Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 8

Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 8

I) MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

 - Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.

 - Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.

II) ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.

III) CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

A: Kiểm tra bài cũ:

 HS đọc TL bài thơ "Tiếng đàn ba- la- lai- ca trên sông Đà".

B: Dạy bài mới:

 

doc 19 trang Người đăng huong21 Lượt xem 748Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 năm 2010 - 2011 - Lê Thị Hồng - Tuần 8", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Thứ 2 ngày 11 tháng 10 năm 2010 
Tập đọc:
Kì diệu rừng xanh
I) mục đích, yêu cầu:
 - Đọc trôi chảy toàn bài. Biết đọc diễn cảm bài văn với giọng tả nhẹ nhàng, cảm xúc ngưỡng mộ trước vẻ đẹp của rừng.
 - Cảm nhận được vẻ đẹp kì thú của rừng; tình cảm yêu mến, ngưỡng mộ của tác giả đối với vẻ đẹp của rừng.
II) đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK.
III) các hoạt động dạy học:
A: Kiểm tra bài cũ: 
 HS đọc TL bài thơ "Tiếng đàn ba- la- lai- ca trên sông Đà".
B: Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: GV dùng tranh giới thiệu nội dung bài.
2. Hướng dẫn HS luyện đọc và tìm hiểu bài:
a) Luyện đọc: - GV dạy theo quy trình đã thực hiện; chia bài làm 3 đoạn:
+ Đoạn 1: từ đầu đến lúp xúp dưới chân.
+ Đoạn 2: từ nắng trưa đến đưa mắt nhìn theo.
+ Đoạn 3: Phần còn lại.
 - Chú ý đọc đúng: lúp xúp dưới bóng cây thưa, màu sặc sỡ rực lên, lâu đài kiến trúc tân kì, ánh nắng lọt qua lá trong xanh, rừng rào rào chuyển...
b) Tìm hiểu bài:
Câu 1:- Những cây nấm rừng đã khiến tác giả có những liên tưởng thú vị gì?
 (... như một thành phố nấm; mỗi chiếc nấm như một lâu đài kiến trúc tân kì; bàn thân như một người khổng lồ đi lạc vào... tí hon...)
 - Nhờ những liên tưởng ấy mà cảnh vật đẹp thêm như thế nào?
 (... cảnh vật trong rừng trở nên lảng mạn, thần bí như trong truyện cổ tích.)
Câu 2: - Những muông thú trong rừng được miêu tả như thế nào?
 (Những con vượn... thảm lá vàng...)
 - Sự có mặt của chúng mang lại vẻ đẹp gì cho cảnh rừng? 
 (... làm cho cảnh rừng trở nên sống động, đầy những điều bất ngờ thú vị.)
Câu 3: Vì sao rừng khộp được gọi là giang sơn vàng rợi?
 (... vì có sự phối hợp của rất nhiều sắc vàng trong một không gian rộng lớn.)
Câu 4: Hãy nói cảm nghĩ của em khi đọc đoạn văn trên?
 (VD: Đoạn văn trên làm em càng háo hức muốn có dịp được vào rừng, tận mắt ngắm nhìn cảnh vật thiên nhiên;...)
c) Hướng dẫn HS đọc diễn cảm:
- Hướng dẫn HS thể hiện đúng nội dung từng đoạn.
- GV chọn một đoạn tiêu biểu, hướng dẫn HS luyện đọc và thi đọc diễn cảm.
3. Củng cố, dặn dò:
- HS nhắc lại nội dung của bài.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học. Dặn HS tiếp tục luyện đọc diễn cảm. 
Chính tả:
 Tuần 8
I) mục đích, yêu cầu:
 - Nghe - viết chính xác, trình bày đúng một đoạn của Bài kì diệu rừng xanh.
 - Biết đánh dấu thanh ở các tiếng chứa yê/ya.
II) đồ dùng dạy học:
 Vở bài tập tiếng việt, bảng phụ.
III) các hoạt động dạy học:
A: Kiểm tra bài cũ:
