Giáo án Các môn khối 5 - Tuần 9 - Trường Tiểu học Phú Sơn

Giáo án Các môn khối 5 - Tuần 9 - Trường Tiểu học Phú Sơn

I. Mục tiêu:

 - Luyện kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân

 - GD Yêu thích học toán

 II. Đồ dùng dạy học: HS : SGK

 III. Các hoạt động dạy hoc:

 

doc 18 trang Người đăng huong21 Lượt xem 582Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Các môn khối 5 - Tuần 9 - Trường Tiểu học Phú Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 9 Thứ hai ngày 17-10-2011
TOÁN: LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
 - Luyện kĩ năng viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân
 - GD Yêu thích học toán
 II. Đồ dùng dạy học: HS : SGK
 III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Bài cũ: 5'
2. Dạy bài mới: 25'
Hướng dẫn HS làm bài tập 
 + Bài 1: HS tự làm 
 + Bài 2: 
 - GV nêu bài mẫu
315cm = .. m
 + Bài 3:
 - HS tự làm và thống nhất kết quả
 +Bài 4: 
 - HS thảo luận cách làm phần a,c
* GV gợi ý cách làm phần b
3. Củng cố dặn dò : 5'
Nhận xét tiết học
- HS viết vài số đo độ dài dưới dạng TP
-HS tự làm bài rồi chữa bài
 a) 35m 23cm = 35m = 35,23m
b) 51dm 3cm = 51dm = 51,3dm
c) 14m 7cm = 14m = 14,07m
- HS thảo luận phân tích: 315cm lớn hơn 300cm , mà 300cm = 3 m
Có thể viết 
315cm = 300cm + 15cm = 3m 15cm
= 3m = 3,15m
- HS tự làm bài
a) 3km 245m = 3km = 3,245km
b) 5km 34m = 5km = 5,034km
c) 307m = km = 0,307km
- HS thảo luận cách làm
a) 12,44m = 12m = 12m 44cm
*b) HS khá giỏi làm 7,4dm = 7dm = 7dm 4cm
TẬP ĐỌC: CÁI GÌ QUÝ NHẤT ?
 I. Mục tiêu:
 - Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ và đọc trôi chảy diễn cảm toàn bài với giọng phân biệt lời người dẫn chuyện và lời nhân vật
 - Hiểu vấn đề tranh luận và ý được khẳng định qua tranh luận : Người lao động là đáng quý nhất. (trả lời được câu hỏi 1, 2, 3)
 - GD biết yêu lao động.
 II. Đồ dùng dạy học:
 GV - Tranh minh họa SGK HS : SGK
 III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 5’
Trước cổng trời
B. Dạy bài mới : 25'
 1. Giới thiệu bài’
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc
 + GV HD cách đọc, giọng đọc
 + YCH chia đoạn 
 + YC HS luyện đọc từ khó 
- Kết hợp sửa lỗi phát âm cho HS
- GV đọc diễn cảm toàn bài bài 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Tổ chức cho HS đọc thầm, đọc lướt từng phần trao đổi bạn cùng bàn trả lời lần lượt các câu hỏi SGK
+ Nêu nội dung bài học?
