Giáo án Các môn lớp 5 - Năm học: 2010 - 2011 - Tuần 20

Giáo án Các môn lớp 5 - Năm học: 2010 - 2011 - Tuần 20

I- MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.

2. Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong truyện (thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu, ).

 Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.

II- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

 - Tranh SGK

III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

 

doc 22 trang Người đăng huong21 Lượt xem 596Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Các môn lớp 5 - Năm học: 2010 - 2011 - Tuần 20", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 20
Ngày soạn 15/1/10
Ngày giảng 18/1/10 Thứ hai ngày 18 tháng 1 năm 2010
Tập đọc
Thái sư Trần Thủ Độ
I- Mục đích yêu cầu:
1. Đọc lưu loát, diễn cảm bài văn. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật.
2. Hiểu nghĩa các từ ngữ khó trong truyện (thái sư, câu đương, kiệu, quân hiệu,). 
 Hiểu ý nghĩa truyện: Ca ngợi thái sư Trần Thủ Độ – một người cư xử gương mẫu, nghiêm minh, không vì tình riêng mà làm sai phép nước.
II- Đồ dùng dạy học
	- Tranh SGK
III-Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ: 
- HS đọc và TLCH vở kịch Người công dân số Một.
3- Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: 
b. Hướng dẫn luyện đọc và tìm hiểu bài
* Luyện đọc:
- Mời 1 HS giỏi đọc.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn, GV kết hợp sửa lỗi phát âm và giải nghĩa từ khó.
- Cho HS đọc đoạn trong nhóm.
- Mời 1-2 HS đọc toàn bài.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
*Tìm hiểu bài:
- Khi có người muốn xin chức câu đương, Trần Thủ Độ đã làm gì?
- Trước việc làm của người quân hiệu, Trần Thủ Độ xử lí ra sao?
- Khi biết có viên quan tâu với vua rằng mình chuyên quyền, Trần Thủ Độ nói thế nào?
- Những lời nói và việc làm của Trần Thủ Độ cho ta thấy ông là người như thế nào?
- Gọi HS nêu nội dung chính của bài.
* Hướng dẫn đọc diễn cảm:
- Mời 3 HS nối tiếp đọc bài.
- Cho cả lớp tìm giọng đọc cho mỗi đoạn.
- HS luyện đọc phân vai trong nhóm
-Thi đọc diễn cảm.
3- Củng cố, dặn dò: GV nhận xét giờ học. Nhắc HS về đọc bài và chuẩn bị bài sau.
- Báo cáo sĩ số: . Hát.
- 3 HS đọc và TLCH về nội dung bài.
- HS giỏi đọc, lớp đọc thầm.
- HS đọc nối tiếp đoạn, kết hợp luyện phát âm và hiểu nghĩa từ khó.
- HS đọc đoạn trong nhóm.
- 1-2 HS đọc toàn bài.
- Theo dõi.
-Trần Thủ Độ đồng ý, nhưng yêu cầu chặt một ngón chân người đó để phân biệt với những
-Không những không trách móc mà còn thưởng cho vàng, lụa.
-Trần Thủ Độ nhận lỗi và xin vua ban thưởng cho viên quan dám nói thẳng.
-Trần Thủ Độ nghiêm khắc với bản thân, luôn đề cao kỉ cương phép nước, không vì tình riêng, nghiêm khắc với bản thân, đề cao kỉ cương phép nước
- HS nêu, 1-2 HS đọc lại.
-HS đọc.
-Tìm giọng đọc diễn cảm mỗi đoạn
- HS luyện đọc diễn cảm.
-HS thi đọc.
- Cả lớp nhận xét, bình chọn.
Toán
Luyện tập
I- Mục tiêu: 
Giúp HS rèn luyện kĩ năng tính chu vi hình tròn.
II- Đồ dùng dạy học:
	Giấy khổ to, bút dạ.
III- Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Cho HS nêu quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn.
2- Dạy bài mới:
Bài 1 (99)
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào bảng con.
- GV nhận xét, đánh giá.
Bài 2 (99) 
- Cho HS làm vào nháp.
- Gọi HS chữa bài trên bảng.
- GV nhận xét.
Bài 3 (99)Phần b không yêu càu HS yếu
- Mời HS nêu cách làm. 
