Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 24

Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 24

I- MỤC ĐÍCH –YÊU CẦU

1. Đọc lưu loát toàn bài với nội dung rõ ràng, rành mạch, trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.

2. Hiểu ý nghĩa của bài: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê-đê, HS hiểu: xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống và làm việc theo pháp luật.

 

doc 27 trang Người đăng huong21 Lượt xem 872Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 24", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
tuần 24 Thứ hai ngày 22 tháng 2 năm 2010
Tập đọc
Luật tục xưa của người ê -đê
I- Mục Đích –yêu cầu 
1. Đọc lưu loát toàn bài với nội dung rõ ràng, rành mạch, trang trọng, thể hiện tính nghiêm túc của văn bản.
2. Hiểu ý nghĩa của bài: Người Ê-đê từ xưa đã có luật tục quy định xử phạt rất nghiêm minh, công bằng để bảo vệ cuộc sống yên lành của buôn làng. Từ luật tục của người Ê-đê, HS hiểu: xã hội nào cũng có luật pháp và mọi người phải sống và làm việc theo pháp luật.
 II - đồ dùng dạy – học
Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1 
- Kiểm tra bài cũ
HS đọc thuộc lòng bài thơ Chú đi tuần , trả lời câu hỏi về bài đọc.
-Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài:
Để gìn giữ cuộc sống thanh bình, cộng đồng nào, xã hội nào cũng có những quy định yêu cầu mọi người phải tuân theo. Bài học hôm nay sẽ giúp các em tìm hiểu một số luật lệ xưa của dân tộc Ê-đê, một dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên.
 Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài 
a) Luyện đọc
- GV đọc bài văn. Chú ý đọc rõ ràng, rành mạch, dứt khoát giữa các câu, đoạn thể hiện tính chất nghiêm minh, rõ ràng của luật tục.
- Từng tốp HS (mỗi tốp 3 em) nối tiếp nhau đọc 3 đoạn của bài (2-3 lượt): đoạn 1 (Về cách xử phạt), đoạn 2 (Về tang chứng và nhân chứng), đoạn 3 (Về các tội). GV kết hợp giúp HS hiểu các từ ngữ chú giải sau bài (luật tục, Ê-đê, song, co, tang chứng, nhân chứng,..); uốn nắn cách đọc của HS.
- HS luyện đọc theo cặp
- Hai HS tiếp nối nhau đọc bài.
b) Tìm hiểu bài
Đọc thầm bài và trả lời câu hỏi:
- Người xưa đặt ra luật tục để làm gì? (Người xưa đặt ra luật tục để bảo vệ cuộc sống bình yên cho buôn làng).
-Kể những việc mà người Ê-đê xem là có tội. (Tội không hỏi mẹ cha – Tội ăn cắp- Tội gíup kẻ có tội – Tội dẫn đường cho địch đến đánh làng mình) GV nói thêm: Các loại tọi trạng được người Ê-đê nêu ra rất cụ thể, dứt khoát, rõ ràng theo từng khoản mục.
-Tìm những chi tiết trong bài cho thấy đồng bào Ê-đê quy định xử phạt rất công bằng.
(+ Các mức xử phạt rất công bằng: Chuyện nhỏ thì xử nhẹ (phạt tiền một song); chuyện lớn thì xử nặng (phạt tiền một co); Người phạm tội là người bà con anh em cũng xử vậy.
+ Tang chứng phải chắc chắn (phải nhìn tận mặt, bắt tận tay; lấy và giữ được gùi, khăn, áo, dao,.. cả kẻ phạm tội; đánh dấu nơi xảy ra sự việc) mới được kết tội; phải có vài ba người làm chứng, tai nghe, mắt thấy thì tang chứng mới có giá trị.)
GV : ngay từ ngày xưa, dân tộc Ê-đê đã có quan niệm rạch ròi, nghiêm minh về tội trạng, đã phân định rõ ràng từng lọại tội, quy định các hình phạt rất công bằng với từng loại tội. Người Ê-đê đã dùng những luật tục đó để giữ cho buôn làng có cuộc sống trật tự, thanh bình.