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm - Hướng dẫn HS đọc diễn cảm theo cách phân vai
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn: 3 bạn tranh luận
3. Củng cố dặn dò : 5'
Nhận xét tiết học
HS lên đoc thuộc lòng trả lời câu hỏi
- 1 HS khá giỏi đọc toàn bài
- HS chia đoạn: 
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 1
- HS LĐ từ khó 
- HS đọc nối tiếp theo đoạn lần 2
- 1 HS đọc phần chú giải 
- HS luyện đọc theo nhóm
- 1 HS đọc toàn bài
- HS đọc thầm , đọc lướt trao đổi bạn cùng bàn lần lượt trình bày ý kiến trả lời các câu hỏi SGK
- HS nêu nội dung bài
- 5 HS đọc theo cách phân vai
- HS luyện đọc theo nhóm 3 bạn 3 vai
- Thi đọc trước lớp
 Thứ ba ngày 18-10-2011
TOÁN: VIẾT CÁC SỐ ĐO KHỐI LƯỢNG DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
 I. Mục tiêu:
 - Biết viết số đo khối lượng dưới dạng số thập phân 
 - GD Yêu thích học toán
 II. Đồ dùng dạy học: HS : SGK
 III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
 1. Bài cũ : 5'
2. Dạy bài mới: 25'
Hoạt động 1: Ôn lại các đơn vị đo khối lượng
Hoạt động 2: Ví dụ
GV nêu: 5tấn 123kg = . tấn
Hoạt động 3: Thực hành
 - Bài 1: 
GV YC HS nêu đề và cách làm 
 - Bài 2: 
 a. GV HD HS nêu cách làm và làm 
 - Bài 3:
3. Củng cố dặn dò : 5'
Nhận xét tiết học
- Vài HS nhắc lại bảng đơn vị đo khối lượng
- Nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề
-HS nêu cách làm 
5tấn 123kg = 5tấn = 5,123tấn
Vậy 5tấn 123kg = 5,123 tấn
5tấn 32kg = 5tấn = 5,032tấn
4tấn 562kg = 4tấn = 4,562tấn
3tấn 14kg = 3tấn = 3,14tấn
12tấn 6kg = 12tấn = 12,006tấn
 500 kg = tấn = 0,5 tấn
- HS tự làm bài rồi chữa bài
- Lớp làm vở bài 2a. 
* b,c HS khá giỏi làm
- HS đọc đề bài thảo luận các bước rồi làm bài
 9 x 6 = 54 (kg)
 54 x 30 = 1620 (kg)
 1620 kg = 1,620 tấn
LỊCH SỬ: CÁCH MẠNG MÙA THU
 I.Mục tiêu: Sau bài hoc, HS biết:
 - Tường thuật lại được sự kiện nhân dân Hà Nội khởi nhĩa giành chính quyền thắng lợi : Ngày 19-8-1945 hàng chục vạn nhân dân Hà Nội xuống đường biểu dương lực lượng và mít tinh tại Nhà há lớn thành phố. Ngay sau cuộc mít tinh, quần chúng đã xông vào chiếm các cơ sở đầu não của kẻ thù: Phủ Khâm sai, Sở Mật thám, ...Chiều ngày 19-8-1945 cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội toàn thắng
- Biết Cách mạng tháng Tám nổ ra vào thời gian nào, sự kiện cần nhớ, kết quả :
+ Tháng Tám - 1945 nhân dân tavùng lên khởi nghĩa giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài Gòn
Ngày 19/8 trở thành ngày kỉ niệm CMT8 ở nước ta
* Biết được ý nghĩa cuộc khởi nghĩa giành chính quyền tại Hà Nội 
* Sưu tầm và kể lại sự kiện đáng nhớ về Cách mạngtháng Tám ở địa phương
GD lòng tự hào và biết ơn Cách mạng
II. Đồ dùng dạy học:
GV :- Phiếu học tập của HS HS : SGK
 - Ảnh tư liệu về CMT8 
 III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Khởi động : 5'
Cho HS nghe băng đĩa nhạc bài hát “Người Hà Nội”
Hoạt động 2: 10' Diễn biến của cuộc biểu tình ngày 19/8/1945 ở Hà Nội
+ Việc vùng lên giành chính quyền ở Hà Nội diễn ra như thế nào?
- GV kết luận và chuyển tiếp bài
Hoạt động 3: 10' Kết quả và ý nghĩa
+ Em hãy nêu kết quả của cuộc CM?
+ Ý nghĩa lịch sử của cuộc CM?
- Giới thiệu sơ lược vài nét về cuộc khởi nghĩa ở Huế, Sài Gòn
Hoạt động 4: 5' Liên hệ thực tế
* Em biết gì về cuộc khởi nghĩa giành chính quyền ở địa phương em?
