Giáo án các môn khối 5 - Tuần 11, 12

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 11, 12

I. MỤC TIÊU:

 Củng cố cho HS:

 - Vai trò và trách nhiệm của HS lớp 5.

 - Biết vươn lên trong cuộc sống và nhớ ơn tổ tiên .

 - Biết yêu quý bạn bè .

 - HS vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày .

 - Có ý thức yêu quý gia đình, bạn bè và thực hiện tốt trách nhiệm của mình.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 GV: Phiếu bài tập; bảng phụ ghi bài 2; bài 5.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU:

HĐ1:Luyện tập thực hành

* Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học và vận dụng vào cuộc sống.

 

doc 58 trang Người đăng huong21 Lượt xem 853Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 11, 12", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11
	Thứ hai ngày tháng năm 
Tiết 1: 
Đạo đức:
thực hành giữa học kì 1
I. Mục tiêu:
	Củng cố cho HS:
 - Vai trò và trách nhiệm của HS lớp 5.
 - Biết vươn lên trong cuộc sống và nhớ ơn tổ tiên .
 - Biết yêu quý bạn bè .
 - HS vận dụng những kiến thức đã học vào cuộc sống hằng ngày .
 - Có ý thức yêu quý gia đình, bạn bè và thực hiện tốt trách nhiệm của mình.
II. Đồ dùng dạy học:
 GV: Phiếu bài tập; bảng phụ ghi bài 2; bài 5.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
HĐ1:Luyện tập thực hành
* Mục tiêu: Giúp HS củng cố kiến thức đã học và vận dụng vào cuộc sống.
Bài 1: 
a/ HS lớp 5 có gì khác so với HS các lớp dưới trong trường?
b/ Chúng ta cần phải làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
c/ Em hãy nêu cảm nghĩ của em khi đã là HS lớp 5
 - HS cả lớp làm bài cá nhân vào giấy nháp sau đó trả lời miệng trước lớp.
 GVKL: Năm nay các em đã lên lớp 5- lớp đàn anh, đàn chị trong trường. Thầy mong rằng các em sẽ gương mẫu về mọi mặt để cho các em HS lớp dưới học tập và noi theo.
Bài 2: Em sẽ làm gì trong tình huống sau:
a/ Em gặp một vấn đề khó khăn nhưng không biết giải quyết thế nào?
b/ Em đang ở nhà một mình thì bạn Hùng đến rủ em đi sang nhà bạn Lan chơi.
c/ Em sẽ làm gì khi thấy bạn em vứt rác ra sân trường.
d/ Em sẽ làm gì khi bạn em rủ em hút thuốc lá trong giờ ra chơi.
 - GV treo bảng phụ yêu cầu HS đọc đề bài
 - HS thảo luận nhóm 4 tìm cách giải quyết tình huống 
 GVKL: Mỗi chúng ta đều phải có trách nhiệm trước việc làm của mình.
Bài 3: 
 Thế nào là vượt khó trong cuộc sống và học tập? Vượt khó trong cuộc sống và học tập sẽ giúp chúng ta điều gì? Em đã và sẽ làm gì để vượt khó trong cuộc sống và học tập? 
 - HS cả lớp làm bài cá nhân vào giấy nháp sau đó trả lời miệng trước lớp.
 - HS yếu và trung bình trả lời , HS khá, giỏi nhận xét bổ sung
 GVKL: Các bạn đã biết khắc phục những khó khăn của mình và không ngừng vươn lên. Thầy mong rằng đó là những tấm gương sáng để các em noi theo.
Bài 4: 
 Em đã và sẽ làm gì để tỏ lòng biết ơn tổ tiên?
 Việc đã làm Việc sẽ làm
 - GV phát phiếu cho HS làm bài cá nhân sau đó nêu miệng trước lớp 
 - HS yếu và trung bình trả lời , HS khá, giỏi nhận xét bổ sung
 GVKL: Các em đã biết thể hiện nhớ ơn tổ tiên bằng những việc làm thiết thực
Bài 5: Em sẽ làm gì trong mỗi trường hợp sau? Vì sao em lại làm như vậy?