-Hãy kể một số luật của nước ta hiện nay mà em biết.
Sau khi đại diện các nhóm HS trình bày, GV chốt tên khoảng 5 luật của nước ta. 1 HS nhắc lại
- HS nêu ND , ý nghĩa bàI văn.
c).Luyện đọc lại
- Ba HS tiếp nối nhau luyện đọc lại 3 đoạn của bài. GV hướng dẫn các em đọc thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
- GV hướng dẫn HS đọc diễn cảm đoạn:
- Tội không hỏi mẹ cha
Có cây đa/phải hỏi cây đa, có cây sung/ phải hỏi câu sung, có mẹ cha/ phải hỏi mẹ cha. Đi rừng lấy củi/ mà không hỏi cha, đi suối lấy nước/ mà chẳng nói với mẹ; bán cái này, mua cái nọ/ mà không hỏi ông bà già cả là sai; phải đưa ra xét xử.
- Tội ăn cắp
Kẻ thò tay ra để đánh cắp của người khác / là kẻ có tội. Kẻ đó phải trả lại đủ giá; ngoài ra phải bồi thường gấp đôi số của cải đã lấy cắp.
- Tội giúp kẻ có tội
Kẻ đi cùng đi, bước cùng bước, nói cùng nói với kẻ có tội cũng là có tội.
Hoạt động 3. Củng cố, dặn dò 
- GV hỏi HS về nội dung bài văn.
-GV nhận xét tiết học. 
chính tả 
tuần 24
I- Mục Đích –yêu cầu 
1. Nhớ – viết đúng chính tả bài Núi non hùng vĩ.
2. Nắm chắc cách viết hoa đúng các tên người, địa lí Việt Nam (chú ý nhóm tên người và tên địa lý vùng dân tộc thiểu số)
II - đồ dùng dạy – học
Bút và một số tờ phiếu để các nhóm HS làm BT3 
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: 
-kiểm tra bài cũ
Một HS đọc cho 2-3 bạn viết lại trên bảng lớp những tên riêng trong đoạn thơ Cửa gió Tùng Chinh. 
-Giới thiệu bài:
 GV nêu MĐ, YC của tiết học 
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS nghe -viết 
- GV đọc bài chính tả Núi non hùng vĩ. HS theo dõi trong SGK.
- GV: đoạn văn miêu tả vùng biên cương Tây Bắc của Tổ quốc ta, nơi giáp giới giữa nước ta và Trung Quốc.
- HS đọc thầm lại bài chính tả. GV nhắc các em chú ý những từ dễ viết sai (tàyđình, hiểm trở, lồ lộ), các tên địa lí (Hoàng Liên Sơn, Phan –xi-phăng, Ô Quy Hồ, Sa Pa, Lào Cai). HS luyện viết vào giấy nháp những tên riêng.
- HS gấp SGK. GV đọc từng câu hoặc từng bộ phận ngắn trong câu cho HS viết. GV chấm chữa bài. Nêu nhận xét.
Hoạt động 3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả 
Bài tập 2 
- Một HS đọc nội dung BT2. Cả lớp theo dõi trong SGK.
- HS đọc thầm đoạn thơ, tìm các tên riêng trong đoạn thơ
- HS phát biểu ý kiến- nói các tên riêngđó, cách viết hoa. GV kết luận bằng cách viết lại các tên riêng.
Bài tập 3
- Một HS đọc nội dung BT3.
- GV trao bảng phụ (hoặc giấy cỡ to)viết sẵn bài thơ có đánh số thứ tự (1, 2, 3, 4, 5) lên bảng; mời 1 HS đọc lại các câu đố bằng thơ.
-GV: Bài thơ đố các em tìm đúng và viết đúng chính tả tên một số (7) nhân vật lịch sử.
