Giáo án Các môn lớp 5 - Năm học: 2010 - 2011 - Tuần 15

Giáo án Các môn lớp 5 - Năm học: 2010 - 2011 - Tuần 15

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

 1. Đọc lưu loát toàn bài, phát âm chính xác tên người dân tộc ( Y Hoa, già Rok), giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn văn: trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng ; hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ.

 2. Hiểu nội dung bài: Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

 - Tranh minh họa SGK.

II-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 24 trang Người đăng huong21 Lượt xem 657Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn lớp 5 - Năm học: 2010 - 2011 - Tuần 15", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15 
Thứ hai ngày 7 tháng 12 năm 2009
Tập đọc
Buôn Chư Lênh đón cô giáo
I- Mục đích yêu cầu:
 1. Đọc lưu loát toàn bài, phát âm chính xác tên người dân tộc ( Y Hoa, già Rok), giọng đọc phù hợp với nội dung các đoạn văn: trang nghiêm ở đoạn dân làng đón cô giáo với những nghi thức long trọng ; hồ hởi ở đoạn dân làng xem cô giáo viết chữ.
 2. Hiểu nội dung bài: Tình cảm của người Tây Nguyên yêu quý cô giáo, biết trọng văn hoá, mong muốn con em của dân tộc mình được học hành, thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu.
II- Đồ dùng dạy học:
 - Tranh minh họa SGK.
II-Các hoạt động dạy học:
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1- ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc bài Hạt gạo làng ta và TLCH về nội dung bài.
3- Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu 
b- Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc:
- Mời 1 HS giỏi đọc cả bài. 
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Mời đại diện nhóm đọc bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
*Tìm hiểu bài:
- Cô giáo Y Hoa đến buôn Chư Lênh để là gì?
- Người dân Chư Lênh đón tiếp cô giáo trang trọng và thân tình như thế nào?
- Những chi tiết nào cho thấy dân làng rất háo hức chờ đợi và yêu “cái chữ”?
- Tình cảm của người Tây Nguyên với cô giáo và cái chữ nói lên điều gì?
- Gọi HS nêu nội dung của bài.
c)Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Mời HS nối tiếp đọc bài.
- Cho HS tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn 3 trong nhóm
-Thi đọc diễn cảm. 
3-Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học
- Nhắc HS về nhà học bài.
- Báo cáo sĩ số: . Hát.
- 3 HS đọc thuộc lòng bài thơ và TLCH về nội dung bài.
- HS giỏi đọc cả bài.
- HS đọc nối tiếp đoạn, kết hợp luyện phát âm và đọc từ chú giải.
- HS đọc đoạn trong nhóm.
- Đại diện nhóm đọc bài.
- Theo dõi.
- Cô giáo đến buôn để mở trường dạy học.
- Mọi người đến rất đông khiến căn nhà sàn chật ních. Họ mặc quần áo như đi hội.
- Mọi người ùa theo già làng đề nghị cô giáo cho xem cái chữ. Mọi người im ...
- Người Tây Nguyên rất ham học, ham hiểu biết,
- HS nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc.
- HS tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc diễn cảm.
- HS thi đọc, lớp nhận xét, bình chọn.
Toán
Luyện tập 
I- Mục tiêu: Giúp HS:
 - Củng cố quy tắc và rèn kĩ năng thực hiện phép chia số thập phân cho số thập phân.
 -Vận dụng giải các bài toán có liên quan đến chia số thập phân cho số thập phân.
II- Đồ dùng dạy học:
 -Thước
II- Các hoạt động dạy học 
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ:
-Nêu quy tắc chia một STP cho một STP
2- Dạy bài mới:
Bài 1 (72) Phần d, không yêu cầu HS yếu
- Yêu cầu hS nêu cách thực hiện.
- Cho HS làm vào bảng con.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2 (72) Phần b,c không yêu cầu HS yếu
- Cho HS nêu cách làm.
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 3 HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, cho điểm.
Bài 3 (72)
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
- Cho HS làm vào vở.
- GV thu chấm vở HS.
