Giáo án các môn khối 5 - Tuần 7 - Trường TH Kim Châu

Giáo án các môn khối 5 - Tuần 7 - Trường TH Kim Châu

I. yêu cầu:

- Hs nhận ra những ¬¬¬ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 9.

- Biết phát huy những ¬¬¬¬ưu điểm và khắc phục những tồn tại, thiếu sót.

II/ Nhận xét chung các hoạt động trong tuần 8

- Đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn.

 - Thực hiện tốt nề nếp của tr¬ường, lớp.

- Việc học bài và chuẩn bị bài có tiến bộ.

- Vệ sinh lớp học sạch sẽ.

- Khen: .

-Tồn tại:

 - Một số em nam ý thức tự quản và tự rèn luyện còn yếu.

- Lười học bài và làm bài chậm.

 

doc 42 trang Người đăng huong21 Lượt xem 837Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn khối 5 - Tuần 7 - Trường TH Kim Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Sinh hoạt tuần 8
I. yêu cầu:
- Hs nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 9.
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại, thiếu sót.
II/ Nhận xét chung các hoạt động trong tuần 8
- Đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn.
	- Thực hiện tốt nề nếp của trường, lớp.
- Việc học bài và chuẩn bị bài có tiến bộ.
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ.
- Khen: ...
-Tồn tại: 
	- Một số em nam ý thức tự quản và tự rèn luyện còn yếu.
- Lười học bài và làm bài chậm.
- Nhắc nhở những HS còn vi phạm nội quy của lớp.
 III/ Phương hướng tuần 9:
	- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 8.
- Rèn chữ và kỹ năng tính toán cho 1 số học sinh.
- Ôn tập cho đại trà.
- Nhắc HS nộp tiền theo quy định.
 Tuần 9 Thứ hai ngày 17tháng 10năm 2011
Đạo đức ( tiết 9 ) : Tình bạn (tiết 1)
I.Mục tiêu
 -Biết được bạn bè cần phải đoàn kết, thân ái, giúp đỡ lẫn nhau, nhất là những khi khó khăn, hoạn nạn.
 -Biết được ý nghĩa của tình bạn.
 -Cư xử tốt với bạn bè trong cuộc sống hằng ngày.
* GD KNS: 
- Kĩ năng tự phê phán (biết phê phán, đánh giá những quan niệm sai, những hành vi ứng xử không phù hợp với bạn bè.
- kĩ năng giao tiếp , ứng xử với bạn bè trong học tập, vui chơi và trong cuộc sống.
- kĩ năng thể hiện sự thông cảm, chia sẻ với bạn bè.
II. Đồ dùng
Tranh minh họa trong sgk.
III. Các hoạt động dạy học ( 35 phút ) .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Ổn định Hs
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài.
b.Hđ 1:Thảo luận 
Điều gì sẽ xảy ra nếu xung quanh chúng ta không có bạn bè?
Trẻ em có quyền được tự do kết bạn không? Em biết điều đó từ đâu?
Gv nhận xét, kết luận : Ai cũng cần có bạn bè. Trẻ em có quyền được kết giao bạn bè.
c.Hđ 2: Tìm hiểu nội dung truyện Đôi bạn
Em có nhận xét gì về hành động bỏ bạn để chạy thoát thân của nhân vật trong truyện?
Qua câu truyện trên, em có thể rút ra điều gì về cách đối xử với bạn bè?