a/ Khi em nhìn thấy bạn em làm việc sai trái.
b/ Khi bạn em gặp chuyện vui, chuyện buồn.
c/ Khi bạn em bị bắt nạt.
d/ Khi bạn em bị ốm phải nghỉ học.
 - GV treo bảng phụ yêu cầu HS đọc đề bài
 - HS thảo luận nhóm 4 tìm cách giải quyết tình huống 
 GVKL: Trong cuộc sống ai cũng cần phải có bạn bè .Trẻ em cũng cần có bạn bè và có quyền được tự do kết giao bạn bè.
HĐ2: Củng cố dặn dò:
 - GV hệ thống kiến thức toàn bài , HS liên hệ thực tế
 - Dặn HS chuẩn bị bài sau. 
Tiết 2.
Tập đọc:
Chuyện một khu vườn nhỏ
I- Mục tiêu: 
 1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn, phù hợp với tâm lí nhân vật (giọng bé Thu hồn nhiên, nhí nhảnh; giọng ông hiền từ, chậm rãi) và nội dung bài văn.
 2. Hiểu được tình cảm yêu quý thiên nhiên của hai ông cháu trong bài. Có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.
II - đồ dùng dạy – học:
 Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. 
iii - các hoạt động dạy – học:
 Hoạt động 1. Giới thiệu bài 
 - GV giới thiệu tranh minh hoạ và chủ điểm Giữ lấy màu xanh (nói về nhiệm vụ bảo vệ môi trường sông xung quanh)
 - Bài học đầu tiên – Chuyện một khu vườn nhỏ- kể về một mảnh vườn trên tấng gác (lầu) của một ngôi nhà giữa phố.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc
 - Một HS khá, giỏi (hoặc hai HS tiếp nối nhau) đọc toàn bài..
 - GV giới thiệu tranh minh hoạ khu vườn nhỏ của bé Thu (trong SGK); giới thiệu thêm một vài tranh, ảnh về cây hoa trên ban công, sân thượng trong các 
ngôi nhà ở thành phố (nếu có).
 - Từng tốp 3 HS đọc tiếp nối từng đoạn của bài. Chia bài làm 3 đoạn: đoạn 1 (câu đầu), đoạn 2 (tiếp theo đến “không pải là vườn!”); đoạn 3 (còn lại). GV nghe HS đọc, sửa lỗi về phát âm, giọng đọc cho HS; giúp các em hiểu nghĩa các từ ngữ chú giải sau bài (săm soi, cầu viện).
 - HS luyện đọc theo cặp :1-2 em đọc cả bài trước lớp; GV đọc diễn cảm toàn bài – giọng nhẹ nhàng, ngắt nhịp hơi đúng chỗ, biết nhấn giọng ở những từ ngữ gợi tả (khoái, rủ rỉ, n,gọ nguậy, bé xíu, đỏ hồng nhọn hoắt,); đọc rõ giọng hồn nhiên, nhí nhảnh của bé Thu; giọng hiền từ, chậm rãi của người ông.
b) Tìm hiểu bài
 - Đọc thầm bài văn và cho biết : Bé Thu thích ra ban công để làm gì?
(Thu thích ra ban công để được ngắm nhìn cây cối: nghe ông kể chuyện về từng lọai cây trồng ở ban công)
 - Mỗi loài cây trên ban công nhà bé Thu có những đặc điểm gì nổi bật?
(HS nói về đặc điểm của từng loài cây, GV kết hợp ghi bảng những từ ngữ gợi tả: Cây quỳnh – lá dày, giữ được nước; cây hoa ti gôn – thờ những cái râu, theo gió ngọ nguậy như những cái vòi voi bé xíu; cây hoa giấy – bị vòi ti gôn quấn nhiều vòng; cây đa ấn Độ - bật ra những búp đỏ hồng nhọn hoắt, xoè những lá nâu rõ to)
 - Vì sao khi thấy chim về đậu ở ban công, Thu muốn báo ngay cho Hằng biết?
(Vì Thu muốn Hằng công nhận ban công nhà mình cũng là vườn.)
 - Em hiểu “Đất lành chim đậu” là thế nào?
(Nơi tốt đẹp, thanh bình sẽ có chim về đậu, sẽ có người tìm đến để làm ăn,)