- Mời một HS lên bảng chữa bài.
Bài 4(72) Không yêu cầu HS yếu
- Cho HS trao đổi nhóm 2 tìm cách giải.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét, kết luận.
3-Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS học lại cách so sánh 2phân số 
- HS nêu, lớp theo dõi.
 - 2 em thực hiện 63,5 : 12,5 =
 456,23 : 23,4 =
- HS đọc yêu cầu.
- HS làm vào bảng con, chữa bài.
a. 4,5; b. 6,7; c. 1,18; d.21,2
- HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm, lớp nhận xét.
- HS làm vào nháp.
- 3 HS lên bảng chữa bài.
 b) x 0,34 = 1,19 1,02 
 x 0,34 = 1,2138 
 x = 1,2138 : 0,34
 x = 3,57 
 (Các phần còn lại làm tương tự )
- HS nêu yêu cầu.
- HS tìm hiểu bài toán và nêu cách giải. 
- HS làm vào vở.
- HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét.
 Đáp số: 7 lít dầu hoả.
- HS đọc yêu cầu.
- HS trao đổi nhóm 2 để tìm cách giải.
- 1 HS lên bảng chữa bài.
Vậy số dư của phép chia trên là 0,033 (nếu lấy đến 2 chữ số ở phần thập phân của thương)
Địa lí
Thương mại và du lịch
I- Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
- Biết sơ lược khái niệm: thương mại, nội thương, ngoại thương ; thấy được vai trò của ngành thương mại trong đời sống và sản xuất.
- Nêu được tên các mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu chủ yếu của nước ta.
- Nêu được các điều kiện thuận lợi để phát triển ngành du lịch ở nước ta.
- Xác định trên bản đồ các trung tâm thương mại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các trung tâm du lịch lớn của nước ta.
II- Đồ dùng dạy học:
	-T ranh ảnh về các chợ lớn, trung tâm tương mại,.
	- Bản đồ hành chính Việt Nam.
III-Các hoạt động dạy học:	
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu phần ghi nhớ bài 14. 
2- Dạy bài mới:	
1. Hoạt động thương mại:
a- Hoạt động 1: (Làm việc cá nhân)
- Cho HS đọc mục 1-SGK, trả lời câu hỏi
-Thương mại gồm những hoạt động nào?
- Những địa phương nào có hoạt động thương mại phát triển nhất cả nước?
- Nêu vai trò của ngành thương mại?
-Kể tên các mặt hàng xuất, nhập khẩu chủ yếu của nước ta?
- GV kết luận: 
2. Ngành du lịch: 
b- Hoạt động 2: (Làm việc theo nhóm)
- GV cho HS trả lời các câu hỏi ở mục 2 SGK và các câu hỏi sau theo nhóm 4.
+ Cho biết vì sao những năm gần đây, lượng khách du lịch đến nước ta đã tăng lên?
+ Kể tên các trung tâm du lịch lớn của nước ta?
 - Mời đại diện các nhóm trình bày. 
- GV nhận xét, kết luận.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc phần ghi nhớ.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về nhà học bài.
- 2 HS nêu, lớp theo dõi.
- Gồm có: nội thương và ngoại thương.
- Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.
- Nhờ có hoạt động thương mại mà sản phẩm của các ngành sản xuất đến tay người tiêu dùng.
- Các mặt hàng xuất khẩu: khoáng sản, hàng công nghiệp nhẹ và thủ công nghiệp,
Các mặt hàng nhập khẩu: máy móc, nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu,
- HS đọc mục 2.
- HS thảo luận nhóm 4 theo yêu cầu.
- Đại diện các nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung.
- HS đọc phần ghi nhớ.
Kĩ thuật
Lợi ích của việc nuôi gà
I. Mục tiêu: 
 - HS hiểu được ích lợi của việc chăn nuôi gà .
 - HS có ý thức chăm sóc, bảo vệ vật nuôi .
II. Đồ dùng dạy học: 
 - Tranh ảnh minh họa lợi ích của việc nuôi gà.