 HS viết những tiếngchứa ia/iê trong các thành ngữ, tục ngữ dưới đây và nêu quy tắc đánh dấu thanh trong những tiếng ấy:
 Sớm thăm tối viếng - Trọng nghĩa khinh tài - ở hiền gặp lành.
B: Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
 GV nêu MĐ, YC của tiết học.
2.Hướng dẫn chính tả nghe - viết:
- Hướng dẫn HS tiến hành theo quy trình đã thực hiện.
- GV nhắc HS chú ý những từ ngữ dễ viết sai:
 ẩm lạnh, rào rào, gọn ghẽ, len lách, mải miết,...
- Đọc cho HS tự soát lỗi.
- GV chấm 4- 6 bài, HS đổi vở soát lỗi cho nhau.
3. Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả:
Bài 2: 
- HS đọc yêu cầu của BT.
- HS viết các tiếng có chứa yê, ya.
- Lên bảng viết nhanh các tiếng vừa tìm được.
- HS nhận xét cách đánh dấu thanh.
Lời giải: khuya, truyền thuyết, xuyên, yên.
* Trong những tiếng có âm đệm và âm cuối, nguyên âm đôi iê được viết là yê. Dấu thanh được đặt ở chữ cái thứ hai của âm chính - chữ ê.
Bài 3: 
- HS đọc yêu cầu của BT.
- HS quan sát tranh minh hoạ để làm bài tập.
- Đọc lại câu thơ, khổ thơ có chứa vần uyên.
Lời giải: thuyền, thuyền, khuyên.
Bài 4: 
- HS đọc yêu cầu của BT.
- HS quan sát tranh minh hoạ để làm bài tập.
- Lời giải: yểng, hải yến, đỗ quyên.
4. Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét tiết học. 
 - Nhắc HS nhớ các hiện tượng chính tả đã học để không viết sai chính tả.
Toán:
Số thập phân bằng nhau
I. Mục tiêu:
Giúp HS nhận biết: viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) ở tận cùng bên phải của số thập phân thì giá trị của số thập phân không thay đổi.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 Hoạt động 1: Phát hiện đặc điểm của số thập phân khi viết thêm chữ số 0 vào bên phải phần thập phân hoặc bỏ chữ số 0 (nếu có) tận cùng bên phải của số thập phân đó.
 a. GV hướng dẫn HS tự giải quyết các chuyển đổi trong các ví dụ của bài học để nhận ra rằng:
0,9 = 0,90	0,09 = 0,900
0,90 = 0,9	0,900 = 0,90
Từ đó HS tự nêu được các nhận xét (dưới dạng các câu khái quát) như trong bài học.
b. GV hướng dẫn HS nêu các ví dụ minh hoạ cho các nhận xét đã nêu trên. Chẳng hạn:
8,75
=
8,750
	8,750
=
8,7500
8,750
=
8, 75
8,7500
=
8,750 .....
12
=
12,0	
12,0
=
12,00
12,0
=
12
12,00
=
12,0 ....
 Hoạt động 2: Thực hành
GV hướng dẫn HS tự làm các bài tập rồi chữa bài
Bài 1: HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài nên lưu ý HS một số trường hợp có thể nhầm lẫn, chẳng hạn:
17,0300 = 17,03 (không thể bỏ chữ số 0 ở hàng phần mười)
Chú ý: 203,7000 viết dưới dạng gọn hơn có thể là một trong ba số thập phân: 203,700; 203,70; 203,7. Tuy nhiên, GV nên yêu cầu HS viết ở dạng gọn nhất: 203,7000 = 203,7.
Bài 2: HS tự làm bài rồi chữa bài.
Bài 3: HS tự làm bài rồi chữa bài. Chỉ có một trường hợp ghi chữ S đó là: 
S
0,2 = 
Khi chữa bài nên cho HS giải thích lí do ghi Đ của một vài trường hợp.
Chẳng hạn: 0,2 = vì: 0,2 = =;
hoặc 0,200 = ; ....
Bài 4: Khoanh vào B vì 0,06 = .
Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò. Ôn lại bài ở nhà.
 Thứ 3 ngày 12 tháng 10 năm 2010
Luyện từ và câu:
Mở rộng vốn từ: Thiên nhiên
I) mục tiêu:
- Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ chỉ các sự vật, hiện tượng của thiên nhiên; làm quen với các thành ngữ, tục ngữ mượn các sự vật, hiện tượng thiên nhiên để nói về những vấn đề của đời sống, xã hội.
