Giáo án các môn khối 5 - Tuần 27

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 27

I. Mục tiêu :- Giúp HS :

- Biết tính vận tốc của chuyển động đều.

- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.

II. Chuẩn bị : -Nội dung ôn tập, phiếu học tập bài 2.

III. Các hoạt động dạy - học :

 1. Ổn định : Nề nếp lớp.

 2. Bài cũ :Cho HS sửa bài tập 1,2

- GV nhận xét, sửa sai, ghi điểm .

 3. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi đề.

 

doc 30 trang Người đăng huong21 Lượt xem 858Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 27", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 27:	 
Thứ 2 ngày tháng năm 2012
TOÁN
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu :- Giúp HS :
- Biết tính vận tốc của chuyển động đều.
- Thực hành tính vận tốc theo các đơn vị đo khác nhau.
II. Chuẩn bị : -Nội dung ôn tập, phiếu học tập bài 2.
III. Các hoạt động dạy - học :
 1. Ổn định : Nề nếp lớp.
 2. Bài cũ :Cho HS sửa bài tập 1,2
- GV nhận xét, sửa sai, ghi điểm .
 3. Bài mới : Giới thiệu bài, ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1 : Hướng dẫn luyện tập.
Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc bài, tìm hiểu đề bài và làm bài vào vở.
Giải: 
Vận tốc chạy của đà điểu là:
5250 : 5 = 1050 (m / phút)
=>GV có thể hướng dẫn học sinh tính vận tốc của đà điểu với đơn vị là m / giây theo hai cách sau:
Cách 1: ( vì 1phút = 60 giây) ta tính được vận tốc đó với đơn vị m / giây là: 1050: 60 = 17,5 (m/giây)
Cách 2: 5 phút = 300 giây
Vận tốc chạy của đà điểu là: 5250 : 300 = 17,5 (m/giây).
Bài 2: Gv yêu cầu học sinh làm bài 
-Hai học sinh lên bảng làm. GV nhận xét sửa bài.
s
130km
147km
210m
1014m
t
4giờ
3giờ
6giây
13phút
v
32,5km/giờ
147km/giờ
35m/giây
78m/phút
Bài 3: 
Quãng đường người đó đi bằng ô tô là:
25-5 = 20 (km)
Thời gian người đó đi bằng ô tô là:
0,5 giờ hay giờ
Vận tốc của ô tô là:
20 : 0,5 = 40 (km/giờ)
Đáp số :40 km/giờ
Bài 4: Bài tập mở rộng
Thời gian ca nô đi là:
7giờ 45 phút – 6 giờ 30phút = 1 giờ 15 phút
 1giờ 15 phút = 1,25 giờ
Vận tốc của ca nô là: 
30 : 1,25 = 24 ( km/giờ)
 Đáp số: 24km/ giờ
vận tốc của ca nô là: 30 : 75 = 0,4 (km/ giờ)
0,4 km / phút = 24 km / giờ (vì 60 phút = 1 giờ)
4.Củng cố : H: Nêu cách tính vận tốc? 
 - Nhận xét tiết học.
-Học sinh đọc đề tìm hiểu đề bài.
-Học sinh làm bài vào vở.
-Một học sinh lên bảng làm.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-Học sinh làm bài vào vở.
-Một học sinh lên bảng làm.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-Học sinh nhắc lai.
Học sinh đọc đề tìm hiểu đề bài.
-Học sinh làm bài vào vở.
-Hai học sinh lên bảng làm.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-Học sinh đọc đề tìm hiểu đề bài.
-Học sinh làm bài vào vở.
-Một học sinh lên bảng làm.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-Học sinh đọc đề tìm hiểu đề bài.
-Học sinh làm bài vào vở.
-Một học sinh lên bảng làm.
-Lớp nhận xét bổ sung.
TẬP ĐỌC
 TRANH LÀNG HỒ
A. Mục tiêu : 
-Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng ca ngợi, tự hào.