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào vở, 2HS làm vào giấy
- Gọi HS dán giấy trên bảng, chữa bài.
- GV nhận xét.
Bài 4 (99) Không yêu cầu HS yếu
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS khoanh vào SGK bằng bút chì.
- Mời 1 HS nêu kết quả. 
- GV nhận xét, kết luận.
3- Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về ôn các kiến thức vừa học.
- HS nêu, lớp nh xét.
- HS nêu yêu cầu.
- Theo dõi.
- HS làm bài, chữa bài.
a, 56,52 m; b. 27,632dm; c.15,7cm
- HS nêu yêu cầu.
- HS làm bài vào nháp, kiểm tra chéo.
- Chữa bài, lớp nhận xét.
a, d = 5 m; b, r = 3 dm
- HS đọc yêu cầu.
- HS nêu, lớp theo dõi.
- Theo dõi.
- HS làm bài.
- Chữa bài, nhận xét.
 Đáp số: a) 2,041 m
 b) 20,41 m ; 204,1m
- HS đọc yêu cầu.
- Theo dõi.
- HS làm bài.
- HS nêu, lớp nhận xét.
*Kết quả: Khoanh vào D
Địa lí
Châu á (Tiếp theo)
I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS:
 - Nêu được đặc điểm về dân cư, tên một số hoạt động kinh tế của người dân châu á và ý nghĩa( ích lợi) của những hoạt động này.
 - Dựa vào lược đồ ( bản đồ), nhận biết được sự phân bố một số hoạt động sản xuất của người dân châu á.
 - Biết được khu vực Đông Nam á có khí hậu gió mùa nóng ẩm, trồng nhiều lúa gạo, cây công nghiệp và khai thác khoáng sản.
II.Chuẩn bị: Bản đồ tự nhiên châu á.
 Bản đồ các nước châu á.
III. Hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ:
- Chỉ và xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn của châu á.
2. Dạy bài mới.
a. Hoạt động 1: Dân cư châu á.
- Dựa vào bảng số liệu hãy so sánh số dân châu á với các châu lục khác ?
- Em hãy so sánh mật độ dân số của châu á với mật độ dân số châu Phi?
- Người dân châu á có màu da như thế nào?
- Dân cư châu á tập trung đông đúc ở đâu?(các đồng bằng châu thổ màu mỡ).
* GV kết luận: 
b. Hoạt động 2: Hoạt động kinh tế.
- Dựa vào hình 5 , cho biết sự phân bốvà ích lợi của một số ngành SX chính của châu á?
- Dân cư làm nghề gì là chính? 
- Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của người dân châu á là gì ?
- Ngoài những sản phẩm trên, em còn biết những sản phẩm nông nghiệp nào khác ?
- Dân cư các vùng ven biển thường phát triển nghề gì ?
- Ngành công nghiệp nào phát triển mạnh nhất ở châu á ?
c. Hoạt động 3: Khu vực Đông Nam á.
- Dựa vào H.3 bài 17, cho biết vị trí địa lí của khu vực Đông Nam á?
- Với khí hậu như vậy, Đông Nam á chủ yếu có loại rừng nào?
- ở Việt Nam có một số ngành sản xuất nào cũng có ở khu vực Đông Nam á?
- Gọi HS đọc ghi nhớ SGK- trang107.
3. Củng cố, dặn dò:
- Nhận xét tiết học- chuẩn bị bài :Các nước láng giềng của Việt Nam .
- 2 HS chỉ và xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn của châu á.
- HS đọc lại bảng số liệu bài 17, thảo luận đưa ra kết luận so sánh dân số và diện tích châu ávới các châu khác.
- HS đọc mục 3 để nhận xét màu da của người châu á.
- HS quan sát hình 5, đọc phần chú giải, thảo luận nhóm, ghi vào giấy câu trả lời .
- Đại diện các nhóm trả lời, bổ sung ý kiến.
- HS chỉ vị trí của khu vực Đông Nam á.
- Đọc SGK và liên hệ thực tế để TLCH
- 3,4 HS đọc ghi nhớ.
Kĩ thuật
Chăm sóc gà
I- Mục tiêu: Qua bài học, HS:
Nêu được mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
Biết cách chăm sóc gà.