- GV sử dụng những tư liệu lịch sử ở địa phương để liên hệ
3. Củng cố dặn dò:5'
Nhận xét tiết học
- HS nghe băng
- Thảo luận nhóm đôi tìm hiểu và trả lời về không khí khởi nghĩa và khí thế của đoàn quân
 - Các nhóm khác nhận xét bổ sung
- Thảo luận nhóm đôi
+ Giành được chính quyền, CM thắng lợi tại Hà Nội
+ Thể hiện lòng yêu nước, tinh thần CM đưa nước nhà khỏi ách nô lệ
- HS nêu hiểu biết của mình
- HS đọc phần ghi nhớ
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: MỞ RỘNG VỐN TỪ: THIÊN NHIÊN
 I. Mục tiêu:
 - Tìm được các từ ngữ thể hiện sự so sánh và nhân hoá trong mẫu chuyện Bầu trời mùa thu (BT1, BT2)
 Viết được đoạn văn tả cảnh đẹp quê hương, biết dung từ ngữ, hình ảnh so sánh, nhân hoá khi miêu tả
 - Có ý thức chọn lọc từ ngữ gợi tả , gợi cảm khi viết một đoạn văn một cảnh đẹp thiên nhiên
 II. Đồ dùng dạy học:
 - GV : Bảng nhóm, bảng phụ viết sẵn các từ ngữ tả bầu trời ở BT1 HS : SGK
 III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ:5’
 B. Dạy bài mới:25’
 1. Giới thiệu bài
2. Dạy học bài mới: Hướng dẫn HS làm bài tập
Bài tập 1:
Bài tập 2: Yêu cầu HS nêu yêu cầu bài tập
GV chốt lời giải đúng:
Bài tập 3: GV giúp HS hiểu đúng nội dung bài tập
- Nhắc HS chú ý sử dụng các từ ngữ gợi tả, gợi cảm
 GV nhận xé
3. Củng cố dặn dò : 5’
- Nhận xét tiết học
- HS làm lại bài tập 3a tiết LTVC trước
- 1số HS nối tiếp nhau đọc bài “Bầu trời mùa thu”
- Cả lớp đọc thầm theo
-- HS làm việc theo nhóm trao đổi và ghi vào bảng nhóm
- Đại diện một số nhóm trình bày
- Lớp nhận xét bổ sung
- HS viết một đoạn văn ngắn (khoảng 5 câu) miêu tả 1 cảnh đẹp ở địa phương em
- HS đọc đoạn văn
- Cả lớp bình chọn đoạn văn hay nhất
KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA
 I.Mục tiêu:
-Kể lại được mộy lần đi thăm cảnh đẹp ở địa phương (hoặc ở nơi khác) ;kể rõ địa điểm, diễn biến của câu chuyện
- Biết nghe và nhận xét đúng lời kể của bạn
 II. Đồ dùng dạy học:
 GV : Tranh ảnh minh họa về một số cảnh đẹp ở địa phương HS : SGK
 III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ: 5'
 B. Dạy bài mới: 25'
 1. Giới thiệu bài
2. Dạy bài mới: 
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS nắm yêu cầu bài
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Hoạt động 2: Thực hành kể chuyện 
- GV đến từng nhóm nghe HS kể, hướng dẫn, góp ý.
