Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 17 - Nguyễn Thị Nguyền

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 17 - Nguyễn Thị Nguyền

 

I- Mục tiêu

- Biết đọc diễn cảm bài văn

- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ, dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.

II- Đồ dùng dạy học

- Tranh minh hoạ trong (sgk).

- Bảng phụ.

 

doc 20 trang Người đăng hang30 Lượt xem 525Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 17 - Nguyễn Thị Nguyền", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Thứ 2 ngày 13 tháng 12 năm 2010
 Tập đọc:	NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
I- Mục tiêu
- Biết đọc diễn cảm bài văn 
- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ, dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống của cả thôn.
II- Đồ dùng dạy học
- Tranh minh hoạ trong (sgk).
- Bảng phụ.
III- Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS nối tiếp đọc bài “Thầy cúng đi bệnh viện” và trả lời câu hỏi.
- Nhận xét, ghi điểm.
B- Bài mới
1. Giới thiệu bài (dùng tranh minh hoạ)
Ngu Công là một nhân vật trong truyện ngụ ngôn Trung Quốc. Ông tượng trưng cho ý chí dời non lấp bể và lòng dũng cảm, kiên trì. VN cũng có một người được so sánh với ông, Người đod là ai? Ông đã làm gì để được ví như Ngu Công. Các em sẽ được biết qua bài học hôm nay.
2. H/d luyện đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc:
- Gọi 3 HS nối tiếp đọc từng đoạn.
? Tìm trong bài những từ ngữ khó đọc.
- Luyện đọc nối tiếp đoạn.
? Em biết gì về nhân vật “Ngu Công”.
? “Cao sản” nghĩa là thế nào.
- Luyện đọc nối tiếp đoạn.
- GV hướng dẫn ngắt hơi câu dài.
- 1 HS đọc toàn bài.
- GV đọc mẫu.
b) Tìm hiểu bài
- Đọc thầm đoạn 1, trả lời:
? Thảo quả là cây gì.
? Đến huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai mọi người sẽ ngạc nhiên vì điều gì.
? Ông Lìn đã làm thế nào để đưa được nước về thôn.
GV tiểu kết:
? Đoạn 1 nói lên điều gì.
- 1 HS đọc đoạn 2.
? Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã thay đổi ntn.
? “Ruộng bậc thang” là ruộng ntn.
? Đoạn 2 cho ta biết điều gì.
- Đọc thầm đoạn 3 và trả lời:
? Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng, bảo vệ dòng nước.
? Cây thảo quả mang lại lợi ích gì cho bà con Phìn Ngan.
? Câu chuyện giúp em hiểu điều gì.
? Đoạn 3 nói lên điều gì.
GV: Ông Lìn là một người dân tộc Dao tài giỏi, không những biết cách làm giàu cho bản thân mà còn biết làm cho cả thôn từ nghèo đói vươn lên thành thôn có mức sống khá. Ông là người mang lại hạnh phúc cho mọi người, ông được Chủ tịch nước gửi thư khen ngợi.
? Nêu nội dung chính của bài?
c) Đọc diễn cảm
- Gọi 3 HS đọc nối tiếp đoạn.
- GV treo bảng phụ ghi đoạn 1, đọc mẫu.
- Luyện đọc theo cặp.
- Thi đọc diễn cảm.
- Nhận xét, cho điểm.
3. Củng cố, dặn dò
? Nêu nội dung chính của bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS đọc và trả lời.
- HS lắng nghe
- 3 HS đọc.
HS1: Khách đến xã...trồng lúa.
HS2: Con nước nhỏ...như trước nữa.
HS3: Còn lại.
- Trịnh tường, ngoằn nghèo, Phàn Phù Lìn, Phìn Ngan,...
- 3 HS đọc.
- HS đọc Chú giải.
- 3 HS đọc.
- Lớp theo dõi.
- Cây thân cỏ cùng họ với gừng, quả mọc thành cụm, khi chín màu đỏ nâu dùng làm thuốc hoặc gia vị.
- Ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn nghèo vắt ngang đồi cao.
- Ông lần mò trong rừng hàng tháng để tìm nguồn nước. Cùng vợ con đào một năm trời.
ý1: Ông Lìn đào mương dẫn nước về thôn.