-Hiểu ý nghĩa: Ca ngợi và biết ơn những nghệ sĩ làng Hồ đã sáng tạo ra những bức tranh dân gian độc đáo. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3)
B. Đồ dùng dạy học : 
- Tranh minh hoạ bài đọc sgk.
- Vở ghi, sgk.
C. Các hoạt động dạy học chủ yếu : 
Hoạt động dạy
Hoạt động học
I. Ổn định tổ chức : 
II. Kiểm tra bài cũ : 
- Gọi HS đọc nối tiếp bài : Hội thổi cơm thi ở Đồng Vân và nêu nội dung chính của bài.
- Nhận xét ghi điểm.
III. Bài mới : 
1. Giới thiệu bài : Trực tiếp.
2. HDHS luyện đọc và tìm hiểu bài : 
a) Luyện đọc : 
- Gọi HS đọc bài.
? Bài chia làm mấy đoạn ? 
- Gọi HS đọc nối tiếp bài.
- Luyện đọc từ khó : Thuần phác, khoáy âm dương, nền đen lĩnh, điệp trắng nhấp nhánh.
- Yêu cầu HS luyện đọc cặp đôi.
- Đọc mẫu toàn bài.
b) Tìm hiểu bài : 
- Yêu cầu HS đọc thầm bài và câu hỏi cuối bài.
? Hãy kể tên một số bức tranh làng Hồ lấy đề tài trong cuộc sống hàng ngày của làng quê VN ? 
? Kĩ thuật tạo màu của tranh làng Hồ có gì đặc biệt ? 
? Tìm những từ ngữ ở đoạn 2, 3 thể hiện sự đánh giá của tác giả đối với tranh làng Hồ ? 
? Vì sao tác giả biết ơn những người nghệ sĩ dân gian làng Hồ ? 
- Tiểu kết : yêu mến quê hương, những nghệ sĩ ... đã tạo nên những bức tranh có nội dung rất sinh động, vui tươi. Kĩ thuật tranh làng Hồ đạt tới mức tinh tế. Các bức tranh thể hiện nét bản sắc văn hoá VN. Những người tạo nên các bức tranh đó xứng đáng với tên gọi trân trọng - những người nghệ sĩ tạo hình của nhân dân.
? Em hãy nêu nội dung chính của bài ? 
c) Luyện đọc diễn cảm : 
- Gọi HS đọc nối tiếp toàn bài.
- Treo bảng phụ ghi sẵn đoạn 1, HDHS đọc diễn cảm, đọc mẫu.
- Yêu cầu HS luyện đọc theo cặp.
- Tổ chức thi đọc diễn cảm trước lớp.
- Nhận xét ghi điểm.
IV. Củng cố dặn dò : 
- Gọi HS nhắc lại nội dung chính của bài.
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét giờ học.
- 3 HS đọc bài và 1 HS nêu nội dung chính của bài, lớp theo dõi nhận xét.
- 1 HS khá đọc toàn bài, lớp theo dõi sgk đọc thầm.
- Bài chia làm 3 đoạn : mỗi lần xuống dòng là một đoạn.
- Đọc nối tiếp 2 lần : 
+ Lần 1 : Đọc kết hợp sửa lỗi phát âm và luyện đọc từ khó.
+ Lần 2 : Đọc kết hợp giải nghĩa từ chú giải.
- Đọc cặp đôi.
- Nghe và theo dõi sgk.
- Đọc thầm như yêu cầu và lần lượt trả lời câu hỏi : 
+ Tranh vẽ : Lợn, gà, chuột, ếch, cây dừa, tranh tố nữ.
+ Màu đen không pha bằng thuốc mà luyện bằng bột than của rơm nếp, cói chiếu, lá tre mùa thu, Màu trắng diệp làm bằng bột vỏ sỏ tộn với hồ nếp “nhấp nháy muôn ngàn hật phấn”.
+ Tranh lợn ráy có những khoáy âm dương rất có duyên.
+ Tranh vẽ đàn gà con tưng bừng như ca múa bên gà mẹ.
