Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 13 (buổi chiều)

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 13 (buổi chiều)

LUYỆN TIẾNG VIỆT

ĐỌC HIỂU BÀI: CHUỘT ĐỒNG VÀ LÚA NẾP

I. MỤC TIÊU:

 - Rèn kĩ năng đọc hiểu cho HS thông qua luyện đọc truyện “Chuột đồng và lúa nếp” và trả lời các câu hỏi trong bài tập 2 trang 93, bài tập 3 trang 94 sách Thực hành Tiếng Việt và Toán lớp 5.

II. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (5phút)

 GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.

Hoạt động 2: Luyện đọc. (15phút)

 - Gọi 1HS khá đọc bài - Cả lớp đọc thầm theo.

 - GV hướng dẫn đọc.

 - HS đọc nối tiếp từng đoạn lần 1, cả lớp theo dõi. GV chú ý sửa lỗi phát âm , cách ngắt giọng cho HS

 - HS luyện đọc từ ngữ khó đọc: uốn câu, thoang thoảng,sáng khoái, hoảng hốt, thều thào.

 - HS đọc nối tiếp từng đoạn lần 2.

 - HS luyện đọc theo cặp.

 - 1HS đọc cả bài.

 - GV đọc diễn cảm toàn bài.

 

doc 7 trang Người đăng hang30 Lượt xem 1003Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 13 (buổi chiều)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 13
Thứ ba ngày 22 tháng 11 năm 2011
Luyện tiếng việt
đọc hiểu bài: chuột đồng và lúa nếp
I. Mục tiêu:
 - Rèn kĩ năng đọc hiểu cho HS thông qua luyện đọc truyện “Chuột đồng và lúa nếp” và trả lời các câu hỏi trong bài tập 2 trang 93, bài tập 3 trang 94 sách Thực hành Tiếng Việt và Toán lớp 5.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (5phút)
 	 GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
Hoạt động 2: Luyện đọc. (15phút)
 	- Gọi 1HS khá đọc bài - Cả lớp đọc thầm theo.
 	- GV hướng dẫn đọc. 
 	- Hs đọc nối tiếp từng đoạn lần 1, cả lớp theo dõi. GV chú ý sửa lỗi phát âm , cách ngắt giọng cho HS 
 	- HS luyện đọc từ ngữ khó đọc: uốn câu, thoang thoảng,sáng khoái, hoảng hốt, thều thào.
 	- HS đọc nối tiếp từng đoạn lần 2.
 - HS luyện đọc theo cặp. 
 	- 1HS đọc cả bài.
 	- GV đọc diễn cảm toàn bài.
Hoạt động 3: Tìm hiểu bài. (15 phút)
BT2. - Cả lớp đọc thầm bài, trao đổi theo cặp trả lời : 
 	+ Nhân vật ô ‘’tôi’’ trong câu chuyện này là ai?
 	+ Các nhân vật đi đâu? Vì sao chuột đồng biến mất hút ?
 	+ Vì sao sau đó chuột đồng bị phát hiện?
	+ Qua câu chuyện này tác giả muốn nói điều gì ?
 + Có thể rút ra bài học gì về bảo vệ môi trường từ câu chuyện này ?
 + Những từ nào trong câu’’nhưng nó bị ngã vì vướng phải mấy gié lúa nó vừa cắn gục’’là quan hệ từ ? (nhưng, vì)
 + Trong câu văn’’Vì mùi hương nếp cái hoa vàng thơm ngát át mất mùi chuột nên tôi đã bỏ qua’’ có cặp quan hệ từ nào ?
HS trả lời – cả lớp và GV nhận xét, chốt ý
BT3. HS nêu yêu cầu, trao đổi theo cặp làm bài.
 Gọi HS trình bày, cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt ý.
Hoạt động 4: Củng cố, dặn dò. (5 phút)
 	- HS nhắc lại nội dung bài.
- GV nhận xét tiết học.
 	- Về nhà tiếp tục luyện đọc, chuẩn bị bài tập đọc cho tiết sau.
LuyệnToán
 Luyện tập nhân một số thập phân với 0,1 ; 0,01 ; 0,001
I. Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố về: 
 	- Củng cố kĩ năng thực hiện phép nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001...
 	- Vận dụng tính chất giao hoán của phép nhân để tìm x, tính bằng cách thuận tiện nhất. Giải toán.
III. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ. (5 phút)	
- HS nhắc lại cách nhân một số thập phân với 0,1; 0,01; 0,001...
Hoạt động 2: Luyện tập. (30 phút)
 * GV tổ chức cho HS làm bài tập trong vở Thực hành Tiếng Việt và Toán trang 90-91.
	BT1. HS nêu yêu cầu bài tập: Tính nhẩm.
 - HS nêu cách làm. Cả lớp làm vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
 - Gọi HS lên bảng chữa bai, Cả lớp và GV nhận xét.
 17,4 x 0,1 = 1,74 2,18 x 0,01 = 0,0218 207 x 0,001 = 0,207
 0,48 x 0,1 = 0,048 6,08 x 0,01 = 0,0608 0,01 x 0,001= 0,00001 
	BT2. Không thực hiện phép tình, tìm x:
	- HS nêu yêu cầu, cách làm.	
 - Cả lớp làm vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
	- Gọi HS nêu kết quả, chữa bài. 
 VD: a. x = 3,8 vì 4,6 x 3,8 = 3,8 x 4,6
BT3. Tính bằng cách thuận tiện nhất.
- Một số HS nêu cách làm bài.
- HS làm bài vào vở, GV theo dõi, giúp đỡ HS yếu. 
- Hướng dẫn HS nhận xét, chữa bài.
a. 7,38 x 0,5 x 20 = 7,38 x 10 b. 2,5 x 4,69 x 40 = 2,5 x 40 x 4,69
 = 73,8 = 100 x 4,69 = 469
BT4. - 1HS đọc bài toán, cả lớp theo dõi. HS phân tích và tóm tắt bài toán.
- Một số HS nêu cách giải.
- HS làm bài vào vở, GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS yếu 
- GV chấm, chửa bài: Giải
Quảng đường bác An đi bộ là: 0,5 x 4,5 = 2,25(km)
Quảng đường bâc An đi ô tô là: 1,2 x 42,5 = 51(km)
Quảng đường từ nhà bác An ra tỉnh dài là: 51 + 2,25 = 53,25(km) 
 Đáp số: 53,25 km.
	BT5. HS quan sát hình, làm bài rồi nêu kết quả chữa bài.
Hoạt động 2: Củng cố, dặn dò. (5 phút)
 	 Gv nhận xét tiết học. Dặn HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau
Đạo đức
Kính già, yêu trẻ (T2)
I. yêu cầu cần đạt :
- Cần phải tôn trọng người già vì người già có nhiều kinh nghiệm sống, đã đồng
góp nhiều cho xã hội; trẻ em có quyền được gia đình và cả xã hội quan tâm, chăm sóc.
- Thực hiện các hành vi biểu hiện sự tôn trọng, lễ phép, giúp đỡ, nhường nhịn người già, em nhỏ.
- Tôn trọng, yêu quý, thân thiện với người già, em nhỏ; không đồng tình với những hành vi, việc làm không đúng đối với người già và em nhỏ. 
KNS : + KN ra quyết định phù hợp trong các tình huống có liên quan tới người già và trẻ em.
	+ KH giao tiếp, ứng xử với người già và trẻ em trong cuộc sống ở nhà, ở trường, 
ngoài xã hội.
II. Đồ dùng dạy học: 
 HS tìm hiểu về truyền thống kính già yêu trẻ ở địa phương.
III. Hoạt động dạy học:
A-Bài cũ: (5phút)
- Vì sao chúng ta cần kính trọng người già, yêu quý em nhỏ?
- Chúng ta cần thể hiẹn lòng kính trọng người già, yêu quý em nhỏ như thế nào?
- Các em đã làm được việc gì thể hiện lòng kính trọng người già, yêu quý em nhỏ?
B-Thực hành : (30phút)
Hoạt động 1: Đóng vai xử lí tình huống
- GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm 4.
- HS sắm vai và xử lí các tình huống sau:
Tổ 1: Trên đường đi học, thấy một em bé bị lạc, đang khóc tìm mẹ, em làm gì?
Tổ 2: Em sẽ làm gì khi thấy hai em nhỏ đang đánh nhau để giành một quả bóng.
Tổ 3: Lan đang chơi nhảy dây cùng bạn thì có một cụ già đến hỏi thăm đường. Nếu em là Lan em sẽ làm gì?
- Các nhóm thể hiện - HS nhận xét.
- Gv nhận xét.
Hoạt động 2: Bày tỏ thái độ.
- HS thảo luận theo cặp.