3. Củng cố dặn dò : 5'
Nhận xét tiết học
- HS đọc đề bài và gợi ý 1,2 SGK
- Một số HS nêu câu chuyện mình sẽ kể
- HS kể theo cặp
- Mỗi em kể xong có thể trả lời câu hỏi của bạn về chuyến đi
- Thi kể chuyện trước lớp
- Nhận xét cách kể của bạn: dùng từ, đặt câu
- Bình chọn bạn kể chuyện tự nhiên nhất, bạn có câu hỏi hay nhất
Thứ tư ngày19-10-2011
TOÁN: VIẾT CÁC SỐ ĐO DIỆN TÍCH DƯỚI DẠNG SỐ THẬP PHÂN
 I. Mục tiêu:
 - Biết viết số đo diện tích dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau 
 - GD Yêu thích học toán
 II. Đồ dùng dạy học: 
 III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Bài cũ : 5'
2. Dạy bài mới:
Hoạt động 1: Ôn lại hệ thống đơn vị đo diện tích
Hoạt động 2: Ví dụ
GV nêu: 3m2 5dm2 = m2
 42dm2 = m2
Hoạt động 3: Thực hành
 - Bài 1:
 +YC HS nêu cách làm và làm 
 -Bài 2:
 + Thảo luận phần b
* Bài 3:
3. Củng cố dặn dò : 5'
Nhận xét tiết học
- HS nhắc lại bảng đơn vị đo diện tíchtừ lớn đến bé
- Nhắc lại mối quan hệ giữa 2 đơn vị đo liền kề
-HS phân tích và nêu cách làm 
3m2 5dm2 = 3m2 = 3,05m2
 42m2 = m2 = 0,42m2
- HS tự làm sau đó nêu kết quả
- HS nêu đề
- HS tự làm phần b
* HS khá giỏi nêu đề, cách làm
5,34km2 = 5km2 = 5km2 34ha
 = 534 ha
16,5m2 = 16m2 = 16m2 50 dm2
 = 1650 dm2
6,5km2 = 6km2 = 6km2 50ha
 = 650 ha
TẬP ĐỌC: ĐẤT CÀ MAU
 I. Mục tiêu:
 - Biết đọc nhấn giọng từ ngữ cần thiết, ngắt nghỉ hơi đúng chỗ và đọc trôi chảy diễn cảm toàn bài ,biết nhấn giọng những từ ngữ gợi tả, gợi cảm
 - Hiểu nội dung bài: Sự khắc nghiệt của thiên nhiên Cà Mau góp phần hun đúc nên tính cách kiên cường của người Cà Mau ( trả lời được câu hỏi trong SGK)
 - GD tính kiên cường.
 II. Đồ dùng dạy học:
GV : Tranh minh họa SGK.
HS: Bản đồ hành chính VN
 III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ: 5’
Cái gì quý nhất?
B. Dạy bài mới: 25’ 
 1. Giới thiệu bài
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn luyện đọc
+ GV HD cách đọc, giọng đọc
 + YCH chia đoạn 
 + YC HS luyện đọc từ khó 
 + Kết hợp sửa lỗi phát âm
- Giúp HS hiểu từ khó trong bài
- GV đọc diễn cảm toàn bài bài 
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
Tổ chức cho HS đọc thầm, đọc lướt và thảo luận trao đổi trả lời các câu hỏi SGK
+ Nêu nội dung bài?