+ Kĩ thuật tranh đã đạt tới sự trang trí tinh tế.
+ Màu trắng diệp là những sự sáng tạo góp phần vào kho tàng màu sắc của dân tộc trong hội hoạ.
+ Vì những nghệ sĩ dân gian làng Hồ đã vẽ những bức tranh rất đẹp, rất sinh động, làng mạnh, hóm hỉnh, tươi vui. / Vì họ đã sáng tạo nên kĩ thuật tranh vẽ và pha màu tinh tế, đặc sắc.
- Nghe.
+ Ca ngợi những nghệ sĩ dân gian đã toạ ra những vật phẩm văn hoá truyền thống đặc sắc của dân tộc và nhắn nhủ mọi người hãy biết qúy trọng và giữ gìn những nét đẹp cổ truyền của văn hoá dân tộc.
- 3 HS đọc nối tiếp bài.
- Nghe, theo dõi bảng phụ.
- Luyện đọc cặp đôi.
- 3 - 5 em tham gia thi đọc diễn cảm trước lớp, lớp theo dõi bình chọn bạn đọc hay nhất.
- 1 HS nhắc lại.
BUỔI CHIỀU
CHÍNH TẢ ( Nhớ - viết).
CỬA SÔNG
I. Mục đích yêu cầu :
Nhớ-viết đúng CT 4 khổ thơ cuối của bài Cửa sông, không mắc quá 5 lỗi trong bài.
-Tìm được các tên riêng trong 2 đoạn trích trong SGK, củng cố, khắc sâu quy tắc viết hoa tên người, tên địa lí nước ngoài (BT2).
II. Chuẩn bị : - GV : Bảng phụ viết sẵn bài tập 2, 
III. Các hoạt động dạy - học 
1. Ổn định : Nề nếp
2. Bài cũ : Gọi HS viết lại từ sai tiết trước : đàn áp, Pít-sbơ- nơ, giới chủ, xả súng .
3.Bài mới : Giới thiệu bài- Ghi đề.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
Hoạt động1 :Hướng dẫn nhớ – viết.( 20’)
Gọi HS đọc thuộc bài :Cửa sông.
Một học sinh đọc 4 khổ cuối.
H. Bài thơ gồm mấy khổ? Viết theo thể thơ nào?
H: Theo em, những chữ nào cần viết hoa trong bài? 
- GV hướng dẫn HS cách trình bày bài .
- Cho HS nhớ viết .
+ GV chấm 5 – 7 bài
+ GV nhận xét chung về những bài chính tả vừa chấm, sửa lỗi chung .
Họat động 2 : Luyện tập.( 10’)
Bài tập2: Yêu cầu học sinh đọc bài tập 2 , gạch dưới các tên riêng tìm được; giải thích cách viết các tên riêng đó. GV cho học sinh làm.
Tên riêng
Giải thích.
-Tên người:Cri– xtô–phô – rô
-Cô-lôm –bô; A-mê-ri-gô; Ve-xpu-xi; Eùt-mân; Hin-la-ri
-Ten –sinh No-rơ-gay.
-Tên địa lí:I-ta –li-a; Lo-ren; A-mê-ri-ca; E-vơ –rét;Hi-ma-lay –a; Niu Di –lân.
-Viết hoa những chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên riêng đó. Các tiếng trong bộ phận của tên riêng được ngăn cách bằng dấu gạch nối.
-Tên địa lí: Mĩ, Ấn Độ, Pháp.
-Viết giống như cách viết tên riêng Việt Nam (Viết hoa chữ cái đầu mỗi chữ) vì đây là tên riêng nước ngồi )
4.Củng cố: - Cho cả lớp xem những bài viết đẹp. - Nhận xét tiết họ
 5. Dặn dò: - Về nhà sửa lỗi sai, chuẩn bị bài sau:
- 2 HS đọc thuộc lòng cả bài.
-1 học sinh đọc 4 khổ cuối.
 Bài thơ gồm 5 khổ, viết theo thể thơ tự do.
- HS lắng nghe.