 GV bình luận (để HS hiểu hơn ý của câu văn, bài văn): Loài chim chỉ bay đến sinh sống, làm tổ, hát ca ở những nơi có cây cối, sự bình yên, môi trường thiên nhiên sạch, đẹp. Nơi ấy, không nhất thiết phải là mọt cánh rừng, một cánh đồng, một công viên hay một khu vườn lớn. Có khi đó là một mảnh vườn nhỏ bằng một manh chiếu trên ban công của một căn hộ tập thể trong thành phố. Nếu mỗi gia đình đều biết yêu thiên nhiên, cây hoa, chim chóc, biết tạo cho mình một khu vườn, dù chỉ nhỏ như khu vườn trên ban công nhà bé Thu, thì môi trường sống xung quanh chúng ta sẽ trong lành, tươi đẹp hơn.
c). Hướng dẫn đọc diễn cảm
 GV hướng dẫn cả lớp luyện đọc và thi đọc diễn cảm đoạn 3 theo cách phân vai (người dẫn chuyện, Thu và ông). Chú ý đọc phân biệt lời bé Thu, lời của ông; nhấn giọng các từ ngữ hé mây, phát hiện, sà xuống, săm soi, mổ mổ, rỉa cánh, vội, vườn, cầu viện, đúng là, hiền hậu, đúng rồi, đất lành chim đậu.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
 - Một HS nhắc lại nội dung bài văn. (Hai ông cháu bé Thu rất yêu thiên nhiên, 
đã góp phần làm cho môi trường sống xung quanh thiêm trong lành, tươi đẹp.)
 - GV nhận xét tiết học. Nhắc nhở HS học theo bé Thu có ý thức làm đẹp môi trường sống trong gia đình và xung quanh.
Tiết 3.
Toán:
Luyện tập
I. Mục tiêu:
	Giúp HS củng cố về:
 - Kĩ năng tính tổng nhiều số thập phân, sử dụng tính chất của phép cộng để tính nhanh.
 - So sánh các số thập phân, giải bài toán với các số thập phân. 
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động 1: Ôn cách cộng số thập phân
 - Cho HS nêu cách cộng số thập phân
 - HS khác nhận xét
Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1: HS tự làm rồi chữa bài. Lưu ý HS đặt tính và tính đúng.
Bài 2: HS tự làm rồi chữa bài.
 Khi HS chữa bài GV nên khuyến khích HS nêu rõ đã sử dụng tính chất nào của phép cộng để tính nhanh. Chẳng hạn:
2,96 + 4,58 + 3, 04 = 2,96 + 3,04 + 4,58 (Tính chất giao hoán của phép cộng) = 6 + 4,58 (Tính tổng nhiều số)
Bài 3: - HS tự làm bài rồi chữa bài. (Thông thường, HS tính các tổng rồi so sánh các tổng).
 - Cho HS đổi vở kiểm tra lẫn nhau
Bài 4: HS tự nêu tóm tắt (bằng lời) bài toán
 Giải và chữa bài.
Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò 
 Về làm lại bài tập trong SGK.
Tiết 5.
Khoa học:
ôn tập: con người Và sức khoẻ
I- Mục tiêu:
 Sau bài học, HS có khả năng:
 - Xác định giai đoạn tuổi dậy thì trên sơ đồ sự phát triển của con người kể từ lúc mới sinh.
 - Vẽ hoặc viết sơ đồ phòng tránh: bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A; nhiễm HIV / AIDS.
II - đồ dùng dạy – học:
 - Các sơ đồ trang 42,43 SGK
 - Giấy khổ to và bút dạ đủ dùng cho các nhóm
III- Hoạt động dạy – học:
Hoạt động 1: Trò chơi “ ai nhanh, ai đúng?”.
 Mục tiêu: HS viết hoặc vẽ được sơ đồ cách phòng tránh một trong các bệnh đã học.
 Cách tiến hành: 
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn
 - GV hướng dẫn HS thảo khảo sơ đồ cách phòng tránh bệnh viêm gan A trang 43 SGK.
 - Sau đó, GV phân công hoặc cho các nhóm chọn ra một bệnh để vẽ sơ đồ về cách phòng tránh bệnh đó. Ví dụ:
 + Nhóm 1: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng tránh bệnh sốt rét.
 + Nhóm 2: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
 + Nhóm 3: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng tránh bệnh viêm não.