Hoạt động 3: Đọc diễn cảm 
- Hướng dẫn HS đọc diễn cảm 3 đoạn 
- Chọn đoạn 2 để luyện HS đọc diễn cảm
3. Củng cố dặn dò : 5’
Nhận xét tiết học
- 2 HS đọc HTL đoạn văn trả lời câu hỏi SGK
- 1HS khá giỏi đọc toàn bài 
- HS chia đoạn: 3 đoạn
- 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn: lần 1
-HS luyện đọc từ khó 
 - 3 HS đọc nối tiếp 3 đoạn: lần 2
- HS đọc phần chú giải 
- HS luyện đọc theo nhóm 3
- 1 HS đọc toàn bài
- HS đọc thầm, đọc lướt từng đoạn trao đổi suy nghĩ trả lời lần lượt các câu hỏi SGK
- HS nêu nội dung bài
- 3 HS nối tiếp đọc diễn cảm 3 đoạn văn
- HS luyện đọc theo cặp
- Thi đọc trước lớp
- Bình chọn em đọc hay
KHOA HỌC: THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI NHIỄM HIV/AIDS
 I.Mục tiêu:
 - Có thá ... a mỗi bạn
c) Ý kiến và thái độ tranh luận của thầy giáo
- Nêu yêu cầu bài tập và gợi ý
- HS thảo luận nhóm 3 (đóng vai)
- Từng nhóm lên tranh luận
- Lớp nhận xét bổ sung
- 1 HS đọc đọc nội dung bài tập
- HS làm việc nhóm đôi và trình bày
+ Điều kiện 1:a
+ Điều kiện 2: d
+ Điều kiện 3: c
+ Điều kiện 4: b
 Thứ năm ngày20-10-2011 
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
 I. Mục tiêu:
 - Biết viết số đo độ dài và diện tích và khối lượng dưới dạng số thập phân 
 - Luyện giải các bài toán có liên quan đến đơn vị đo độ dài, diện tích
 - GD yêu thích học toán
 II. Đồ dùng dạy học: 
 III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài
2. Dạy bài mới: 25’
Hướng dẫn luyện tập
 + Bài 1:Viết số đo độ dài dưới dạng số thập phân theo các đơn vị đo khác nhau
 +Bài 2: Viết các số đo dưới dạng số đo có đơn vị là ki-lô-gam
 + Bài 3:Viết các số đo dưới dạng số đo có đơn vị là mét vuông
* Bài 4
 - GV HD HS khá giỏi làm
3. Củng cố dặn dò : 5'
Nhận xét tiết học
- HS làm vở, 1 em lên bảng
42m 34cm = 42,34m
6m 2cm = 6,02m
56m 29cm = 56, 29m
4352m = 4,352km
- 1 em lên bảng cả lớp làm vở
500g = 0,5kg
347g = 0,347kg
1,5 tấn = 1500kg
- 1 em lên bảng cả lớp làm vở
7km2 = 7000000 m2 
4 ha = 40000 m2 ; 8,5ha = 85000 m2 
 36dm2 = 0,3m2 ; 30 dm2 = 0,3m2 
300 dm2 = 3 m2 ; 515dm2 = 5,15 m2 
- Hskhá giỏi tự làm sau đó chữa bài
Đổi : 0,15km = 150m
Ta có sơ đồ:
150m
Dài
Rộng
Số phần bằng nhau: 3 + 2 = 5 (phần)
Chiều dài: 150 : 5 x 3 = 90 (m)
Chiều rộng: 150 – 90 = 60 (m)
Diện tích : 90 x 60 = 5400 ( m2 ) 
 5400 m2 = 54ha 
 ĐS: 5400 m2 ; 54ha 
LUYỆN TỪ VÀ CÂU: ĐẠI TỪ
 I. Mục tiêu:
 - Hiểu đại từ là từ dùng để xưng hô hay để thay thế danh từ, động từ, tính từ ( hoặc cụm danh từ, cụm động từ, cụm tính từ) trong câu để khỏi lặp (ND ghi nhớ).
 - Nhận biết được một số đại từ thường dung trong thực tế ( BT, BT2) ; bước đầu biết dùng đại từ để thay thế cho danh từ bị lập lại nhiều lần (BT3).
 - Bước đầu sử dụng được đại từ thay thế cho danh từ bị dùng lặp trong một văn bản
 II. Đồ dùng dạy học:
 GV : Bút dạ, bảng nhóm HS : SGK
 III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ: 5’
.B. Dạy bài mới:25’
 1. Giới thiệu bài
2. Dạy bài mới: 
Hoạt động 1: Nhận xét
Bài tập 1:
- Giao việc cho học sinh
-GV nhận xét chốt lời giải đúng
Bài tập 2: Bài này yêu cầu chúng ta làm gì?