- Nắm được một số từ ngữ miêu tả thiên nhiên.
II) đồ dùng dạy học: Vở bài tập.
III) các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: HS làm lại BT4 của tiết trước.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: 
 GV nêu mục tiêu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: HS đọc yêu cầu của bài tập.
- HS suy nghĩ làm bài vào VBT rồi chữa bài.
- Lời giải: ý b - Tất cả những gì không do con người tạo nên.
Bài 2: HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV giải thích các thành ngữ, tục ngữ.
- Lời giải: 
a) Lên thác xuống ghềnh.
b) Góp gió thành bão.
c) Nước chảy đá mòn.
d) Khoai đất lạ mạ đất quen.
Bài 3: HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV phát bảng nhóm cho cả lớp làm việc.
- Các nhóm trình bày bài trước lớp.
- Cả lớp nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc.
- Lời giải phần tìm từ:
+ Tả chiều rộng: Bao la, mênh mông, bát ngát,...
+ Tả chiều dài(xa):	Tít tăp, tít, tít mù khơi, muôn trùng, thăm thẳm,...
+ Tả chiều cao:	Chót vót, chất ngất, vòi vọi, vời vợi,...
+ Tả chiều sâu: 	Hun hút, thăm thẳm, hoăm hoắm,...
Bài 4: Tiến hành như bài tập 3.
- Lời giải phần tìm từ:
	Tả tiếng sóng:	ì ầm, ầm ầm, rì rào, ào ào, ì oạp, oàm oạp, lao xao,...
	Tả làn sóng nhẹ:	Lăn tăn, dập dềnh, lững lờ, trườn lên, bò xuống,...
	Tả đợt sóng mạnh:	Cuồn cuộn, trào dâng, ào ạt, điên cuồng, điên khùng...
3. Củng cố dặn dò:
 - GV nhận xét tiết học. 
 - Dặn HS viết thêm vào vở những từ ngữ tìm được ở các bài tập 3,4; thực hành nói, viết những từ ngừ đó.
Toán:
So sánh 2 số thập phân
I. Mục tiêu:
Giúp HS biết cách so sánh hai số thập phân và biết sắp xếp các số thập phân theo thứ tự từ bé đến lớn (hoặc ngược lại).
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm cách so sánh hai số thập phân có phần nguyên khác nhau, chẳng hạn so sánh 5, 1 và 4,98
- Nêu HS không tự tìm được cách so sánh 5,1 và 4,98m, rồi thực hiện như SGK để có: 510cm > 498cm, tức là: 5,1m > 4,98m, như vậy: 5,1 > 4,98.
- Giúp HS tự nêu được nhận xét: Trong hai số thập phân có phần nguyên khác nhau, số thập phân nào có phần nguyên lớn hơn thì lớn hơn.
- GV (hoặc HS) nêu các ví dụ (như SGK) và cho HS giải thích, chẳng hạn, vì sao 736,01 > 735,89.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS tìm cách so sánh hai số thập phân có phần nguyên bằng nhau, phần thập phân khác nhau, chẳng hạn so sánh 35,7 và 35,698.
 Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tự nêu cách so sánh hai số thập phân và giúp HS thống nhất nêu như SGK.
Chú ý: - GV có thể tổ chức, hướng dẫn HS tự so sánh hai số thập phân bằng cách dựa vào so sánh hai phân số thập phân tương ứng (đã có cùng mẫu số). Chẳng hạn, để so sánh 5,1 và 4,98 có thể dựa vào so sánh và .
- Nên tập cho HS tự nêu cách so sánh hai số thập phân, tự nêu và giải thích các ví dụ minh hoạ (như trong SGK)
Hoạt động 4: Thực hành
GV hướng dẫn HS tự làm bài tập và chữa bài.
Bài 1: Cho HS tự làm bài rồi chữa bài. Khi chữa bài nên cho HS giải thích vì sao đặt dấu thích hợp vào chỗ chấm, chẳng hạn: 81,01 = 81,010 vì 81,010 là 81,01 viết thêm chữ số 0 vào tận cùng bên phải ...