Có ý thức chăm sóc, bảo vệ gà.
II- Đồ dùng dạy học:
Một số tranh ảnh minh hoạ trong SGK.
III- Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Giới thiệu bài:
- GV giới thiệu và nêu mục đích bài học.
2- Nội dung bài 
a- Hoạt động: Tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà:
- Gọi HS đọc mục 1 (SGK) để tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
- Mời HS phát biểu ý kiến.
- GV: Khi nuôi gà, ngoài việc cho gà ăn, uống, chúng ta còn cần tiến hành một số công việc khác như sưởi ấm cho gà mới nở, che nắng, chắn gió lùa,...để giúp gà không bị rét hoặc nắng, nóng. Tất cả những công việc đó gọi là chăm sóc gà.
b. H/động 2: Tìm hiểu cách chăm sóc gà.
- Cho HS đọc (SGK) và đặt câu hỏi để HS nêu tên các công việc chăm sóc gà.
- GV KL: Gà không chịu được nóng quá, rét quá, ẩm quá và dễ bị ngộ độc bởi thức ăn có vị mặn, thức ăn bị ôi mốc. Khi nuôi gà, cần chăm sóc gà bằng nhiều cách như: sưởi ấm cho gà con, chống nóng, chống rét, phòng ẩm cho gà, không cho gà ăn những thức ăn ôi, mốc, mặn...
c- Hoạt động 3: Nhận xét- Dặn dò:
- Nhận xét tinh thần, thái độ học tập.
- Yêu cầu HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- HS đọc mục 1 (SGK) để tìm hiểu mục đích, tác dụng của việc chăm sóc gà.
- HS phát biểu:
Gà cần ánh sáng, nhiệt độ , nước và chất dinh dưỡng để sinh trưởng và phát triển. Chăm sóc nhằm tạo các điều kiện về ánh sáng, nhiệt độ, không khí thích hợp cho gà sinh trưởng và phát triển. Chăm sóc gà đầy đủ giúp gà khoẻ mạnh, mau lớn, có sức chống bệnh tốt và góp phần nâng cao năng suất nuôi gà.
- HS đọc sách và liên hệ thực tế để tìm hiểu cách chăm sóc gà:
a/ Sưởi ấm cho gà con.
b/ Chống rét, chống nóng, phòng ẩm cho gà.
c/ Phòng ngộ độc thức ăn cho gà.
Ngày soạn 16/1/10
Ngày giảng 19/1/10 Thứ ba ngày 19 tháng 1 năm 2010
Luyện từ và câu
Mở rộng vốn từ : Công dân
I- Mụcđích, yêu cầu:
 1. Mở rộng, hệ thống hoá vốn từ gắn với chủ điểm: Công dân.
 2. Biết cách dùng một số từ ngữ thuộc chủ điểm Công dân.
II- Đồ dùng dạy học 
 - Từ điển Tiếng Việt.
III - Hoạt động dạy - học 
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1 - ổn định tổ chức:
2- Kiểm tra bài cũ: Gọi HS đọc đoạn văn đã viết hoàn chỉnh (BT2 tiết trước) chỉ rõ câu ghép được dùng trong đoạn văn, cách nối các vế câu ghép.
2- Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu b. Hướng dẫn HS làm bài tập:
Bài tập 1
- Cho HS trao đổi theo cặp, có thể sử dụng từ điển để tra nghĩa từ Công dân.
- Mời HS phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét, kết luận. 
Bài tập 2
- Cho HS tra cứu từ điển, tìm hiểu nghĩa các từ.
- Cho HS làm bài vào vở,2 HS làm phiếu
- Mời HS làm bài trên phiếu dán bài, trình bày kết quả. 
- GV nhận xét, chốt lại ý đúng. 
Bài tập 3
- Thực hiện tương tự bài tập trên.
Bài tập 4 
- GV chỉ bảng đã viết lời nhân vật Thành, hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS trao đổi thảo luận cùng bạn bên cạnh.
- Gọi HS phát biểu ý kiến. 
- GV chốt lại lời giải đúng.
3. Củng cố, dặn dò
- GV nhận xét tiết học.
- Dặn HS: ghi nhớ những từ ngữ gắn với chủ điểm Công dân để sử dụng đúng. 