III. Hoạt động dạy học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra
2- Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: GV giới thiệu chương “ Kĩ thuật nuôi gà” và giới thiệu bài.
b. Hoạt động 1 : Tìm hiểu lợi ích của việc nuôi gà.
- Kể tên các sản phẩm của chăn nuôi gà.
- Nuôi gà đem lại lợi ích gì ?
- Nêu các sản phẩm được chế biến từ thịt gà và trứng gà.
- Gọi đại diện nhóm trình bày kết quả.
- GV bổ sung và giải thích, minh hoạ một số lợi ích chủ yếu của việc chăn nuôi gà.
Các sản phẩm của việc nuôi gà
- thịt gà, lông gà, phân gà
Lợi ích của việc nuôi gà
- Gà lớn nhanh, đẻ nhiều trứng
- Cung cấp thịt, trứng dùng để làm thực phẩm hằng ngày
- Cung cấp nguyên liệu
( thịt, trứng) cho công nghiệp chế biến thực phẩm.
- Đem lại nguồn thu nhập cho nhiều gia đình ở nông thôn.
- Nuôi gà tận dụng thức ăn sẵn có trong thiên nhiên.
-Cung cấp phân bón cho trồng trọt
c- Hoạt động 2: Đánh giá kết quả học tập
- GV phát phiếu học tập, nêu yêu cầu:
Đánh dấu x vào ô trống ở câu trả lời đúng:
- Yêu cầu HS làm bài.
- Gọi HS báo cáo kết quả.
- Nhận xét, đánh giá kết quả học tập của HS.
4. Củng cố - dặn dò:
- Nhận xét tinh thần thái độ học tập của HS.
- Dặn HS chuẩn bị bài sau.
- Theo dõi.
- HS thảo luận nhóm nội dung bên (dựa vào SGK, thực tế ).
- Đại diện từng nhóm trình bày
- Các HS khác nhận xét, bổ sung
- HS làm bài tập vào phiếu
- HS báo cáo kết quả
Lợi ích của việc nuôi gà là:
- Cung cấp thịt, trứng để làm thực phẩm.
- Cung cấp chất bột đường.
- Cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm.
- Đem lại thu nhập cho người chăn nuôi.
- Làm thức ăn cho vật nuôi.
- Làm cho môi trường xanh, sạch, đẹp.
- Cung cấp phân bón cho trồng trọt.- Xuất khẩu.
Ngày soạn 5/12/09
Ngày giảng 8/12/09 Thứ ba ngày 8 tháng 12 năm2009
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Hạnh phúc
I- Mục đích yêu cầu:
- Hiểu nghĩa của từ hạnh phúc.
- Biết trao đổi, tranh luận cùng các bạn để có nhận thức đúng về hạnh phúc.
II- Đồ dùng dạy học:
 -Từ điển học sinh hoặc một vài trang phô tô phục vụ bài học.
 -Bảng nhóm, bút dạ.
III-Các hoạt động dạy học:
 	 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1- ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ: HS đọc lại đoạn văn tả mẹ cấy lúa, BT3 của tiết LTVC trước.
- GV nhận xét, đánh giá.
3- Dạy bài mới:
a- Giới thiệu bài: GV nêu MĐ, YC.
b- Hướng dẫn HS làm bài tập.
Bài tập 1 
- GV lưu ý HS: Trong 3 ý đã cho, có thể có ít nhất 2 ý thích hợp ; các em phải chọn 1 ý thích hợp nhất.
- Mời một số HS trình bày.
- GV nhận xét, kết luận.
Bài tập 2 
- Cho HS làm bài theo nhóm 2.
- Mời một số HS trình bày.
- GV nhận xét, kết luận.
Bài tập 3
- Nhắc HS: chỉ tìm từ ngữ chứa tiếng phúc với nghĩa là điều may mắn, tốt lành 
- GV cho HS thi làm việc theo nhóm, ghi kết quả vào bảng nhóm.
- Mời đại diện nhóm trình bày kết quả. 
- GV cho HS tìm những từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc đặt câu với các từ ngữ các em vừa tìm được.