Bài 2: HS tự làm và nêu kết quả
5,673; 	0,219; 	5,763; 	6,01; 	6,1.
Bài 3: HS tự làm bài 
Đổi vở để kiểm tra lẫn nhau
0,291; 	0,219; 	0,19; 	0,17; 	0,16
Bài 4: Kết quả là:
a. 2,507 8,658
c. 95,60 = 95,60; 	d. 42,080 = 42,08
 Hoạt động 5: Củng cố – dặn dò 
 Ôn lại bài ở nhà.
Kể chuyện:
 Kể chuyện đã nghe, đã đọc
I) mục tiêu:
 - Rèn kĩ năng nói:
 + Biết kể tự nhiên, bằng lời của mình một câu chuyện, mẫu chuyện đã nghe, đã đọc nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
 + Biết trao đổi với các bạn về ý nghĩa câu chuyện, biết đặt câu hỏi cho bạn hoặc trả lời câu hỏi của bạn; tăng cường ý thức bảo vệ thiên nhiên.
 - Rèn kĩ năng nghe:
 Chăm chú nghe bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II) đồ dùng dạy học:
 HS tìm đọc những câu chuyện nói về quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
III) các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
 1-2 HS kể câu chuyện Cây cỏ nước Nam.
B. Dạy bài mới:
1.Giới thiệu bài: 
 GV nêu mục tiêu của tiết học.
2. Hướng dẫn học sinh kể chuyện:
a) Hướng dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề:
- Một số HS đọc đề bài. GV gạch chân những chữ quan trọng trong đề bài.
- Một HS đọc gợi ý 1,2,3 trong SGK. Cả lớp theo dõi.
- GV nhắc HS: 
 Những chuyện đã nêu ở gợi ý 1 là những chuyện đã học, có tác dụng giúp các em hiểu yêu cầu của đề bài. 
 Các em cần kể chuyện ngoài SGK.
- Một số HS nói tên câu chuyện sẽ kể.
b) HS thực hành kể chuyện, trao đổi về nội dung câu chuyện, trả lời câu hỏi: "Con người cần làm gì để thiên nhiên mãi mãi tươi đẹp?"
- GV nhắc HS chú ý kể chuyện tự nhiên, theo trình tự hướng dẫn trong gợi ý 2; với những câu chuyện dài, các em chỉ cần kể 1-2 đoạn.
- HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
- GV quan sát cách kể chuyện của HS các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em ... n (số tiếp theo số 8) ở câu 2.
b) Từ đường ở câu 2 và từ đường ở câu 3 thể hiện 2 nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ đường (chất kết tinh vị ngọt) ở câu 1.
c) Từ vạt ở câu 1 và từ vạt ở câu 3 thể hiện 2 nghĩa khác nhau của một từ nhiều nghĩa. Chúng đồng âm với từ vạt (đẽo xiên) ở câu 2.
Bài 2: HS đọc yêu cầu và nội dung BT.
- HS làm bài độc lập vào VBT rồi trình bày kết quả trước lớp. GV chốt lời giải đúng.
a) Từ xuân thứ nhất chỉ mùa đầu tiên trong 4 mùa. Từ xuân thứ hai có nghĩa là tươi đẹp.
b) Từ xuân ở đây có nghĩa là tuổi.
Bài 3: HS đọc yêu cầu và nội dung BT.
- HS làm bài độc lập; HS trình bày lời giải theo hình thức trò chơi truyền điện.
- Kết quả, VD:
a) Cao: 
- Có chiều cao hơn mức bình thường. Anh em cao hơn hẳn bạn bè cùng lớp.
- Có số lượng hoặc chất lượng hơn mức bình thường.
 Mẹ cho em vào xem Hội chợ hàng Việt Nam chất lượng cao.
b) Nặng: - Có trọng lượng hơn mức bình thường.
 Bé mới 4 tháng tuổi mà bế đã nặng trĩu tay...
3. Củng cố dặn dò: - GV nhận xét tiết học. 
Kĩ THUậT:
 Nấu cơm(Tiết 2)
I- Mục tiêu: HS cần phải:
- Biết cách nấu cơm.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học để nấu cơm giúp gia đình.
II- Đồ dùng dạy học
- Gạo tẻ. Nồi cơm điện. Bếp dầu hoặc bếp ga du lịch.
