Giáo án các môn khối 5 - Tuần 25 (giáo án tăng buổi)

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 25 (giáo án tăng buổi)

I. MỤC TIÊU: Giúp HS

- Nắm vững công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích HLP

- Biết vận dụng công thức để giải một số bài tập có liên quan.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU

Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ : Nêu quy tắc và công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình lập phương.

Hoạt động 2. HD HS làm bài tập để củng có kiến thức

 

doc 12 trang Người đăng huong21 Lượt xem 978Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 25 (giáo án tăng buổi)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Thứ 2 ngày 14 tháng 2 năm 2011
Luyện TOáN
Luyện tập về Thể tích hình lập phương
I. Mục tiêu: Giúp HS 
- Nắm vững công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích HLP
- Biết vận dụng công thức để giải một số bài tập có liên quan.
II. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ : Nêu quy tắc và công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình lập phương.
Hoạt động 2. HD HS làm bài tập để củng có kiến thức
Bài 1. Viết số thích hợp vào ô trống :
Cạnh của HLP
2,5m
dm
4cm
5,2dm
Diện tích 1 mặt
Diện tích TP
Thể tích
Bài 2. Một hình hộp chữ nhật có chiều dài 2,2m, chiều rộng 0,8m, chiều cao 0,6m và một hình lập phương có cạnh bằng trung bình cộng của chiều dài,chiều rộng, chiều cao của hình hộp chữ nhật đó. 
a) Tính thể tích của mỗi hình trên.
b) Hình nào có thể tích lớn hơn và lớn hơn bao nhiêu đề xi mét khối ?
Bài 3. Một khối kim loại hình lập phương có cạnh 0,15m. Mỗi dm3 kim loại đó cân nặng 10kg. Hỏi khối kim loại đó cân nặng bao nhiêu kg ?
Hoạt động 3 :Chữa bài
Bài 1 : HS đổi chéo vở và kiểm tra theo cặp.
- Một số HS đọc kết quả bài của bạn và nhận xét đúng, sai; Cả lớp và GV nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
Bài 2 : HS chữa bài trên bảng. Một số HS nêu cách làm .
- Nhận xét và thống nhất cách làm và kết quả đúng ( Tính cạnh của HLP; Tính thể tích của mỗi hình, sau đó so sánh và thực hiện phép trừ cá số đo thể tích.)
Bài 3 : HS nêu cách làm
- Một HS chữa bài trên bảng; Cả lớp và GV nhận xét và thống nhất cách làm và kết quả đúng.
Hoạt động nối tiếp : GV nhận xét, đánh giá tiết học.
-Yêu cầu HS chưa hoàn thành bài tập về làm vào vở.
Luyện Tiếng Việt
Luyện viết bài 9 và bài 10
I. Mục đích, yêu cầu:
- Luyện cho HS viết kiểu chữ nghiêng nét đều ở bài 9. 
- HS lựa chọn bài thơ mình thích trình bày theo kiểu chữ nghiêng, nét thanh nét đậm ở bài 12.
II. Đồ dùng dạy học : Vở thực hành luyện viết 5- tập 2
Iii. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ.
 - GV yêu cầu các tổ báo cáo việc kiểm tra bài của các tổ viên.
 - GV kiểm tra trực tiếp bài của 4- 5 HS. Nhận xét cho điểm.
Hoạt động 2: Hướng dẫn viết.
a) Bài 9
- Vài HS đọc bài văn ở bài 9.
- HS nêu kiểu chữ ở bài 11 (kiểu chữ đứng, nét đều).
- GV cho HS viết các chữ hoa: t, đ, c, m, ô . Nhắc HS đọc lại toàn bài chú ý những từ mình hay viết sai để viết bài cho đúng.
- Nêu cách trình bầy bài thơ lục bát
b)Bài 10
- HS nêu yêu cầu, GV lưu ý hS : Chọn bài thơ rồi viết theo kiểu chữ nghiêng nét thanh, nét đậm.
- Một số HS nêu tên bài thơ mình chọn để viết.
Hoạt động 3: Thực hành.
- HS viết bài vào vở; GV quan sát, hướng dẫn HS .