- GV kết luận: Vậy, thế cũng là đại từ
Hoạt dộng 2: Ghi nhớ
Hoạt động 3: Luyện tập
Bài 1:
Bài 2:
- GV nhận xét chốt lời giải đúng
Bài tập 3: Hướng dẫn HS thực hiện
- GV nhận xét chốt lời giải đúng
3. Củng cố dặn dò : 5’
Nhận xét tiết học
- HS đọc đoạn văn tả 1 cảnh đẹp ở địa phương em
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập
- HS làm việc theo nhóm đôi trả lời:
+ Những từ tớ, cậu dùng để xưng hô
+ Nó dùng để xưng hô đồng thời thay thế cho danh từ chích bông.
- Từ vậy, thế dùng để thay thế cho từ chích và từ quý
- 2,3 HS nêu phần ghi nhớ
+ Những từ in đậm dùng để chỉ Bác Hồ nhằm biểu lộ sự tôn kính Bác
- Lời đối đáp giữa nhân vật tự xưng là “ông” vớí “cò”
- Các đại từ; mày, ông, tôi, nó
Bước 1: Phát hiện danh từ bị lặp
Bước 2: Thay thế đại từ
ĐỊA LÍ: CÁC DÂN TỘC SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ
 I.Mục tiêu: 
 - Biết sơ lược về sự phân bố dân cư VN :
 + VN là nước có nhiều dân tộc, trongđó người kinh có số dân đông nhất
 + Mật độ dân số cao, dân cư tập trungđông đúc ở đồng bằng, ven biển và thưa thớt ở vùng núi
 + Khoảng ¾ dân số VN sống ở nông thôn.
 -Sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, bản đồ, lược đồ dân cư ở mức độ đơn giản để nhận biết một số đặc điểm của sự phân bố dân cư
 - Có ý thức tôn trọng, đoàn kết các dân tộc
 * Nêu hậu quảcủa sự phân bố dân cư không đều giữa vùng núi : nơi quá đông dân, thừa lao động ; nơi ít dân, thiếu lao động
 II. Đồ dùng dạy học:
 GV: - Tranh ảnh về một số các dân tộc, làng bản ở đồng bằng, miền núi, đô thị
Bản đồ mật độ dân số VN
HS : SGK
 III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1. Giới thiệu bài:5’
2. Dạy bài mới: 25’
Hoạt động 1: Các dân tộc
+ Nước ta có bao nhiêu dân tộc?
+ Dân tộc nào đông nhất? Sống chủ yếu ở đâu? Các dân tộc ít người sống chủ yếu ở đâu?
+ Kể tên một số dân tộc ít người ở nước ta?
- GV chốt kết luận
Hoạt động 2 : Mật độ dân số
+ Dựa vào SGK em hãy cho biết mật độ dân số là gì?
GV giải thích thêm và cho ví dụ
- GV chốt kết luận
Hoạt động 3: Sự phân bố dân cư
+ Dựa vào vốn hiểu biết em cho biết dân cư nước ta chủ yếu sống ở thành thị hay nông thôn? Vì sao?
3. Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học
- Từng cặp HS ngồi cùng bàn dựa vào tranh ảnh, kênh chữ trả lời:
+ Nước ta có 54 dân tộc
+ Dân tộc Kinh đông nhất sống tập trung ở đồng bằng ven biển. Các dân tộc ít người chủ yếu sống ở vùng núi và cao nguyên
- HS kể tên
- Làm việc cả lớp
+ Là số dân trung bình sống trên 1km2 
diện tích đất tự nhiên
- HS quan sát bảng mật độ dân số và trả lời các câu hỏi mục 2 SGK
- Thảo luận nhóm đôi
- Quan sát lược đồ mật độ dân số, tranh ảnh về làng bản trả lời câu hỏi mục 3 SGK
*a- HS trình bày kết quả chỉ trên bản đồ những vùng đông dân, thưa dân
- HS trả lời theo hiểu biết của các em 
- Đọc phần ghi nhớ cuối bài
CHÍNH TẢ: Nhớ- viết: TIẾNG ĐÀN BA-LA-LAI-CA TRÊN SÔNG ĐÀ