- Nhờ có nước, tập quán canh tác đã thay đổi, họ không làm nương như trước mà trồng lúa nước. Đời sống cả thôn đã thay đổi nhờ trồng lúa cao sản, cả thôn không còn hộ đói.
- HS quan sát tranh.
ý2: Sự thay đổi tập quán canh tác và cuộc sống ở Phìn Ngan.
- Học cách trồng cây thảo quả về hướng dẫn cho bà con cùng trồng.
- Mang lại lợi ích kinh tế lớn cho bà con.
- Chiến thắng đói nghèo, lạc hậu phải có quyết tâm, vượt khó...
ý3: Cách giữ rừng, bảo vệ dòng nước.
- HS lắng nghe
ND: Bài văn ca ngợi ông Lìn với tinh thần dám nghĩ, dám làm đã thay đổi tập quán canh tác của cả một vùng, làm giàu cho mình, làm thay đổi cuộc sống cho cả thôn.
- 3 HS đọc –lớp tìm cách đọc hay.
- 2 HS đọc cho nhau nghe.
- 2 HS đọc.
Toán: 	 LUYỆN TẬP CHUNG
I- Mục tiêu 
 - Biết thực hiện các phép cộng, trừ, nhân , chia với các số thập phân.giải các bài toán liên quan đến tỉ số %.
II- Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
- Nhận xét, chữa bài.
B- H/d luyện tập
Bài 1: GV yêu cầu HS đặt tính rồi tính.
- Y/c HS nhận xét cách đặt tính và kết quả.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2:
- GV cho HS đọc đề bài và làm bài.
? Nêu thứ tự thực hiện các phép tính trong từng biểu thức.
- GV nhận xét, ghi điểm.
Bài 3: Gọi HS đọc đề toán
GV hướng dẫn:
a) Muốn tính tỉ số % tăng thêm từ cuối 2000 đến cuối 2001 trước tiên ta phải tính gì?
b) Muốn biết cuối năm 2002 số dân bao nhiêu người trước tiên ta làm ntn?
- Y/c HS làm bài.
- GV chữa bài , ghi điểm.
.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- H/d làm bài tập ở nhà.
- 2 HS lên bảng làm.
- 3 HS lên bảng làm bài- cả lớp làm bảng con từng phép tính.
- 1 HS nhận xét.
Kết quả: a) 216,72 : 42 = 5,16.
 b) 1 : 12,5 = 0,08.
 c) 109,08 : 42,3 = 2,6.
- 2 HS lên bảng làm - cả lớp làm vở.
- HS nêu.
a) (13,14 - 80,8) : 2,3 + 21,84 x 2
 =50,6 : 2,3 + 43,68 = 22 + 43,68 = 65,68.
b) 8,16 : (1,32+3,48) - 0,345 : 2
 =8,16 : 4,8 - 0,1725 
 = 1,7 - 0,1725 = 1,5275.
- HS nhận xét, chữa bài.
- 1 HS đọc.
- Tìm số dân tăng thêm bao nhiêu người.
- Số người tăng thêm từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002.
- 1 HS lên bảng giải - cả lớp làm vở.
 Giải
a/ Từ cuối năm 2000 đến cuối năm 2001 sơ người tăng thêm là:
15875 - 15625 = 250( người)
Tỉ số phần trăm tăng thêm là:
250 : 15625 x 100 = 1,6%
b/ Từ cuối năm 2001 đến cuối năm 2002 số người tăng thêm là:
15875 : 100 x 1,6 = 254 (người)
Cuối năm 2002 số dân của phường đó là:
15875 + 254 = 16129 (người)
 Đáp số: 1,6% ; 16129 người
- HS tự chữa bài.
Kể Chuyện:	KỂ CHUYỆN ĐÃ NGHE, ĐÃ HỌC
I- Mục tiêu- Bết tìm và kể lại một câu chuyện đã nghe hay đã đọc nói về những người biết sống đẹp, biết mang lại niềm vui, hạnh phúc cho người khác.
- Biết trao đổi với các bạn về nội dung, ý nghĩa câu chuyện.
- Rèn kĩ năng nghe. chăm chú nghe lời bạn kể, nhận xét đúng lời kể của bạn.
II- Đồ dùng dạy học
- Đề bài viết bảng, sách truyện, bài báo liên quan đến đề bài.
III- Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
- Y/c 2 HS kể chuyện về một buổi sinh hoạt đầm ấm trong gia đình.
- Nhận xét, cho điểm.
B- Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. H/d Kể chuyện
a) Tìm hiểu đề bài
- Gọi HS đọc đề bài.
? Hãy giới thiệu về câu chuyện mình đã kể.
b) Kể trong nhóm
- Y/c HS hoạt động trong nhóm: kể chuyện, trao đổi về ý nghĩa câu chuyện.
- GV theo dõi, giúp đỡ HS.
c) Kể trước lớp
- Tổ chức cho HS thi kể.
- Cho HS hỏi lại bạn về tính cách nhân vật, ý nghĩa hành động của nhân vật, ý nghĩa của truyện.
- Gợi ý HS nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học, về nhà tập kể lại câu chuyện.
- 2 HS nối tiếp nhau kể.
HS nhận xét.
- 2 HS nối tiếp đọc.
- Theo dõi.
- Kể lại theo nhóm tổ.
- 3-4 HS thi kể chuyện.
- Nhận xét.
Đạo đức: 	HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI XUNG QUANH (T2)
I- Mục tiêu 
-- Nêu được một số biểu hiện về hơp tác với bạn bè trong học tập, làm việc và vui chơi 
-Biết được hợp tác với mọi người trong công việc chung sẽ nâng cao được hiệu quả 
Công việc tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người 
- Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp ,của trường .
- Có thai độ mong muốn,sẵn sàng hợp tác với bạn bè ,thầy giáo cô giáo và mọi người trong công việc của lớp ,của trường ,của gia đình của cộng đồng
II- Đồ dùng dạy học
- Phiếu học tậo.
III- Các hoạt động dạy học
Hoạt độg 1: Làm BT3 - sgk
- 1 HS đọc yêu cầu bài tập.
- Y/c HS thảo luận cặp (3’).
- Gọi HS đọc lại từng tình huống và trả lời.
=> GV kết luận.
Hoạt động 2: Xử lí tình huống (BT4)
- Y/c HS thảo luận theo nhóm tổ xử lí tình huống.
=> GV kết luận.
Hoạt động 3: Làm bài tập 5 (sgk)
- HS làm việc cá nhân, sau đó trao đổi với các bạn bên cạnh.
- Gọi HS nêu bài làm.
- GV tổng hợp.
VD:.................
- GV nhận xét.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét giờ học, tuyên dương một số HS tích cực, nhắc nhở một số em chưa cố gắng.
- HS thảo luận.
- Đại diện cặp trả lời.
+ Việc làm (a) đúng.
+ Việc làm (b) chưa đúng.
- HS làm việc theo nhóm trao đổi để ghi vào phiếu.
VD:..................
- HS làm vở bài tập.
- 1 số HS nêu.
Thứ 3 ngày 14tháng 12 năm 2010
Toán:	LUYỆN TẬP CHUNG
I- Mục tiêu 
- Chuyển các hỗn số thành các số TP.
- Tìm thành phần chưa biết của phép tính với các số thập phân.
- Giải toán liên quan đến tỉ số %.
II- Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
- Nhận xét, ghi bảng.
B- H/d luyện tập
Bài 1: Gọi HS đọc đề bài và yêu cầu HS cả lớp tìm các cách chuyển hỗn số thành số TP.
- Y/c HS làm bài.
- GV nhận xét, chữa bài.
Bài 2:
- GV yêu cầu HS đọc đề bài và tự làm bài.
- GV gọi HS nhận xét.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 3:
- GV gọi HS đọc đề bài toán.
? Em hiểu thế nào là hút được 35% lượng nước trong hồ.
- Y/c HS làm bài .
? Bài toán có thể giải trong mấy cách.
- Nhận xét, ghi điểm.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- H/d làm bài tập ở nhà
- 2 HS lên bảng làm bài.
Lớp nhận xét.
- HS trao đổi với nhau, phát biểu.
C1: Chuyển hỗn số về phân số rồi chia tử số cho mẫu số.
...................
C2: Chuyển phần phân số của hỗn số thành phân số TP rồi chuyển hỗn số mới thành số TP.
.......................
- 4 HS lên bảng làm -cả lớp làm vở bài tập.
- 2 HS lên bảng làm - cả lớp làm vở.
a) .....................