- Báo cáo sĩ số: . Hát.
- 2 HS đọc bài.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc yêu cầu, lớp đọc thầm lại.
- HS trao đổi theo cặp.
- HS phát biểu ý kiến. lớp nhận xét.
Dòng b- “ Người dân của một nước, có quyền lợi và nghiã vụ với đất nước” nêu đúng nghĩa của từ công dân.
- HS đọc yêu cầu.
- HS tra cứu từ điển, tìm hiểu nghĩa một số từ chưa rõ. 
- HS viết kết quả làm bài vào vở. 
- HS dán bài lên bảng trình bày kết quả. 
- Cả lớp nhận xét, chốt lại ý đúng. 
- Công là “ của nhà nước, của chung”: công dân, công cộng, công chúng.
- Công là “ không thiên vị”: công bằng, công lí, công minh, công tâm.
- Công là thợ, khéo tay: công nhân, công nghiệp
- HS đọc yêu cầu.
 Những từ đồng nghĩa với từ công dân: nhân dân, dân chúng, dân
- Những từ không đồng nghĩa với công dân: đồng bào, dân tộc, nông dân, công chúng.
- HS đọc yêu cầu.
- HS theo dõi.
- HS trao đổi thảo luận, làm bài.
- HS phát biểu ý kiến, lớp nhận xét.
- Làm thân nô lệ mà muốn xoá bỏ kiếp nô lệ thì sẽ thành công dân ( dân, nhân dân, dân chúng) còn yên phận làm nô lệ thì mãi mãi là đầy tớ cho người ta. 
Toán
Diện tích hình tròn
I- Mục tiêu: 
- Giúp HS: nắm được quy tắc, công thức tính diện tích hình tròn và biết vận dụng để tính diện tích hình tròn.
II- Đồ dùng dạy học 
- Bộ đồ dùng dạy toán 5
II-Các hoạt động dạy học 
 Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ: Nêu quy tắc và công thức tính chu vi hình tròn?
2- Dạy bài mới:
a. Giới thiệu công thức tính diện tí ... +Hiện tượng quan sát được là gì?
+Vật bị biến đổi như thế nào?
+Nhờ đâu vật có biến đổi đó?
- Đại diện nhóm nêu kết quả thí nghiệm
- GV kết luận như SGK.
b, Hoạt động 2: Quan sát và thảo luận
*Mục tiêu: HS nêu được một số ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cho các hoạt động đó.
*Cách tiến hành:
-Bước 1: Làm việc theo cặp
- Cho HS tự đọc mục Bạn cần biết SGK, sau đó từng cặp quan sát hình vẽ và nêu thêm các ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động đó.
Bước 2: Làm việc cả lớp
+Đại diện một số HS báo cáo kết quả làm việc theo cặp.
+GV cho HS tìm và trình bày thêm các ví dụ khác về các biến đổi, hoạt động và nguồn năng lượng. 
3-Củng cố, dặn dò: 
- Cho HS đọc phần bạn cần biết.
- GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về nhà học bài.
- HS nêu, lớp nhận xét.
-HS làm thí nghiệm và thảo luận nhóm theo yêu cầu của GV.
+Nhờ vật được cung cấp năng lượng.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- HS đọc mục Bạn cần biết SGK, sau đó từng cặp quan sát hình vẽ và nêu thêm các ví dụ về hoạt động của con người, động vật, phương tiện, máy móc và chỉ ra nguồn năng lượng cung cấp cho các hoạt động đó.
- HS trình bày, lớp nhận xét.
Ngày soạn 19/1/10
Ngày giảng 22/1/10 Thứ sáu ngày 22 tháng 1 năm 2010
Thể dục
Tung và bắt bóng. Nhảy dây
I-mục tiêu:
 - Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay, ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân. Yêu cầu thực hiện được động tác tương đối chính xác và thành thạo.
- Chơi trò chơi Bóng chuyền sáu. Yêu cầu biết cách chơi và tham gia được vào trò chơi tương đối chủ động.
II- địa điểm – phương tiện:
 - Địa điểm: Sân trường.
 - Phương tiện: dây nhảy và bóng để HS tập luyện.