 - HS nhớ lại bài thơ và viết chính tả, viết xong đổi vở cho bạn sửa bài.
- Lắng nghe, thực hiện.
-Học sinh đọc bài làm 
-Lớp nhận xét , sửa sai.
LUYỆN TẬP ĐỌC
ÔN : TẬP ĐỌC – LUYỆN TỪ VÀ CÂU
I. Mục tiêu: _Giúp hs
-Đọc lưu loát và diễn cảm bài tập đọc “Hội thi thổi cơm ở Đồng Vân”
-Củng cố kiến thức về liên kết câu bằng cách thay thế từ ngữ.
II.Chuẩn bị:
-GV:Câu hỏi và bàitập .
-HS:Xem lại bài tập đọc.
III.Các hoạt động dạy học:
TG
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN
HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1’
1’
16’
14’
3’
1.Ổn định:
2.Giới thiệu ND ôn :
3.HD ôn tập:
Hoạt động 1: ÔN TẬP ĐỌC
a. Gọi hs đọc lại bài .
Y/c hs nhắc lại cách đọc :giọng đọc thích hởp :chỗ nào kể, chổ nào tả nhấn mạnh từ ngữ chỉ hoạt động,tính chất của người và sự vật .
-Cho hs ôn đọc trong nhóm:y/c hs đọc và tự nêu câu trả lời trong SGK.
-Tổ chức hs thi đọc trước lớp.
+ Cho hs thi đọc tiếp nối 6 khổ thơ -GV nhận xét và tuyên dương nhóm đọc tốt. 
+GV nhận xét và chốt lại cách đọc. Cho hs thi đọc đoạn diễn cảm :gv theo dõi, nhận xét và tuyên dương hs đọc hay.
-GV nhận xét và ghi điểm .
b.Trò chơi hái hoa học tập: cho hs bốc thăm ,trả lời các câu hỏi trong SGK.
-GV nhận xét ,ghi điểm từng em.
Hoạt động 2: ÔN LUYỆN TỪ&CÂU
-Gv ghi bài tập lên bảng, y/c hs tìm từ 
Bài 1:Điền vào chỗ trống đại từ hoặc từ ngữ đồng nghĩa để thay thế cho từ in đậm lặp lại trong câu.
“Chiều nào cũng vậy ,con hoạ mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở sau vườn nhà tôimà hót.Hót một lúc lâu con hoạ mi ấy từ từ nhắm hai mắt lại thu đầu vào lông cổ im lặng ngủ,ngủ say sưa,sau một cuộc diễn du trong bóng đêm dày.
 Rồi hôm sau, khi phương Đông vừa vẫn bụi hồng, con hoạ mi ấy lại hót vang lừng, chào nắng sớm.Con hoạ mi ấy dài cổ ra mà hót, tựa hồ nó muốn các bạn xa gần đâu đó lắng nghe.Hót xong, con hoạ mi ấy xù lông rũ hết những giọt sương rồi hanh nhẹn chuyển bụi nọ ,bụi kia tìm vài con sâu ăn lót dạ, đoạn vỗ cánh bay vút về phương Đông. 
-Gv nhận xét và chốt từ đúng.
Bài 2 :Viết đoạn văn ngắn khoảng 5 câu nói về một bạn hs lớp em được nhiều người quí mến có sử dụng biện pháp thay thế từ ngữ để liên kết câu .
-Gv chấm một số bài , nhận xét và sửa.
-Gọi vài hs đọc lại đoạn văn- NX.
4.Kết thúc:
-Cho hs nhắc lại nội dung bài tập đọc và ghi nhớ về phép thay thế từ ngữ.
-Dặn hs xem lại nội dung ôn tập và chuẩn bị tiết sau.
-Hát
 -Lắng nghe
-1 hs đọc to, cả lớp lắng nghe.
-1hs nhắc lại cách đọc
- hs đọc theo cặp
-2 nhóm hs thi đọc (1 nhóm 4 hs )
-4 hs thi đọc diễn cảm đoạn của bài.