- 1 HS nhận xét, đổi chéo bài kiểm tra.
- 1 HS đọc -cả lớp đọc thầm.
- Nghĩa là coi lượng nước trong hồ là 100% thì lượng nước đã hút là 35%.
- 1 HS lên bảng làm - cả lớp làm vở.
- Giải theo 2 cách.
- HS có thể giải 1 trong 2 cách.
 Giải
C1: Hai ngày đầu máy bơm hút được:
 35% + 40% = 75%( lượng nước)
 Ngày thứ 3 máy bơm hút được:
 100% - 75% = 25%( lượng nước)
 Đáp số: 25% lượng nước
C2: Sau ngày thứ nhất lượng nước trong hồ còn lại là: 
 100% - 35% = 65 % (lượng nước)
 Ngày thứ 3 máy bơm hút được:
 65% - 40% = 25% (lượng nước)
 Đáp số: 25% lượng nước
Luyện từ và câu:	ÔN TẬP VỀ TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ
I- Mục tiêu
- Củng cố kiến thức về từ và cấu tạo từ (từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm).
- Nhận xiết từ đơn, từ phức, các kiểu từ phức, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm. tìm được từ đồng nghĩa với từ đã cho. bước đầu biết giải thích lí do lựa chọn fừ trong văn bản.
II- Đồ dụng dạy học
- Bảng phụ viết sẵn nội dung: Đ/n của từ đơn, từ phức, từ đồng nghĩa, từ nhiều nghĩa, từ đồng âm.
III- Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
- Gọi 3 HS đặt câu theo yêu cầu BT3 (T161).
- Nhận xét, ghi điểm.
B- H/d làm bài tập
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung của bài
? Trong Tiếng việt có các kiểu cấu tạo từ ntn?
? Thế nào là từ đơn, từ phức.
? Từ phức gồm những loại nào.
- Y/c HS làm bài.
 ... h đâyTN không lâu // lãnh đạo hội đồng thành phố Not ting-ghêm ở nước Anh / đã quyết định phạt tiền các công chức CN nói hoặc viết tiếng Anh không chuẩn.
2) Câu kể: Ai thế nào ?
+ Số công chứcCN trong thành phố / kháVN đông. 
3) Câu kể: Ai là gì ?
+ĐâyCN / là một biện pháp mạnhVN nhằm giữ gìn sự trong sáng của tiếng Anh.
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị bài sau.
- 3 HS lên bảng đặt câu.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc.
- 4 HS nối tiếp trả lời.
- 2 HS đọc.
- HS thảo luận làm bài, 1 nhóm làm giấy khổ to.
- Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
VD: Câu kể: nhưng vì sao cô biết cháu cắp bài của bạ ạ ?
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS trả lời.
- HS đọc.
- Thảo luận theo nhóm bàn làm bài.
Tập làm văn:	ÔN TẬP VỀ VIẾT ĐƠN
I- Mục tiêu: 
- Điền đúng nội dung vào đơn in sẵn.
- Viết được một lá đơn theo yêu cầu.
II- Đồ dùng dạy học
- Vở bài tập tiếng việt T1.
- Giấy khổ to, bút dạ.
III- Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
- Y/c 2 HS đọc lại biên bản về vụ việc Cụ ún trốn viện.
- Nhận xét, ghi điểm.
B- H/d ôn tập
Bài 1: Gọi HS đọc yêu cầu và nội dung bài tập.
- Y/c HS tự làm trong vở bài tập.
- Gọi HS đọc lá đơn hoàn thành. GV sửa lỗi cho từng HS.
- Nhận xét.
Bài 2:
- Gọi HS đọc yêu cầu bài tập.
- Y/c HS tự làm bài.
- GV hướng dẫn HS yếu kém.
- Gọi HS đọc bài làm của mình. GV nhận xét, cho điểm.
- HS làm giấy khổ to dán bảng, đọc.
- GV nhận xét, sửa lỗi cho HS.
III- Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học, dặn HS, hoàn thành B2
- 2 HS đọc.
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc.
- HS làm bài.
- 3 HS nối tiếp đọc.
- 1 HS đọc.
- HS làm vở bài tập, 1 em viết vào giấy khổ to.
- 3 HS nối tiếp đọc.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- HS đọc.