- GV chia lớp làm 5-6 nhóm. Phát cho mỗi nhóm bút dạ và 1 tờ giấy. Các nhóm đọc thầm lại bài thơ, suy nghĩ, trao đổi, giải đố, viết lần lượt, đúng thứ tự tên các nhân vật lịch sử vào giấy (bí mật lời giải)
- Nhóm nào làm xong, gập giấy, đại diện nhóm lên bảng. Đại diện nhóm xong sớm nhất sẽ được đứng đầu hàng. Sau Thời gian quy định, các đại diện dán bài lên bảng lớp, lần lượt trình kết quả (đọc câu đố trên bảng phụ – chỉ vào giấy nói lời giải (VD: đọc 2 dòng thơ đầu – chỉ vào giấy, nói: Ngô Quyền, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo). Tiếp tục như vậy cho đến hết.
- Cả lớp và GV nhận xét, tính điểm cao cho những những nhóm giải đố đúng, nhanh viết đúng tên riêng 5 nhân vật lịch sử.
- Một, hai HS nhìn bảng đọc lần lượt từng câu đố, nói lời giải theo kết quả đúng.
- HS cả lớp nhẩm thuộc lòng các câu đố.
- GV cho HS thi đọc thuộc lòng các câu đố.
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò 
GV nhận xét tiết học. Dặn HS về nhà viết lại tên 5 vị vua, HTL các câu đố ở BT3, đố lại người thân
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
I - MỤC TIấU 
 Giỳp HS : 
- Hệ thống hoỏ, củng cố cỏc kiến thức về diện tớch, thể tớch hỡnh hộp chữ nhật và hỡnh lập phương. 
- Vận dụng cỏc cụng thức tớnh diện tớch, thể tớch để giải cỏc bài tập cú liờn quan với yờu cầu tổng hợp hơn. 
 II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
- GV yờu cầu HS nhắc lại cỏc cụng thức tớnh diện tớch xung quanh, diện tớch toàn phần và thể tớch hỡnh lập phương, hỡnh hộp chữ nhật ; đơn vị đo thể tớch. Cho HS làm cỏc bài tập rồi chữa bài. 
 Bài 1 : Củng cố về quy tắc tớnh diện tớch toàn phần và thể tớch của hỡnh lập phương. 
 - GV yờu cầu HS nờu hướng giải bàớ toỏn, GV nhận xột ý kiến của HS. 
 - GV yờu cầu HS giải bài toỏn, nờu cỏc kết quả. HS khỏc nhận xột, GV kết luận. 
 Bài 2 : Hệ thống và củng cố về quy tắc tớnh diện tớch xung quanh và thể tớch của hỡnh hộp chữ nhật. 
 GV yờu cầu HS nờu quy tắc tớnh diện tớch xung quanh, thể tớch của hỡnh hộp chữ nhật. 
 - GV yờu cầu HS tự giải bài toỏn. HS trao đổi bài làm cho bạn kiểm tra và nhận xột bài của bạn. 
- GV yờu cầu một số HS nờu kết quả. GV đỏnh giỏ bài làm của HS. 
Bài 3 :
- Vận dụng cụng thức tớnh thể tớch hỡnh lập phương, hỡnh hộp chữ nhật để giải toỏn. 
- GV yờu cầu HS quan sỏt hỡnh vẽ, đọc kĩ yờu cầu đề toỏn và nờu hướng giải bài toỏn. 
- GV nờu nhận xột : Thể tớch phần gỗ cũn lại bằng thể tớch khối gỗ ban đầu (à hỡnh hộp chữ nhật cú chiều dài 9cm, chiều rộng 6cm, chiều cao 5cm) trừ đi thể tớch của khối gỗ hỡnh lập phương đó cắt ra. 
 - GV yờu cầu HS tự giải bài toỏn và gọi HS trỡnh bày bài giải. 
- GV yờu cầu cỏc HS khỏc nhận xột bài làm của bạn, GV đỏnh giỏ bài làm của HS và nờu bài giải.