 I. Mục tiêu:
 -Nghe-viết đúng bài chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài trình bày đúng hình thức các khổ thơ, dòng thơ theo thể thơ tự do
 - Làm được bàiBT2 a / b hoặc BT3 a / b
 - GD tính cẩn thận
 II. Đồ dùng dạy học:
 - GV bút dạ, bảng nhóm HS : Bảng con
 III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A. Kiểm tra bài cũ: 5’
B. Dạy bài mới: 25’
 1. Giới thiệu bài
2. Dạy học bài mới:
Hoạt động 1: Hướng dẫn nhớ viết
- GV đọc mẫu
- GV nhắc HS quan sát hình thức trình bày chú ý những từ dễ viết sai 
- Chấm bài : 5-7 em 
Hoạt động 2: Làm bài tập chính tả
Bài 2b: Lựa chọn
Nhắc h/s cách làm bài
Bài 3b: Tiến hành tương tự
3. Củng cố dặn dò : 5’
Nhận xét tiết học 
- HS thi viết tiếp sức trên bảng lớp các tiếng chứa vần uyên, uyêt
- HS theo dõi quan sát bài chính tả
- HS nhớ và viết bài
- HS tự dò bài
- Từng cặp HS đổi vở sửa lỗi
- Đọc yêu cầu bài tập
- HS sinh làm bài vào vở bài tập tìm từ láy có âm cuối ng
- HS tự làm bài rồi nối tiếp nhau chữa bài.
Thứ sáu ngày21-10-2011
TOÁN: LUYỆN TẬP CHUNG
I. Mục tiêu:
 - Biết cách viết số đo độ dài, khối lượng và diện tích dưới dạng số thập phân 
 - GD yêu thích học toán
 II. Đồ dùng dạy học: 
 III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
1. Giới thiệu bài :5'
2. Dạy bài mới: 25'
Hướng dẫn HS làm bài tập 
Bài 1: Cho hS nêu yêu cầu bài tập
Bài 2: 
Bài 3: HS tự làm và thống nhất kết quả
Bài 4: 
3. Củng cố dặn dò
Nhận xét tiết học
Hoạt động của HS 
-HS tự làm bài rồi chữa bài
 a) 3m 6cm = 3,6m
b) 34m 5cm = 34,05m
c) 4dm = 0,4m
d) 345cm = 3,45m
- Viết số đo thích hợp vào ô trống:
502kg = 0, 502 tấn
2,5 tấn = 2500 kg
21 kg = 0,021 tấn
- HS tự làm bài rồi chữa bài
a) 42dm 4cm = 3,245km
b) 5km 34m = 5km = 42,4dm
c) 56cm 9mm = 56,9cm
- HS làm bài rồi chữa bài
3kg 5g = 3,005 kg
30 g = 0,03 kg
1103 g = 1,103 kg
a) Túi cam cân nặng: 1kg 800g = 1,8 kg
b) 1kg 800g = 1800 g
TẬP LÀM VĂN: LUYỆN TẬP THUYẾT TRÌNH TRANH LUẬN
 I. Mục tiêu:
 - Bước đầu biết cách mở rộng lí lẽ và dẫn chứng trong thuyết trình, tranh luận
 - Ham thích tranh luận
* KNS: - Thể hiện sự tự tin ( nêu được những lý lẽ, dẫn chứng cụ thể, thuyết phục diễn đạt gãy gọn thái độ bình tĩnh, tự tin)
 	- Lắng nghe tích cực. Hợp tác
 II.Đồ dùng dạy học:
 + Đồ dùng dạy học: - GV : Bút dạ, bảng nhóm, bảng phụ kẻ bảng hướng dẫn thực hiện BT1 HS : SGK 
 + PP – KT : Đóng vai, tự bộc lộ, thảo luận nhóm
 III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ: 5'
B. Dạy bài mới: 25'
 1. Giới thiệu bài
2. Dạy bài mới: Hướng dẫn HS luyện tập
Bài tập 1: Yêu cầu HS nêu y/c BT
GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm và trình bày trước lớp. GV ghi tóm tắt lên bảng lớp vấn đề tranh luận của HS
- Bài tập 2:
- GV gợi 1 số câu hỏi 
+ Nếu chỉ có trăng thì điều gì sẽ xảy ra? Đèn đem lại lợi ích gì cho cuộc sống? Nếu chỉ có đèn thì chuyện gì sẽ xảy ra? 
