Giúp học sinh:
	- Tìm được các từ trái nghĩa theo yêu cầu của BT1,BT2( 3 trong số 4 câu),BT3.
Biết tìm những từ trái nghĩa đê miêu tả theo yêu cầu của BT4( chọn 2 hoặc 3 trong số 4 ý;a,b,c,d);đặt được câu để phân biệt 1 cặp từ trái nghĩa tìm được ở BT4(BT5)
	* Học sinh khá,giỏi thuộc được 4 thành ngữ,tục ngữ ở BT1,làm được toàn bộ BT4.
II. Chuẩn bị: 
	- Phiếu học tập khổ to viết nội dung bài 1.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: 
- Cho học sinh đọc thuộc lòng các thành ngữ, tục ngữ ở bài 1, 2.
	- Nhận xét cho điểm.
3. Bài mới: 
3.1. Giới thiệu bài:
 *Hoạt động 1:Làm bài tập 1(HS làm nhóm)
- Mời 2 nhóm lên viết vào giấy khổ to.
- Nhận xét- chốt lời giải đúng.
- Cho học sinh thuộc lòng 4 thành ngữ tục ngữ trên.( Học sinh khá,giỏi thuộc được 4 thành ngữ,tục ngữ ở BT1)
*Hoạt động 2: Bài tập 2,3Làm vở.
- Cho học sinh làm vở.
- Gọi học sinh lần lượt làm miệng từng câu.
- Nhận xét.
- Giáo viên nhận xét kết luận.
 Hoạt động 3: Bài tập 4
- Cho học sinh thảo luận đôi.
- Giáo viên ghi kết quả vào giấy khổ to.
- Cho 3, 4 học sinh đọc lại. 
4. Củng cố- dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài - nhận xét giờ.
- Dặn về làm bài tập còn lại.
- 2 học sinh lên bảng.
- Học sinh lắng nghe.
- Đọc yêu cầu bài 1.
- Lớp chia làm 4 nhóm.
- Nhận xét.
+ Ăn ít ngon nhiều.
+ Ba chìm bảy nổi.
+ Nắng chóng trưa, mưa chóng tối.
+ Yêu trẻ, trẻ đến nhà.
 Kính già, già để tuổi cho.
- Đọc yêu cầu bài 2, 3.
- Học sinh nêu miệng.
- Học sinh nhận xét lẫn nhau.
- Học sinh lắng nghe.
- Đọc yêu cầu bài 4.
a) Hình dáng: cao/ thấp; cao/ lùn .
b) Hành động: khóc/ cười; ra/ vào .
c) Trạng thái: buồn/ vui; lạc/ quan/ bi quan.; sướng/ khổ.
khoẻ/ yếu, sung sức/ mệt mỏi .
d) Phẩm chất: tốt/ xấu; lành/ ác .
- 3, 4 học sinh đọc lại.
- Học sinh nhắc lại nội dung.
Địa lý
Sông ngòi
I. Mục tiêu:
	- Nêu được một số đặc điểm chính và vai trò của sông ngòi Việt Nam:Mạng lưới sông ngòi dày đặc;Sông ngòi có lượng nước thay đổi theo mùa;Sông ngòi có vai trò quan trọng trong đời sống và sản xuất:bồi đắp phù sa,cung cấp nước,tôm cá ,nguồn thuỷ điện.
	- Xác lập được mối quan hệ địa lý đơn giản giữa khí hậu và sông ngòi:nước sông lên,xuống theo mùa;mùa mưa thường có lũ lớn;mùa khô có nước sông hạ thấp.
	- Chỉ được trên bản đồ 1 số sông chính của Việt Nam.
	* HSKG giải thích được vì sao sông ở miền Trung lại ngắn và đốc;Biết những ảnh hưởng do nước sông lên xuống theo mùa tới đơì sống ,sản xuất của nhân dân ta.
II. Đồ dùng dạy học:
	- Giáo viên :Bản đồ địa lí tự nhiên Việt Nam.
	- Học sinh :Tranh ảnh về sông trong mùa lũ và mùa cạn.
