Giáo án các môn lớp 4 (buổi chiều) - Tuần 14

Giáo án các môn lớp 4 (buổi chiều) - Tuần 14

ĐỊA LÍ

HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT CỦA NGƯỜI DÂN ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

I:MỤC TIÊU

- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ :

+ Trồng lúa, là vựa lúa lớn thứ hai cả nước.

+ Trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm.

- Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội : tháng lạnh, tháng 1,2,3 nhiệt độ dưới 200C, từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh.

- Học sinh khá, giỏi :

+ Giải thích vì soa lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ ( vựa lúa lớn thứ 2 của cả nước): đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có kinh nghiệm trồng lúa nước .

+ Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

-Bản đồ nông nghiệp Việt Nam

 

doc 8 trang Người đăng hang30 Lượt xem 435Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 4 (buổi chiều) - Tuần 14", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần14
 Thứ 3 ngày 7 tháng 12 năm 2010
Âm nhạc
Giáo viên chuyên trách dạy
Kỷ thuật
Cô thường dạy
Tiếng anh
Giáo viên chuyên trách dạy
Chiều thứ 4 ngày 8 tháng 12 năm 2010
Tiếng anh
Giáo viên chuyên trách dạy
địa lí
hoạt động sản xuất của người dân đồng bằng bắc bộ 
I:mục tiêu 
- Nêu được một số hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ :
+ Trồng lúa, là vựa lúa lớn thứ hai cả nước.
+ Trồng nhiều ngô, khoai, cây ăn quả, rau xứ lạnh, nuôi nhiều lợn và gia cầm.
- Nhận xét nhiệt độ của Hà Nội : tháng lạnh, tháng 1,2,3 nhiệt độ dưới 200C, từ đó biết đồng bằng Bắc Bộ có mùa đông lạnh.
- Học sinh khá, giỏi :
+ Giải thích vì soa lúa gạo được trồng nhiều ở đồng bằng Bắc Bộ ( vựa lúa lớn thứ 2 của cả nước): đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có kinh nghiệm trồng lúa nước .
+ Nêu thứ tự các công việc cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo. 
ii. đồ dùng dạy học 
-Bản đồ nông nghiệp Việt Nam
iiI hoạt động dạy học
A: Bài cũ :
- Làng Việt cổ có những đặc điểm gì?
-Ngày nay làng ở đồng bằng Bắc Bộ có thay đổi như thế nào?
- Kể tên một số lễ hội nỗi tiếng của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ ?
B: Bài mới :
1:Giới thiệu bài 
2:Phát triển bài :
A.Vựa lúa lớn thứ hai của cả nước 
HĐ1: Làm việc cá nhân 
 Bước 1: HS dựa vào sgk trả lời các câu hỏi sau 
-Đồng bằng Bắc Bộ có những thuận lợi nào để trở thành vựa lúa lớn thứ hai của đất nước ? 
-Nêu thứ tự các công trình cần phải làm trong quá trình sản xuất lúa gạo .Từ đó em rút ra nhận xét gì về việc trồng lúa gạo của người nông dân ?
 Bước 2 : HS trình bày kết quả thảo luận .
HĐ2: Làm việc cả lớp 
HS dựa vào sgk nêu tên các cây trồng vật nuôi khác của đồng bằng Bắc Bộ?
Vì sao nơi đây nuôi nhiều lợn ,gà , vịt ?
B.Vùng trồng nhiều rau xứ lạnh 
HĐ3: Làm việc theo nhóm 
Bước 1: HS dựa vào sgk trả lời các câu hỏi sau 
Mùa đông ở đồng bằng Bắc Bộ dài bao nhiêu tháng ?Khi đó nhiệt độ như thế nào ?
Quan sát bảng số liệu trả lời các câu hỏi sau 
Nhiệt độ thấp vào mùa đông có thuận lợi và khó khăn gì sản xuất nông nghiệp ?
Kể tên một số rau xứ lạnh được trồng ở đồng bằng Bắc Bộ?
Bước 2: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình 
*GV nhận xét ,dặn dò 
Tự học
Luyện viết chữ đẹp
I: mục tiêu