-4 hs được gọi lên bảng hái hoa và trả lời câu hỏi SGK.
-1 hs đọc bài tập, lớp chú ý theo dõi.
- hs nêu từ cần thay thế:nó, nhạc sĩ giang hồ không tên tuổi ấy,nó, nó.
-1 hs đọc y/c đề bài, lớp tự làm bài .-VD:Trung học giỏi nhất lớp em. Cậu ấy được nhiều người quí mến vì rất hiền và ngoan.Người con trai ấy rất siêng năng, giỏi giang mọi việc.Ngoài giờ học, cậu ta luôn tìm cách giúp đỡ cho cha mẹ.Bạn ấy đúng là một tấm gương sáng cho chúng em .
- Chú ý nghe.
Thứ 3 ngày tháng ... huẩn bị bài sau.
- HS trình bày.
- HS đọc kĩ đề bài.
- HS làm bài tập.
- HS lần lượt lên chữa bài 
Lời giải : 
Thời gian chạy của người đó là:
 7,5 : 10 = 0,75 (giờ)
 = 45 phút.
 Đáp số: 45 phút.
Lời giải: 
Đổi: 1 giờ = 60 phút.
 Quãng đường ca nô đi trong 1 phút là: 
 24 : 60 = 0,4 (km)
 Thời gian ca nô đi được quãng đường dài 9 km là: 9 : 0,4 = 22,5 (phút) 
 = 22 phút 30 giây.
 Đáp số: 22 phút 30 giây.
Lời giải: 
 Vận tốc của người đi xe đạp là:
 18,3 : 1,5 = 12,2 (km/giờ)
 Thời gian để người đó đi quãng đường dài 30,5 km là:
 30,5 : 12,2 = 2,5 (giờ)
 = 2 giờ 30 phút.
 Đáp số: 2 giờ 30 phút.
Lời giải: 
Đổi: 30 phút = 0,5 giờ.
 1 giờ 15 phút = 1,25 giờ.
Vận tốc của người đó là:
 20 : 0,5 = 40 (km)
Sau 1 giờ 15 phút người đó đi được số km là:
 40 1,25 = 50 (km)
 Đáp số: 50 km.
- HS chuẩn bị bài sau.
A. 31,25 m3 
 B. 3,75 m3 
C. 500 m3 
D. 900 m3 
A. r = 7 dm 	 B. r = 7,5 dm 
C. r = 49 dm 	D. 108 dm
A. r = 20 Cm 
 B. r = 10 cm	
C. r = 5 cm
A. x = 24
B. x = 34 
 C. x = 36
D. x = 12
 4 giờ 30phút 	
C. 5 giờ 30phút 
 5 giờ 50 phút	
D. 4 giờ 50 phút
A. 255 phút B. 195 phút
C. 225 phút D. 135 phút
200 phút 225 giây	C. 9 phút 8 giây
8 phút 9 giây 
C. 225 phút 200 giây
ĐẠO ĐỨC
EM YÊU HOÀ BÌNH ( tiết 2)
I. Mục tiêu :- Giúp học sinh biết:
- Nêu được những điều tốt đẹp do hòa bình đem lại cho trẻ em.
- Nêu được các biểu hiện của hòa bình trong cuộc sống hàng ngày.
- Yêu hòa bình, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Biết được ý nghĩa của hòa bình.
- Biết trẻ em có quyền được sống trong hòa bình và có trách nhiệm tham gia các hoạt động bảo vệ hòa bình phù hợp với khả năng.
- Kĩ năng xác định giá trị (nhận thức được giá trị của hòa bình, yêu hòa bình).
- Kĩ năng hợp tác với bạn bè.
- Kĩ năng đảm nhận trách nhiệm.
II. Chuẩn bị : -GV- Tranh ảnh, câu chuyện nói về các hoạt động bảo vệ hoà bình.
-HS: Sưu tầm tranh ảnh , câu chuyện nói về hoạt động bảo vệ hoà bình. Đồ dùng để vẽ tranh.