- GV nhận xét, KL nhóm thắng.
Bài tập 4 
- Giúp HS hiểu đúng yêu cầu của bài tập
- Cho HS trao đổi theo nhóm 4, sau đó tham gia tranh luận trước lớp.
- GV nhận xét tôn trọng ý kiến riêng của mỗi HS, song hướng cả lớp cùng đi đến kết luận: Tất cả các yếu tố trên đều có thể đảm bảo cho gia đình sống hạnh phúc nhưng mọi người sống hoà thuận là quan trọng nhất vì thiếu yếu tố hoà thuận thì gia đình không thể có hạnh phúc. 
3- Củng cố, dặn dò:
 - GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà học bài và xem lại BT3
- Báo cáo sĩ sô: . Hát.
- 3 HS đọc, lớp nhận xét.
- HS nêu yêu cầu.
- Cho HS làm việc cá nhân.
- HS trình bày, lớp theo dõi.
 b) Trạng thái sung sướng vì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài theo nhóm 2.
- HS trình bày, lớp nhận xét.
+Những từ đồng nghĩa với hạnh phúc: sung sướng, may mắn,
+Những từ trái nghĩa với hạnh phúc: bất hạnh, khốn khổ, cực khổ, cơ cực,
- HS nêu yêu cầu.
- Theo dõi, làm việc theo nhóm, ghi kết quả vào bảng nhóm.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả. 
- HS tìm những từ đồng nghĩa, trái nghĩa hoặc đặt câu với các từ ngữ vừa tìm được
- Phúc ấm: phúc đức của tổ tiên để lại.
- Phúc bất trùng lai: Điều may mắn không đến liền nhau.
- Phúc lộc: Gia đình yên ấm, tiền của dồi dào.
- HS nêu yêu cầu.
- HS trao đổi theo nhóm 4, sau đó tham gia tranh luận trước lớp.
Yếu tố quan trọng nhất  ... ghi chép. Cho cả lớp nhận xét.
- GV treo bảng phụ ghi dàn ý khái quát của một bài văn tả người, mời 1 HS đọc.
- GV nhắc HS chú ý tả hoạt động của nhân vật để qua đó bộc lộ phần nào tính cách nhân vật.
- Cho HS lập dàn ý, 2 HS làm vào bảng nhóm.
- Mời 2 HS làm bài vào bảng nhóm trình bày.
- GV đánh giá cao những dàn ý thể hiện được ý riêng trong quan sát, trong lời tả.
Bài tập 2
- GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS
- GV nhắc HS chú ý:
+Đoạn văn cần có câu mở đoạn.
+Nêu được đủ, đúng, sinh động những nét tiêu biểu về hoạt động nhân vật em chọn tả. Thể hiện được tình cảm của em với người đó.
+Cách sắp xếp các câu trong đoạn hợp lí.
+Các câu văn trong đoạn phải cùng làm nổi bật hoạt động của nhân vật và thể hiện cảm xúc của người viết.
- Cho HS viết đoạn văn vào vở.
- Cho HS nối tiếp nhau đọc đoạn văn.
- Hướng dẫn HS bình chọn người viết đoạn văn tả hoạt động nhân vật hay nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo.
- GV nhận xét, chấm điểm một số đoạn văn. 
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, yêu cầu những HS làm bài chưa đạt về hoàn chỉnh đoạn văn, chuẩn bị bài sau.
-3 HS đọc, lớp nhận xét.
- HS đọc yêu cầu trong SGK.
- HS xem lại kết quả quan sát một bạn nhỏ hoặc một em bé ở tuổi tập đi, tập nói.
- HS khá, giỏi đọc kết quả ghi chép, cả lớp nhận xét.
- HS theo dõi, đọc bài.
- HS nghe.
- HS lập dàn ý vào nháp.
- HS trình bày, lớp nhận xét. 
- HS yêu cầu của bài.
- HS nghe.
- HS viết đoạn văn vào vở.
- HS đọc, lớp theo dõi.