 + Nhóm 4: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ cách phòng tránh nhiễm HIV \ AIDS.
 - Nhóm nào xong trước và đúng là thắng cuộc.
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
 - Các nhóm làm việc dưới sự điều khiển của nhóm trưởng.
 - GV đi tới từng nhóm để giúp đỡ. Ví dụ: 
 Đối với nhóm 1: Trước hết, GV gợi ý cho HS trong nhóm liệt kê toàn bộ cách phòng tránh bệnh sốt rét, cử thư kí ghi ra giấy nháp:
 + Tránh không để muỗi đốt: Nằm màn, mặc quần dài và áo dài tay, xoa lên người kem chống muỗi, đốt nhang muỗi, đốt lá hoặc vỏ trái cây xua muỗi,
 + Diệt muỗi: Phun thuốc diệt muỗi.
 +Tránh không cho muỗi có chỗ đẻ trứng: Lấy đất hoặc sỏi lấp các chỗ có nước đọng xung quanh nhà; thả các loại cá ăn bọ gậy,
 Sau khi đã liệt kê xong như trên, các thành viên trong nhóm sẽ phân công nhau viết hoặc vẽ dưới dạng sơ đồ.
 Tương tự như vậy đối với bệnh viêm não, chỉ thêm khâu trung gian là vật trung gian truyền bệnh
Bước 3: Làm việc cả lớp
 - Các nhóm treo sản phẩm của mình và cử người trình bày.
 - Các nhóm khác nhận xét, góp ý và có thể nêu ý tưởng mới.
Hoạt động 3: Thực hành vẽ tranh vận động
 Mục tiêu: HS vẽ được tranh vận động phòng tránh sử dụng các chất gây nghiện (hoặc xâm hại trẻ em, hoặc HIV \ AIDS, hoặc tai nạn giao thông).
 Cách tiến hành
Bước 1: Làm việc theo nhóm
 GV gợi ý: Quan sát các hình 2, 3 trang 44 SGK, thảo luận về nội dung của từng hình. Từ đó đề xuất nội dung tranh của nhóm mình và phân công nhau cùng vẽ.
Bước 2: Làm việc cả lớp
 Đại diện từng nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình với cả lớp.
 Cuối buổi học, GV dặn HS về nhà nói với bố mẹ những điều đã học.
Thứ ba ngày tháng năm 
Tiết 1.
Tập đọc: 
 Tiếng vọng
I- Mục tiêu: 
 1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài thơ bằng giọng nhẹ nhàng, trầm buồn, bộc lộ cảm xúc xót thương, ân hận trước cái chết thương tâm cảu chú chim sẻ nhỏ.
 2. Cảm nhận được tâm trạng ân hận, day dứt của tác giả: vì vô tâm đã gây nên cái chết của chú chim sẻ nhỏ. Hiểu được điều tác giả muốn nói: Đừng vô tình trứơ ...  HS thực hiện chưa tốt phần kiểm tra.
 - Giao bài về nhà: Ôn 5 động tác của bài thể dục phát triển chung, nhắc nhở những HS chưa hoàn thành cần ôn bài thường xuyên để giờ sau kiểm tra đạt yêu cầu.
	Thứ sáu ngày tháng năm 
Tiết 1.
Tập làm văn:
Luyện tập tả người 
(Quan sát và chọn lọc chi tiết)
I- Mục tiêu:
 1. Nhận biết được những chi tiết tiêu biểu, đặc sắc về ngoại hình, hoạt động của nhân vật qua hai bài văn mẫu (Bà tôi, Người thợ rèn).
 2. Hiểu: khi quan sát, khi viết một bài văn tả người, phải chọn lọc để đưa vào bài chỉ những chi tiết tiêu biểu, nổi bật gây ấn tượng. Từ đó, biết vận dụng hiểu biết đã có để quan sát và ghi lại kết quả quan sát ngoại hình của một người thường gặp.
ii- các hoạt động dạy học: 
Hoạt động 1: 
 - Kiểm tra bài cũ
 GV kiểm tra một vài HS về việc hoàn chỉnh dàn ý chi tiết của bài văn tả một người trong gia đình.
 Một HS nhắc lại nội dung cần ghi nhớ trong tiết TLV trước (về cấu tạo ba phần của bài văn tả người)
 - Giới thiệu bài 