- Hãy ghi vào ô trống dấu + trước những ý kiến mà các em đồng ý, dấu – trước những ý kiến mà các em không đồng ý.
0 Cần kính trọng người già mà không phân biệt họ quen biết mình hay không.
0 Cần yêu quý trẻ để cha mẹ của bé cho mình quà.
0 Nếu ta kính già yêu trẻ thì sẽ được mọi người quý mến.
0 Cần yêu quý trẻ em mà không phân biệt người giàu hay người nghèo.
0 Chỉ cần giúp đỡ người già và em nhỏ khi có người nhờ đến mình.
Hoạt động 3: Tìm hiểu truyền thống tốt đẹp “Kính già, yêu trẻ” của địa phương.
- HS trình bày trước lớp:
 + Kể với bạn những phong tục tập quán tốt đẹp thể hiện tình cảm kính già, yêu trẻ của dân tộc Việt Nam. - GV yờu cầu đại diện cỏc nhúm lờn trỡnh bày.
 - GV cho cỏc nhúm khỏc bổ sung ý kiến.
 - GV nhận xét, kết luận.
C. Củng cố, dặn dò : (5phút)
- GV nhận xét tiết học.Về nhà ôn bài, thực hiện theo bài học và chuẩn bị bài sau.
 Thứ năm, ngày 24 tháng 11 năm 2011
Luyện tiếng việt
Luyện tập tả người
I. Mục tiêu:
 - Nêu được những chi tiết tả đặc điểm ngoại hình nhân vật và quan hệ của chúng với tính cách nhân vật trong bài văn, đoạn văn thông qua đọc truyện “Bác thợ rèn” và trả lời các câu hỏi trong bài trang 95.
 - Luyện viết đoạn vă tả ngoại hình của thầy cô hoặc bạn thông qua làm bài tập 2 trang 95 sách Thực hành Tiếng Việt và Toán lớp 5.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài. (5phút)
 	 GV nêu mục đích yêu cầu tiết học.
Hoạt động 2: Luyện tập. (30phút)
BT1- Gọi 1HS khá đọc bài - Cả lớp đọc thầm theo.
 - Cả lớp đọc thầm bài, trao đổi theo cặp trả lời : 
 	+ Nội dung đoạn 1 là gì ?
 	+ Ngoại hình của bác thợ rèn có những điểm nào nổi bật ?
 	+ Bác thợ rèn đang làm công việc gì?
 Gọi HS trình bày, cả lớp và giáo viên nhận xét, chốt ý.
BT2: Luyện viết đoạn văn tat ngoại hình. 
 - HS nêu yêu cầu bài tạp và đọc phần gợi ý.
GV nhắc HS lưu ý khi viết.
HS chon người để tả và nêu hướng viết của mình.
HS thực hành làm bài tập.
Gọi HS đọc bài, GV chấm, nhận xét.
Hoạt động 4 : Củng cố, dặn dò. (5 phút)
- GV nhắc HS lưu ý một số điều khi viết đoạn văn tả ngoại hình. Nhận xét tiết học.
 	- Dặn về nhà tiếp tục luyện tập, chuẩn bị bài tập đọc cho tiết sau.
Luỵện Toán
 Luyện tập chung
I. Mục tiêu: 
Giúp HS củng cố về: 
- Thực hiện cộng, trừ, nhân số thập phân, nhân nhẩm số thập phân với 10, 100, 1000,..., 0,1; 0,01; 0,001 ....
- Giải bài toán liên quan đến phép nhânsố thập phân.
II. Hoạt động dạy học:
Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ. (5 phút)	
 - HS nhắc lại các bước nhân số thập phân với 10, 100, 1000..., 0,1; 0,01; 0,001... nhân hai số thập phân với nhau. 
 - GV nhận xét, ghi điểm.
Hoạt động 2: Luyện tập. (30 phút)
 * GV tổ chức cho HS làm bài tập trong vở Thực hành Tiếng Việt và Toán.
BT1. HS nêu yêu cầu bài tập: Đặt tính rồi tính.
 - HS nêu cách làm. Cả lớp làm vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
 - Gọi HS lên bảng chữa bai, Cả lớp và GV nhận xét.
BT2. HS nêu yêu cầu bài tập: Tính nhẩm.
 - HS nêu cách làm. Cả lớp làm vào vở. GV theo dõi, giúp đỡ HS gặp khó khăn.
 - Gọi HS lên bảng chữa bai, Cả lớp và GV nhận xét. Khắc sâu cách nhẩm tính.
 a. 65,78 x 10 = 657,8 b. 65,78 x 0,1 = 6,578
 c. 635,84 x 100 = 63584 c. 635,84 x 0,01 = 6,3584
BT3. - 1HS đọc bài toán, cả lớp theo dõi. HS phân tích và tóm tắt bài toán.