- Dụng cụ đong gạo (lon sữa bò, bát ăn cơm, ống nhựa,).
- Rá, chậu để vo gạo. Đũa dùng để nấu cơm. Xô chứa nước sạch. 
- Vở bài tập kĩ thuật.
III – Các hoạt động dạy - học 
Hoạt động 1. Tìm hiểu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện
- Yêu cầu HS nhắc lại những nội dung đã học ở tiết 1.
- Hướng dẫn HS đọc nội dung mục 2 và quan sát hình 4 (SGK ).
- Yêu cầu HS so sánh những nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị để nấu cơm bằng nồi cơm điện với nấu cơm bằng bếp đung (giống nhau: cùng phải chuẩn bị gạo, nước sạch, rá và chậu để vo gạo. Khác nhau về dụng cụ và nguồn cung cấp nhiệt khi nấu cơm.).
- Đặt câu hỏi để yêu cầu HS nêu cách nấu cơm bằng nồi cơm điện và so sánh với cách nấu cơm bằng bếp đun.
- Nếu GV chuẩn bị được đồ dùng dạy học thì gọi 1-2 HS lên bảng thực hiện các thao tác chuẩn bị và các bước nấu cơm bằng nồi cơm điện (dựa theo cách tổ chức giờ học ở tiết 1). Sau đó, tóm tắt cách nấu cơm bằng nồi cơm điện và lưu ý HS cách xác định lượng nước để cho vào nồi nấu cơm; cách san đều mặt gạo trong nòi; cách lau khô đáy nồi trước khi nấu.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi trong mục 2(SGK) và hướng dẫn HS về nhà giúp gia đình nấu cơm bằng nồi cơm điện.
Hoạt động 2. Đánh giá kết quả học tập
- Sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS.
- GV có thể dựa vào mục tiêu, nội dung chính của bài để thiết kế một số câu hỏu trắc nghiệm kết hợp với sử dụng câu hỏi cuối bài để đánh giá kết quả học tập của HS.
 - GV nêu đáp án của bài tập. HS đối chiếu kết quả làm bài tập với đáp án để tự đánh giá kết quả học tập của mình.
- HS báo cáo kết quả tự đánh giá. GV nhận xét, đánh giá kết quả học tạp của HS.
 Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò 
- GV nhận xét ý thức học tập của HS.
- Hướng dẫn HS đọc trước bài “Luộc rau” và tìm hiểu cách thực hiện các công việc chuẩn bị và cách luộc ở gia đình.
Khoa học:
Phòng tránh hiv/ aids
I- Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
	- Giải thích một cách đơn giản HIV là gì, AIDS là gì.
	- Nêu các đường lây truyền và cách phòng tránh HIV/ AIDS.
	- Có ý thức tuyên truyền; vận động mọi người cùng phòng tránh HIV/ AIDS .
II- đồ dùng dạy – học Thông tin và hình trang 34 SGK; Vở bài tập. 
III- Hoạt động dạy – học
* Mở bài: 
 GV nêu câu hỏi tương tự như trong SGK: Các em biết gì về HIV/ AIDS?
Hoạt động 1: trò chơi “ai nhanh, ai đúng?”
* Mục tiêu: Giúp HS giải thích được một cách đơn giản HIV là gì, AIDS là gì?
 Nêu được các đường lây truyền HIV.
Bước1: Làm việc theo nhóm đôi trong VBT.Sắp xếp mỗi câu trả lời tương ứng với một câu hỏi 
Bước 2: Làm việc cả lớp: GV yêu cầu một số HS trả lời.
Dưới đây là đáp án: 1-c; 2-b; 3-d; 4-e; 5-a.
Hoạt động 2: Sưu tầm thông tin hoặc tranh ảnh và triển lãm.
* Mục tiêu: - Giúp HS nêu được cách phòng tránh HIV/ AIDS.
	- Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người cùng phòng tránh HIV/ AIDS.
Bước 1: Tổ chức và hướng dẫn:
 GV yêu cầu các nhóm sắp xếp, trình bày các thông tin, tranh ảnh, tờ rơi, tranh cổ động, các bài báo,đã sưu tầm được và tập trình bày trong nhóm.
Bước 2: Làm việc theo nhóm.