Gv nhận xét, kết luận : Bạn bè cần phải thương yêu, đoàn kết, giúp đỡ nhau nhất là những lúc khó khăn, hoạn nạn. 
d.Hđ 3: Bài tập 2, sgk
Gv cho Hs trao đổi với bạn về một số tình huống và giải thích tại sao.
Hs thảo luận nhóm 2.
Một số Hstrình bày.
Gv nhận xét, bổ sung.
3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học. 
Dặn HS chuẩn bị bài sau.
Hs đọc 
Hs thảo luận nhóm đôi 
Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận nhóm 
Cả lớp nhận xét, bổ sung
1-2 Hs đọc truyện.
Hs lên đóng vai theo nội dung truyện
Cả lớp trao đổi, nhận xét, bổ sung.
- ... Thương yêu, đùm bọc, đoàn kết, giúp đỡ nhau ... 
*Cả lớp nhận xét cách ứng xử phù hợp trong mỗi tình huống
Tình huống a : Chúc mừng bạn.
Tình huống b: An ủi động viên giúp đỡ bạn.
Tình huống c: Bênh vực bạn hoặc nhờ người lớn bênh vực bạn.
Tình huống d: Khuyên bạn không nên sa vào những việc làm không tốt.
Tình huống đ: Hiểu ý tốt của bạn, không tự ái, nhận khuyết điểm và sửa chữa khuyết điểm.
Tình huống e: Nhờ bạn bè và thầy cô khuyên ngăn bạn.
Hs đọc lại bài học
 Tập đọc ( tiết17 ) : Cái gì quý nhất
I.Mục tiêu
-Đọc diễn cảm bài văn ; biết phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật.
-Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận : Người lao động là đáng quý nhất. (Trả lời được các câu hỏi 1,2,3).
-Giáo dục ý thức kính trọng người lao động.
II. Đồ dùng
Tranh minh họa bài đọc sgk; Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học ( 40 phút ) .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài : Ghi mục bài lên bảng .
b.Hdẫn HS luyện đọc, tìm hiểu bài
-Luyện đọc: 3 đoạn
Đoạn 1: Từ đầu đến Sống được không?
Đoạn 2: Tiếp cho đến phân giải
Đoạn 3: Đoạn còn lại.
Hdẫn giọng đọc, ngắt nghỉ hơi, sửa phát âm
Gv đọc diễn cảm toàn bài
-Tìm hiểu bài
Theo Hùng, Quý, Nam cái gì quý nhất trên đời?
Mỗi bạn đưa ra lí lẽ như thế nào để bảo vệ ý kiến của mình?
Vì sao thầy giáo cho rằng người lao động mới là quý nhất?
Chọn tên khác cho bài văn và nêu lý do vì sao em chọn tên đó? 
Nội dung chính của bài là gì?
c.Hdẫn Hs đọc diễn cảm ( theo quy trình dạy môn học ) .
3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học
Về nhà luyện đọc, chuẩn bị bài tiết sau.
Đọc lại bài Trước cổng trời, trả lời câu hỏi
HS nghe,quan sát tranh
1Hs đọc toàn bài
Hs đọc nối tiếp đoạn
Hs đọc chú giải, giải nghĩa từ
Hs luyện đọc cặp
- Hùng: lúa gạo; Quý: vàng; Nam: thì giờ
Hùng: Lúa gạo nuôi sống con người.
Quý: Có vàng là có tiền, có tiền sẽ mua được lúa gạo.
Nam: Có thì giờ mới làm ra được lúa gạo, vàng bạc.
Vì không có người LĐ thì không có lúa gạo, vàng bạc và thì giờ cũng trôi qua một 
+ Cuộc tranh luận thú vị; Ai có lí; người lao động là quý nhất