Khoa học:	TẬP HỌC KÌ I
I- Mục tiêu 
- Bệnh lây truyền và một số biện pháp phòng bệnh có liên quan đến việc giữ vệ sinh cá nhân.
- Đặc điểm, công dụng của một số vật liệu đã học.
II- Đồ dùng dạy học
- Phiếu học tập.
- Hình minh hoạ trang 68 (sgk).
- Bảng gài chơi trò chơi “Ô chữ kì diệu”.
III- Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng trả lời (mỗi HS trả lời một vế).
- Nhận xét, ghi điểm.
B- Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Hoạt động 1: Con đường lây truyền một số bệnh.
- Y/c HS làm việc theo cặp cùng đọc câu hỏi trang 68 (sgk) và trả lời.
? Trong các bệnh: sốt xuất huyết, sốt rét, viêm não, viêm gan A, AIDS...bệnh nào lây cả đường sinh sản và đường máu.
- GV lần lượt nêu các câu hỏi cho HS trả lời:
? Bệnh sốt xuất huyết lây truyền qua đường nào.
? Bệnh viêm não lây truyền qua đường nào.
? Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường nào.
=> GV kết luận.
Hoạt động 2: Một số cách phòng bệnh
- HS hoạt động theo nhóm: Y/c HS quan sát hình minh hoạ và cho biết:
+ Hình minh hoạ chỉ dẫn điều gì ?
+ Làm như vậy có tác dụng gì ? Vì sao ?
- Gọi HS trình bày ý kiến, các HS khác bổ sung.
- GV nhận xét, khen ngợi.
? Thực hiện rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, ăn chín, uống sôi còn phòng tránh được những bệnh nào nữa.
=> GV kết luận.
Hoạt động 3: Đặc điểm, công dụng của một số vật liệu
- Chia thành 4 nhóm điền vào phiếu:
Chọn 3 vật liệu đã học hoàn thành bảng sau:
...........
- 1 nhóm trình bày phiếu to dán bảng, các nhóm nhận xét, trình bày.
Hoạt động 4: Trò chơi : Ô Chữ Kì Diệu
- Cách tiến hành: GV treo bảng gài có ghi sẵn các ô chữ có đánh dấu theo thứ tự từ 1 đến 10.
- Chọn 1 HS nói tốt, dí dỏm dẫn chương trình.
- Người chơi bốc thăm chọn vị trí, chọn ô chữ -trả lời đúng được 10 điểm, sai mất lượt chơi. nếu người chơi không trả lời được, HS dưới lớp trả lời.
- GV nhận xét, tổng kết số điểm.
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài kiểm tra học kì.
? Nêu đặc điểm và công dụng của một số loại tơ sợi tự nhiên, tơ sợi nhân tạo.
- 1 HS đọc câu hỏi, 1 HS trả lời.
- Bệnh AIDS.
- Động vật trung gian: muỗi vằn.
- Động vật trung gian là muỗi...
- Đường tiêu hoá...
- Chia thành 4 nhóm và thảo luận.
- Mỗi HS trình bày về một hình minh hoạ, lớp bổ sung ý kiến.
- HS tiếp nối trả lời.
- Giun sán, ỉa chảy, tả lị,,...
- Các nhóm nhận xét.
	Mỹ thuật
	BÀI17 :Thường thức mĩ thuật
XEM TRANH DU KÍCH TẬP BẮN
	I. MỤC TIÊU:
	- HS tiếp xúc làm quen với tác phẩm Du kích tập bắn và hiểu vài nét về hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
	-HS nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh
	- HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh.
	II. CHUẨN BỊ:
	- Tranh Du kích tập bắn, sưu tầm thêm một số tranh ảnh của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
	III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU
ND-TL
HOẠT ĐỘNG CỦA GV
HOẠT ĐỘNG CỦA HS
1.Ổn định lớp
2.Bài mới
GTB1-2'
HĐ1:Giới thiệu vài nét về hoạ sĩ Tô Ngọc Vân.
5-6'
HĐ2:Xem tranh Thiếu nữ bên hoa huệ.
20-23'
HĐ3: Nhận xét, đánh giá.
5-7'
3.Dặn dò.
1-2'
-Kiểm tra sách vở và đồ dùng học tập của HS.
- Nhắc nhở nếu HS còn thiếu.
- Dẫn dắt ghi tên bài học.