III. Hoạt động dạy và học
1.Ổn định : Chuyển tiết 
2-Bài cũ: 
H-Chiến tranh gây ra hậu quả gì? 
H-Để thế giới không còn chiến tranh, để mọi người đều được sống trong hoà bình, chúng ta cần phải làm gì? ( K’ Sựu )
3.Bài mới : Giới thiệu bài – Ghi đề .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động1: ( 12’) Giới thiệu tư liệu sưu tầm ( bài tập 4,SGK)
-MT: Học sinh biết các hoạt động để bảo vệ hoà bình của nhân dân Việt Nam và nhân dân thế giới.
-Giáo viên yêu cầu học sinh trưng bày tranh , ảnh, bài báo về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh mà các em sưu tầm được.
-Giáo viên nhận xét,giới thiệu thêm một số tranh, ảnh tư liệu giáo viên sưu tầm được cho học sinh nghe.
=>Kết luận:Thiếu nhi và nhân dân ta cũng như các nước đã tiến hàng nhiều hoạt động để bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
-Chúng ta cần tích cực tham gia các hạo động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh do nhà trường, địa phương tổ chức.
Hoạt động 2 : Vẽ cây hoà bình.( 10’)
-Giáo viên chia lớp thành 4 nhóm vẽ “ Cây hoà bình” ra giấy khổ to.
-Yêu cầu các nhóm phân công công việc từng thành viên trong nhóm hoàn thành tranh sau đó đại diện nhóm giới thiệu tranh của mình , các nhóm khác nhận xét bổ sung.
-Giáo viên tuyên dương tranh đẹp và kết luận: Hoà bình mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho trẻ em và mọi người. Song để có được hòa bình, mỗi người chúng ta cần phải thể hiện tinh thần hoà bình trong cách sống và ứng dụng hàng ngày; đồng thời cần tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.
Hoạt động 3: Triển lãm nhỏ về chủ đề hoà bình.
-Các nhóm trưng bày tranh vẽ theo chủ đề trước lớp.
-Cả lớp xem tranh nêu câu hỏi và bình luận.
4-Củng cố bài:
-Yêu cầu học sinh trình bày bày thơ, bài hát nói về hoà bình.
5-Dặn dò: Về nhà tích cực tham gia các hạot động bảo vệ hoà bình phù hợp với sức mình.
-Học sinh trưng bày tranh , ảnh, bài báo về các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh mà các em sưu tầm được.
-Giới thiệu nội dung ý nghĩa từng tranh, ảnh, mẫu chuyện co cả lớp nghe.
-Học sinh lắng nghe.
-Các nhóm vẽ tranh theo chủ đề hoà bình.
-Đại diện nhóm lên trình bày.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-Học sinh chú ý lắng nghe.
-Các nhóm trưng bày tranh của nhóm mình và tham gia bình luận về nội dung tranh.
-Cá nhân trình bày.
 Thứ 6 ngày tháng năm 2012
TOÁN
LUYỆN TẬP
Mục tiêu:
- Biết tính thời gian của một chuyển động đều.
- Biết quan hệ giữa thời gian, vận tốc và quãng đường.
II. Chuẩn bị: - GV: Nội dung ôn tập.
 - HS : xem trước bài.
III. Hoạt động dạy và học:
1.Ổn định: Nề nếp 
2.Bài cũ: 
.3. Bài mới: - Giới thiệu bài - Ghi đề .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1:Hướng dẫn luyện tập.
 Bài 1: Yêu cầu học sinh đọc đề tìm hiểu đề bài.( 10’)
-Phát phiếu họcï tập yêu cầu học sinh làm vào phiếu.
S (km)
261
78
165
96
v (km/giờ)
60
39
27,5
40
t (giờ)
4,35
2
6
2,4
H-Muốn tính thời gian ta làm thế nào?
Bài 2: Yêu cầu học sinh đọc đề tìm hiểu đề làm bài vào vở.
Giải:
1,08 m = 108 cm
Con sên bò quãng đường dài 1,08 m trong:
108 : 12= 8 (phút)
Đáp số: 8 phút.
