Giáo án các môn lớp 5 - Tuần học thứ 21

Giáo án các môn lớp 5 - Tuần học thứ 21

Tiết: 2

 Tập đọc

TRÍ DŨNG SONG TOÀN ( Tiết 41)

Theo Đinh Xuân Lâm – Trương Hữu Quýnh- Trung Lưu

I. MỤC TIÊU:

- Đọc lưu loát diễn cảm một bài văn - giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng; lúc trầm lắng tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông.

- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

- Tự nhận thức ( nhận thức được trách nhiệm công dân ,.)

- Tư duy sáng tạo .

III- ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Tranh minh họa bài đọc trong SGK

 

doc 31 trang Người đăng hang30 Lượt xem 449Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án các môn lớp 5 - Tuần học thứ 21", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21
 Thứ hai ngày 17 tháng 1 năm 2011
Tiết: 1
Hoạt động tập thể
Chào cờ 
Tiết: 2
Tập đọc 
trí dũng song toàn ( Tiết 41)
Theo Đinh Xuân Lâm – Trương Hữu Quýnh- Trung Lưu
I. Mục tiêu: 
- Đọc lưu loát diễn cảm một bài văn - giọng đọc lúc rắn rỏi, hào hứng; lúc trầm lắng tiếc thương. Biết đọc phân biệt lời các nhân vật: Giang Văn Minh, vua Minh, đại thần nhà Minh, vua Lê Thần Tông.
- Hiểu ý nghĩa của bài văn: Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài.
II. các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
- Tự nhận thức ( nhận thức được trách nhiệm công dân ,..)
- Tư duy sáng tạo .
III- Đồ dùng dạy học: 
- Tranh minh họa bài đọc trong SGK
IV- Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra bài cũ (3’) HS đọc bài tập đọc “ Người tà trợ đặc biệt của cách mạng”
- Bài ca ngợi ai? Ca ngợi về điều gì? Nhận xét.
B. Dạy bài mới:
1. Giới thiệu bài (1’):
2. Hướng dẫn đọc đoạn (10-12’) 
- 1 HS đọc mẫu toàn bài, cả lớp đọc thầm theo và xác định đoạn ( 4 đoạn) .
- 4 HS đọc nối tiếp đoạn 
*Đoạn 1: Từ đầu đến mời ông đến hỏi cho ra lẽ. 
- HS đọc chú giải SGK: Trí dũng song toàn, thám hoa, Giang Văn Minh, Liễu Thăng. 
- Hướng dẫn đọc: Đọc to, rõ ràng. HS luyện đọc ( dãy) Nhận xét
* Đoạn 2: Tiếp theo đến để đền mạng Liễu Thăng.
- Hướng dẫn đọc : Đọc đúng giọng của từng nhân vật. Rõ ràng rành mạch. HS luyện đọc ( dãy) Nhận xét
*Đoạn 3: Tiếp theo đến ám hại ông.
- HS đọc chú giải SGK: Đồng trụ
- Hướng dẫn đọc : Thể hiện được đúng lời nhân vật. HS luyện đọc (dãy.), nhận xét
*Đoạn 4: Tiếp theo đến hết 
- Hướng dẫn đọc: Đọc rõ ràng, đúng lời các nhân vật . HS luyện đọc (dãy,..), nhận xét
* HS đọc nhóm đôi
* Cả bài: Đọc to rõ ràng phân biệt đúng giọng nhân vật 
 * 1-2 HS đọc cả bài
- GV đọc mẫu lần 
2. Tìm hiểu bài (10 - 12’)
* Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 1
- Để được vua nhà Minh cho tiếp kiến, ông Giang Văn Minh đã làm gì?Vì sao?( Ông vờ khóc thảm thiết..)
- Em hiểu thế nào là tiếp kiến?
*Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 2 
- Giang Văn Minh dã khôn khéo như thế nào khi đẩy nhà vua vào tình thế phải bỏ lệ góp giỗLiễu Thăng ?( Ông không khéo đẩy nhà vua vào tình thế thừa nhận sự vô lí bắt góp giỗ Liễu Thăng của mình nên phải bỏ lệ này ) 
-> Sứ thần Giang Văn Minh đã không mhéo đẩy vua nhà Minh vào hoàn cảnh vô tình thừa nhận sự vô lí của mình, nhà vua dù biết mình đã mắc mưu vẫn phải bỏ lệ bắt nước Việt góp giỗ liễu Thăng )
* Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 3