- Chia nhóm theo bàn và nêu yêu cầu:
- Em hãy nêu một vài nét về tiểu sử của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung?
 Em hãy kể tên một số tác phẩm nổi tiếng của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
KL:Nguyễn Đỗ Cung là một hoạ sĩ tài năng, có nhiều đóng góp cho nền Mĩ thuật
 -Treo tranh Du kích tập bắn và yêu cầu HS quan sát:
- Hình ảnh chính của bức tranh là gì?
- Hình ảnh chính được vẽ như thế nào?
- Bức tranh còn có những hình ảnh nào nữa?
- Màu sắc của bức tranh như thế nào?
- Tranh vẽ bằng chất liệu gì?
- Em có thích bức tranh này không?
KL: Bức tranh Du kích tập bắn là một trong những tác phẩm tiêu biểu
-Treo một số bức tranh khác của hoạ sĩ và yêu cầu HS mô tả lại bức tranh như trên.
- Nhận xét chung tiết học.
- Khen ngợi các nhóm, cá nhân tích cực phát bểu ý kiến xây dựng bài.
- Nhắc HS quan sát màu sắc trong thiên nhiên và chuẩn bị bài sau.
-Về sưu tầm thêm tranh của hoạ sĩ Tô Ngọc Vân và tập nhận xét.
-Lắng nghe.
- Đọc thầm theo bàn mục 1 trang 3 SGK.
-2-3 HS nêu, nhận xét.
-Lắng nghe.
- Cả lớp cùng quan sát.
-Buổi tập bắn của tổ du kích.
- Hình mảng đơn giản chiếm diện tích lớn trong bức tranh.
- Nhà, cây, núi, bầu trời, ...
- Màu chủ đạo là trắng, xanh, hồng; hoà sắc nhẹ nhàng trong sáng có đậm nhạt rõ ràng.
- Sơn dầu
-2-3 HS trả lời theo ý thích của mình.
- Thảo luận mô tả tranh của hoạ sĩ: Nguyễn Đỗ Cung mỗi nhóm thể hiện 1 tranh.
-Đại diện một số nhóm lên bảng mô tả.
-Lớp nhận xét.
-HS về thực hiện theo yêu cầu.
	Thứ 6 ngày 17tháng 12 năm 2010
Toán:	HÌNH TAM GIÁC
I- Mục tiêu: 
- Nhận biết đặc điểm của hình tam giác: có 3 cạnh, 3 góc, 3 đỉnh.
- Phân biệt 3 dạng hình tam giác (phân loại theo góc).
- Nhận biết đáy và đường cao (tương ứng) của hình tam giác.
II- Đồ dùng dạy học
- Các hình tam giác như trong sgk, êke.
III- Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập.
- Nhận xét, ghi điểm.
B- Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Giới thiệu đặc điểm hình tam giác.
- GV vẽ hình tam giác: ABC yêu cầu:
+ Nêu số cạnh và tên cạnh hình ∆ ABC.
+ Số đỉnh và tên đỉnh hình ∆ ABC.
+ Số góc và tên số góc của ∆ ABC.
=> GV: Hình ∆ABC có 3 cạnh, 3 góc, 3 đỉnh.
3. Giới thiệu ba dạng hình tam giác (theo góc)
A
B
C
N
M
P
K
E
G 
- GV vẽ 3 hình tam giác như sgk và yêu cầu HS nêu tên góc, dạng góc từng hình.
=> GV kết luận.
A
B
C
H
4. Giới thiệu đáy và đường cao của hình tam giác
- GV vẽ hình
GV giới thiệu.
- BC là đáy, AH là đường cao tương ứng với cạnh đáy BC, Độ dài AH là chiều cao.
- Y/c HS quan sát và mô tả đường cao AH. 
- GV vẽ 3 hình tam giác ABC theo 3 dạng và vẽ đường cao của từng hình, cho HS dùng êke kiểm tra.
5. Thực hành
Bài 1: Gọi HS đọc đề bài và tự làm bài.
- Nhận xét, ghi điểm.
Bài 2:
- GV yêu cầu HS quan sát hình, dùng êke kiểm tra và nêu đường cao, đáy tương ứng của từng hình tam giác.
III- Củng cố, dặn dò
- H/d làm bài tập về nhà.
- 2 HS làm bài , lớp nhận xét.