Nhóm trưởng điều khiển và phân công các bạn trong nhóm mình làm việc theo hướng dẫn trên. Ví dụ:
- Một bạn trang trí và trình bày các tư liệu mà nhóm thu thập được về HIV/ AIDS.
- Một số bạn khác tập nói về những thông tin sưu tầm được.
Bước 3: Trình bày triển lãm
- GV phân chia khu vực trình bày triển lãm cho mỗi nhóm. Sản phẩmcủa mỗi nhóm được bày trên bàn hoặc treo trên tường. Mỗi nhóm cử 2 bạn ở lại để thuyết minh khi có bạn ở nhóm khác sang xem khu vực triển lãm của nhóm mình; các bạn khác đi xem triển lãm của các nhóm bạn.
-Sau khi các nhóm đã xem và nghe nhóm bạn thuyết minh, các thành viên trong nhóm trở về chỗ và cùng chọn ra nhóm làm tốt dựa vào các tiêu chí sau: sưu tầm các thông tin phong phú về chủng loại (tranh ảnh, tờ rơi, tranh cổ động, bài báo,); trình bày đẹp.
Lưu ý: Trong trường hợp HS không sưu tầm được thông tin và tranh ảnh, GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình trang 35 SGK để thảo luận nhóm theo các câu hỏi:
- Tìm xem thông tin nào nói về cách phòng tránh HIV/ AIDS, thông tin nào nói về cách phát hiện một người có nhiễm HIV hay không.
- Theo bạn, có những cách nào để không bị lây nhiễm HIV quan đường máu.
 Hoạt động 3: Củng cố dặn dò
 Nhận xét tiết học
 Thứ 6 ngày 15 tháng 10 năm 2010 
Toán:
 Viết các số đo độ dài dưới dạng số thập phân
I. Mục tiêu: Giúp HS ôn:
- Bảng đơn vị đo độ dài.
- Quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề và quan hệ giữa một số đơn vị đo thông dụng.
- Luyện tập viết số đo độ dài dưới dạng STP theo các đơn vị đo khác nhau.
II. Đồ dùng dạy học
Bảng đơn vị đo độ dài kẻ sẵn, để trống một số ô bên trong .
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu.
 Hoạt động 1: Ôn lại hệ thống đơn vị đo độ dài
a. GV cho HS nêu lại các đơn vị đo độ dài đã học lần lượt từ lớn đến bé.
km
hm
m
dm
cm
mm
b. HS nêu quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề, ví dụ:
1km = 10 hm	1hm = m = 0,1m.
1km = 10 dm	1dm = m = 0,1m.
GV yêu cầu HS nghĩ và phát biểu nhận xét chung (khái quát hoá) về quan hệ giữa các đơn vị đo liền kề. HS phát biểu, sau đó bàn và chỉnh lại ngôn ngữ, đi đến câu phát biểu chính xác, chẳng hạn:
Mỗi đơn vị đo độ dài gấp 10 lần đơn vị đo độ dài liền sau nó.
Mỗi đơn vị đo độ dài bằng một phần mười (bằng 0,1) đơn vị liền trước nó.
c. GV cho HS nêu quan hệ giữa một số đơn vị đo độ dài thông dung, ví dụ:
1km = 1000m	1m = km = 0,001km
1m = 100cm	1cm = m.
1m = 1000mm	1mm = m = 0,001m
 Hoạt động 2: Thực hành
Bài 1 : Học sinh làm theo mẫu
a. GV cho HS làm một số bài mẫu:
Ví dụ: 7km 675m = ... km
7km675 = 7km + km = 7,675 km
- HS tự làm bài , gọi HS lên bảng chữa bài
 Bài 2 : HS tự làm bài; Đổi vở để kiểm tra bài lẫn nhau; GV chữa chung 
 Bài 3: HS làm bài. GV chấm một số bài , nhận xét chung
Hoạt động 3: Củng cố – dặn dò
 Về làm bài tập còn lại trong VBT.
Tập làm văn:
Luyện tập tả cảnh
 (dựng đoạn mở bài, kết bài)
I) mục tiêu:
- Củng cố kiến thức về đoạn mở bài, đoạn kết bài trong bài văn tả cảnh.
- Biết cách viết các kiểu mở bài, kết bài cho bài văn tả cảnh.
II) đồ dùng dạy học: 
 VBT tiếng việt 5
III) các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ: 