III. Các hoạt động dạy học:
	Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Bài cũ: Nêu sự khác nhau giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam?
2. Bài mới:	a) Giới thiệu bài.
	b) Giảng bài.
1) Nước ta có mạng lưới sông ngòi dày đặc.
* Hoạt động 1: Hoạt động cá nhân.
- Cho học sinh quan sát hình 1 sgk để trả lời:
+ Nước ta có nhiều sông hay ít sông, hãy kể tên 1 số con sông chính ở Việt Nam?
+ Nhận xét các sông ở miền Trung?
 - Giáo viên tóm tắt: Sông ngòi nước ta dày đặc phân bố khắp cả nước.
2) Sông ngòi nước ta có lượng nước thay đổi theo mùa và có nhiều phù xa.
* Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm)
-Cho Học sinh quan sát hình 2, 3 sgk.
+ Nêu đặc điểm (thời gian) về sông vào mùa mưa và sông vào mùa khô?
+ Nước sông lên xuống theo mùa có ảnh hưởng gì đến đời sống và sản xuất của nhân dân ta?
( Gọi HSKG nêu)
3) Vai trò của sông ngòi (hoạt động cả lớp)
- Cho học sinh đọc và quan sát và trả lời .
- Gọi học sinh khác nhận xét bổ sung.
+ Nêu vai trò của sông ngòi?
- Giáo viên tổng kết ý chính.
"Bài học sgk. 
3. Củng cố- dặn dò:
- Nhận xét giờ học.
- Học sinh quan sát hình 1 sgk để trả lời.
- Nước ta có nhiều sông nhưng ít sông lớn. 
- Thường nhỏ, ngắn, dốc. ( HSKG giải thích được vì sao sông ở miền Trung lại ngắn và dốc)
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh quan sát hình 2, 3 sgk.
- Học sinh nêu:+ Mùa mưa: nước sông dâng lên nhanh chóng, gây lũ lụt.
+ Mùa khô: Nước sông hạ thấp.
- ảnh hưởng đến giao thông trên sông, tới hoạt động của các nhà máy thủy điện, nước lũ đe doạ mùa màng và đời sống của nhân dân ven sông.
- Học sinh đọc SGK và nêu- Nhận xét bổ sung.
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh đọc.
- Học sinh lắng nghe và thực hiện.
Lịch sử(Buổi 2)
Xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX
I. Mục tiêu:
	- Biết một vài điểm mới về tình hình kinh tế – xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX:
+ Về kinh tế:Xuất hiện nhà máy,hầm mỏ,đồn điền,đường ô tô đường sắt.
+ Về xã hội: xuất hiện các tầng lớp mới:chủ xưởng ;chủ nhà buôn,công nhân.
* HSKG : Biết được nguyên nhân của sự biến đổikinh tế - xã hội nước ta: Do chính sách tăng cường khai thác thuộc địa của thực dân Pháp. Nắm đươc mối quan hệ giữa kinh tế mới đã tạo ra các tầng lớp,giai cấp mới trong xã hội.
 II. Đồ dùng dạy học:
	-Giáo viên : Bản đồ hành chính Việt Nam. Học sinh : SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. Kiểm tra: ? Cuộc phản công ở kinh thành Huế đêm 5/7/1885 có tác động gì đến lịch sử nước ta khi đó?
2. Bài mới: Giới thiệu bài.
a) Những thay đổi của nền kinh tế Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX. 
- Cho học sinh thảo luận cặp, trình bày.
- Gọi Nhận xét, đánh giá.
? Trước khi thực dân Pháp xâm lược, nền kinh tế Việt Nam có những ngành nào chủ yếu?
? Những biểu hiện về sự thay đổi trong nền kinh tế ở nước ta cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.
? Ai là người được hưởng những nguồn lợi do phát triển kinh tế?
b) Những thay đổi trong xã hội Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX và đời sống của n dân. 
- Cho học sinh thảo luận cặp, trình bày.
- Nhận xét, đánh giá.
? Trước khi Thực dân Pháp xâm lược xã hội Việt Nam có những tầng lớp nào?