Giúp HS viết đúng, đẹp một đoạn văn đã học.Với HS chữ viết còn xấu, giúp các em rèn các nét cơ bản.
II: Hoạt động dạy học 
HĐ1: GV hướng dẫn HS viết một số nét chưa đẹp của chữ h, l, g, b, y, 
HĐ2:Với HS viết chậm,GV cho các em viết một đoạn ngắn:
Cây gạo
Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim.Từ xa nhìn lại, cây gạo sừng sững như một tháp đèn khổng lồ. Hàng ngàn bông hoa là hàng ngàn ngọn lửa hồng tươi.
 Theo Vũ Tú Nam
Với HS khá: cho HS viết một đoạn trong bài: Nét chữ nết người
GV thu, chấm chữa bài, nhận xét.
GV dặn học sinh về nhà kiên trì luyện viết chữ đẹp.
Chiều thứ 5 ngày 9 tháng 12 năm 2010
Bồi dưỡng HSG
I.Mục tiêu: 
- Tiếp tục ôn tập, củng cố các kiến thức về số học.
- HS làm các bài tập ứng dụng.
II.Các hoạt động dạy học:
GV hướng dẫn HS làm một số bài tập về cấu tạo thập phân của số.
Bài 1: Tìm số có 3 chữ số biết rằng nếu viết thêm vào bên trái số đó chữ số 9 ta được số mới bằng 41 lần số phải tìm.
GV hướng dẫn HS giải:
Gọi số cần tìm là ( a khác 0 ), dựa vào bài ra ta có:
 9 = 41 x 
 9000 + = 41 x 
 9000 = 41 x - 
 9000 = 40 
 = 9000 : 40 
 = 225
Bài 2: Tìm một số sao cho nếu viết thêm vào bên phải số đó chữ số 0 ta được số mới lớn hơn số phải tìm 9171 đơn vị.
GV hướng dẫn HS làm :
Ta có sơ đồ: Số mới 
 9171
 Số phải tìm
Dựa vào sơ đồ ta có số phải tìm là:
9171 : 9 = 1019
Bài 3: Tìm một số biết rằng nếu viết thêm vào bên phải số đó chữ số 4 thì ta được số mới lớn hơn số phải tìm 4567 đơn vị.
Giải:
Khi viết thêm chữ số 4 vào bên phải tức là đã gấp số đó lên 10 lần và thêm 4 đơn vị.
Vậy 4567 bằng 9 lần số phải tìm cộng với 4 đơn vị.
9 lần số phải tìm là:
4567 – 4 = 4563
Số phải tìm là :
4563 : 9 = 507
 Đáp số: 507
Bài 4: Tìm một số biết rằng nếu viết thêm vào bên phải số đó 95 ta được số mới lớn hơn số phải tìm 1976 đơn vị.
Giải:
Khi viết 95 vào bên phải một số tức là đã gấp số đó lên 100 lần và thêm 95 đơn vị.
Vậy ta có: 1976 bằng 99 lần số cần tìm cộng thêm 95 đơn vị.
99 lần số cần tìm là: 
1976 – 95 = 8181
Số cần tìm là:
1881 : 99 = 19
 Đáp số: 19.
Chiều thứ 6 ngày 10 tháng 12 năm 2010
Luyện toán
Ôn: chia một số cho một tích
I: mục tiêu
Củng cố:chia một số cho một tích, đổi đơn vị đo khối lượng và diện tích thông qua hình thức làm bài tập 
HS làm bài 1;2;3.
HS khá, giỏi làm thêm bài 4.
II: Hoạt động dạy học 
GV hướng dẫn hs làm các bài tập sau :
Bài 1: Dành cho HS cả lớp.
Chia theo 3 cách,ghi dấu x vào cách hay nhất
 72 :(8 x3)= 	54( 6 x3) =
Bài 2: Dành cho HS cả lớp.
Có 4 tổ, mỗi tổ có 8 học sinh,mua xe buýt cùng loại hết tất cả 64 000 đồng.Hỏi mỗi bạn phải trả bao nhiêu tiền vế xe buýt?
Bài3: Dành cho HS cả lớp.
Một hình vuông có cạnh là 6 cm ,có thể tìm được bao nhiêu hình chữ nhật có cùng chu vi với hình vuông đó ? (số đo các cạnh là các số tự nhiên )
Giải 
Chu vi hình vuông là 
x 4 = 24 ( cm )
Nửa chu vi hình chữ nhật sẽ là 
24 : 2 = 12 ( cm )
Ta thấy 12 = 11 +1 = 10 + 2 = 9 +3 = 8 +4 = 7 + 5 = 6 + 6 
Vậy để chu vi hình chữ nhật bằng chu vi hình vuông thì có thể tìm được 5 trường hợp sau :
Chiều dài 
11cm
10 cm
9 cm
8 cm
7 cm
Chều rộng 
1 cm
2 cm
3 cm
4 cm
5 cm
Bài 4 : Dành cho HS khá, giỏi.
Viết các số thích hợp vào chỗ chấm 
 4 m2 = ..............cm2 25 dm 2 =...................cm2
12 m2 = ..............cm2 45 dm 2 =...................cm2
54 m2 = ..............cm2 6 dm 2 =...................cm2
Chấm chữa bài
Luyện tiếng việt