Bài giải :
 Thể tớch của khối gỗ hỡnh hộp chữ nhật là :
9 x 6 x 5 = 270 (cm)
 Thể tớch của khối gỗ hỡnh lập phương cắt đi là : 
 4 x 4 x 4 = 64 (cm)
 Thể tớch phần gỗ cũn lại là : 
 270 - 64 = 206 (cm) 
 Đỏp số. 206cm.
 * HĐ nối tiếp :
- Nhận xột, đỏnh giỏ chung tiết học 
- Nhắc nhở HS học bài ở nhà và chuẩn bị bài : Luyện tập chung.
Thứ ba ngày 23 tháng 2 năm 2010
Toán
.LUYỆN TẬP CHUNG
I - MỤC TIấU Giỳp HS củng cố về : 
- Tớnh tỉ số phần trăm của một số, ứng đụng trong tớnh nhẩm và giải toỏn. 
- Tớnh thể tớch hỡnh lập phương, khối tạo thành từ cỏc hỡnh lập phương. 
II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
- GV hướng dẫn HS tự làm bài rồi ehữa bài. 
 Bài 1 : GV hướng dẫn HS tự tớnh nhẩm 5% của 20 theo cỏch tớnh nhẩm l ua bạn Dung (như trong SGK). 
 a) Cho HS nờu yờu cầu của bài tập rồi tự HS làm bài theo gợi ý của SGK.Chẳng hạn : 
 Nhận xột :
 	 17,5% = 10% + 5% + 2,5% 
 	 10% của 240 là 24 
 	 5% của 240 là 12 
 2,5% của 240 là 6 
 	 Vậy : 17,5% của 240 là 42. 
 b) Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Chẳng hạn : 
- Nhận xột : 
35% = 30% + 5% 
 30% của 520 là 56
 	 10% của 520 là 52 
 	 5% của 520 là 26 
 	Vậy : 35% của 520 là 182. 
 Bài 2 : Cho HS tự nờu bài tập rồi làm bài và chữa bài. 
 Bài giải 
 a) Tỉ số thể tớch của hỡnh lập phương lớn và hỡnh lập phương bộ là 
 Như vậy, tỉ số phần trăm thể tớch của hỡnh lập phương lớn và thể tớch của hỡnh lập phương bộ là :
 	 	3 : 2 = 1,5
 	1,5 = 150% 
 b) Thể tớch của hỡnh lập phương lớn là : 
 	64 x = 96 (cm3) 
Đỏp số: a) 50% ; b) 96cm. 
 Bài 3 : 
- GV cho HS nờu bài toỏn rồi quan sỏt hỡnh vẽ để cú cơ sở làm bài và chữa bài.
- Khi HS chữa bài, GV nờn cho HS phõn tớch trờn hỡnh vẽ của SGK rồi trả lời từng cõu hỏi của bài toỏn. 
 Với phần a) HS cú thể phõn tớch như sau : Coi hỡnh đó cho gồm 3 hỡnh lập phương, mỗi hỡnh lập phương đú đều được xếp bởi 8 hỡnh lập phương nhỏ (cú cạnh cm), như vậy hỡnh vẽ trong SGK cú tất cả : 
 8 x 3 = 24 (hỡnh lập phương nhỏ) 
 Hoặc : Coi hỡnh đó cho là do một hỡnh hộp chữ nhật cú cỏc cạnh là 4cm, 2cm, 4cm, tức là gồm 4 x 4 x 2 = 32 (hỡnh lập phương nhỏ) tạo thành, sau đú loại bỏ đi một hỡnh lập phương cú 8 hỡnh lập phương nhỏ.
 Do đú, hỡnh vẽ trong . SGK cú tất cả : 32 - 8 = 24 (hỡnh lập phương nhỏ)... 
- Với phần b) HS cú thể phõn tớch như sau : Mỗi hỡnh lập phương ( hỡnh vẽ SGV trang 202 ) cú diện tớch toàn phần là :
 	 2 x 2 x 6 = 24 (cm) 
- Do cỏch xếp cỏc hỡnh nờn hỡnh cú mặt khụng cần sơn, 
hỡnh cú 2 mặt khụng cần sơn, hỡnh cú 1 mặt khụng cần sơn, cả ba hỡnh cú + 2 + : 4 (mặt) khụng cần sơn.