- Theo ở mục tiêu .
Hs luyện đọc theo cặp
Hs thi đọc
Hs nhắc lại nội dung chính
Toán ( tiết 41 ) : Luyện tập
I. Mục tiêu:
-Biết viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
-Giáo dục Hs yêu thích môn học .
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ; Bộ đồ dạy toán 5.
III. Các hoạt động dạy học ( 40 phút ) .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ: Viết số thập phân vào chỗ chấm:
 34 m 8 cm = 34,08 m 56 m 23 cm = 56,23 m.
- Học sinh làm và nêu cách làm.
- Giáo viên nhận xét ghi điểm .
2. Bài mới :
a/Giới thiệu bài: Gv ghi tên bài lên bảng.
 b/Luyện tập :
Bài 1 : Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài .
- Gv gọi học sinh trình bày cách làm.
- Học sinh lên bảng làm.
- Học sinh dưới lớp làm bài vào vở.
- Gv nhận xét và chốt lại ý đúng .
Bài 2:học sinh làm bài vào vở.
- 1 học sinh lên bảng làm.
trước khi học sinh làm gv nêu bài mẫu:
Vậy 315cm = 3,15m
*Bài 3: Học sinh làm bài nêu kết quả và cách làm.
Bài4:Cho học sinh thảo luận cách làm chẳng hạn:
Tương tự học sinh làm các bài b, c, d còn lại.
3. Củng cố dặn dò:
- Gọi học sinh nhắc lại cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
- Dặn học sinh về nhà làm vở bài tập toán.
- Giáo viên nhận xét tiết học. 
- 2 HS lên thực hiện yêu cầu.
- HS lắng nghe.
Bài 1 : Học sinh đọc yêu cầu của bài .
- Học sinh nêu cách làm : Đổi thành hỗn số với đơn vị cần chuyển sau đó viết dưới dạng thập phân.
- Học sinh trình bày kết quả:
Bài 2: Học sinh tự làm các bài tập còn lại. cả lớp thống nhất kết quả.
*Bài 3:
Bài 4:
Học sinh nhắc lại cách viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân.
Học sinh về nhà làm vở bài tập toán.
Lịch sử ( tiết 9 ) : Cách mạng mùa thu
I.Mục tiêu
-Kể lại được sự kiện nhân dân Hà Nội khởi nghĩa giành chính quyền thắng lợi: Ngày 19-8-1945 hàng chục vạn nhân dân HN xuống đường biểu dương lực lượng và mít tinh tại nhà hát lớn thành phố. Ngay sau cuộc mít tinh, quần chúng đã xông vào chiếm các cơ sở đầu não của kẻ thù: phủ Khâm Sai; sở Mật thám,..Chiều 19-8-1945 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở HN toàn thắng. 
-Biết CM tháng Tám nổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ, kết quả: Tháng 8- 1945 ND ta vùng lên KN giành chính quyền và lần lượt giành chính quyền ở HN, Huế, Sài Gòn. Ngày 19-8 trở thành ngày kỉ niệm Cách mạng tháng Tám ở nước ta.
-HS khá, giỏi biết được ý nghĩa cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại HN; Sưu tần và kể lại sự kiện đáng nhớ về CM tháng 8 ở địa phương.
-Giáo dục Hs có ý thức tinh thần cách mạng.
II. Đồ dùng
Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học ( 38 phút ) .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Kiểm tra bài cũ:
- GV nhận xét và cho điểm HS. 