Bài 3: Yêu cầu học sinh đọc đề tìm hiểu đề làm bài vào vở.
Giải:
Thời gian đại bàng bay:
72: 96 = (giờ) = 45 phút
Đáp số: 45 phút
Bài 4: Dành cho học sinh khá giỏi
Giải:
10,5 km = 10500 m
Thời gian rái cá bơi được quãng đường dài 10,5 km là:
10500 : 420 = 25 (phút)
Đáp số: 25 phút
4. Củng cố dặn dò : 
 - Nhận xét tiết học.
 - Về học bài chuẩn bị : Luyện tập chung.
-Một học sinh lên bảng làm.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-Học sinh nhắc lại.
-Học sinh tìm hiểu đề, làm bài vào vở.
1 học sinh lên bảng làm.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-Học sinh tìm hiểu đề, làm bài vào vở.
1 học sinh lên bảng làm.
-Lớp nhận xét bổ sung.
-Học sinh tìm hiểu đề, làm bài vào vở.
1 học sinh lên bảng làm.
-Lớp nhận xét bổ sung.
TẬP LÀM VĂN:
TẢ CÂY CỐI 
( Kiểm tra viết )
I-Mục đích yêu cầu: 
-Viết được một bài văn tả cây cối đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài), đúng yêu cầu đề bài; dùng từ, đặt câu đúng, diễn đạt rõ ý.
II. Chuẩn bị : Một số tranh ảnh minh họa nội dung kiểm tra 
III. Hoạt động dạy và học :
Ổn định : Nề nếp 
Bài cũ :Nhắc lại dàn ý bài văn tả cây cối? 
Bài mới : Gt bài + ghi đề bài 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS 
Hoạt động 1 : Hướng dẫn chung ( 5-7’)
- Cho HS đọc 5 đề kiểm tra trong sgk 
- GV giao việc :+ Các em chọn một trong 5 đề 
 + Viết bài văn hồn chỉnh cho đề đã chọn 
- GV gọi một số HS cho biết em đã chọn đề nào .
- GV giải đáp những thắc mắc của HS( nếu có ).
Hoạt động 2 : Học sinh làm bài (25’)
- GV nhắc lại cách trình bày bài .
- Cho HS làm bài vào vở , GV theo dõi 
GV thu bài vào cuối giờ học
 4- Củng cố : GV nhận xét giờ học 
5-Dặn dò : Dặn HS về nhà đọc trước nội dung tiết TLV tới “Ôn tập”
+ 1 HS đọc to 5 đề bài , lớp đọc thầm .
+ HS lắng nghe 
+ 2-3 em nêu đề bài mình chọn 
+ HS lắng nghe 
+ Cả lớp làm bài 
+ Nộp bài vào cuối giờ 
KỂ CHUYỆN
KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC ĐƯỢC THAM GIA.
I. Mục đích yêu cầu :
Tìm và kể được một câu chuyện có thật về truyền thống tôn sư trọng đạo của người Việt Nam hoặc một kỉ niệm với thầy giáo, cô giáo.
-Biết trao đổi với bạn về ý nghĩa câu chuyện
II. Chuẩn bị : - Gv : Một số tranh minh hoạ về tình thầy trò.
III. Các hoạt động dạy - học :
1. Ổn định : Chuyển tiết.
2. Bài cũ: .
3. Bài mới: - Giới thiệu, ghi đề.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu đề.
-Gọi hai học sinh đọc đề bài.
H-Đề bài yêu cầu gì? ( Kể chuyện)
H-Câu chuyện đó từ đâu? ( được chứng kiến hoặc được tham gia)
H-Câu chuyện đã nghe , đã đọc nói đến điều gì ? ( Ca ngợi truyền thống tôn sư trọng đạo, hoặc kỉ niệm về thầy cô giáo, qua đó thể hiện lòng biết ơn của thầy cô giáo)
Hoạt động 2: Hướng dẫn kể chuyện:
*Gọi học sinh đọc mục một, hai, ba SGK.