Chấm chữa bài 
- GV nêu tiêu chuẩn đánh giá:
+ Bài viết đúng không mắc lỗi chính tả.
+ Trình bầy đẹp, viết đúng cỡ; Bài viết sạch sẽ, đẹp mắt
- Cho HS tự chấm bài theo tổ. Mỗi tổ chọn 4 bài viết đẹp nhất để dự thi với tổ bạn.
- Bầu ban giám khảo :gồm GV và ban cán sự lớp.
- Chọn bài viết đẹp nhất, 
- Tuyên dương tổ có nhiều bạn viết đẹp và bạn viết đẹp nhất.
5- Củng cố dặn dò :
- Nhận xét chung giờ học, Yêu cầu HS chưa viết xong về nhà hoàn thành bài viết. 
Thứ 4 ngày 16 tháng 2 năm 2011
Luyện TOáN
 Luyện tập chung
I - Mục tiêu: 
 - Hệ thông hoá, củng cố các kiến thức về diện tích các hình đã học, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
-Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn.
II – các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1. HD HS làm bài tập để củng có kiến thức
Bài 1. Cho hình thang vuông ABCD có đáy bé AB là 8dm; đáy lớn CD là 16dm; Cạnh bên AD là 5dm. Nối B với D. 
a) Tính diện tích hai tam giác ABD và BDC
b) Tính tỉ số phần trăm diện tích 2 tam giác ABD và BDC
Bài 2. Một hình lập phương có cạnh là 16cm. Một hình hộp chữ nhật có thể tích bằng thể tích hình lập phương đó và có chiều dài 32cm, chiều rộng 16cm. Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.
Bài 3. Một bể cá HHCN không có nắp có chdài 18dm; chrộng 15dm; chiều cao 1m. Tính :
a) Diện tích kính cần để làm bể cá.
b) Tính thể tích bể cá.
c) Trong bể chứa nước có chiều cao bằng bể. Tính thể tích nước trong bể.
Hoạt động 2. Chữa bài
Bài 1 : HS đổi chéo vở và kiểm tra theo cặp.
- HS chữa bài trên bảng. Một số HS nêu cách làm .Cả lớp và GV nhận xét và thống nhất kết quả đúng. ( Kết quả đúng : SABD = 8 x 5 : 2 = 20dm2 SABD = 16 x 5 : 2 = 405dm2 ; Tỉ số phần trăm : 20 : 40 = 0,5; 0,5 = 50%)
Bài 2 : HS chữa bài trên bảng. Một số HS nêu cách làm .
N/xét và thống nhất cách làm và kết quả đúng ( V = 16 x 16 x 16 = 4096 cm3; 
Chiều cao HHCN : 4096 : 32 : 16 = 8cm; Sxq = (32 + 16) x 2 x 8 = 768cm2.)
Bài 3 : HS nêu cách làm
- Một HS chữa bài trên bảng; Cả lớp và GV nhận xét và thống nhất cách làm và kết quả đúng. ( Đổi 1m = 10dm; Sxq = (18 + 15) x 2 x 10 = 660dm2; Diện tích kính cần dùn : 660 + 18 x 15 = 930 dm2; V = 18 x 15 x 10 = 2700dm3; Vnước : 2700 x = 1800dm2 ); 
Hoạt động nối tiếp : GV nhận xét, đánh giá tiết học.
-Yêu cầu HS chưa hoàn thành bài tập về làm vào vở.
Hoạt động ngoài giờ lên lớp:
Giáo dục vệ sinh răng miệng
I - Mục đích, yêu cầu: Giúp HS biết:
 - Vệ sinh răng miệng có tác dụng gì đến sức khoẻ.
 - Tại sao cần giữ gìn vệ sinh răng miệng, cách giữ gìn vệ sinh răng miệng.
II - Các hoạt động dạy học:
1) Hoạt động 1: Tác dụng của vệ sinh răng miệng.
- Cho HS quan sát tranh, ảnh về việc giữ vệ sinh răng miệng.
- HS thảo luận về việc cần thiết phải giữ vệ sinh răng miệng.
- HS trình bày trước lớp và các nhóm khác bổ sung.
Kết luận : Không giữ gìn vệ sinh răng miệng sẽ dẫn đến sâu răng : ăn kém, sức khoẻ giảm sút.