2. Bài mới:
- GV giới thiệu , ghi mục bài lên bảng . 
1: Diễn biến:
-Cho HS đọc từ đầu đến Phủ Khâm sai
-Yêu cầu HS thảo luận nhóm 4 theo câu hỏi:
+Nêu diễn biến của cuộc khởi nghĩa ngày 19-8-1945 ở Hà Nội?
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV chốt lại ý đúng, ghi bảng.
2.Kết quả:
-GV phát phiếu thảo luận nhóm 2
+ Nêu kết quả của cuộc khởi nghĩa ngày 19-8-1945 ở Hà Nội?
-Mời đại diện các nhóm trình bày.
-Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
-GV chốt lại ý đúng, ghi bảng.
3. ý nghĩa:
-Khí thế của Cách mạng tháng Tám thể hiện điều gì?
-Cuộc vùng lên của nhân dân đã đạt được kết quả gì? kết quả đó sẽ mang lại tương lai gì cho đất nước?
-Cho HS thảo luận nhóm , ghi KQ vào bảng nhóm sau đó đại diện nhóm trình bày.
-GV nhận xét tuyên dương nhóm thảo luận tốt
3-Củng cố, dặn dò:
- Cho HS trả lời 2 câu hỏi trong SGK, đọc phần ghi nhớ.GV nhận xét giờ học.
- 2 HS lên bảng trả lời các câu hỏi sau:
+ Trong những năm 1930-1931, ở Nghệ-Tĩnh diễn ra điều gì ?
 - HS lắng nghe.
 - HS đọc từ đầu đến Phủ Khâm sai
*Diễn biến: Ngày 19-8-1945 hàng chục vạn nông dân nội ngoại thành xuống đường biểu dương lực lượng họ tiến về Quảng trường Nhà hát lớn
- HS thảo luận nhóm 2 , nêu kết quả của cuộc khởi nghĩa .
*Kết quả:
Ta giành được chính quyền, cách mạng thắng lợi tại Hà Nội.
- HS thảo luận nhóm .
- Đại diện nhóm trình bày
*ý nghĩa: Phong trào đã chứng tỏ lòng yêu nước tinh thần CM của nhân dân ta. Cuộc khởi nghĩa đã giành độc lập tự do cho nước nhà đưa nhân dân ta thoát khỏi kiếp nô lệ.
 ..
Thứ ba ngày 18 tháng 10 năm 2011
Chính tả ( tiết 9 ) , (nhớ - viết ): Tiếng đàn ba-la-lai-ca trên sông Đà 
I.Mục tiêu
 -Viết đúng bài CT, trịnh bày đúng các khổ thơ, theo thể thơ tự do. 
 -Làm được BT(2) a/b hoặc BT(3) a/b hoặc BT CT phương ngữ do GV soạn.
 -Hs có ý thức rèn chữ, giữ vở.
II. Đồ dùng : Bút dạ; Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học ( 35 phút ) .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài
b.Hdẫn Hs nhớ - viết
GV đọc những từ khó, dễ viết sai cho
Em hãy nêu cách trình bày bài?
Những chữ nào phải viết hoa?
Viết tên đàn ba-la-lai-ca như thế nào?
Hs nhớ để viết bài
Chấm 7- 10 bài, nhận xét chung
c.Hd làm bài tập 
Bài tập 3: Thi tìm từ nhanh
a.Các từ láy có âm đầu l 
Gv kết luận: la liệt, la lối, lả lướt, lung linh, lạ lùng, lá lành, lấp lánh, lanh lảnh,
Gv chấm bài, nhận xét chung
3.Củng cố, dặn dò
Gv nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
1Hs đọc thuộc lòng bài
Hs theo dõi, ghi nhớ, bổ sung.
Hs nhẩm lại bài.
Hs viết bài.
Hs soát bài.
2 Hs lên bảng làm bài
Cả lớp nhận xét, bổ sung
Hs làm bài vào vở
Hs nhắc lại bài học. 
 Toán ( tiết 42 ) : Viết các số đo khối lượng dưới dạng số thập phân 