- Nhắc lại nội dung cuộc đối đáp giữa ông Giang Văn Minh? (Vua Minh ra một vế đối: Đồng trụ đến giờ rêu vẫn mọc Ông Giang Văn Minh đã đối lại: Bạch Đằng thủa truớc máu còn loang)
- Em có hiểu gì về câu đối của Giang Văn Minh?
- Vì sao nhà vua nhà Minh sai người ám hại ông? (Vì vua Minh mắc mưu Giang Văn Minh, phải bỏ lệ góp giỗ,..)
*Yêu cầu HS đọc thầm đoạn 4:
- Vì sao có thể nói ông Giang Văn Minh là người trí dũng song toàn? ( Vì ông vừa có mưu trí, vừa bất khuất.dám đối lại một vế đối tràn đầy lòng tự hào dân tộc )
* Toàn bài này nói lên nội dung gì? (Ca ngợi sứ thần Giang Văn Minh trí dũng song toàn, bảo vệ được quyền lợi và danh dự của đất nước khi đi sứ nước ngoài).
3. Luyện đọc diễn cảm (10 - 12’)
* Đoạn 1: Nhấn giọng khóc lóc, thảm thiết, hạ chỉ. HS luyện đọc ( dãy ) nhận xét
* Đoạn 2: Nhấn giọng các từ vừa khóc vừa than, cụ tổ năm đời, bất hiếu. HS luyện đọc (dãy) nhận xét
* Đoạn 3: Đọc rõ câu thể hiện tâm trạng của nhân vật. HS luyện đọc (dãy), nhận xét
* Đoạn 1: Đọc chậm rãi, xót thương. HS luyện đọc ( dãy) nhận xét
* Cả bài : Đọc to,rõ ràng, thể hiện đúng tâm trạng của nhân vật
* GV đọc mẫu lần 2 
- Yêu cầu HS đọc diễn cảm ( 8-10 em), GV nhận xét, ghi điểm. 
4. Củng cố - dặn dò (3’)
- Toàn bộ bài này muốn nói lên điều gì?
- Nhận xét tiết học, chuẩn bị bài sau.
Tiết: 3
Toán
Luyện tập về tính diện tích ( Tiết 101)
I.Mục tiêu:
	Giúp HS:	
	Thực hành tính diện tích của các hình đã học (hình chữ nhật, hình vuông).
II. Đồ dùng dạy - học
 - HS: Bảng con
 - GV: Bảng phụ. Thước, phấn màu.
III.Các hoạt động dạy - Học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3’ - 5’):
 - Tính diện tích hình tròn biết bán kính bằng 11cm
- H làm bảng con.
Hoạt động 2: Bài mới (15’ - 17/)	
1. Ví dụ
- GV vẽ hình của mảnh đất trong bài toán ví dụ lên bảng và yêu cầu HS quan sát.
- Em hãy tìm cách tính diện tích mảnh đất.
- Nêu cách làm của mình.
- Để tính diện tích của một hình phức tạp, chúng ta nên làm như thế nào ?
* Lưu ý: Khi chia hình để tính diện tích, em cần tìm cách chia đơn giản nhất, phảI thực hiện tính diện tích của ít bộ phận nhất để bài ngắn gọn.
- HS quan sát hình.
- C1: Chia mảnh đất thành 3 HCN trong đó có 2 HCN bằng nhau rồi tính diện tích từng hình. Sau đó cộng các kết quả lại.
- C2: Chia mảnh đất thành 1 HCN và 2 hình vuông bằng nhau rồi tính từng hình, sau đó cộng các kết quả lại.
- Chúng ra tìm cách chia hình đó thành hình đơn giản như hình chữ nhật, hình vuông,... để tính diện tích từng phần, sau đó tính tổng diện tích.
Hoạt động 2: Luyện tập (15’ – 17’)	
Bài 1/104 (10’): Nháp
- Đọc thầm yêu cầu rồi thực hiện?
 - Nêu cách tính diện tích mảnh đất ? Bài 2/104 (7’):
 - Đọc thầm yêu cầu rồi thực hiện?
 - Nêu cách giải
Dự kiến sai lầm của HS
- Bài 2: Còn lúng túng khi chia khu đất thành các hình đơn giản để tính diện tích khu đất đó
Hoạt động 3: Củng cố, dặn dò: ( 2’ - 3’)
Biết chu vi của hình tròn là 15,7m.
Hãy tính diện tích của hình vuông.
- Làm bảng con.
- Nhận xét.
*. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy.
................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Tiết : 4
Chính tả (Nghe - viết)
 trí dũng song toàn ( Tiết 21)
I. Mục tiêu
- Nghe - viết đúng, trình bày đúng một đoạn của truyện Trí dũng song toàn.
- Lam đúng chính tả các bài tâp phân biệt tiếng có âm đầu r, d, gi; có thanh hỏi hoặc thanh ngã.
II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ ( HĐ2).