- GV yêu cầu HS nêu nguyên nhân của việc sâu răng.
- Cần làm gì để giữ vệ sinh răng.
- Cần làm gì để giữ vệ sinh răng miệng? (HS nêu - GV và HS kế luận chung).
2) Hoạt động 2: Thực hành vệ sinh răng miệng.
- GV dùng mô hình răng và bàn chải, hướng dẫn HS chải răng.
- HS nêu lại cách chải răng; một vài HD lên thực hiện trên mô hình.
3) Hoạt động 3: GV nhận xét, đánh giá tiết học. Dặn HS giữ gìn VS răng miệng
Thứ 5 ngày 17 tháng 2 năm 2011
Luyện TOáN
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
 - Hệ thông hoá, củng cố các kiến thức về diện tích, thể tích hình hộp chữ nhật và hình 
lập phương.
-Vận dụng các công thức tính diện tích, thể tích để giải các bài tập có liên quan với yêu cầu tổng hợp hơn.
II. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ : Nêu quy tắc và công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
Hoạt động 2. HD HS làm bài tập để củng có kiến thức
Bài 1. Tính diện tích xung quanh và thể tích của hình hộp chữ nhật có :
a) Chiều dài 0,9m ; Chiều rộng 0,6m ; chiều cao 1,1m.
b) Chiều dài dm ; Chiều rộng dm ; Chiều cao dm.
Bài 2. Một hình lập phương có cạnh 3,5dm. Tính diện tích toàn phần và thể tích của hình lập phương đó.
Bài 3. Biết thể tích của hình lập phương bằng 27 dm3. Hãy tính diện tích toàn phần của hình lập phương đó.
Bài 4. Môt khối gỗ lim hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,5m; chiều rộng 1,2m; chiều cao 5dm. Biết rằng 1dm3 gỗ đó cân nặng 0,85kg. Hỏi khối gỗ lim đó cân nặng bao nhiêu tấn ?
Hoạt động 3 :Chữa bài
Bài 1 : HS đổi chéo vở và kiểm tra theo cặp.
- Một số HS đọc kết quả bài của bạn và nhận xét đúng, sai; Cả lớp và GV nhận xét và thống nhất kết quả đúng. (a. 3,3 m2 và 0,594m3; b. dm2 và dm3 )
Bài 2 : HS chữa bài theo cặp. Một số HS nêu cách làm và kết quả .
- Nhận xét và thống nhất cách làm và kết quả đúng ( Stp = 73,5dm2; V = 42875dm3 .)
Bài 3 : HS nêu cách làm
- Một HS chữa bài trên bảng; Cả lớp và GV nhận xét và thống nhất cách làm và kết quả đúng. ( Nhẩm 27 = 3 x 3 x 3 => cạnh của hình lập phương là3dm nên 
Stp = 3 x3 x 6 = 54dm2 )
Bài 4. HS nêu cách làm
- Một HS chữa bài trên bảng; Cả lớp và GV nhận xét và thống nhất cách làm và kết quả đúng. ( Tính thể tích khổi gỗ với đơn vị dm3 sau đó tính khối lượng ( Lấy thể tích nhân với 0,85 )
Hoạt động nối tiếp : GV nhận xét, đánh giá tiết học.
-Yêu cầu HS chưa hoàn thành bài tập về làm vào vở.
Luyện Tiếng việt
Luyện từ và câu : Mở rộng vốn từ: trật tự - an ninh
I- Mục tiêu 
1. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ về trật tự, an ninh.
2.Tích cực hoá vốn từ bằng cách sử dụng chúng để đặt câu.
III - Đồ dùng dạy học
- Vở bài tập bổ trợ TV 5 tập 2
II- Các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1 : HD HS làm bài tập để củng cố kiến thức
* Tuần 23
Bài 1. HS nêu yêu cầu : Nối các từ ở cột A với các từ ở cột B để được các câu đúng.
- HS tự làm bài cá nhân, Một số HS đọc câu ghép được trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét và thống nhất kết quả đúng. ( 1-3; 2-4; 3-5; 4-2; 5-1 )
Bài 2. Nối từ ở cột trái với từ ở cột phải cho phù hợp.