- HS nhắc lai về tỉ lệ bản đồ. Một số HS nêu cách giải.
- HS làm bài vào vở, GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS yếu 
- GV chấm, chửa bài: Giải
Mua 1m dây điện phải trả số tiền là: 96 000 : 8 = 12 000(đồng)
Mua 9,5m dây điện phảI trả số tiền là: 12 000 x 9,5 = 114 000(đồng)
 Đáp số : 114 000 đồng
BT5. - 1HS đọc yêu cầu, nhắc lại cách tính giá tri biểu thức.
 - Một số HS nêu cách làm.
 - HS làm bài vào vở, GV theo dõi, hướng dẫn thêm cho HS yếu 
 - GV chấm, chửa bài: 2,75 + 62,8 – 30,69 = 65,55 – 30,69 
 = 34,86
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò. (5 phút)
 	 Gv nhận xét tiết học. Dặn HS về ôn bài và chuẩn bị bài sau 
Hoạt động tập thể
ĐI XE ĐẠP AN TOÀN
 I. Mục tiờu:
 1. Kiến thức : -Hiểu biết những quy định về xe đạp trờn đường phố theo luật GTĐB. Biết cỏch lờn xuống xe,dừng , đỗ xe an toàn đường phố.
 2. Kĩ năng: -Thực hiện đỳng cỏch điều khiển xe an toàn qua đường giao nhau. Phỏn đoỏn và nhận thức cvỏc điều kiện an toàn khi đi xe đạp.
 3.Thỏi độ : - Cú ý thức điều khiển xe an toàn.
II. Chuẩn bị:
Mụ hỡnh đường 2 chiều, 1 chiều
Đừng phụ thuộc vào đường chớnh
Vị trớ cú vũng xuyến và khụng cú vũng xuyến 
Cỏc biển bỏo cần thiết
III. Lờn lớp:
A. Kiểm ta bài cũ: (5 phút) 
 - ổn định tổ chức. 
 - Nờu lại một số biển bỏo đó học.
B. Bài mới: (30 phút)
Hoạt động 1: Hướng dẫn đi xe đạp an toàn
 + HD HS cỏch đi rẽ trỏi - rẽ phải.
 + HD đi ngó tư khụng cú đốn tớn hiệu.
 + HD HS đi rẽ ở một đường giao nhau.
 + HD người đi xe đạp vượt qua xe đang đỗ.
 + HD cỏch đi từng đường phụ sang đường chớnh. 	 
 * Qua quỏ trỡnh hướng dẫn GV nờu ra kết luận.
 - Cỏc em đó học và nắm được cỏch đi xe đạp trờn đường cú những tỡnh huống khỏc nhau .
 - Chung ta cần nhớ để khi lờn lớp trờn, đủ tuổi ta cú thể xe đạp ra ngoài đường mà khụng sợ đi sai luật GTĐB.
Hoạt động 2: Thực hành trờn sõn trường.
 *Mục tiờu: Thực hiện điều khiển xe an toàn qua đường giao nhau 
 * Tiến hành : Kẻ trờn dường một đoạn ngó tư . Cú vạch kẻ phõn làn đường và phần đường xe chạy 
 - HD cho HS cỏch đi xe trờn ngó tư 
 -Từ đường phụ ra đường chớnh phải đi chậm nhường đường cho xe đi đường chớnh 
 - Khi đi từ đường chớnh rẻ vào đường phụ cần chỳ ý – quan sỏt : xin phộp cần rẽ phải hay rẽ trỏi 
 + HD HS khi gặp đốn đỏ : phải dừng lại 
 - Đi gặp vũng xuyến phải nhường người đi bờn trỏi mỡnh đi trước .
 - Khi muốn vượt xe khỏc , cỏc xe phải đi về trỏi của xe đi chậm hơn . Do đú xe đạp phải đi làn đường bờn phải để cỏc xe khỏc khụng phải trỏnh xe đạp 
 + Kết luận : Xe đạp luụn luụn đi ở phớa tay phải . khi đổi hướng ( muốn rẽ phải ,rẽ trỏi ) đều phải đi chậm ,quan sỏt và giơ tay xin đường .
 - Khụng bao giờ được rẽ ngoặt bất ngờ vượt ẩu lướy qua người đi xe phớa trước. Đến ngó ba , ngó tư , nơi cú đốn tớn hiệu GT phải đi theo hiệu lệnh của đốn 
D. Củng cố- Dặn dũ: (5 phút)
Cho HS nhắc lại : đi xe đạp phải đỳng qui định của luật giao thụng đường bộ . - Đi xe đạp khụng nờn thồ nhiều người đi trỏi với luật giao thụng đường bộ 
- Về xem lại bài kỹ - nắm chắc nội dung bài học . 	 
 - Phải biết thực hiện cỏc điều đó học 
	 -Nắm bắt kịp thời cỏc đoạn đường đi nguy hiểm 

Tài liệu đính kèm:

  • docGAL5 Buoi chieu day du tuan 13.doc