H-Kể những việc làm thể hiện tôn sư trọng đạo?
H-Những kỉ niệm về thầy cô?
H-Nêu các nhân vật trong câu chuyện kể?
-Học sinh nêu tên câu chuyện mình chọn.
H-Các em chọn câu chuyện gì? Ở đâu?
Hướng dẫn kể :Gọi học sinh đọc lại mục 4.
+Kể tồn bộ câu chuyện trước lớp và nêu ý nghĩa của câu chuyện; hs nghe kể, đặt câu hỏi tìm hiểu, góp ý =>Theo dõi, nhận xét.
H-Nội dung câu chuyện có hay, mới và hấp dẫn không?
H-Cách kể (giọng điệu, cử chỉ)
H-Khả năng hiểu truyện của người kể?
4. Củng cố:- GV liên hệ giáo dục học sinh biết tôn trọng thầy cô giáo.
 - Nhận xét tiết học.
5. Dặn dò: - Về kể lại cho người thân và bạn bè nghe. Chuẩn bị bài sau.
-Học sinh đọc lại đề bài. 
-Học sinh trả lời câu hỏi .
-Học sinh khác bổ sung.
-Học sinh đọc mục 1,2 ,3 SGK.
-Học sinh trả lời câu hỏi.
-Học sinh nêu tên câu chuỵên mình biết.
-Học sinh nêu tên câu chuyện mình kể và nguồn gốc câu chuyện.
-Học sinh đọc mục 3 SGK, lớp đọc thầm.
-Học sinh trả lời câu hỏi, lớp bổ sung.
-Theo dõi.
-Học sinh lắng nghe.
-Tập kể tồn bộ câu chuyện.
-Thi kể chuyện trước lớp.
-Nêu ý kiến cá nhân.
SINH HOẠT TUẦN 27
I.Mục đích –yêu cầu: 
-Học sinh nhận được ưu- khuyết của tuần .
-Học sinh có hướng khắc phục nhược điểm ,phát huy ưu điểm để tiến bộ .
Học sinh có tinh thần phê và tự phê , giáo dục HS có tinh thần trách nhiệm với bản thân và với tập thể.
II/Lên lớp: 
A/Nhận xét cuối tuần
GVhướng dẫn để lớp trưởng điều khiển lớp sinh hoạt.
Các tổ trưởng nhận xét ,báo cáo về tình hình của tổ tronng tuần qua.Lớp góp ý , giáo viên tổng kết theo các mặt:
*Ưu điểm
-Đa số học sinh đi học đúng giờ ,chuyên cần. Không có trường hợp nào nghỉ học không xin phép.
-Có tiến bộ trong học tập ,học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp ,trong lớp tích cực học tập.
 -Giữ gìn VS cá nhân ,VS trường ,lớp sạch sẽ.
*Tồn tại
 .-Một số HS còn hay quên sách vở , đồ dùng học tập , lười học , lơ là hay làm việc riêng, ít chú ý nghe giảng.
- Một số học sinh vệ sinh cá nhân chưa sạch sẽ.Chưa bỏ áo trong quần theo đúng quy định.
- Một số đội viên không đeo khăn quàng.
B/ Phương hướng tuần 28
- Đi học chuyên cần , đúng giờ, nghỉ học phải xin phép.
- Học bài và làm bài đầy đủ trước khi đến lớp .Trong lớp chú ý nghe giảng, tích cực phát biểu ý kiến xây dựng bài.
- Đôi bạn học tập chú ý giúp đỡ nhau trong học tập , tích cực kiểm tra lẫn nhau nhất là bản cửu chương.
- Vệ sinh cá nhân , vệ sinh trường lớp sạch sẽ. Thực hiện đồng phục nghiêm túc nhất là nam sinh phải bỏ áo vào quần. - Đội viên phải đeo khăn quàng.
- Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông. 
- Nhắc nhở cha mẹ đóng các khoản tiền đầu năm.

Tài liệu đính kèm:

  • doctuân 27 d.doc