 HS đọc đoạn văn miêu tả cảnh thiên nhiên ở địa phương đã được viết lại.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học.
2. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài 1: HS đọc yêu cầu và nội dung BT.
- HS nhắc lại kiến thức đã học về hai kiểu mở bài (trực tiếp, gián tiếp):
+ Mở bài trực tiếp: Kể ngay vào việc (bài văn kể chuyện) hoặc giới thiệu ngay đối tượng được tả (bài văn miêu tả).
+ Mở bài gián tiếp: Nói chuyện khác để dẫn vào chuyện (hoặc vào đối tượng) định kể (hoặc tả).
- HS đọc thầm 2 đoạn văn rồi nêu nhận xét.
- Lời giải: a) Là kiểu mở bài trực tiếp.
 b) Là kiểu mở bài gián tiếp.
Bài 2: HS đọc yêu cầu và nội dung BT.
- Tiến hành như bài tập 1.
+ Kết bài không mở rộng: Cho biét kết cục, không bình luận thêm.
+ Kết bài mở rộng: Sau khi cho biết kết cục, có lời bình luận thêm.
- Lời giải: 
* Giống nhau: Đều nói về tình cảm yêu quý, gắn bó thân thiết của bạn HS đối với con đường.
* Khác nhau: 
+ Kết bài không mở rộng: Khẳng định con đường rất thân thiết với bạn HS.
+ Kết bài mở rộng: Vừa nói về tình cảm yêu quý con đường, vừa ca ngợi công ơn của các cô bác công nhân vệ sinh đã giữ sạch con đường, đồng thời thể hiện ý thức giữ cho con đường luôn sạch, đẹp.
Bài 3: HS đọc yêu cầu và nội dung BT.
- GV nhắc HS chú ý cách viết kiểu mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng.
- HS viết mở bài, kết bài theo yêu cầu.
- HS nối tiếp nhau trình bày bài của mình, HS khác nhận xét, GV chấm điểm một số bài.
3.Củng cố dặn dò: HS nhắc lại cách mở bài, kết bài vừa học.
- GV nhận xét, đánh giá tiết học và dặn HS chuẩn bị bài tuần sau.
ĐỊA LÍ
 DÂN SỐ NƯỚC TA
I - MỤC TIấU : Học xong bài này,HS : 
Biết dựa vào bảng số liệu, biểu đồ để nhận biết số dõn và đặc điểm tăng dõn số ở nước ta.
Biết được nước ta cú dõn số đụng, gia tăng dõn số nhanh.
Nhớ số liệu dõn số của nước ta ở thời điểm gần nhất.
Nờu được một số hậu quả do dõn số tăng nhanh và thấy được sự cần thiết của việc sinh ớt con trong một gia đỡnh.
II - ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
Bản số liệu về dõn số cỏc nước Đụng Nam Á năm 2004 phúng to.
Biểu đồ tăng dõn số Việt Nam.
III - CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
A/ Kiểm tra bài cũ :
Chỉ và nờu vị trớ giới hạn nước ta trờn BĐ?
Nờu vai trũ của đất, rừng đối với đời sống SX của nd ta?
Chỉ và mụ tả vựng biển Việt Nam?
B/ Bài mới :
* Giới thiệu bài: GV nêu mục tiêu của tiết học 
Hoạt động 1 : Tìm hiểu dõn số (làm việc cỏ nhõn )
Bước 1 :HS quan sỏt bảng số liệu dõn số cỏc nước Đụng nam Á năm 2004 và trả lời cõu hỏi 1 – SGK.
Bước 2 : HS trỡnh bày trước lớp kết quả – nhận xột.
GV kết luận.3
 Hoạt động 2 : Tìm hiểu gia tăng dõn số (Làm việc theo cặp) 
Bước 1 : HS quan sỏt biểu đồ dõn số qua cỏc năm, trả lời cõu hỏi ở mục 2 – SGK.
Bước 2 : HS trả lời cõu hỏi; HS khỏc bổ sung; GV sửa chữa kết luận.
 Hoạt động 3 : Làm việc theo nhúm bàn
Bước 1 HS dựa vào tranh ảnh và vốn hiểu biết, nờu một số hậu quả do dõn ssố tăng nhanh.
Bước 2 : HS trỡnh bày kết quả – nhận xột – Kết luận.
--> Bài học SGK
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dũ : 
- HS trả lời 2 cõu hỏi – SGK.
- Về nhà học bài và đọc trước bài 9/8

Tài liệu đính kèm:

  • docCopy of Tuan 8.doc