 Diện tớ ... ận xét, chốt lại lời giải đúng:
Câu a: Ngày chưa tắt hẳn/ trăng đã lên rồi đ 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng chưađã
Câu b: Chiếc xe ngựa vừa đậu lại/ tôi đã nghe tiếng ông từ trong nhà vọng ra đ 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng vừađã
Câu c: Trời càng nắng gắt/ hoa giấy càng bồng lên rực rỡđ 2 vế câu được nối với nhau bằng cặp từ hô ứng càngcàng
Bài tập 2
-Cách thực hiện tương tự ở Bt1. GV lưu ý HS : Có một vài phương án điền các cặp từ hô ứng thích hợp vào chỗ trống ở một số câu.
- GV mời 3-4 HS lên bảng làm bài tập trên phiếu. Cả lớp và GV nhận xét, chốt lại lời giải đúng, tính điểm cao hơn cho những HS có nhiều phương án điền từ:
Câu a: Mưa càng to, gió càng thổi mạnh
Câu b: Trời mới hửng sáng, nông dân đã ra đồng
	Trời chưa hửng sáng, nông dân đã ra đồng
	Trời vừa hửng sáng, nông dân đã ra đồng
Câu c: Thuỷ Tinh dâng nước cao bao nhiêu, Sơn Tinh làm núi cao lên bấy nhiêu.
Hoạt động 5.Củng cố, dặn dò 
GV nhận xét tiết học. Dặn HS ghi nhớ kiến thức đã học về cách nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
Lịch sử : 
bài 22:đường trường sơn
I. mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
Đường Trường Sơn là hệ thống giao thông quân sự quan trọng. Đây là con đường để miền Bắc chi viện sức người, vũ khí, lương thực... cho chiến trường, góp phần to lớn vào thắng lợi của cách mạng miền Nam trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước cuả dân tộc ta.
 II. Đồ dùng dạy học:
- Bản đồ Hành chính Việt Nam (để chỉ phạm vi tuyến đường Trường Sơn).
- Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu về bộ đội Trường Sơn, về đồng bào Tây Nguyên tham gia vận chuyển hàng, giúp đỡ bộ đội trên tuyến đường Trường Sơn (Nếu có).
 III. Các hoạt động dạy – học chủ yếu:
* Hoạt động 1: Làm việc cả lớp:
 -Kiểm tra bài cũ: Trinh bày sự ra đời của nhà máy cơ khí Hà Nội?
- GV giới thiệu về nhiệm vụ của hai miền Nam, Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước: miền Nam là tiền tuyến lớn, miền Bắc là hậu phương lớn. Sự chi viện kịp thời, đầy đủ về mọi mặt của miền Bắc đối với miền Nam là yếu tố quyền định thắng lợi. Đường Trường Sơn là tuyến đường chính để miền Bắc chi viện cho miền Nam. Bài hôm nay sẽ tìm hiểu về tuyến đường huyết mạch đó.
- GV nêu nhiệm vụ học tập:
+ Xác định phạm vi hệ thống đường Trường Sơn (trên bản đồ).
+ Mục đích ta mở đường Trường Sơn.
+ Tầm quan trọng của tuyến đường Trường Sơn trong sự nghiệp thống nhất đất nước.
* Hoạt động 2 : làm việc cả lớp
- GV cho HS đọc SGK và trình bày những nét chính về đường Trường Sơn.
- GV dùng bản đồ để giới thiệu vị trí của đường Trường Sơn (từ hữu ngạn sông Mã - Thanh Hoá qua miền Tây Nghệ An đến miền Đông Nam Bộ).
+ Mục đích mở đường Trường Sơn: Chi viện cho miền Nam, thực hiện nhiệmvụ thống nhất đất nước.
* Hoạt động 3 :làm việc cả lớp
- GV cho HS tìm hiểu về những tấm gương tiêu biểu của bộ đội và thanh niên xung phong trên đường Trường Sơn.
