Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 35 - Trường Tiểu học Nghĩa Hiệp

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 35 - Trường Tiểu học Nghĩa Hiệp

I. Mục tiêu:

 ở tiết học này, HS:

- Biết đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 1000.

- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20.

- Biết xem đồng hồ.

II. Chuẩn bị:

 1/ Đồ dùng : - GV: Bảng phụ phấn màu , bảng con,

 - HS: Vở.

 2/ HTTC : Giảng giải, hỏi đáp, thảo luận nhóm.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 30 trang Người đăng huong21 Lượt xem 680Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần 35 - Trường Tiểu học Nghĩa Hiệp", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 35:
SáNG Thứ hai , ngày 9 tháng 5 năm 2012
Chào cờ
Tập trung học sinh chào cờ đầu tuần
_________________________________
Toán
Luyện tập chung
I. Mục tiêu:
 ở tiết học này, HS:
- Biết đọc, viết, so sánh các số trong phạm vi 1000.
- Thuộc bảng cộng, trừ trong phạm vi 20.
- Biết xem đồng hồ.
II. Chuẩn bị:
 1/ Đồ dùng : - GV: Bảng phụ phấn màu , bảng con,
 - HS: Vở.
 2/ HTTC : Giảng giải, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài ôn tập.
HĐ 1. Giới thiệu bài.
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. Hướng dẫn ôn tập. - Bài tập cần làm: 1, 2, 3 (cột 1), 4. 
Bài 1:
- Yêu cầu HS tự làm bài. Sau đó gọi HS đọc bài làm của mình trước lớp.
Bài 2:
- Yêu cầu HS nhắc lại cách so sánh số, sau đó làm bài.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 3 cột 1:
- Yêu cầu HS tính nhẩm và ghi kết quả tính vào ô trống.
- Gọi HS tính nhẩm trước lớp.
- Nhận xét, đánh giá.
Bài 4:
- Yêu cầu HS xem đồng hồ và đọc giờ ghi trên từng đồng hồ.
GV nhận xét, điều chỉnh, sửa sai.
4. Củng cố, dặn dò 
- Về nhà có thể làm thêm các bài tập còn lại trong bài. Chuẩn bị tiết học sau.
- Nhận xét tiết học.
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- Làm bài, sau đó 3 HS đọc bài của mình trước lớp.
732, 733, 734, 735, 736, 737.
905, 906, 907, 908, 909, 910, 911.
996, 997, 998, 999, 1000.
- HS nhắc lại cách so sánh số.
- HS làm bài.
302< 310
888 > 879
 542 = 500 + 42
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Thực hành tính nhẩm. Ví dụ: 9 cộng 6 bằng 15, 15 trừ 8 bằng 7.
- Thực hiện.
- Lắng gnhe, điều chỉnh.
- HS xem đồng hồ và đọc giờ ghi trên từng đồng hồ. Bạn nhận xét. 
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Lắng nghe, thực hiện.
____________________________________
Tập đọc
Ôn tập và kiểm tra cuối kì 2 ( tiết 1)
I. Mục tiêu:
- Đọc rõ ràng , rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 28 đến tuần 34( Phát âm rõ , tốc độ đọc 50 tiếng/ phút) hiểu ý chính của đoạn , nội dung của bài ( Trả lời được câu hỏi về nội dung đoạn dọc).
- Biết thay thế cụm từ Khi nào bằng các cụm từ bao giờ, mấy giờ, lúc nào trong các câu ở BT 2; ngắt đoạn văn cho trước thành 5 câu rõ ý.( BT 3)
* HS khá -giỏi đọc được tương đối lưu loát , tốc độ đọc trên 50 tiếng/ phút.
II. Chuẩn bị: 
 1/ Đồ dùng : - GV: : Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 28 đến tuần 34.
 - HS: SGK.
 2/ HTTC : Giảng giải, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của Thầy
Hoạt động của Trò
1. Bài mới 
a/ Giới thiệu: 
- Nêu mục tiêu tiết học và ghi tên bài lên bảng.
b/ Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng
- Cho HS lên bảng gắp thăm bài đọc.
- Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa học.
- Gọi HS nhận xét bài bạn vừa đọc.
- Cho điểm trực tiếp từng HS.