- HS tự làm rồi chữa bài theo cặp; HS trình bầy kết quả trước lớp. ( 1-5; 2-2; 3-4; 4-3; 5-1)
Bài 3. Điền từ đã cho vào chỗ trống cho thích hợp.
- HS tự làm bài rồi chữa trước lớp. ( Thứ tự cần điền : trật tự; trật tự – an ninh; trật tự )
* Tuần 24.
Bài 1. Tìm từ trái nghĩa với từ trật tự 
- HS tự làm bài và chữa bài theo cặp; Một số HS trình bầy trước lớp : bừa bãi
Bài 2, 3. Tìm từ trái nghĩa với từ an ninh và cùng nghĩa với từ an ninh 
- HS tự làm bài vàb trình bầy trước lớp : 
+ Trái nghĩa : loạn lạc ; Cùng nghĩa : Yên bình, ổn định.
Bài 4. Tìm câu ca dao trong 2 bài thơ nói về trật tự – an ninh.
- HS thảo luận và làm bài theo nhóm bàn
- Đại diện các nhóm trình bầy trước lớp.
- Cả lớp và GV nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
a) Trời yên biển lặng mới yên tấm lòng 
b) Lạy trời cho cả gió nồm
Cho kẹo tôi chảy, cho mồm tôi xơi.
Hoạt động nối tiếp : Nhận xét chung giờ học; 
Yêu cầu HS về nhà hoàn thành bài tập vào vở.
Thứ 6 ngày 17 tháng 2 năm 2011
Luyện TOáN
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu: Giúp HS củng cố về
 - Tính tỉ số phần trăm của một số, ứng dụng trong tính nhẩm và giải toán.
 - Tính thể tích hình lập phương, khối tạo thành từ các hình lập phương.
II. các hoạt động dạy học chủ yếu
Hoạt động 1. Kiểm tra bài cũ : 
- Nhắc lại các dạng toán về tỉ số phần trăm đã học.
- Yêu cầu HS nhắc lại cách tìm tỉ số phần trăm của hai số, tìm một số phần trăm của một số và tìm một số biết một số phần trăm của số đó. 
Hoạt động 2. HD HS làm bài tập để củng có kiến thức
Bài 1. Học sinh của trường tiểu học Hai Bà Trưng có 300 em. Hãy tính nhẩm rồi điền số thích hợp vào chỗ chấm :
1% số HS toàn trường là em . % số HS toàn trường là 15 em
 . .% số HS toàn trường là 54 em 20% số HS toàn trường là 
Bài 2. Thể tích của hình lập phương bé bằng 125 cm3 và bằng thể tích của hình lập phương lớn. Hỏi :
a) Thể tích của HLP lớn bằng bao nhiêu % thể tích của hình lập phương bé ?
b) Thể tích của hình lập phương lớn bằng bao nhiêu cm3 ?
Bài 3. Một phòng học dạng hình hộp chữ nhật có chiều dài 8m; chiều rộng 6m; chiều cao bằng 2/3 chiều rộng. Hỏi phòng học đó chứa được bao nhiêu mét khối không khí, biết rằng thể tích của các đố vật trong phòng là 3 m3 ?
Hoạt động 3 :Chữa bài
Bài 1 : HS đổi chéo vở và kiểm tra theo cặp.
- Một số HS đọc kết quả bài của bạn và nhận xét đúng, sai; Cả lớp và GV nhận xét và thống nhất kết quả đúng. ( Kết quả đúng : 3; 5%; 60em; 18% )
Bài 2 : HS chữa bài trên bảng. Một số HS nêu cách làm .
- N/xét và thống nhất cách làm và kết quả đúng ( Tính tỉ số phần trăm : 8 :5 = 160%.
 Tính thể tích của hình lập phương lớn : 125 x 160 : 100 = 200 (cm3)
Bài 3 : HS nêu cách làm
- Một HS chữa bài trên bảng; Cả lớp và GV nhận xét và thống nhất cách làm và kết quả đúng. ( Tính chiều cao của phòng học : 6 x 2/3 = 4 m; Tính thể tích của phòng học: 8 x 6 x 4 = 192 (m3 ); Tính thể tích không khí trong phòng : 192 – 3 = 189 ( m3)
Hoạt động nối tiếp : GV nhận xét, đánh giá tiết học.