- Chọn 1 số bạn lên thể hiện khả năng thuyết trình tranh luận tốt
- GV cùng cả lớp nhận xét
3. Củng cố dặn dò : 5'
Nhận xét tiết học
- HS làm lại bài tập 3 tiết trước
- Thảo luận nhóm 4
- Các nhóm thảo luận và ghi kết quả vào bảng nhóm
Lí lẽ dẫn chứng
Đất có chất màu nuôi cây
- Các nhóm cùng nhau tranh luận
- Nêu yêu cầu bài tập 
- HS không cần nhập vai trăng, đèn để tranh luận mà trình bày ý kiến của mình
- HS làm việc độc lập
- 1 số HS trình bày trước lớp
 : KHOA HỌC: PHÒNG TRÁNH BỊ XÂM HẠI
 I.Mục tiêu
- Nêu được một số quy tắc an toàn cá nhân để phòng tránh bị xâm hại
- Nhận biết được nguy cơ khi bản thân bĩâm hại
- Biết cách phòng tránh và ứng phó khi có nguy cơ bị xâm hại
- Rèn kĩ năng ứng phó với nguy cơ bị xâm hại
* KNS: - Kĩ năng phân, phán đoán các tình huống có nguy cơ bị xâm hại.
- Kĩ năng ứng phó, ứng xử phù hợp khi rơi vào tình huống có nguy cơ bị xâm hại
- Kĩ năng giúp đỡ nếu có nguy có bị xâm hại
 II. Đồ dùng dạy học:
 + Đồ dùng dạy học:GV :- Hình trang 38,39SGK HS : SGK
 + PP – KT : Động não, trò chơi đóng vai
 III. Các hoạt động dạy hoc:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.Kiểm tra bài cũ: 5’
 + Đối với người bị nhiễm HIV, em có thái độ như thế nào?
 B. Dạy bài mới:25’
 1. Giới thiệu bài
2. Dạy bài mới: 
Hoạt động 1: Trò chơi “Chanh chua, cua cắp”
- Nêu tên trò chơi
- Phổ biến cách chơi
- GV chốt và kết luận 
Hoạt động 2 : Một số tình huống và phòng tránh bị xâm hại
+ Nêu một số tình huống có nguy cơ dẫn đến bị xâm hại?
+ Bạn có thể làm gì để phòng tránh nguy cơ bị xâm hại?
Hoạt động 3: Ứng phó nguy cơ bị xâm hại
Hoạt động 4: Vẽ bàn tay tin cậy
3. Củng cố dặn dò : 5’
Nhận xét tiết học
- 2 HS lên bảng trả lời
- Cả lớp đứng thành vòng tròn tay trái giơ lên gần ngang vai, bàn tay ngửa xoè ra, ngón trỏ tay phải của mình để vào lòng bàn tay trái của bạn bên cạnh
- Nhóm trưởng điều khiển nhóm mình quan sát hình 1,2,3,/38 trao đổi nêu nội dung từng hình, đồng thời thảo luận câu hỏi trang 39
- Đại diện nhóm trình bày
- Các nhóm khác bổ sung
- N1: Phải làm gì khi có người lạ tặng quà cho mình
-N2: Phải làm gì khi có người lạ muốn vào nhà mình
N3: Phải làm gì khi có người trêu ghẹo
- HS xoè bàn tay của mình lên giấy A4 vẽ và ghi tên những người mình tin cậy trên mỗi ngón tay
HOẠT ĐỘNG TẬP THỂ
Dạy QBPTE: Chủ đề GIA ĐÌNH
Có tài liệu

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 9 CKT KNS.doc