- Chú ý: Tuỳ theo số lượng và chất lượng HS của lớp mà GV quyết định số HS được kiểm tra đọc. Nội dung này sẽ được tiến hành trong các tiết 1, 2, 3, 4, 5 của tuần này. 
c/ Thay cụm từ khi nào trong các câu hỏi dưới đây bằng các cụm từ thích hợp (Bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ, )
Bài 2:
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Câu hỏi “Khi nào?” dùng để hỏi về nội dung gì?
- Hãy đọc câu văn trong phần a.
- Yêu cầu HS suy nghĩ để thay cụm từ khi nào trong câu trên bằng một từ khác.
- Yêu cầu HS làm bài theo cặp, sau đó gọi một số HS trình bày trước lớp.
- Nhận xét và cho điểm HS. 
c/ : Ôn luyện cách dùng dấu chấm câu:
 Bài :3
- Bài tập yêu cầu các con làm gì?
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài. Chú ý cho HS: Câu phải diễn đạt 1 ý trọn vẹn, khi đọc câu ta phải hiểu được.
 - Gọi 1 số HS đọc bài trước lớp (đọc cả dấu câu).
Nhận xét và cho điểm từng HS.
2. Củng cố - Dặn dò :
- Dặn HS về nhà ôn lại kiến thức về mẫu câu hỏi Khi nào? Và cách dùng dấu chấm câu.
- Nhận xét giờ học
- Chuẩn bị: Tiết 2.
- Lần lượt từng HS gắp thăm bài, về chỗ chuẩn bị.
- Đọc và trả lời câu hỏi.
- Theo dõi và nhận xét.
- Bài tập yêu cầu chúng ta: Thay cụm từ khi nào trong các câu hỏi dưới đây bằng các cụm từ thích hợp (bao giờ, lúc nào, tháng mấy, mấy giờ, )
- Câu hỏi “Khi nào?” dùng để hỏi về thời gian.
- Đọc: Khi nào bạn về quê thăm ông bà nội?
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến.
+ Bao giờ bạn về quê thăm ông bà nội?
+ Lúc nào bạn về quê thăm ông bà nội?
+ Tháng mấy bạn về quê thăm ông bà nội?+ Mấy giờ bạn về quê thăm ông bà nội?
Đáp án: 
b) Khi nào (bao giờ, tháng mấy, lúc nào, mấy giờ) các bạn được đón Tết Trung thu?
c) Khi nào (bao giờ, lúc nào, mấy giờ) bạn đi đón con gái ở lớp mẫu giáo?
- Ngắt đoạn văn thành 5 câu rồi viết lại cho đúng chính tả.
- Làm bài theo yêu cầu: 
Bố mẹ đi vắng. ở nhà chỉ có Lan và em Huệ. Lan bày đồ chơi ra dỗ con. Con buồn ngủ. Lan đặt con xuống giường rồi hát ru con ngủ.
Tập đọc
Ôn tập và kiểm tra cuối kì 2 ( tiết 2)
I. Mục tiêu:
ở tiết học này, HS:
- Đọc rõ ràng, rành mạch các bài tập đọc đã học từ tuần 28 đến tuần 34 .(Phát âm rõ tốc độ đọc 50 tiếng /phút) .Hiểu ý chính của đoạn, nội dung của bài ( Trả lời được các câu hỏi về nội dung đoạn đọc).
- HS khá giỏi đọc lưu loát các bài tập đọc đã học từ tuần 28 đến tuần 34 (tốc độ đọc trên 50 tiếng/phút).
- Tìm được vài từ chỉ màu sắc trong đoạn thơ, đặt được câu với 1 từ chỉ màu sắc vừa tìm được.
- Đặt được câu hỏi có cụm từ khi nào( 2 trong số 4 câu ở BT4).
- HS KG tìm đúng và đủ các từ chỉ màu sắc ở BT3; thực hiện được đầy đủ BT4.
II. Chuẩn bị: 
 1/ Đồ dùng : - GV: : Phiếu ghi sẵn tên các bài tập đọc và học thuộc lòng từ tuần 28 đến tuần 34.
 - HS: SGK.
 2/ HTTC : Giảng giải, hỏi đáp, thảo luận nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Bài ôn tập.