- HS bình chọn người viết đoạn văn tả hoạt động nhân vật hay nhất, có nhiều ý mới và sáng tạo.
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe đã đọc
I- Mục đích yêu cầu:
 1- Rèn kĩ năng nói:
 -Biết tìm và kể lại được một câu chuyện đã nghe hay đã đọc phù hợp với yêu cầu của đề bài.
 - Biết trao đổi với bạn bè về nội dung ý nghĩa của câu chuyện. 
 2-Rèn kĩ năng nghe: Chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II-Đồ dùng dạy học:
 Một số truyện có nội dung viết về nhữg người đã góp sức mình chống lại đói nghèo, lạc hậu.
III-Các hoạt động dạy học:
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Mời HS kể lại truyện Pa-xtơ và em bé và TLCH về ý nghĩa của câu chuyện.
2- Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu 
b. Hướng dẫn HS kể chuyện:
a.H/dẫn HS hiểu đúng yêu cầu của đề
- Mời một HS đọc yêu cầu của đề.
- GV gạch chân những chữ quan trọng trong đề bài ( đã viết sẵn trên bảng lớp )
- Mời 2 HS đọc gợi ý 1, 2,3,4 trong SGK. 
- Cho HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện sẽ kể.
- Cho HS gạch đầu dòng trên giấy nháp dàn ý sơ lược của câu chuyện.
b) HS thực hành kể truyện, trao đổi về nội dung câu truyện.
- Cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa chuyện .
- GV quan sát cách kể chuyện của HS các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em. 
- Mời HS thi kể chuyện trước lớp.
3- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện
- HS kể, lớp nhận xét cho điểm
- HS đọc đề: Kể một câu truyện em đã nghe hay đã đọc nói về những người đã góp sức mình chống lại đói nghèo lạc hậu, vì hạnh phúc của nhân dân 
- HS đọc, lớp đọc thầm.
- HS nói tên câu chuyện mình sẽ kể.
- HS gạch đầu dòng trên giấy nháp dàn ý sơ lược của câu chuyện.
-HS kể chuyện theo cặp. Trao đổi với với bạn về nhận vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
- Đại diện các nhóm lên thi kể.
+Mỗi HS thi kể xong đều trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa truyện.
-Cả lớp, tính điểm, bình chọn: 
+Bạn tìm được chuyện hay nhất. 
+Bạn kể chuyện hay nhất.
+Bạn hiểu chuyện nhất. 
Toán
Giải toán về tỉ số phần trăm
I-Mục tiêu: Giúp HS: 
 - Biết cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
 - Vận dụng giải các bài toán đơn giản có nội dung tìm tỉ số phần trăm của hai số.
II-Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1-Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS làm vào bảng con: Tìm tỉ số phần trăm của 39 : 100 =?
2- Dạy bài mới:
a) Ví dụ:
- GV nêu ví dụ, tóm tắt, rồi yêu cầu HS:
+Viết tỉ số của số HS nữ và số HS toàn trường.
+Thực hiện phép chia. 315 : 600 = ?
+Nhân với 100 và chia cho 100.
- GV nêu: Thông thường ta viết gọn cách tính như sau: 315 : 600 = 0,525 = 52,5%
b) Quy tắc: 
- Gọi HS nêu quy tắc.
c) Bài toán:
- GV nêu ví dụ và giải thích: Khi 80kg nước biển bốc hơi hết thì thu được 2,8 kg muối.
- Cho HS tự làm ra nháp.
- Mời 1 HS lên bảng làm.
- GV nhận xét, kết luận.
d- Thực hành
Bài 1 (75)
- Hướng dẫn HS viết thành tỉ số phần trăm (theo mẫu)
- Cho HS làm vào bảng con. 
- GV nhận xét.
Bài 2 (75)Phần c không yêu cầu HS yếu.
- GV giới thiệu mẫu (bằng cách cho HS tính 19 : 30, dừng ở 4 chữ số sau dấu phẩy, viết 0,6333= 63,33%)
- Cho HS làm vào nháp.
- Mời 2 HS lên bảng chữa bài.