III- nội dung và phương pháp lên lớp:
Nội dung
ĐL
HĐ của GV
HĐ của HS
1.Phần mở đầu
- Tập hợp lớp, phổ biến ND, YC bài học.
- Chạy chậm thành vòng tròn quanh sân tập.
2.Phần cơ bản
a/ Ôn tung và bắt bóng bằng hai tay, tung bóng bằng một tay và bắt bóng bằng hai tay.
b/Ôn nhảy dây kiểu chụm hai chân.
c/ Trò chơi: “Bóng chuyền sáu”
3.Phần kết thúc
- Thực hiện 1 số động tác thả lỏng các khớp và toàn thân.
6-10 p
18-22p
4-6 p
- GV nhận lớp.
- GV nêu yêu cầu bài học, chấn chỉnh đội ngũ, trang phục tập luyện.
- GV yêu cầu ôn 3,4 lần.
- GV chia HS theo tổ, hướng dẫn lần 1.
- GV quan sát, sửa sai cho từng tổ. Giúp đỡ những HS chưa thực hiện đúng.
- Yêu cầu HS tự ôn.
- GV nêu tên trò chơi, tập hợp HS theo đội hình chơi, giải thích cách chơi, qui định chơi, cho HS chơi thử 1,2 lần.
- GV cùng HS hệ thống bài học.
- GV nhận xét giờ, đánh giá giờ học.
- HS xếp hàng, xoay các khớp cổ chân, tay, khớp gối, vai, hông.
- Chạy thành vòng tròn, giậm chân tại chỗ. 
- HS ôn theo tổ theo khu vực quy định. 
- HS tập, tổ trưởng điều khiển
- Cán sự lớp điều khiển: 
- Thi xem tổ nào có nhiều người thực hiện.
- HS thi tập theo tổ tổ trưởng điều khiển.
- ôn nhảy dây theo tổ.
- Một vài HS lên biểu diễn nhảy dây.
- HS tập trước động tác vừa di chuuyển vừa bắt bóng.
- HS chơi cả lớp, thi đua giữa các tổ với nhau.
- Thả lỏng toàn thân.
- HS hát 1 bài, vừa hát vừa vỗ tay theo nhịp.
Tập làm văn
Lập chương trình hoạt động
I/ Mục tiêu:
 - Dựa vào mẩu chuyện về một buổi sinh hoạt tập thể, biết lập chương trình hoạt động cho buổi sinh hoạt tập thể đó và cách lập chương trình hoạt động nói chung.
 - Qua việc lập chương trình hoạt động, rèn luyện óc tổ chức, tác phong làm việc khoa học, ý thức tập thể.
II/ Đồ dùng dạy học:
	-Ba tấm bìa viết mẫu cấu tạo 3 phần của một CTHĐ
	-Bảng nhóm, bút dạ, giấy khổ to.
III/ Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ:
2- Dạy bài mới:
a,Giới thiệu bài: Nêu mục đích yêu cầu
b, Hướng dẫn HS luyện tập:
Bài tập 1
- GV giải nghĩa cho HS hiểu thế nào là việc bếp núc.
- Các bạn trong lớp tổ chức buổi liên hoan văn nghệ nhằm mục đích gì?
- Để tổ chức buổi liên hoan cần làm những việc gì? Lớp trưởng đã phân công như thế nào?
+Hãy thuật lại diễn biến của buổi liên hoan?
Bài tập 2 
-GV giúp HS hiểu rõ yêu cầu của đề bài.
-GV cho HS làm bài theo nhóm. 
- Mời đại diện các nhóm trình bày.
- GV nhận xét, đánh giá.
3-Củng cố, dặn dò: 
- HS nhắc lại cấu tạo 3 phần của CTHĐ.
- GV nhận xét giờ học ; nhắc HS chuẩn bị cho tiết TLV lần sau.
- HS đọc yêu cầu. Cả lớp theo dõi SGK.
- Theo dõi, đọc thầm lại mẩu chuyện.
-Mục đich: Chúc mừng thầy cô giáo nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 - 11; bày tỏ lòng biết ơn thầy cô.
-Phân công chuẩn bị:
+Cần chuẩn bị: bánh, kẹo, hoa quả, chén đĩa, làm báo tường, chương trình văn nghệ.