 Các em đã nắm được cấu tạo ba phần của bài văn tả người và luyện tập làm dàn ý cho bài văn tả người trong gia đình. Tiết học hôm nay giúp các em hiểu: phải biết chọn lọc chi tiết khi quan sát, khi viết một bài văn miêu tả người.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS luyện tập.
Bài tập 1
 - HS đọc bài Bà tôi, trao đổi cùng bạn bên cạnh, ghi những đặc điểm ngoại hình của người bà trong đoạn văn (mái tóc, đôi mắt, khuôn mặt,). 
 - HS trình bày kết quả. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung.
 - HS đọc nội dung đã tóm tắt:
Mái tóc
Đôi mắt
Khuôn mặt
Giọng nói
đen, dày kì lạ, phủ kín hai vai, xoã xuống ngực, xuống đầu gối; mớ tóc dày khiến bà đưa chiếc lược thưa bằng gỗ một cách khó khăn.
(khi bà mỉm cười) hai con ngươi đen sẫm nở ra, long lanh, dịu hiền khó tả; ánh lên những tia sáng ấm áp, tươi vui.
đôi mắt ngăm ngăm đã có nhiều vết nhăn nhưng khuôn mặt hình như vẫn tươi trẻ.
Trầm bổng, ngân nga như tiếng chuông; khắc sâu vào trí nhớ của câu bé; dịu dàng, rực rỡ, đầy nhựa sống như những đoá hoa.
GV: Tác giả đã ngắm bà rất kĩ, đã chọn lọc những chi tiết tiêu biểu về ngoại hình của bà để miêu tả. bài văn vì thế mà ngắn gọn mà sống động, khắc hoạ rất rõ hình ảnh của người bà trong tâm trí bạn đọc, đồng thời bộc lộ tình yêu của đứa cháu nhỏ với bà qua từng lời tả.
Bài tập 2
 - Cách tổ chức, thực hiện tương tự BT1: HS trao đổi, tìm những chi tiêt tả người thợ rèn đang làm việc. HS phát biểu ý kiến. GV ghi bảng vắn tắt những chi tiết tả người thợ rèn. Một số HS nhìn bảng đọc lại nội dung đã tóm tắt.
 Những chi tiết tả người thợ rèn đang làm việc:
 + Bắt lấy thỏi thép hồng như bắt lấy một con cá sống.
 + Quai những nhát búa hăm hở (khiến con cá lửa vùng vẫy, quằn quại, giãy đành đạch, vảy bắn tung toé thành những tia lửa sáng rực, nghiến răng ken két, cưỡng lại không chịu khuất phục).
 + Quặp thỏ thép trong đôi kìm sắt dài, dúi đầu nói vào giữa đống than hồng; lệnh cho thợ phục hồi bễ.
 + Lôi con cá lửa ra, quât nó lên hòn đe, vừa hằm hằm quai búa choang choang vừa nói rõ những nhát búa như trời giáng).
 + Trở tay ném thỏi sắtư đánh xèo một tiếng vào chậu nước đục ngầu (làm chậu nước bùng sôi lên sùng sục; con cá sắt chìm nghỉm, biến thành chiếc lưỡi rựa vạm vỡ, duyên dáng)
 + Liếc nhìn lưỡi rựa như một kẻ chiến thắng, lại bắt đầu một cuộc chinh phục mới.
 GV: Tác giả đã quan sát rất kĩ hoạt động của người thợ rèn; miêu tả quá trình thỏi thép hồng qua bàn tay anh đã biến thành một lưỡi rựa vạm vỡ, duyên dáng. Thỏi thép hồng được ví như một con cá sống bướng bỉnh, hung dữ; anh thợ rèn như một người chinh phục mạnh mẽ, quyết liệt. Người đọc bị cuốn hút vì cách tả tò mò về một hoạt động mà mình chưa biết, say mê theo dõi quá trình người thợ khuất phục con cá lửa. Bài văn hấp dẫn, sinh động, mới lạ cả người đã biết nghề rèn.
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò.
 - GV mời 1 HS nói tác dụng của việc quan sát và chọn lọc chi tiết miêu tả; chốt lại: chọn lọc chi tiết tiêu biểu khi miêu tả sẽ làm cho đối tượng này không giống đối tượng khác; bài viết sẽ hấp dẫn, không lan man, dài dòng.
 - Dặn HS về nhà quan sát và ghi lại có chọn lọc kết quả quan sát một người em thường gặp (cô giáo, thầy giáo, chú cong an, người hàng xóm,) để lập được dàn ý cho bài văn tả người trong tiết TLV tuần 13 – Luyện tập tả người (tả ngoại hình)