I.Mục tiêu
-Biết viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân.
-Giáo dục ý thức yêu thích môn học.
II. Đồ dùng
Bộ đồ dùng dạy toán 5; Bảng phụ.
III. Các hoạt động dạy học ( 40 phút ) .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1.Bài cũ
2.Dạy bài mới
a.Giới thiệu bài
b.Ôn lại quan hệ giữa các đơn vị đo khối lượng .
Ví dụ: 5tấn 132kg = tấn
HS trình bày tương tự như trên.
VD: 1kg = 1000g ; 1g = 0,001kg
c.Thực hành
Bài 1: Viết số thập phân thích hợp
a.4 ... Tính rồi so sánh giá trị của, a + b và b + a
Bài tập 2: Thực hiện a,b
Bài tập 3: 1 hs đọc y/c bài .
C. Củng cố, dặn dò: 
- Nhận xét lớp.
- Dặn dò:Làm bài về nhà. Xem trứơc “Tổng nhiều số thập phân.”
- KT chuẩn bị hs .
- HS tự là bài tập.
-HS lên bảng tính giá trị từng số.
a
5,7
14,9
0,53
b
6,24
4,36
3,09
a+b
5,7+ 6,24 = 11,94
14,9+4,36 = 19,26
0,53+3,09 =4,62
b+a
6,24 +5,7 = 11,94
4,36+14,9 = 19,26
3,09+0,53 = 4,62
- Phép cộng các số thập phân có tính cho giao hoán: Khi đổi chỗ hai số hạng trong một tổng thì tổng đó không thay đổi.
- a+b = b+a
Bài tập 2 - HS tự làm và thử lại
a/ 9,46 TL 3,8
 +3,8 + 9,46
 13,26 13,26
 b/ 45,08 TL 24,97
+24,97 +45,08
 70,05 70,05
 c/ 0,07 TL 0,09
 + 0,09 + 0,07
 0,16 0,16
 Bài tập 3: - HS tự làm.
Giải:
Chiều dài của hình chữ nhật là:
16,34 + 8,32 = 24,66 (cm)
Chu vi hình chữ nhật:
(24,66 + 16,34) x2 = 82(m)
Đáp số: 82 m
- HS tự làm.
 Số mét vải cửa hàng bán hai tuần lễ là:
314,78 + 525,22 = 840 (m)
Tổng số ngày bán trong 2 tuần lễ là:
7 x 2 = 14 (ngày)
Trung bình mỗi ngày của hàng
 bán được số mét vải là:
840 : 14 = 60 (m)
 Đáp số: 60 m
 ------------------------------------------------------------
Luyện từ và câu (tiết 20) : KIỂM TRA ĐỊNH KỲ GIỮA HỌC KÌ I
I.Mục tiêu: - Tự giác độc lập suy nghĩ làm bài , không nhìn theo bạn, mở tài liệu
 - GDHS : Tính trung thực trong kiểm tra .
II. Đề kiểm tra: GV in phát cho HS .
III. Lên lớp : 1. Ổn định tổ chức.
 2. Bài cũ .
 3. Bài mới .
1. GV phát đề cho HS
2. Dăn dò HS trước khi làm bài.
3 . HS làm bài .
4 . Thu bài - nhận xét tiết kiểm tra .
5 . Dăn dò HS chuẩn bị bài tiết sau .
 .
 ĐỊA LÝ (tiết 10) : NÔNG NGHIỆP
I.Mục tiêu:
- Nêu được 1 số đặc điểm nổi bật về tình hình phát triển và phân bố nông nghiệp ở nước ta .
- Biết nước ta trông nhiều loại cây, trong đó lúa gạo được trông nhiều nhất .
- Nhận biết trên bản đồ vùng phân bố của 1 số loại cây, vật nuôi chính ở nước ta( lúa gạo, cà phê, cao su, chè,trâu,bò, lợn) .
- Sử dụng lược đồ để nhân xét về cơ cấu và phân bố của nông nghiệp .
II.Đồ dung dạy học: 
- Bản đồ kinh tế Việt Nam.
- Tranh ảnh về các vùng trồng lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả của nước ta. 
III. Các hoạt động dạy học cơ bản ( 35 phút ) .