- HS đọc SGK, đoạn nói về anh Nguyên Viết Sinh.
* Hoạt động 4 : làm việc theo nhóm
HS thảo luận về ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn đối với sự nghiệp chống Mĩ cứu nước. So sánh hai bức ảnh trong SGK, nhận xét về đường Trường Sơn qua hai thời kì lịch sử.
* Hoạt động 5: làm việccả lớp 
- GV nhấn mạnh ý nghĩa của tuyến đường Trường Sơn.
- GV chốt lại: Ngày nay, đường Trường Sơn đã được mở rộng - đường Hồ Chí Minh.
 - Dặn HS chuẩn bị bài học sau.
Kĩ THUậT
 Bài 27: Lắp xe Ben
(3 Tiết)
I - Mục tiêu: HS cần phải:
- Chọn đúng và đủ các chi tiết lắp xe ben.
- Lắp được xe ben đúng kĩ thuật, đúng quy trình.
- Rèn luyện tính cẩn thận khi thao tác lắp, tháo các chi tiết của xe ben.
II - Đồ dùng dạy học
- Mẫu xe ben đã lắp sẵn
- Bộ lắp ghép mô hình kĩ thuật
III- Các hoạt động dạy – học 
Tiết 1
Giới thiệu bài
Hoạt động 1. Quan sát, nhận xét mẫu
- Cho HS quan sát mẫu xe ben đã lắp sẵn.
- GV hướng dẫn HS quan sát kĩ từng bộ phận 
Hoạt động 2. Hướng dẫn thao tác kĩ thuật
a)Hướng dẫn chọn các chi tiết
b) Lắp từng bộ phận
* Lắp khung sàn xe và các giá đỡ (H.2-SGK)
GV tiến hành lắp các giá đỡ theo thứ tự: Lắp 2 thanh chữ L dài vào 2 thanh thẳng 3 lỗ, sau đó lắp tiếp vào 2 lỗ cuối của 2 thanh thẳng 11 lỗ và thanh chữ U dài. (GV hướng dẫn chậm và lưu ý cho HS biết vị trí trên, dưới của các thanh lắp).
* Lắp sàn ca bin và các thanh đỡ (H.3-SGK)
GV tiến hành lắp tấm chữ L vào đầu của 2 thanh thẳng 11 lỗ cùng với thanh chữ U dài.
* Lắp các hệ thống giá đỡ trục bánh xe (H.4-SGK)
* Lắp trục bánh xe trước (H. 5a –SGK)
- Gọi 1 HS lên lắp trục bánh xe trước.
- Toàn lớp quan sát và bổ sung bước lắp của bạn.
- GV nhận xét, bổ sung cho hoàn thiện bước lắp.
* Lắp ca bin (H. 5b –SGK)
Bộ phận này HS đã được lắp nhiều ở lớp 4. Vì vậy, GV gọi 1-2 HS lên lắp, các HS khác quan sát, bổ sung các bước lắp của bạn.
c) Lắp ráp xe ben (H.1-SGK)
GV lắp ráp xe ben theo các bước trong SGK. 
d) Hướng dẫn tháo rời chi tiết và xếp gọn vào hộp
Thứ sáu ngày 26 tháng 02 năm 2010
Toán
LUYỆN TẬP CHUNG
 I- MỤC TIấU 
 Giỳp HS ụn tập và rốn luyện kĩ năng tớnh diện tớch, thể tớch của hỡnh hộp chữ nhật và hỡnh lập phương.
 II - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 
 Bài 1 : HS nhắc lại cỏch tớnh diện tớch xung quanh, diện tớch đỏy, thể tớch hỡnh hộp chữ nhật. 