? Sau khi thực dân Pháp đặt ách thống trị ở Việt Nam, xã hội thay đổi có thêm những tầng lớp mới nào?
? Nêu những nét chính về đời sống của nông dân và công nhân Việt Nam cuối thế kỉ XIX- đầu thế kỉ XX.
- Giáo viên bao quát, nhận xét.
- Giáo viên chốt lại ý chính.
? Học sinh đọc nội dung cần nhớ sgk (11)
4. Củng cố- Dặn dò:Nhận xét tiết học .
- Học sinh thảo luận cặp, trình bày.
- Nhận xét, đánh giá.
- Nền kinh tế Việt Nam dựa vào nông nghiệp là chủ yếu, tiểu thủ công nghiệp cũng phát triển một số ngành như dệt, gốm, đúc đồng, 
- Thực dân Pháp tăng cường khai mỏ, lập nhà máy, đồn điền để vơ vét tài nguyên và bó lột nông dân.
- Người Pháp là những người được hưởng nguồn lợi của sự phát triển kinh tế.
- Học sinh thảo luận, trình bày.
- Nhận xét, bổ xung.
- xã hội Việt Nam có 2 giai cấp là địa chủ phong kiến và nông dân.
- Bộ máy cai trị thuộc địa hình thành, thành thị phát triển, buôn bán mở mang làm xuất hiện các tầng lớp: viên chức, tri thức, chủ xưởng nhỏ đặc biệt là giai cấp công nhân.
- Nôngdân Việt Nam bị mất ruộng đất, đói nghèo đời sống rất cực khổ
- Học sinh lắng nghe.
- Học sinh nối tiếp đọc.
- Học sinh lắng nghe.
Kỹ thuật (Buổi 2)
Thêu dấu nhân (Tiết 2)
I. Mục tiêu: 
	- Học sinh biết cách thêu dấu nhân.
	- Thêu được các mũi thêu dấu nhân đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
	- Yêu thích tự hào với sản phẩm làm được.
II. Đồ dùng dạy học:
	-Giáo viên: Mẫu thêu dấu nhân.
	 + Một số sản phẩm thêu dấu nhân.
	- Học sinh : Bộ đồ dùng khâu thêu lớp 5.
III. Các hoạt động dạy học:
	Hoạt động dạy
Hoạt động học
1. ổn định:
2. Kiểm tra: ? Nêu quy trình thêu dấu nhân. 3. Bài mới:	Giới thiệu bài.
a) Hướng dẫn học sinh thực hành.? 
- Gọi Học sinh nêu cách thêu dấu nhân.
? Vật liệu và dụng cụ để thêu dấu nhân?
- Giáo viên hướng dẫn nhanh lại cách thêu.
- Giáo viên kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hành.
- Giáo viên bao quát, giúp đỡ những em còn lúng túng.
b) Đánh giá sản phẩm.
- Hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm.
- Giáo viên nêu tiêu chí đánh giá:
- Giáo viên quan sát, đánh giá, biểu dương.
- Bình chọn bạn có sản phẩm đẹp.
4. Củng cố- Dặn dò:
- Hệ thống nội dung.
 - Liên hệ- nhận xét.
- Giáo viên nhận xét tiết học .
- Học sinh nêu.
- Mảnh vài.
- Chỉ thêu khác màu vải.
- Kim thêu.
- Bút chì, thước, kéo.
- Học sinh theo dõi.
- Học sinh trưng bày sự chuẩn bị.
- Học sinh thực hành thêu dấu nhân theo đúng quy trình.
- Học sinh có thể thực hành theo cặp.
- Giữ trật tự giữ gìn đồ dùng khi thực hành.
- Học sinh trình bày sản phẩm, đánh giá sản phẩm theo tiêu chí sau:
+ Thêu được các mũi thêu dấu nhân theo 2 đường vạch dấu.
+ Các mũi thêu bằng nhau.
+ Đường thêu không bị dúm.
- Bình chọn bạn có sản phẩm đẹp.
- Học sinh nêu.
- Học sinh lắng nghe và thực hiện.

Tài liệu đính kèm:

  • docga l5 1112(3).doc