HĐ 1. Giới thiệu bài.
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. Kiểm tra tập đọc và học thuộc lòng.
- Cho HS lên bảng bắt thăm bài đọc. Gọi HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa học.
- Nhận xét, ghi điểm cho HS.
HĐ 3. Ôn luyện về các từ chỉ màu sắc. Đặt câu với các từ đó.
Bài 2
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài.
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, cả lớp làm bài vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
- Hãy tìm thêm các từ chỉ màu sắc không có trong bài.
Bài 3
- Bài tập yêu cầu chúng ta làm gì?
- Yêu cầu HS suy nghĩ và tự làm bài.
- Nhận xét và cho điểm những câu hay. Khuyến khích các em đặt câu còn đơn giản đặt câu khác hay hơn.
HJĐ 4. Ôn luyện cách đặt câu hỏi với cụm từ khi nào?
Bài 4.
- Yêu cầu 1 HS đọc đề bài tập.
- Gọi HS đọc câu văn của phần a.
- Hãy đặt câu hỏi có cụm từ khi nào cho câu văn trên.
- Yêu cầu HS cả lớp tự làm bài vào Vở Bài tập Tiếng Việt 2, tập hai.
- Gọi 1 HS đọc bài làm của mình.
- Nhận xét và chấm điểm một số bài của HS.
3 . Củng cố, dặn dò
-n Yêu cầu HS về nhà tìm thêm các từ chỉ màu sắc và đặt câu với các từ tìm được.
- Nhận xét tiết học.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đề bài.
- HS lên bảng bắt thăm bài đọc. HS đọc và trả lời 1 câu hỏi về nội dung bài vừa học.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Đọc đề trong SGK.
- Làm bài: xanh, xanh mát, xanh ngắt, đỏ, đỏ tươi, đỏ thắm.
- HS nối tiếp nhau phát biểu ý kiến: xanh nõn, tím, vàng, trắng, đen,
- Bài tập yêu cầu chúng ta đặt câu với các từ tìm được trong bài tập 2.
- Tự đặt câu, sau đó nối tiếp nhau đọc câu của mình trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét. Ví dụ: Những cây phượng vĩ nở những bông hoa đỏ tươi gọi mùa hè đến. Ngước nhìn lên vòm lá xanh thẫm, con biết mình sẽ nhớ mãi ngôi trường này. Trong vòm lá xanh non, những chú ve đang cất lên bài hát rộn ràng của mình./
- 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc thầm theo.
- Những hôm mưa phùn gió bấc, trời rét cóng tay.
- Khi nào trời rét cóng tay?
- Làm bài:
b) Khi nào luỹ tre làng đẹp như tranh vẽ?
c) Khi nào cô giáo sẽ đưa cả lớp đi thăm vườn thú?
d) Các bạn thường về thăm ông bà vào những ngày nào?
- Một số HS đọc bài làm, cả lớp theo dõi và nhận xét. 
- Lắng nghe, thực hiện.
_____________________________________
Đạo đức
Thực hành kĩ năng cuối kì 2
I. Mục tiêu:ở tiết học này, HS:
- Củng cố các kĩ năng, kiến thức về các chuẩn mực đạo đức đã học trong học kì.
- Vận dụng các chuẩn mực đạo đức đã học vào thực tế cuộc sống.
- HS Có ý thức trong học tập.
II. Chuẩn bị 
- Phiếu ôn tập ghi sẵn các bài tập cần ôn luyện.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức:
- Chuyển tiết.
2. Kiểm tra:
- Kiểm tra sự chuẩn bị cho tiết học của HS.
- Nhận xét, đánh giá.
3. Bài ôn tập.
HĐ 1. Giới thiệu bài.
- Nêu yêu cầu tiết học, viết tiêu đề bài lên bảng.
HĐ 2. Ôn lại kiến thức
- GV cho HS nhắc lại các kiến thức đã học trong học kì II.
- Nhận xét, bổ sung.
HĐ 3. Thực hành kĩ năng
- GV đưa một số tình huống đạo đức yêu cầu học sinh đưa ra cách xử lí.