- GV nhận xét.
Bài 3 (75)
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài toán.
- Cho HS làm vào vở.
- GV thu chấm vở HS.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học.
- HS làm bài, chữa bài, nhận xét.
- HS thực hiện.
+315 : 600
+316 : 600 = 0,525
+0,525 x 100 : 100 = 52,5 : 100 = 52,5%
- HS nêu cách tìm tỉ số phần trăm của hai số.
- Theo dõi.
- HS tự làm ra nháp.
- HS lên bảng làm, lớp nhận xét.
 Đáp số: 3,5%
- HS nêu yêu cầu.
- Theo dõi.
- HS làm vào bảng con. 
 57%; 30%; 23,4%; 135% 
- HS nêu yêu cầu.
- Theo dõi.
- HS làm vào nháp.
- HS lên bảng chữa bài, lớp nhận xét.
 45 : 61 = 0,7377 73,77%
 1,2 : 26 = 0,0461 4,61%
- HS đọc đề bài.
- HS tìm hiểu bài toán.
- HS làm vào vở.
- HS lên bảng chữa bài.
 Đáp số: 52%
Giáo dục tập thể
Sơ kết tuần
I- mục tiêu :
- Đánh giá tình hình học tập, các hoạt động và nề nếp của lớp trong tuần 
- Đề ra phương hướng, kế hoạch hoạt động của tuần tới.
 - Giáo dục ý thức, tổ chức, kỉ luật cho HS.
II- Nội dung sinh hoạt
1. Tổ chức : Hát
2. Nội dung :
a. Lớp trưởng nhận xét, đánh giá hoạt động của lớp trong tuần
 - Lớp trưởng nhận xét chung tình hình của lớp.
 - Lớp nghe và đóng góp ý kiến.
b. GV nhận xét, đánh giá chung- Sơ kết tuần
*Nề nếp:
 - Nề nếp lớp tốt.
 - Duy trì các hoạt động tập thể dục giữa giờ, hát múa đều đặn.
 - Thực hiện tốt giờ truy bài .
*Học tập:
 - Nhìn chung HS có ý thức học tập.
 - Một số em có ý thức trong học tập: Hằng, Châm, Đức, Dũng,...
 - Một số HS có ý thức phấn đấu trong đợt thi đua.
 - Còn một số em ý thức học tập chưa cao, lười học bài.
*Lao động, vệ sinh:
 - Thực hiện tốt các công tác vệ sinh cá nhân, trường lớp.
3. Phương hướng tuần tới.
*Nề nếp: 
 - Duy trì nề nếp, thực hiện tốt giờ giấc, nội quy của trường, lớp.
 - Phát huy vai trò của mỗi cá nhân trong phong trào tự quản.
	 - Duy trì tốt phong trào đôi bạn cùng tiến.
*Học tập:
 - Phát huy kết quả phong trào " Đôi bạn cùng tiến"& ý thức tự giác, giúp nhau trong học tập.
 * Các hoạt động khác:
 - Thực hiện giữ gìn vệ sinh cá nhân, trường lớp, giữ vệ sinh môi trường.
4. Củng cố, dặn dò:
 - Tuyên dương HS xuất sắc : 
 - Dặn dò: Thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
Thể dục
Bài thể dục phát triển chung - Trò chơi” Thỏ nhảy”
I-mục tiêu:
 - Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thuộc bài và tập đúngkĩ thuật. 
 - Chơi trò chơi Thỏ nhảy. Yêu cầu tham gia chơitương đối chủ động và nhiệt tình.
II- địa điểm – phương tiện:
 - Địa điểm: Sân trường.
 - Phương tiện: CB 1 còi, kẻ sân chơi trò chơi.
III- nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
HĐ của GV
HĐ của HS
1.Phần mở đầu
- Tập hợp lớp, phổ biến ND, YC bài học
- Chạy chậm thành vòng tròn quanh sân tập.
2.Phần cơ bản
a/ Ôn bài thể dục phát triển chung.
b/Trò chơi Thỏ nhảy
3.Phần kết thúc
- Thực hiện 1 số động tác thả lỏng các khớp và toàn thân.