+Phân công: 
- Chương trình cụ thể:
Buổi liên hoan diễn ra thật vui vẻ. Mở đầu là chương trình văn nghệ. 
- HS đọc yêu cầu.
- Theo dõi.
- HS làm việc theo nhóm.
- HS trình bày, nhóm khác nhận xét.
Kể chuyện
Kể chuyện đã nghe đã đọc
I- Mục đích yêu cầu:
 1-Rèn kĩ năng nói:
 -HS kể được câu chuyện đã nghe, đã đọc về một tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh. 
 2-Rèn kĩ năng nghe: 
 Chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II- Đồ dùng dạy học:
Một số truyện, sách, báo liên quan.
III- Các hoạt động dạy học:
	Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Gọi HS kể lại chuyện Chiếc đồng hồ, trả lời câu hỏi về ý nghĩa câu chuyện.
2- Dạy bài mới:
a,Giới thiệu bài: Nêu mục đích, yêu cầu 
2.2-Hướng dẫn HS kể chuyện:
a) Hướng dẫn HS hiểu đúng y/cầu của đề
-GV gạch chân những chữ quan trọng trong đề bài ( đã viết sẵn trên bảng lớp )
-Mời 3 HS đọc gợi ý 1, 2,3 trong SGK. 
- Yêu cầu HS đọc thầm lại gợi ý 1. GV nhắc HS: nên kể những câu chuyện đã nghe hoặc đã đọc ngoài chương trình.
-GV kiểm tra việc chuẩn bị của HS.
b) HS thực hành kể truyện, trao đổi về nội dung câu truyện.
- Cho HS kể chuyện theo cặp, trao đổi về nhân vật, chi tiết, ý nghĩa chuyện .
- GV quan sát cách kể chuyện của HS các nhóm, uốn nắn, giúp đỡ các em. GV nhắc HS chú ý kể tự nhiên, theo trình tự. 
- Mời đại diện các nhóm lên thi kể.
- Mỗi HS thi kể xong đều trao đổi với bạn về nội dung, ý nghĩa truyện.
- GV nhận xét, tính điểm.
3- Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học.
- Dặn HS về nhà kể lại câu chuyện các em đã tập kể ở lớp cho người thân nghe.
- 3 HS kể và nêu, lớp nhận xét.
-HS đọc đề: Kể một câu truyện em đã nghe hay đã đọc về những tấm gương sống, làm việc theo pháp luật, theo nếp sống văn minh.
-HS đọc.
- HS nối tiếp nhau nói tên câu chuyện sẽ kể.
- Cho HS gạch đầu dòng trên giấy nháp dàn ý sơ lược của câu chuyện
-HS kể chuyện theo cặp. Trao đổi với với bạn về nhận vật, chi tiết, ý nghĩa câu chuyện.
-HS thi kể chuyện trước lớp.
-Trao đổi với bạn về nội dung ý nghĩa câu chuyện.
- HS nhận xét:
+Bạn kể chuyện hay nhất.
+Bạn hiểu chuyện nhất
Toán
Giới thiệu biểu đồ hình quạt
I/ Mục tiêu: Giúp HS:
-Làm quen với biểu đồ hình quạt.
-Bước đầu biết cách “đọc”, phân tích và xử lí số liệu trên biểu đồ hình quạt.
II/ đồ DùNG:
 Bộ đồ dùng dạy học toán
III/Các hoạt động dạy học 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- Kiểm tra bài cũ: 
- Nêu cách tính chu vi, diện tích hình tròn.
2- Dạy bài mới:
a, Giới thiệu bài: Nêu mục tiêu tiết học.
b.Giới thiệu biểu đồ hình quạt:
a)VD1: GV yêu cầu HS quan sát kĩ biểu đồ hình quạt ở VD 1 trong SGK.
-Biểu đồ có dạng hình gì? chia làm mấy phần?
-Trên mỗi phần của hình tròn ghi những gì?
-GV hướng dẫn HS tập “đọc” biểu đồ:
+Biểu đồ nói về điều gì?
+Sách trong thư viện của trường được phân làm mấy loại?
+Tỉ số phần trăm của từng loại là bao nhiêu?
b)Ví dụ 2: 
- Biểu đồ nói về điều gì?
- Có bao nhiêu phần trăm HS tham gia môn Bơi?