A/ Kiểm tra: Các dân tộc,sự phân bố dân cư.
- Hs trả lời theo y/c gv
B/ Bài mới:-Giới thiệu bài
1. Nghành trồng trọt. 
* Hoạt động 1:
H: Dựa vào mục SGK hãy cho biết ngành trồng trọt có vai trò như thế nào trong sản xuất công nghiệp ở nước ta.
- Hs lắng nghe .
- HS quan sát hình 1, chuẩn bị trả lời câu hỏi SGK. 
- HS trình bày kết quả.
* Hoạt động 2: (cặp)
Bước 1: 
Bước 2: 
H: Vì sao cây trồng nước ta chủ yếu là cây xứ nóng? 
H: Nước ta đã đạt thành tựu gì trong việc cây trồng lúa gạo ? 
Kết luận: Nước ta trồng nhiều loại cây, trong đó có cây lúa gạo là nhiều nhất, các cây công nghiệp và cây ăn quả được trồng ngày càng nhiều
- GV tóm tắt: Việt Nam đã thành 1 trong những nước xuất khẩu hàng đầu trên thế giới (đứng sau Thái Lan).
- Vì nước ta có khí hậu nhiệt đới.
- Đủ ăn, dư gạo xuất khẩu.
* Hoạt động 3: Quan sát và trả lời .
Bước 1: 
Bước 2:
Kết luận: 
+ Cây lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng, nhiều nhất là đồng bằng Nam Bộ.
+ Cây công nghiệp lâu năm trồng nhiều ở miền núi, vùng núi phía Bắc trồng nhiều chè, Tây nguyên trồng nhiều cà phê, cao su, hồ tiêu,
+ Cây ăn quả trồng nhiều ở đồng bằng Nam Bộ, đồng bằng Bắc Bộ và vùng núi phía Bắc.
* Có thể nêu thêm một số hoạt động:
- GV hướng dẫn xem tranh, ảnh về các vùng trồng lúa, cây công nghiệp, cây ăn quả của nước ta, xác định trên bản đồ vị trí của các địa điểm đó. 
+ Thi kể một số loại cây ở địa phương.
- HS quan sát hình 1, kết hợp với vốn hiểu biết trả lời câu hỏi.
- HS trình bày kết quả và chỉ bản đồ về vùng phân bố của một số cây trồng ở nước ta.
2. Ngành chăn nuôi; 
* Hoạt động: (cả lớp)
H: Vì sao số lượng gia súc, gia cầm ngày càng tăng?
C.Củng cố, dặn dò:
- HS đọc ghi nhớ.
- Nhận xét tiết học.
- Xem bài mới: Lâm nghiệp và thủy sản.
- Do nguồn thức ăm chăn nuôi ngày càng ngày càng đảm bảo: Ngô, khoai, sắn thức ăn chế biến sẵn và nhu cầu: thịt, trứng, sữa, của nhân dân ngày càng nhiều đã thúc đẫy ngành chăn nuôi ngày càng phát triển.
+Trâu bò nuôi nhiều ở miền núi.
+Lợn và gai cầm được nuôi nó ở vùng đồng bằng. 
 ____________________________________________
Thứ sáu ngày 28 tháng 10 năm 2011
TOÁN (tiết 50) : TỔNG NHIỀU SỐ THẬP PHÂN 
I. Mục tiêu : Biết :
- Tính tổng nhiều số thập phân .
- Tính chất kết hợp của phép cộng các số thập phân .
- Vận dụng để tính tổng bằng cách thuận tiện nhất .
II. Đồ dung học tập : 
III . Các hoạt động dạy học cơ bản ( 40 phút ) .
A/ Kiểm tra: Luyện tập
- 2 hs nhắc lại qui tắc cộng 2 số thập phân
B/ Bài mới: 
1.Hướng HS tự tính tổng nhiều số thập phân:
a) GV nêu TD (SGK).
 27,5 + 36,75 + 14,5 =? (lít)
- Hướng dẫn HS: 27,5
 36,75
 14,5
 78,75
- GV cho vài HS nêu cách tính tổng nhiều số thập phân.
b) GV hướng dẫn.
- Chữa bài: 8,7
 - 6,25
 10 .
 24,95
.