* Tình huống 1
- Hùng đến nhà Nam chơi vừa đến cổng nhà Nam, Hùng bèn gọi to. Người ra mở cổng là mẹ Nam, Hùng không chào mẹ Nam mà chạy thẳng vào nhà. Hùng làm như vậy có được không ? Em hãy đưa ra cách giải quyết hợp lí nhất ?
* Tình huống 2
- Trên đường đi học về Lan gặp một bà cụ trông già yếu, chân đi bị đau bước đi rất khó khăn. Trên vai vác một bao tải nặng. Lan không giúp bà mà còn lớn tiếng mắng bà khi bà cụ đi va phải Lan. Lan làm như vậy có đúng không ? Em sẽ làm gì để Lan hiểu và có thái độ đúng với mọi người ?
- Nhận xét bổ sung.
4. củng cố, dặn dò.
- Nhắc nhở HS cách ứng xử trong thực tế cuộc sống hằng ngày. 
- Nhận xét tiết học.
- Hợp tác cùng GV.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
- Lắng nghe, nhắc lại tiêu đè bài.
- HS nhắc lại các kiến thức đã học:
+ Giúp đỡ người khuyết tật.
+ Lịch sự khi đến nhà người khác.
+ Bảo vệ loàii vật có ích.
- Lắng nghe, điều chỉnh.
HS xử lí tình huống trên phiếu học tập
Đáp án:
- Hùng làm như vậy không đúng. Hùng phải chào mẹ bạn Nam sau đó hỏi xem có bạn Nam có ở nhà không rồi xin phép mẹ bạn Nam cho gặp Nam.
- Lan không nên tỏ thái độ như vậy, làm như vậy là chưa biết giúp đỡ mọi người, chưa ngoan khi lớn tiếng mắng người khác mà đây lại là một người lớn tuổi. Em sẽ nhẹ nhàng khuyên bạn để bạn nhận thấy lỗi lầm mà điều chỉnh và sửa sai hành vi và thái độ của mình.
- Lắng nghe, thực hiện.
_____________________________________________________
Chiều 
Mĩ thuật
 ( Giáo viên chuyên dạy )
___________________________________________
Luyện tập đọc
Ôn tập cuối học kì 2
I. Mục tiêu:
-Rèn kĩ năng đọc , kĩ năng sử dụng cụm từ chỉ thời gian ...  cao khả năng thực hiện đón và chuyền cầu cho bạn chính xác.
 -Ôn trò chơi Ném bóng trúng đích.Yêu cầu biết ném vào đích chính xác,đạt thành tích .
II. Chuẩn bị: 
 1/ Đồ dùng : - Địa điểm: trên sân trường. Vệ sinh nơi tập, đảm bảo an toàn tập luyện.
	 - Phương tiện: Bóng ném . 1 còi , sân chơi , mỗi HS 1 quả cầu .
 2/ HTTC : Giảng giải, hỏi đáp, thảo luận nhóm
III. Nội dung và phương pháp lên lớp:
	NộI DUNG
ĐịNH LƯợNG
PHƯƠNG PHáP Tổ CHứC
 I/ Mở ĐầU
GV Nhận lớp phổ biến nội dung yêu cầu giờ học
HS chạy một vòng trên sân tập
Thành vòng tròn,đi thường.bước Thôi
Khởi động
Ôn bài TD phát triển chung
Mỗi động tác thực hiện 2 x 8 nhịp
Kiểm tra bài cũ : 4 HS
Nhận xét
 II/ CƠ BảN:
a.Chuyền cầu theo nhóm 2 người
G.viên hướng dẫn và tổ chức HS Tâng cầu
Nhận xét
b.Trò chơi : Ném bóng trúng đích
G.viên hướng dẫn và tổ chức HS chơi .
Nhận xét
 III/ KếT THúC:
Đi đều.bước Đứng lại.đứng
HS vừa đi vừa hát theo nhịp
Thả lỏng
Hệ thống bài học và nhận xét giờ học
Về nhà ôn chuyền cầu đã học
7p
 1lần 
 26p
 13p
 13p
 7p
Đội Hình 
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
 GV
 * * * * * * * * *
 * * * * * * * * *
Đội Hình xuống lớp
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
* * * * * * * * *
 GV
_________________________________________________________________________
SáNG Thứ năm , ngày 12 tháng 5 năm 2012
Đ/c : Hạnh (soạn dạy)
_________________________________________
Chiều
Luyện Chính tả
Ôn tập cuối học kì 2
I. Mục tiêu:
 - Tiếp tục rèn kĩ năng đọc cho HS .