- 1 HS lên bảng vừa chỉ hình, vừa nêu, lớp nhận xét, bổ sung.
+ Có 3 cạnh: AB, AC, BC.
+ Ba đỉnh A, B, C.
- Góc đỉnh A: cạnh AB và AC (góc A).
- Góc đỉnh B: cạnh BC và BA (góc B).
- Góc đỉnh C: cạnh CA và CB (góc C).
- Có 3 góc nhọn: A,B,C. (∆ABC).
- Hình ∆EKG có góc E là góc tù và 2 góc nhọn K,G.
- Hình ∆MNP có góc M là góc vuông và 2 góc nhọn N,P.
- HS quan sát. 
- Đường cao AH của hình tam giác ∆ABC đi từ đỉnh A và góc vuông với đáy BC.
- 1 HS thực hành trên bảng - lớp làm trong sgk.
- 1 HS lên bảng làm và giới thiệu 3 góc, 3 cạnh của từng hình tam giác.
- HS làm vở bài tập, 1 HS nêu trước lớp. cả lớp nhận xét.
- 1 HS đọc.
- HS làm bài, 1 em đọc kết quả.
+ Hình ∆AED và EDH có diện tích = nhau.
+ DT hình ∆EBC = DT hình ∆EHC.
+ DT hình chữ nhật ABCD gấp đôi DT hình ∆EDC.
Tập làm văn:	TRẢ BÀI VĂN TẢ NGƯỜI
I- Mục tiêu
- Hiểu được nhận xét chung của GV về kết quả bài viết của các bạn để liên hệ với bài văn của mình.
- Biết sửa lỗi cho bạn và lỗi của mình trong đoạn văn.
- Có tinh thần học hỏi những câu văn, đoạn văn hay của bạn.
II- Đồ dùng dạy học
- Bảng phu ghi sẵn một số lỗi về: chính tả, cách dùng từ, cách diễn đạt, ngữ pháp,...cần chữa chung cho cả lớp.
III- Các hoạt động dạy học
A- Kiểm tra bài cũ
- Gọi 2 HS mang “Đơn xin học môn tự chọn” cho GV chấm.
B- Bài mới
1. Giới thiệu bài
2. Nhận xét chung bài làm của HS
- Gọi HS đọc lại đề tập làm văn.
- Nhận xét chung.
+ Ưu điểm:
- Đa số các em hiểu đề bài, đúng thể loại bài văn.
- Biết bố cục bài văn theo 3 phần.
- Nhiều em diễn đạt câu văn trôi chảy, dùng từ có hình ảnh.
- Viết đúng chính tả.
+ Nhược điểm:
- Diễn đạt ý còn sai, dùng từ chưa hay, chưa chính xác.
- Một số em chưa biết trình bày bố cục bài văn.
Ví dụ: - Đôi mắt của bạn tròn như hòn bi ve
- Hai bàn răng của bé trắng toát.
- GV nhận xét.
3. H/d làm bài tập
- Y/c HS tự chữa bài của mình.
- GV giúp đỡ HS.
4. Những bài văn hay, đoạn văn tốt
- GV gọi 1 số HS có đoạn văn hay, bài điểm cao đọc cho các bạn nghe.
- Y/c HS tìm ra cách dùng từ hay cách diễn đạt, ý hay.
5. H/d viết lại một đoạn văn
- Đoạn văn có nhiều lỗi chính tả, diễn đạt lủng củng, dùng từ chưa hay...
- Gọi HS đọc lại đoạn viết lại.
III. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học.
- Chuẩn bị bài sau.
- 2 HS mang vở lên để GV chấm.
- 2 HS đọc.
- HS xem lại bài của mình.
- HS trao đổi với bạn để cùng chữa bài.
- 4-5 HS đọc - Lớp chú ý phát biểu.
- HS viết đoạn văn.
- 3 HS đọc.
-------------------------------------------------------
Khoa học:	KIỂM TRA HỌC KÌ I
I- Mục tiêu: 
- Đặc điểm giới tính, cách phòng một số bệnh liên quan đến vệ sinh cá nhân.
- Tính chất về công dụng của một số vật liệu đã học.
II- Đề bài
 Đề chung của cả khối do tổ ra đề

Tài liệu đính kèm:

  • docGiao an lop 5 tuan 17 nam 2011.doc