Bài giải
 1 m = 10dm ; 50cm = 5dm ; 60cm = 6dm . 
 a) Diện tớch xung quanh của bể kớnh là : 
 	 (10 + 5) x 2 x 6 = 180 (dm) 
 Diện tớch đỏy của bể kớnh là : 
 10 x 5 = 50 (dm) 
 Diện tớch kớnh dựng làm bể cỏ là : m
 	 180 + 50 = 230 (dm) 
 b) Thể tớch trong lũng bể kớnh là :
 	 10 x 5 x 6 = 300 (dm) 
 c) Thể tớch nước cú trong bể kớnh là : 
 	 300 : 4 x 3 = 225 (dm ) 
 	 Đỏp số : a) 230dm; b) 300dm ; c) 225dm. 
 Bài 2 : HS nhắc lại cỏch tớnh diện tớch và thể tớch hỡnh lập phương. 
Bài giải
 a) Diện tớch xung quanh của hỡnh lập phương là : 
 	 1,5 x 1,5 x 4 = 9 (m) 
 b) Diện tớch toàn phần của hỡnh lập phương là : 
 1,5 x 1,5 x 6 = 13,5 (m) 
 c) Thể tớch của hỡnh lập phương là :
 1,5 x 1,5 x 1 ,5 = 3 ,375 (m) 
 Đỏp số: a) 9m ; b) 13,5m ; c) 3,375m. 
 Bài 3 : Hướng dẫn HS cú thể thực hiện như sau :
a) Diện tớch toàn phần của : 
+ Hỡnh N là : a x a x 6. 
+ Hỡnh M là : (a x 3) x (a x 3) x 6 = (a x a x 6) x (3 x 3) = (a x a x 6) x 9. 
+ Vậy diện tớch toàn phần của hỡnh gấp 9 lần diện tớch toàn phần của hỡnh 
 b) Thể tớch của : 
- Hỡnh N là : a x a x a. 
- Hỡnh M là : (a x 3) x (a x 3) x (a x 3) = (a x a x a) x (3 x 3 x 3) = (a x a x a) x 27. 
 Vậy thể tớch của hỡnh M gấp 27 lần thể tớch của hỡnh N . 
 * HĐ nối tiếp :
- Nhận xột, đỏnh giỏ chung tiết học 
- Nhắc nhở HS học bài ở nhà và chuẩn bị bài : Luyện tập chung.
Địa lí
bài 22.ôn tập
i/Mục tiêu
-HS xác định và miêu tả được vị trí địa lí giới hạn của châu á,châu Âu.
-Biết hệ thống hoá các kiến thức đã học về châu á,châu Âu.
-Biết so sánh ở mức độ đơn giản để thấy được sự khác nhau giữa hai châu lục.
-Xác định đúng vị trí một số dãy núi trên bản đồ.
ii/Các HĐ dạy học
 1.Kiểm tra bài cũ: 
 Nêu đặc điểm khí hậu của liên bang Nga ,Pháp.
2.Bài mới
a.Giới thiệu bài
b.Quan sát bản đồ
Hoat động 1: Làm việc cá nhân.
-GV gọi HS lên bảng thực hiện:
+Chỉ và mô tả vị trí địa lí cuả châu á,châu Âu trên bản đồ.
+Chỉ các dãy núi:Hi –ma-lay-a ,Trường Sơn,U-ran, An –pơ trên bản đồ tự nhiên thế giới.
-HS lên bảng thực hiện. Cả lớp và GV nhận xét học sinh chỉ trên bảng.
c. làm bài tập
-GV kẻ bảng như SGK,học sinh làm vào vở bài tập
Tiêu chí
Châu á
Châu Âu
Diện tích
Rộng 44 triệu km2
Rộng 10 triệu km2
Khí hậu
Có đủ các đới khí hậu từ ôn đới ,nhiệt đới đến hàn đới
Chủ yếu ở khí hậu ôn hoà
Địa hình
Núi và cao nguyên chiếm 3/4 diện tích
Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích
Chủng tộc
đa số là người da vàng
đa số là người da trắng
Hoạt động kinh tế
Làm nông nghiệp là chính
Hoạt động công nghiệp phát triển
-HS đọc sách giáo khoa rồi điền vào bảng sao cho phù hợp.
 -HS đọc kết quả bài làm trước lớp. Cả lớp và GV nhận xét chốt lại bài làm đúng.