Tiết 2.
Địa lý:
Công nghiệp
I - Mục tiêu:
 Học xong bài này, HS biết: 
 - Nêu được vai trò c ủa công nghiệp và thủ công nghiệp
 - Biết nước ta có nhiều ngành công nghiệp và thủ công nghiệp 
 - Kể được tên sản phẩm của một số ngành công nghiệp 
 - Xác định trên bản đồ một số địa phương có các mặt hàng thủ công nổi tiếng.
II - Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh ảnh về một số ngành công nghiệp, thủ công nghiệp và sản phẩm của chúng.
 - Bản đồ Hành chính Việt Nam 
III - Các hoạt động dạy - học: 
1. Các ngành công nghiệp: 
Hoạt động 1: (làm việc theo cặp)
Bước 1: HS làm các bài tập ở mục 1 trong SGK.
Bước 2 : HS trình bày kết quả, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. GV tổ chức cho HS chơi trò chơi đố vui hoặc đối đáp về sản phẩm của các ngành công nghiệp.
 Kết luận:
 - Nước ta có nhiều ngành công nghiệp.
 - sản phẩm của từng ngành cũng rất đa dạng.
 + Hình a thuộc ngành công nghiệp cơ khí
 + hình b thuộc ngành công nghiệp điện (nhiệt điện)
 + Hình c và d thuộc ngành sản xuất hàng tiêu dùng
 + Hàng công nghiệp xuất khẩu của nước ta là dầu mỏ, than, quần áo, giày dép, 
cá tôm đông lạnh..
 - GV nêu câu hỏi: Ngành công nghiệp có vai trò như thế nào đối với đối sống và sản xuất? (Cung cấp máy móc cho sản xuất, các đồ dùng cho đời sống và xuất khẩu).
2. Nghề thủ công
Hoạt động 2: (làm việc cả lớp)
 HS trả lời câu hỏi ở mục 2 trong SGK.
 Kết luận: Nước ta có rất nhiều nghề thủ công 
Hoạt động 3: (làm việc theo cặp) 
Bước 1: HS dựa vào SGK, chuẩn bị trả lời câu hỏi: nghề thủ công ở nước ta có vai trò và đặc điểm gì?
Bước 2: HS trình bày kết quả, GV giúp HS hoàn thiện câu trả lời. Nếu có điều kiện, GV cho HS chỉ trên bản đồ những địa phương có các sản phẩm thủ công nổi tiếng.
 Kết luận:
 - Vai trò: Tận dụng lao động, nguyên liệu, tạo nhiều sản phẩm phục vụ cho đời sống, sản xuất và xuất khẩu.
 - đặc điểm:
 + nghề thủ công ngày càng phát triển rộng khắp cả nước, dựa vào sự khéo léo của người thợ và nguồn nguyên liệu sẵn có.
 + Nước ta có nhiều hàng thủ công nổi tiếng từ xa xưa như lụa Hà Đông, gốm Bát Tràng, gốm Biên Hoà, hàng cói Nga Sơn
Hoạt động 3: Củng cố - Dặn dò.
 GV nhận xét tiết học và dặn HS về học kĩ bài, chuẩn bị bài sau.
Tiết 3.
Toán:
Luyện tập
I. Mục tiêu: Giúp HS:
 - Củng cố về nhân một số thập phân với một số thập phân.
 - Bước đầu nắm được tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Thông qua việc thực hiện phép nhân các số thập phân rút ra được tính chất kết hợp của phép nhân.
Bài 1:
 a. Yêu cầu HS tự tìm kết quả của các phép nhân nêu trong bảng, GV cùng HS xác nhận kết quả đúng.
 - HS nêu nhận xét chung, từ đó rút ra tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân (như SGK).
 - Yêu cầu một vài HS phát biểu lại tính chất kết hợp của phép nhân.
Hoạt động 2: Bước đầu vận dụng tính chất kết hợp của phép nhân các số thập phân.
 b. - Yêu cầu HS phải biết áp dụng tính chất kết hợp để tính theo một quy trình gồm các thao tác như sau: 
 + Thực hiện phép nhân hai thừa số cuối.
 + Nhân thừa số thứ nhất với tích vừa tìm được, sau đó viết kết quả.