-Yêu cầu HS chưa hoàn thành bài tập về làm vào vở.
Luyện Tiếng Việt:
Luyện tập làm văn: Ôn tập về tả đồ vật
I. Mục đích, yêu cầu:
1.Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả đồ vật.
2.Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả đồ vật – trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin.
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS làm bài.
- HS nêu cấu tạo của bài văn tả đồ vật.
- HS nêu nội dung của từng phần trong bài văn tả đồ vật.
- HS đọc đề bài: Lập dàn ý niêu tả một trong các đồ vật sau đây:
a) Quyển sách Tiếng Việt 5, tập 2.
b) Cái đồng hồ báo thức.
c) Đồ vật trong nhà mà em yêu thích.
d) Một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em.
e) Một đồ vật trong viện bảo tàng hoặc trong nhà truyền thống mà em đã có dịp quan sát.
Hoạt động 2: Học sinh làm bài.
- HS làm bài vào vở luyện 
- GV theo dõi việc làm bài của HS, hớng dẫn HS (nếu cần).
Hoạt động 3: Nhận xét, đánh giá.
- Một vài HS đọc bài làm của mình, cả lớp và GV nhận xét, bổ xung (nếu cần).
 - GV nhận xét, đánh giá tiết học.
Thứ 5, ngày 26 tháng 2 năm 2011 
Luyện toán:
Luyện tập về tính diện tích
I. Mục đích, yêu cầu:
Luyện tập củng cố về tính diện tích hình thang, hình tam giác, hình vuông, hình tròn,
II. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Học sinh tự làm các bài tập sau rồi chữa bài củng cố kiến thức.
Bài 1: Cho hình thang vuông ABCD vuông tại D có AB = 20cm, AD = 30cm, DG = 40cm. Nối A với C được hai hình tam giác là ABC và ADC. Tính:
Diện tích mỗi hình tam giác đó.
Tỉ số phần trăm của diện tích hình tam giác ABC và hình tam giác ADC.
A
A
A
A
Bài 2: Cho hình vuông ABCD có cạnh 4cm. Trên cạnh của hình vuông lấy lần lượt các trung điểm M, N, P, Q. Nối bốn điểm đó để được hình tứ giác MNPQ. Tính tỉ số của diền tích hình tứ giác MNPQ và hình vuông ABCD.
Bài 3: Cho hình chữ nhật ABCD có AD= 2dm 
và một nửa hình tròn tâm O bán kính 2dm 
nội tiếp hình chữ nhật. Tính diện tích phần 
tô đậm của hình chữ nhật ABCD.
Hoạt động 2 : Chữa bài
Bài 1 : HS đổi chéo vở và kiểm tra theo cặp.
- Một số HS đọc bài của bạn và nhận xét đúng, sai; 
- Cả lớp và GV nhận xét và thống nhất kết quả đúng. 
Bài 2 : HS chữa bài trên bảng. 
- Nhận xét và thống nhất cách làm và kết quả đúng 
Bài 3 : a)HS nêu các bước làm; HS chữa bài theo cặp
- HS nêu k/quả, n/xét và thống nhất kết quả đúng 
b) HS chữa bài trên bảng. Một số HS nêu cách làm .
- Nhận xét và thống nhất cách làm và kết quả đúng.
Hoạt động nối tiếp. GV nhận xét, đánh giá tiết học.
Yêu cầu HS chưa hoàn thành bài tập về làm vào vở.
Thứ 6, ngày 27 tháng 2 năm 2011 
 Luyện toán 
Luyện tập về tính thể tích
I. Mục đích, yêu cầu:
Luyện tập củng cố giúp HS củng cố cách tính thể tích của một hình hộp chữ nhật và hình lập phương.