- Tổng số HS của cả lớp là bao nhiêu?
- Tính số HS tham gia môn bơi?
c, Thực hành 
Bài 1 (102) 
- GV hướng dẫn HS cách làm.
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 4 HS lên bảng chữa bài. 
- GV nhận xét.
Bài 2 (102)
- Mời một HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào nháp. 
- Gọi HS nêu kết quả.
- GV nhận xét, đánh giá bài làm của HS.
3-Củng cố, dặn dò: 
 - GV nhận xét giờ học.
- Nhắc HS về ôn lại các kiến thức vừa học.
 - HS nêu, lớp nhận xét.
- HS quan sát.
- Biểu đồ hình quạt, chia làm 3 phần.
-Trên mỗi phần của hình tròn đều ghi các tỉ số phần trăm tương ứng. 
+Tỉ số phần trăm số sách trong TV
+Các loại sách trong thư viện được chia làm 3 loại.
- HS nêu tỉ số phần trăm của từng loại sách.
- Về tỉ số % HS tham gia các môn TT
+Có 12,5% HS tham gia môn bơi.
+TSHS: 32
+Số HS tham gia môn bơi là:
 32 12,5 : 100 = 4 (HS) 
- HS nêu yêu cầu.
- Theo dõi.
- HS làm vào vở.
- 4 HS lên bảng chữa bài, nhận xét.
 Đ/S: 48 ; 30 ; 18 ; 24 (HS)
- HS nêu yêu cầu.
- HS nêu cách làm. 
- HS làm vào nháp, đổi vở chấm chéo.
- HS nêu, lớp nhận xét. 
*Bài giải:
-HS giỏi chiếm 17,5%
-HS khá chiếm 60%
-HS trung bình chiếm 22,5%
Giáo dục tập thể
Sơ kết tuần
I- mục tiêu :
 - Đánh giá tình hình học tập, các hoạt động và nề nếp của lớp trong tuần
 - Đề ra phương hướng, kế hoạch hoạt động của, tuần tới.
 - Giáo dục HS ý thức tự giác trong học tập, tinh thần xây dựng lớp.
II- Các hoạt động:
1. Tổ chức : Hát
2. Nội dung :
 - Giáo viên nhận xét, đánh giá chung- Sơ kết các hoạt động trong tuần của lớp.
 - HS theo dõi.
*Nề nếp:
 - Thực hiện tốt nề nếp. 
 - Duy trì tốt các hoạt động tập thể, giờ truy bài.
*Học tập:
 - Duy trì nề nếp học tập trong giờ học và giờ truy bài .
 - Việc chuẩn bị đồ dùng, sách vở cho học tập đầy đủ.
 - Một số em có ý thức trong học tập, một số em ý thức học tập chưa cao 
 - Phân công các bạn có học lực khá giúp đỡ bạn học yếu
*Lao động, vệ sinh:
 - Thực hiện tốt các công tác vệ sinh cá nhân, trường lớp.
* Tồn tại:
 - Một số HS còn lười học, nhận thức chậm.
 - Một số HS còn quên đồ dùng học tập.
c. Phương hướng trong tuần tới :
*Nề nếp:
 - Tiếp tục duy trì nề nếp, thực hiện tốt giờ giấc, nội quy của trường, lớp.
 - Phát huy vai trò của mỗi cá nhân trong phong trào tự quản.
*Học tập: 
- Tích cực, chăm chỉ trong học tập, phát huy phong trào “đôi bạn cùng tiến”, giúp nhau trong học tập.
 - Thi đua học tập tốt giành nhiều điểm cao kỉ niệm ngày lễ lớn.
 - Khắc phục tình trạng HS lười học.
 - Chuẩn bị tốt đồ dùng học tập khi đến lớp.
* Các hoạt động khác:
- Thực hiện tốt an toàn giao thông
 - Thực hiện giữ gìn vệ sinh cá nhân, trường lớp, giữ vệ sinh môi trường.
 - Tham gia tốt các hoạt động từ thiện.
3- Củng cố – Dặn dò: 
 - Thực hiện tốt kế hoạch đề ra.
 - Nhắc nhở dặn dò cung.

Tài liệu đính kèm:

  • docTUAN 20.doc