ôn câu hỏi ,dấu chấm hỏi .
I: mục tiêu
- Củng cố : câu hỏi và dấu chấm hỏi thông qua hình thức làm bài tập .
- HS làm bài 1;2.
- HS khá, giỏi làm thêm bài 3.
II: Hoạt động dạy học 
GV hướng dẫn hs làm các bài tập sau :
Bài 1 :Dành cho HS cả lớp.
Các câu trong đoạn trích sau bị lược bỏ dấu hỏi . Hãy đặt dấu hỏi vào những câu hỏi .
 Một chú lùn nói :
Ai đã ngồi vào ghế của tôi 
Chú thứ hai nói :
Ai đã ăn ở đĩa của tôi 
Chú thứ bảy nói :
Ai đã uống vào cốc của tôi 
 Một chú nhìn quanh rồi đi lại giường mình.Thấy có chỗ trũng ở đệm,chú bèn nói :
Ai giẫm lên giường của tôi 
Bài 2 : Dành cho HS cả lớp.
Đặt câu hỏi cho bộ phận được gạch in đậm trong các câu sau .
A ) Dưới ánh nắng chói chang , bác nông dân đang cày ruộng .
b) Bà cụ ngồi bán những con búp bê bằng vải vụn .
Bài làm 
Dưới ánh nắng chói chang ,bác nông dân đang làm gì ? 
Bác nông dân đang làm gì dưới ánh nắng chói chang ?
B ) Bà cụ làm gì ? 
Bài 3 : Dành cho HS khá, giỏi.
 Dựa vào mỗi tình huống dưới đây , em hãy đặt một câu hỏi tự hỏi mình :
 a) Tự hỏi về một người trông rất quen nhưng không nhớ tên .
Một dụng cụ học tập mà chưa tìm thấy.
Một công việc mẹ dặn nhưng quên chưa làm .
Bài làm 
a) Ai trông rất quen mà mình không nhớ ra nhỉ ?
b)Không biết cái bút để đâu ?
c) Không biết mẹ dặn mình làm gì nhỉ ? 
*GV nhận xét ,dặn dò 
Luyện tự nhiên - xã hội
ôn lịch sử
I. Mục tiêu
HS nắm được kiến thức đã học về môn lịch sử từ bài 12 đến bài 14.
II. hoạt động dạy và học
 Hoạt động1: GV cho HS làm ở bảng con.
 1. Cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất vào năm nào? Do ai lãnh đạo?
2. Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến trên?
3.Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Đại La vì:
a. Vùng đất trung tâm đất nước.
b. Vùng đất bằng phẳng, muôn vật phong phú, nhân dân không bị ngập lụt.
c. Vùng đất trung tâm đất nước.Vùng đất bằng phẳng, muôn vật phong phú, nhân dân không bị ngập lụt.
4.Ai đã chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ hai? Vào năm nào?
Nêu ý nghĩa của cuộc kháng chiến trên?
Hoạt động2: GV cho HS làm rồi nhận xét.
Luyện toán
Luyện tập
I: mục tiêu
 - Củng cố về : Ôn chia một số cho một tổng, chia cho số có một chữ số thông qua hình thức làm bài tập 
II: Hoạt động dạy học 
*GV cho hs làm các bài tập sau 
HS trung bình, yếu cho làm ở vở bt toán
Bài tập dành cho HS khá,giỏi. 
1.Tính bằng cách thuận tiện nhất:
(48 + 72) : 8= (48 + 32): 8=
2. Đặt tính rồi tính:
231 736 :4 178 395 : 5 259 336 :8
3. Bà năm nay 73 tuổi.Ông hơn bà 2 tuổi. Chú của em có số tuổi bằng tuổi của ông và bà cộng lại.Hỏi chú của em năm nay bao nhiêu tuổi?
4. Tìm x biết:
ab x X = abab 
Cho HS làm bài, nhận xét.
 _________________________
 Thứ năm ngày 6 tháng 12 năm 2007
Tự học
Ôn: tập làm văn
I: mục tiêu
Giúp HS rèn kĩ năng viết văn kể chuyện.
II: Hoạt động dạy học 
Em hãy kể lại một câu chuyện cổ tích mà em yêu thích. Hãy viết mở bài theo cách gián tiếp và kết bài theo cách mở rộng.
GV hướng dẫn HS viết,đặc biệt là HS còn lúng túng.
Hoạt động tập thể
Đá bóng mi ni khối 4
Thứ sáu ngày 7 tháng 12 năm 2007
Luyện toán
Luyện tập
I: mục tiêu:
Giúp HS cũng cố về: chia một tích cho một số.Giải bài toán có lời văn.
II: Hoạt động dạy học 
Với HS trung bình,yếu: Cho Hs làm bt ở vở bài tập toán.
Với HS khá,giỏi:
1. 

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 14- chieu.doc