II - Các hoạt động dạy học:
1. Hoạt động 1: Học sinh tự làm các bài tập sau rồi chữa bài củng cố kiến thức.
Bài 1: Một khối gỗ lim hình hộp chữ nhật có chiều dài 1,5m, chiều rộng 1,2m và chiều cao 5dm. Biết rằng 1dm3 gỗ đó cân nặng 0,85kg. Hỏi khối gỗ lim đó cân nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Bài 2: Một hình hộp chữ nhật có thể tích là 8dm3. Tìm các kích thước của hình hộp chữ nhật đó, biết rằng hình hộp chữ nhật có ba kích thước khác nhau và đều là số tự nhiên với đơn vị đo là đề – xi – mét.
Bài 3: Một hình lập phương có cạnh là 16cm. Một hình hộp chữ nhật có thể tích bằng thể tích hình lập phương đó và có chiều dài 32cm, chiều rộng 16cm. Tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật.
Hoạt động 2 : Chữa bài
Bài 1 : HS đổi chéo vở và kiểm tra theo cặp.
- Một số HS đọc bài của bạn và nhận xét đúng, sai; Cả lớp và GV nhận xét và thống nhất kết quả đúng.
Bài 2 : HS chữa bài trên bảng. 
- Nhận xét và thống nhất cách làm và kết quả đúng 
Bài 3 : a)HS nêu các bước làm; HS chữa bài theo cặp
- HS nêu k/quả, n/xét và thống nhất kết quả đúng 
b) HS chữa bài trên bảng. Một số HS nêu cách làm .
- Nhận xét và thống nhất cách làm và kết quả đúng.
Hoạt động nối tiếp. GV nhận xét, đánh giá tiết học.
Yêu cầu HS chưa hoàn thành bài tập về làm vào vở.
Luyện Tiếng việt
Luyện đọc tuần 24
I. Mục tiêu : Giúp HS 
- Luyện đọc đúng và diễn cảm và hiểu nội dung của hai bài tập đọc : Phân xử tài tình
và bài Chú đi tuần .
III. Đồ dùng dạy học
- Vở bài tập bổ trợ TV 5 tập 2
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu
1. Luyện đọc bài : Phân xử tài tình
a) Luyện đọc
- HS luyện đọc tiếp nối theo bài ; HS luyện đọc diễn cảm theo bàn đọc.
- HS thi đọc diễn cảm; Bình chọn nhóm bàn có bạn đọc hay nhất.
b) Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi sau :
- Quan án đã dùng những biện pháp nào để tìm ra người lấy cắp tấm vải?
- Vì sao quan cho rằng người không khóc chính là người lấy cắp vải? (Vì quan hiểu người tự tay làm ra tấm vải, đặt hi vọng bán tấm vải sẽ kiếm được ít tiền mới đau xót, bật khóc khi tấm vải bị xé. / Vì quan hiểu người dửng dưng khi tấm vải bị xé đôi không phải là người đổ mồ hôi, công sức dệt nên tấm vải)
-Kể lại cách qan án tìm kẻ lấy trộm tiền nhà chùa- Vì sao quan án lại dùng cách trên? Chọn ý trả lời đúng ().(Phương án b vì biết kẻ gian thường lo lắng nên sẽ lọ mặt.)
- Quan án phá được các vụ án nhờ đâu? (VD: Quan án phá được các vụ án là nhờ thông minh, quyết đoán./ Nắm vững đặc điểm tâm lí của kẻ phạm tội).
- HS nêu ND ,ý nghĩa bài văn.
1. Luyện đọc bài : Chú đi tuần
a) Luyện đọc
- HS luyện đọc tiếp nối theo 4 khổ thơ ; HS luyện đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng theo bàn
- HS thi đọc diễn cảm, đọc thuộc lòng trước lớp; Bình chọn nhóm bàn có bạn đọc hay nhất.
b) Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi sau :
- Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần trong đêm đông bên cạnh hình ảnh giấc ngủ yên bình của các em HS, tác giả bài thơ muốn nói lên điều g
- Tình cảm và mong ước của người chiến sĩ đối với các cháu HS được thể hiện qua những từ ngữ và chi tiết nào? 
- HS nêu ND, ý nghĩa bài thơ. 
Hoạt động nối tiếp : Nhận xét chung giờ học; Yêu cầu HS về nhà tiếp tục luyện đọc diễn cảm bài học và học thuộc lòng các bài ca dao.

Tài liệu đính kèm:

  • docTANG BUOI TUAN 24 LOP 5.doc