6-10 p
18-22p
4-6 p
- GV nhận lớp.
- GV nêu yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.
- GV yêu cầu ôn 3,4 lần,
 mỗi động tác 2x8 nhịp. 
- GV chỉ định 1 số HS ở các tổ lần lượt lên thực hiện từng động tác(theo thứ tự của bài thể dục)
- GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi, giải thích cách chơi, qui định chơi, sau đó cho HS chơi thử 1,2 lần sau đó chơi chính thức.
- GV quan sát, nhận xét, nhắc HS trong khi chơi không nên vội vàng quá. 
- GV cùng HS hệ thống bài học
- GV nhận xét giờ, đánh giá giờ học
- Dặn dò: VN ôn bài
- HS xếp hàng, xoay các khớp cổ chân, tay, khớp gối, vai, hông.
- Chạy thành vòng tròn, chơi trò chơi Tìm người chỉ huy.
- HS ôn 3,4 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp. 
- HS tập, tổ trưởng điều khiển
- Cán sự lớp điều khiển: cả lớp tập 2-3 lần, mỗi lần 2x 8 nhịp. 
- Thi xem tổ nào có nhiều người thực hiện bài thể dục đúng và đẹp nhất.
- HS chơi theo tổ dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
- HS chơi cả lớp, thi đua giữa các tổ với nhau.
- Thả lỏng toàn thân.
- HS hát 1 bài, vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.
Thể dục
Bài thể dục phát triển chung.
Trò chơi: “Thỏ nhảy”
I-mục tiêu:
 - Ôn bài thể dục phát triển chung. Yêu cầu thực hiện hoàn thiện toàn bài. 
 - Chơi trò chơi Thỏ nhảy. Yêu cầu tham gia chơi nhiệt tình., chủ động.
II- địa điểm – phương tiện:
 - Địa điểm: Sân trường.
 - Phương tiện: CB 1 còi, kẻ sân chơi trò chơi.
III- nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
Định lượng
HĐ của GV
HĐ của HS
1.Phần mở đầu
- Tập hợp lớp, phổ biến ND, YC bài học
- Chạy chậm thành vòng tròn quanh sân tập.
2.Phần cơ bản
a/ Ôn bài thể dục phát triển chung.
b/Trò chơi Thỏ nhảy
3.Phần kết thúc
- Thực hiện 1 số động tác thả lỏng các khớp và toàn thân.
- Một số động tác hồi tĩnh.
6-10 p
18-22p
4-6 p
- GV nhận lớp.
- GV nêu yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.
- GV yêu cầu ôn 3,4 lần,
 mỗi động tác 2x8 nhịp. 
- GV chỉ định 1 số HS ở các tổ lần lượt lên thực hiện từng động tác(theo thứ tự của bài thể dục)
- GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi, giải thích cách chơi, qui định chơi, sau đó cho HS chơi thử 1,2 lần sau đó chơi chính thức.
- GV quan sát, nhận xét, nhắc HS trong khi chơi không nên vội vàng quá. 
- GV cùng HS hệ thống bài học
- GV nhận xét giờ, đánh giá giờ học
- Dặn dò: VN ôn bài TD phát triển chung.
- HS xếp hàng, xoay các khớp cổ chân, tay, khớp gối, vai, hông.
- Chạy thành vòng tròn, chơi trò chơi Tìm người chỉ huy.
- HS ôn 3,4 lần, mỗi lần 2 x 8 nhịp. 
- HS tập, tổ trưởng điều khiển
- Cán sự lớp điều khiển: cả lớp tập 2-3 lần, mỗi lần 2x 8 nhịp. 
- Thi xem tổ nào có nhiều người thực hiện bài thể dục đúng và đẹp nhất.
- HS chơi theo tổ dưới sự điều khiển của tổ trưởng.
- HS chơi cả lớp, thi đua giữa các tổ với nhau.
- Thả lỏng toàn thân.
- HS hát 1 bài, vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 15.doc