- Học sinh đọc ví dụ ở SGK .
- HS theo dõi GV hướng dẫn .
HS nêu cách tính tổng nhiều số thập phân.
+ Ta đặt số hạng này dưới số hạng kia sao cho các chữ sos ở cùng một hàng đặt thẳng cột với nhau .
- Cộng như cộng các số tự nhiên .
-Viết dấu phẩy thẳng cootjvowis các dấu phẩy của các số hạng .
2.Thực hành:
Bài 1: Thực hiện a,b
GV hướng dẫn.
4 HS Lên bảng giải 4 câu , lớp làm nháp .
Bài 2: 
GV Làm mẫu sau đó HS làm vở .
- GV cho HS nhận xét.
(a+b) + c = a + (b+c)
- HS nhận xét ở SGK trang 52 .
Bài 3: Thực hiện a,c .
- HS nêu lại tính chất giao hoán của phép cộng.
- GV Hướng dẫn mẫu sau đó cho HS làm vở .
- GV chấm, chữa .
3.Củng cố, dặn dò:
- GV Nhận xét tiết học
- Bài sau luyện tập.
- Tự đặt tính.
- Tự tính (cộng từ phải sang trái như số tự nhiên viết dấu phẩy thẳng cột.)
a) 5,27 b) 6,4 c) 20,08 d) 0,75
 +14,35 +18,36 +32,9 +0,09
 9,25 52 . 7,15 0,8
 28,84 76,76 60,13 1,64
a
b
c
(a+b)+c
a+(b+c)
2,5
6,8
1,2
(2,5 + 6,8) +12 = 8,5
2,5+ (6,8 +1,2) = 8,5
1,34
0,52
4
(1,34 + 0,52) + 4 = 5,86 
1,34 + (0,52+ 4) 
 = 5,86
a. 12,7 + 5,89 + 1,3 
 = 12,7 + 1,3 + 5,89 
 = 14 + 5,89 
 = 19, 89 
 b. 38,6 + 2,09 + 7,91 
 = 38,6 + (2,09 + 7,91) 
 = 38,6 + 10 
 = 48,6 
 c. 5,75 + 7,8 + 4,25 + 1,2 
 = 5,75 + 4,25 + 7,8 + 1,2 
 = 10 + 9 
 = 19
 d. 7,34 + 0,45 + 2,66 + 0,55 
 = 7,34 + 2,66 + 0,45 + 0,55 
 = 10 + 1 
 = 11
KHOA HỌC (Tiết 20)
ÔN TẬP: CON NGƯỜI VỚI SỨC KHOẺ
I.Mục tiêu : Ôn tập kiến thức về :
- Đặc điểm sinh học và mối qua hệ xã hội ở tuởi dậy thì .
- Cách phòng tránh bệnh sốt rét, sốt xuất huyết, viêm não, viêm gan A; nhiễm HIV/AIDS .
II. Đồ dùng dạy học : 
 - Các sơ đồ trang 42.43 SGK.
 - Các giấy khổ to và bút dạ các nhóm.
III. Các hoạt động dạy học cơ bản ( 35 phút ) : 
A.Kiểm tra: Phòng tránh tai nạn giao thông đường bộ.
- Hs trả lời theo y/c gv .
B.Bài mới:
+ Giới thiệu:
 * Hoạt động 1:Cá nhân
Đáp án: câu 1 
- Hs lắng nghe .
- HS làm việc theo bài tập 1.2.3 
 ( SGK trang 42 ) .
- 1 HS lên chữa bài. 
Câu 2d: Là tuổi cơ thể nhiều biến đổi về mặt thể chất, tinh thần, tình cảm và mối quan hệ xã hội.
Câu 3c: Mang thai và cho con bú.
* Hoạt động 2: Trò chơi “Ai nhanh, ai đúng” 
- GV hướng dẫn HS tham khảo sơ đồ phòng tránh bệnh việm gan A ( SGK trang 43 ) . 
- Phân công HS cho nhóm.
- GV theo dõi giúp đỡ, gợi ý nội dung .
-GV cùng HS nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét tiết học. 
- Thực hành vẽ tranh động. 
Nhóm 1: Viết (hoặc vẽ) sơ đồ phòng tránh bệnh sốt rét.
Nhóm 2: Viết hoặc vẽ sơ đồ phòng tránh bệnh sốt xuất huyết.
Nhóm 3: Viết hoặc vẽ sơ đồ cách phòng tránh bệnh viên não.
Nhóm 4: Viết hoặc vẽ sơ đồ phòng tránh nhiễm HIV/ AIDS. 
- Nhóm nào xong trước là thắng cuộc.
- Nhóm trưởng điều khiển
--------------------------------------------------