3 Củng cố,dặn dò:
 Nhận xét tiết học, ôn lại bài ở nhà.
Tập làm văn
ôn tập về tả đồ vật
I- Mục Đích –yêu cầu 
1.Ôn luyện, củng cố kĩ năng lập dàn ý của bài văn tả đồ vật.
2.Ôn luyện kĩ năng trình bày miệng dàn ý bài văn tả đồ vật – trình bày rõ ràng, rành mạch, tự nhiên, tự tin.
 II - đồ dùng dạy – học
- Tranh vẽ hoặc ảnh chụp một số vật dụng
- Bút dạ và 5 tờ giấy khổ to cho 5 HS lập dàn ý 5 bài văn.
iii- các hoạt động dạy – học
Hoạt động 1: 
- kiểm tra bài cũ
HS đọc đoạn văn tả hình dáng hoặc công dụng của một đồ vật gần gũi (BT2) tiết TLV trước
-Giới thiệu bài 
Trong tiết TLV hôm nay, các em sẽ tiếp tục ôn tập về văn tả đồ vật- củng cố kĩ năng lập dàn ý cho bài văn tả đồ vật, trình bày miệng dàn ý bài văn.
Hoạt động 2. Hướng dẫn HS luyện tập 
Bài tập 1
Chọn đề bài
- Một HS đọc 5 đề bài trong SGK.
- GV gợi ý: Các em cần chọn trong 5 đề bài văn đã cho 1 đề phù hợp với mình. Có thể chọn tả quyển sách Tiếng Việt 5 , tâp hai(hoặc chiếc đồng hồ báo thức); có thể chọn tả một đồ vật trong nhà em yêu thích (cái ti vi, bếp ga, giá sách, lọ hoa, bàn học,); một đồ vật hoặc món quà có ý nghĩa sâu sắc với em; một đồ vật trong viện bảo tàng các em đã có dịp quan sát (cái nghiên mực cổ, cọc gỗ Bạch Đằng,)
- GV kiểm tra HS đã chuẩn bị như thế nào cho tiết học(chọn đồ vật sẽ lập dàn ý, quan sát đồ vật đó); mời HS nói về đề bài các em đã chọn.
Lập dàn ý
- Một HS đọc gợi ý 1 trong SGK (Tìm ý cho bài văn)
- Dựa theo gợi ý 1, HS viết nhanh dàn ý bài văn. GV phát bút dạ và giấy cho 5 HS (chọn 5 em lập dàn ý cho 5 đề khác nhau)
- Những HS lập dàn ý trên giấy dán bài lên bảng lớp, trình bày. Cả lớp và GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh các dàn ý.
- Mỗi HS tự sửa dàn ý bài viết của mình. GV nhắc HS : 5 dàn ý vừa lập là dàn ý của bạn. Mỗi em phải hoàn chỉnh dàn ý với các ý của mình, không bắt chước y nguyên dàn ý của bạn.
Bài tập 2
- Một HS đọc yêu cầu của BT2 và gợi ý 2.
- Từng HS dựa vào dàn ý đã lâp, trình bày miệng bài văn tả đồ vật của mình trong nhóm (tránh cầm dàn ý đọc). GV tới từng nhóm giúp đỡ, uốn nắn HS, nhắc các em trình bày dàn ý ngắn gọn nhưng diễn đạt thành câu.
- Đại diện các nhóm thi trình bày miệng dàn ý bài văn trước lớp.
-Sau khi mỗi HS trình bày, cả lớp trao đổi, thảo luận về cách chọn đồ vật để miêu tả, cách sắp xếp các phần trong dàn ý, cách trình bày; bình chọn người trình bày; bình chọn người trình bày miệng bài văn theo dàn ý hay nhất.
Hoạt động 4. Củng cố, dặn dò 
- GV nhận xét tiết học.
 - Dặn những HS viết dàn ý chưa đạt về nhà sửa lại dàn ý; cả lớp chuẩn bị viết hoàn chỉnh bài văn tả đồ vật trong tiết TLV tới.

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 24.doc