 - Khuyến khích HS giải thích tại sao lại nói: cách tính như vậy được gọi là các tính nhanh.
 - Ngoài ra khuyến khích HS chú ý các kết quả sau:
 4 x 25 = 100; 	5 x 0,2 = 1; 	8 x 1,25 = 10; 	25 x 0,04 = 1
Hoạt động 3: Thực hành
Bài 2: - Củng cố kĩ năng thực hiện các phép tính trên các số thập phân.
 a. HS phải thực hiện theo thứ tự phép tính : tính trong ngoặc trước sau đó thực hiện phép nhân.
 b. HS phải thực hiện phép nhân trước, sau đó thực hiện phép trừ.
 - GV yêu cầu tất cả HS tự làm, sau đó HS đổi vở để kiểm tra, chữa chéo cho nhau. Có thể gọi một HS đọc kết quả từng trường hợp, HS khác nhận xét, GV kết luận.
Bài 3: 
 - Củng cố kĩ năng giải toán liên quan đến các phép tính trên các số thập phân.
 - Gọi 1 HS đọc bài toán.
 - Cho HS làm bài vào vở rồi chữa bài.
 Nếu còn thời gian cho HS làm bài 4 SGK
Hoạt động 4: Củng cố - Dặn dò.
 GV nhậ xét tiết học và dặn HS về làm lại bài tập trong SGK.
Tiết 5.
Mĩ thuật:
Vẽ theo mẫu: Mẫu vẽ có hai vật mẫu
I - Mục tiêu:
 - HS biết so sánh tỷ lệ hình và đậm nhạt ở hai vật mẫu.
 - HS vẽ được hình gần giống mẫu ; biết vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc vẽ màu.
 - HS quan tâm, yêu quý đồ vật xung quanh
II - Chuẩn bị:
 Giáo viên
 - Mẫu vẽ (hai vật mẫu)
 - Hình gợi ý cách vẽ
 - Bài vẽ của HS lớp trước.
 Học sinh 
 - SGK.
 - Mẫu vẽ (nếu có điều kiện chuẩn bị).
 - Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
 - Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III - Các hoạt động dạy - học:
Giới thiệu bài: GV lựa chọn lựa chọn cách giới thiệu bài sao cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xé:
 - GV yêu cầu các nhóm tự bày mẫu hoặc cùng với HS bày mẫu chung cho cả lớp theo vài phương án khác nhau để HS tìm ra cách bày mẫu đẹp.
 - GV nêu một số câu hỏi để HS quan sát, nhận xét về:
 + Tỉ lệ chung của mẫu và tỉ lệ của 2 vật mẫu.
 + Vị trí của các vật mẫu (ở trước, sau,...).
 + Hình dáng của từng vật mẫu.
 + Độ đậm nhạt chung của mẫu và độ đậm nhạt của từng vật mẫu.
Hoạt động 2: Cách vẽ:
 GV bày mẫu : mẫu vẽ là cái chai màu xanh và một quả cam màu da cam 
 - Yêu cầu HS quan sát mẫu, đồng thời gợi ý cho SH cách vẽ 
 + Sánh tỉ lệ giữa chiều cao và chiều ngang của vật mẫu để phác khung hình chung, sau đó phác khung hình của từng vật mẫu 
 + Vẽ đường trục của từng vật mẫu rồi tìm tỉ lệ của chúng; miệng, cổ, vai, thân,.... 
 + Nhìn mẫu vẽ đậm nhạt 
 + Vẽ nét chính trước, sau đó vẽ nét chi tiết và sửa hình cho giống mẫu. Nét vẽ cần có đậm, có nhạt
 + Nhìn mẫu vẽ đậm nhạt 
Hoạt động 3: Thực hành.
 - Cho HS xem một số bài vẽ của các bạn năm trước để rút kinh nghiệm khi vẽ:
 - Gợi ý HS 
 + Quan sát mẫu để tìm tỉ lệ khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu;
 + Vẽ khung hình vừa với phần giấy.
 + So sánh , ước lượng để tìm tỉ lệ các bộ phận của từng vật mẫu.
 + Vẽ đậm nhạt. 
Hoạt động 4: Nhận xét, đánh giá.
	Cùng HS nhận xét một số bài vẽ về : 
 + Bố cục (cân đối).
 + Hình vẽ (rõ đặc điểm, gần giống mẫu).
 + Cách vẽ đậm nhạt.
 - Yêu cầu HS + Tìm ra bài đẹp theo ý thích.
 - Đánh giá một số bài
Dặn dò HS: Quan sát dáng người xung quanh 

Tài liệu đính kèm:

  • docGA L5 T1112 fon VnTime.doc