 - Có kĩ năng nói lời đáp trong các tình huống giao tiếp cụ thể. Tiếp tục rèn kĩ năng sử dụng dấu phẩy.
II. Chuẩn bị:
 1/ Đồ dùng : - GV : bảng phụ ghi BT3:.
 - HS: Vở, Vở luyện Tiếng Việt.
 2/ HTTC : Giảng giải, hỏi đáp, thảo luận nhóm
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ.
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài.
- Nêu mục tiêu.
b) Hướng dẫn làm bài tập
 * Bài 1
- Gọi HS đọc một trong số các bài học thuộc lòng đã học .Lưu ý:
+ Gọi HS TB- Yếu để rèn đọc cho các em .
+ Đối với HS Khá - giỏi GV hướng dẫn các em biết thay đổi giọng đọc theo lời các nhân vật.
 * Bài 2: 
- Gọi HS đọc đầu bài.
- Bài yêu cầu các em làm gì?
- Yêu cầu HS làm bài.
- GV nhận xét .
 * Bài 3: 
- Gọi HS đọc đầu bài.
- Yêu cầu HS làm bài.
3. Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét tiết học. 
- HS đọc bài.
- HS đọc đầu bài.
- Ghi lại lời đáp của em trong trường hợp sau.
- HS làm bài:
 Đáp án:
Dạ, em sẽ đi ngay ạ./ Vâng hết giờ học em sẽ đị ạ./ . . .
 Đáp án:
 Sáng nay, biết Vua họp bàn việc nước dưới thuyền rồng, Quốc Toản quyết tâm đợi gặp Vua để nói hai tiếng xin đánh. đợi tứ sáng đến trưa vẫn không được gặp , cậu bèn liều chết xô mấy người lính gác ngã chúi, xăm xăm bước xuống bến.
_______________________________
LUYệN TOáN
Luyện tập chung.
I. Mục tiêu:
 - Giúp HS có kĩ năng tính độ dài đường gấp khúc và kĩ năng tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác.
II. Chuẩn bị:
 1/ Đồ dùng :- GV: - Bảng phụ 
 - HS: vở luyện Toán.
 2/ HTTC : Giảng giải, hỏi đáp, thảo luận
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài.
- Nêu mục tiêu.
b) Hướng dẫn luyện tập.
- GV cho HS làm bài 1, 2, 3, 4 trang 68 - 69.
- Gọi HS chữa bài.( Gọi HS TB- Yếu)
 * Bài 1: 
- Gọi HS đọc đầu bài.
- BT yêu cầu các em làm gì?
- Gọi 1 HS lên bảng làm, lớp làm vào vở.
 * Bài 2.
- Gọi HS đọc đầu bài.
- Bài toán yêu cầu tìm gì?
- Gọi 1 HS lên bảng làm bài, lớp làm vào vở .
CHốT: Muốn tính chu vi tam giác ta làm thế nào?
 * Bài 3 .( Tương tự bài 2) 
CHốT: Muốn tính chu vi tứ giác ta làm thế nào?
3. Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- 2 HS đọc đầu bài.
- Tính độ dài đường gấp khúc.
- HS làm bài.
 Giải
a) Độ dài đường gấp khúc là:
 15 + 20 + 12 = 47 ( cm)
 Đáp số : 47 cm
b) Độ dài đường gấp khúc là:
 5 x 5 = 25 ( cm)
 Đáp số : 25 cm
- 2 HS đọc đầu bài.
- Tính chu vi tam giác 
- HS làm bài
 Giải
 Chu vi tam giác là:
 65 + 31 + 43 = 109 ( cm)
 Đáp số: 109 cm
 Giải
 Chu vi tứ giác là:
 30 + 50 + 30 + 50 = 160 ( cm)
 Đáp số : 160 cm
_______________________________________________
Luyện Mĩ Thuật
Trưng bày kết quả học tập
I. Mục tiêu
-Thấy được kết quả dạy - học trong năm học.
-Học sinh yêu thích thích môn học.
II.Hình thức tổ chức
-Chọn những bài vẽ đẹp ở các phân môn.