Tập làm văn ( tiết 20 ) : KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I 
I.Mục tiêu: - Tự giác độc lập suy nghĩ làm bài , không nhìn theo bạn, mở tài liệu
 - GDHS : Tính trung thực trong kiểm tra .
II. Đề kiểm tra: GV in phát cho HS .
III. Lên lớp : 1. Ổn định tổ chức.
 2. Bài cũ .
 3. Bài mới .
1. GV phát đề cho HS
2. Dăn dò HS trước khi làm bài.
3 . HS làm bài .
4 . Thu bài - nhận xét tiết kiểm tra .
5 . Dăn dò HS chuẩn bị bài tiết sau .
KỸ THUẬT ( tiết 10) : BÀY DỌN BỮA ĂN TRONG GIA ĐÌNH.
I.Mục tiêu:
- Biết cách bày, dọn bữa ăn trong gia đình .
- Biết liên hệ với việc bày, dọn bữa ăn trong gia đình .
II. Đồ dùng dạy học : 
- Tranh ảnh một số kiểu bày, dọn thức ăn trên mâm hoặc trên bàn ăn ở các gia đình, thành phố và nông thôn.
- Phiếu đánh giá kết quả của HS.
III. Các hoạt động dạy học ( 35 phút ) : 
1. Giới thiệu bài , ghi mục bài lên bảng .
* Hoạt động 1: Tìm hiểu các món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn:
H. Dụng cụ ăn uống phải thế nào ?
- GV tóm tắt trả lời câu hỏi đúng giải thích minh hoạ, tác dụng của việc trình bày món ăn.
* Tóm tắt: Bày món ăn và dụng cụ ăn uống trước bữa ăn là một cách hợp lý giúp mọi người ăn uống được thuận tiện, vệ sinh khi bày trước bữa ăn phải đảm bảo đầy đủ dụng cụ ăn uống cho mọi thành viên trong gia đình, dụng cụ ăn uống phải khô ráo sạch sẽ.
- Hs lắng nghe .
- HS quan sát hình 1a SGK trả lời câu hỏi trình bày món ăn uống trước khi ăn.
- Dụng cụ ăn uống phải khô ráo, vệ sinh, sắp xếp hợp lý thuận lợi cho mọi người ăn uống.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu cách thu dọn sau bữa ăn:
+ Hướng dẫn HS thu dọn (SGK)
H. Hàng ngày em thu dọn bữa ăn thế nào?
- Hướng dẫn HS về nhà giúp đỡ gia đình bày dọn bữa ăn (hướng dẫn thêm thức ăn để vào tủ lạnh phải được đậy kín, có nấp đậy)
IV. Nhận xét tiết học , dăn dò tiết sau .
 HS trả lời theo ý của mình .
-------------------------------------------------
 Sinh hoạt tuần 10
I. yêu cầu:
- Hs nhận ra những ưu điểm và tồn tại trong mọi hoạt động ở tuần 9.
- Biết phát huy những ưu điểm và khắc phục những tồn tại, thiếu sót.
II/ Nhận xét chung các hoạt động trong tuần 10
- Đi học đúng giờ, xếp hàng ra vào lớp nhanh nhẹn.
	- Thực hiện tốt nề nếp của trường, lớp.
- Việc học bài và chuẩn bị bài có tiến bộ.
- Vệ sinh lớp học sạch sẽ.
- Khen: ...
-Tồn tại: 
	- Một số em nam ý thức tự quản và tự rèn luyện còn yếu.
- Lười học bài và làm bài chậm.
- Nhắc nhở những HS còn vi phạm nội quy của lớp.
 III/ Phương hướng tuần 11:
	- Phát huy ưu điểm, khắc phục tồn tại của tuần 10.
- Rèn chữ và kỹ năng tính toán cho 1 số học sinh.
- Ôn tập cho đại trà.
- Nhắc HS nộp tiền theo quy định.
.

Tài liệu đính kèm:

  • docGA Lop 5(7).doc