-Trưng bày thuận tiện cho người xem.
III. Đánh giá
 -Gợi ý học sinh nhận xét đánh giá
 -Tuyên dương học sinh có bài vẽ đẹp
____________________________________________________________________SáNG Thứ sáu , ngày 13 tháng 5 năm 2012
Toán
Kiểm tra cuối học kì 2
( Đề do trường ra )
______________________________
Tập viết
Kiểm tra cuối học kì 2
( Đề do trường ra )
_____________________________________
Tập làm văn
Kiểm tra cuối học kì 2
( Đề do trường ra )
__________________________
SINH HOạT
Kiểm điểm các mặt trong tuần
I.Mục tiêu - HS biết được những ưu điểm, những hạn chế về các mặt trong tuần 35.
 - Biết đưa ra biện pháp khắc phục những hạn chế của bản thân.
 - Giáo dục HS thái độ học tập đúng đắn, biết nêu cao tinh thần tự học, tự rèn luyện bản thân.
II. Đánh giá tình hình tuần qua:
 * Nề nếp: - Đi học đầy đủ, đúng giờ.
- Duy trì Sĩ Số lớp tốt.
- Nề nếp lớp tương đối ổn định.
 * Học tập: 
- Dạy-học đúng PPCT và TKB, có học bài và làm bài trước khi đến lớp.
- Một số em chưa chịu khó học ở nhà.
 * Văn thể mĩ:
- Thực hiện hát đầu giờ, giữa giờ và cuối giờ nghiêm túc.
- Tham gia đầy đủ các buổi thể dục giữa giờ.
- Thực hiện vệ sinh hàng ngày trong các buổi học.
- Vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống : tốt.
 III. Sơ kết năm học:
____________________________________________________________________
Chiều 
Luyện : tập làm văn
Ôn : Viết đoạn văn ngắn
I Mục tiêu:
 - Rèn kĩ năng viết đoạn văn ngắn kể về công việc em làm buổi sáng.
II. Chuẩn bị:
 1/ Đồ dùng : Bảng phụ , vở .
 2/ HTTC : Giảng giải, hỏi đáp, thảo luận nhóm
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò.
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu:
b) Hướng dẫn luyện tập:
 * Bài 1
- HS đọc đầu bài.
- Bài yêu cầu làm gì?
- Gọi HS nói miệng .
- Yêu cầu HS làm bài vào vở.
- Gọi 5 - 7 HS đọc bào viét của mình, GV nhận xét sửa cho HS về cách sử dụng từ, cách diễn đạt câu trong bài.
3. Củng cố - Dặn dò.
- Nhận xét tiết học.
- HS đọc đầu bài.
- Viết đoạn văn ngắn kể lại công việc em làm buổi sáng.
- HS nói miệng .
- HS làm bài.
- HS đọc bài viết của mình.
____________________________
Luyện tập viết.
Ôn tập ( tiếp )
I. Mục tiêu:
 - Viết đúng mẫu, viết đẹp chữ hoa A, M, N, Q, V kiểu 2
 - Viết đúng ,đẹp cụm từ ứng dụng và phần chữ viết nghiêng.
 - Biết nối nét giữa chữ viết hoa với chữ viết thường trong chữ ghi tiếng.
 - Rèn kĩ năng viết cho HS.
II. Chuẩn bị: 
 1/ Đồ dùng : - GV: mẫu chữ hoa 
 - HS: Vở tập viết.
 2/ HTTC : Giảng giải, hỏi đáp, thảo luận nhóm
III. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới:
a) Giới thiệu bài:
- Nêu mục tiêu.
b) Hướng dẫn viết chữ hoa:
- Nêu tên các chữ hoa viết theo kiểu 2 đã được học.
- Gọi HS nêu lại quy trình viết của từng chữ.
- GV giảng lại quy trình viết.
- GV viết mẫu.
- Yêu cầu HS viết bảng con.
c) Hướng dẫn viết cụm từ ứng dụng.
- Gọi HS nêu tên cụm từ ứng dụng
- Khi viết các cụm từ ứng dụng cần viết như thế nào?
nào?
- GV viết mẫu.
- Yêu cầu HS viết bảng con.
d) Hướng dẫn viết vở ( Phần luyện viết thêm)
- Mỗi chữ cái viết một dòng cỡ nhỏ
- Mỗi từ ứng dụng viêt một dòng cỡ nhỏ.
- GV giúp đỡ HS yếu.
3. Củng cố- Dặn dò:
- Nhận xét tiết học.
- Nêu lại đầu bài.
- Quan sát.
- HS nêu.
- Quan sát GV viết.
- Viết bảng con.
- HS nêu: Việt Nam, Nguyễn Ai Quốc, Hồ Chí Minh.
- Viết hoa
- Quan sát GV viết.
- HS viết bảng con.
- HS viết bài.
____________________________________
LUYệN âm nhạc
Ôn tập và biểu diễn các bài hát
I. Mục tiêu:
	- Giúp HS ôn nhớ lại 12 bài hát đã được học trong năm học.
	- Hát thuộc lời, đều giọng, đúng nhịp (thuộcít nhất 7 bài hát, nêu được tên các bài hát đã được học khi nghe giai điệu).
	- Biết phân biệt các kiểu gõ đệm theo bài hát, biết vận động phụ hoạ theo bài hát.
	- Thái độ tích cực, tự nhiên, mạnh dạn trong các hoạt động của tiết học.
II. Chuẩn bị: 
 1/ Đồ dùng : - Tập bài hát lớp 2.
 - Nhạc cụ đệm, gõ (song loan, thanh phách,..).
 - Máy nghe, băng nhạc mẫu.
 - Tranh minh hoạ các bài hát đã được học trong năm.
 2/ HTTC : Giảng giải, hỏi đáp, thảo luận nhóm...
III.Các hoạt động dạy- học 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức, nhắc nhở HS sửa tư thế ngồi ngay ngắn.
2.Ôn tập 12 bài hát đã học:
- GV có thể dùng tranh ảnh minh hoạ, băng nhạc 12 bài hát cho HS xem, nghe. Yêu cầu HS lần lượt nhớ tên các bài hát đã được học?
- Mời từng nhóm lên hát kết hợp sử dụng các nhạc cụ gõ đệm và vận động phụ hoạ hoặc các trò chơi theo theo từng bài hát. GV có thể mở băng nhạc hoặc đệm đàn cho HS trong quá trình các em biểu diễn.
- Động viên HS mạnh dạn, tự tin khi lên biểu diễn.
Trong tiết học này, GV tổng hợp, nhận xét kết quả học tập cụ thể của HS trong một năm học. GV khen ngợi những em hoàn thành và hoàn thành tốt mục tiêu và nội dung môn học.
	Đối với những em chưa hoàn thành hoặc hoàn thành ở mức độ chưa cao, GV nhắc nhở nhẹ nhàng và động viên các em cần cố gắng hơn.
3.Biểu diễn 
GV có thể mời cá nhân hoặc tập thể những em hát tốt, đạt kết quả cao trong năm lên biểu diễn lại một số bài hát đã học cho cả lớp xem hoặc tổ chức một vài trò chơi âm nhạc cho cả lớp cùng tham gia. Cuối cùng, GV nhắc nhởvà động viên các em hãy cố gắng để đạt kết quả cao hơn trong năm học sau.
4.Nhận xét - Đánh giá:
GV biểu dương, khen ngợi những em tích cực hoạt động trong giờ học, nhắc nhở, động viên những em chưa tích cực cần cố gắng để đạt kết qủa cao hơn.
- Trả lời đúng tên các bài hát khi xem tranh hoặc nghe giai điệu các bài hát đã học (ggòm 12 bài hát chính khoá và 2 bài hát tự chọn). HS nêu được tên tác giả càng tốt.
- Từng nhóm lên biểu diễn bài hát theo yêu cầu của GV. Yêu cầu đối với HS:
+ Hát thuộc lời, đúng giọng, biết phân biệt các kiểu gõ đệm bài hát (theo nhịp, phách và tiết tấu lời ca), có thể hát kết hợp một trong các kiểu gõ đệm.
- Chú ý nghe GV nhận xét, dặn dò và ghi nhớ
- Thực hiện yêu cầu GV
- Ghi nhớ 
Hết tuần 35

Tài liệu đính kèm:

  • docTuan 35lop 2 CKTKN Chi tiet.doc