III . Các hoạt động dạy học : 
1.Kiểm tra bài cũ :
- HS viết bảng con râm ran, giã gạo . Nhận xét
2.Dạy bài mới :
a. Giới thiệu bài (1’): Hôm trước các em đã được biết về Thám Hoa Giang Văn Minh qua bài tập đọc Trí dũng song toàn. Chúng ta cùng nhau viết lại một đoạn của bài
b. Hướng dẫn chính tả (12’)	 
- GV đọc mẫu lần 1. Giới thiệu về đoạn viết từ “Thấy Sứ thần Việt Nam đến hết”
- Trong đoạn có danh từ riêng nào? Khi viết các từ này em viết như thế nào? (Nam Hán, Tống, Nguyên, Lê Thần Tông)
- GV đưa tiếng khó lên bảng yêu cầu HS đọc và phân tích 
 + tr/iều đại
 + linh c/ữu
 + x/ứng đáng
 + th/iên cổ
- HS viết vào bảng con 
- GV yêu cầu 1-2 HS đọc lại, xoá bảng
c. Viết chính tả (12-14’)
- Nêu cách trình bày đoạn viết.
- Kiểm tra lại tư thế ngồi viết.
- GV đọc cho HS viết chính tả 
d. Chấm, chữa( 3-5’): 
- Đọc cho HS soát lỗi 1 lần 
- HS soát lỗi, đổi vở cho bạn, chữa lỗi 
d. Hướng dẫn làm bài tập (7- 9’) 
*Bài 2: Yêu cầu HS đọc yêu cầu bài, làm vở, chữa bảng phụ
- GV chấm bài 
*Bài 3: HS đọc thầm, làm vào SGK
- Chữa bài, nhận xét
3. Củng cố, dặn dò(3’) .
- Nhận xét bài viết 
- Yêu cầu HS chuẩn bị bài sau 
Tiết: 5
Đạo đức
uỷ ban nhân dân xã (phường) em ( Tiết 21)
I. mục tiêu: Học xong bài này, HS biết:
- Cần phải tôn trọng ủy ban nhân dân xã (phường) và vì sao phải tôn trọng.
- Thực hiện các qui định của ủy ban nhân dân xã xã (phường); tham gia các hoạt do ủy ban nhân dân xã (phường) tổ chức.
- Tôn trọng ủy ban nhân dân xã (phường).
II. tài liệu và phương tiện : ảnh trong SGK.
III. Hoạt động dạy – học
1. Kiểm tra bài cũ (1 - 2’): Chúng ta cần làm những công việc gì để tỏ lòng yêu quê hương mình? Vì sao mỗi chúng ta cần phải luôn yêu và nhớ về quê hương mình?
 *Giới thiệu bài (1’): ở địa phương nơi nào dùng để giải quyết việc đăng kí tạm trú cho khách qua đêm, nơi nào là nơi cấp giấy khai sinh cho em béHãy vào cùng cô vào bài học ngày hôm nay.
2. Dạy bài mới: 
 a. Hoạt động 1: Tìm hiểu truyện Đến Uỷ ban nhân dân phường (14’)
* Mục tiêu: HS biết 1 số công việc của Uỷ ban nhân dân phường (phường) và bước đầu biét tầm quan trọng của Uỷ ban nhân dân xã (phường).
* Cách tiến hành: HS đọc truyện SGK và thảo luận các câu hỏi:
- Bố Nga đến Uỷ ban nhân dân phường để làm gì?
- Uỷ ban nhân dân phường làm các công việc gì?
- Uỷ ban nhân dân xã (phường) có vai trò rất quan trọng nên mỗi người dân cần phải có thái độ như thế nào đối với Uỷ ban nhân dân?
 *Kết luận: Uỷ ban nhân dân phường giải quyết nhiều công việc quan trọng đối với người dân ở địa phương. Vì vậy, mỗi người dân đều phải tôn trọng và giúp đỡ Uỷ ban nhân dân hoàn thành công việc.
 b. Hoạt động 2: Làm bài 1- SGK (16’)
* Mục tiêu: HS biết 1 số việc làm của Uỷ ban nhân dân xã (phường)
* Cách tiến hành: GV cho HS làm cá nhân. Trao đổi nhóm 2.
- Cho HS đọc lần lượt các câu hỏi, giơ phiếu ghi đáp án mà mình cho là đúng.
- Tại sao em chọn ý kiến đó?
* Kết luận : Uỷ ban nhân dân xã (phường) làm các việc: b, c, d, đ, e, h, i.
->Ghi nhớ – SGK/ 32. HS đọc.
c. Hoạt động 4: Củng cố- dặn dò (2 - 4’).
- Uỷ ban nhân dân xã (phường) làm các việc gì?
- Về nhà tìm hiểu về ủy ban nhân dân xã (phường) tại nơi mình ở; các công việc chăm sóc, bảo vệ trẻ em mà ủy ban nhân dân xã (phường) đã làm.
Thứ ba ngày 18 tháng 1 năm 2011
Tiết: 1
Toán
luyện tập về diện tích (tiếp theo) ( Tiết 102)
I.Mục tiêu:
	Giúp HS:	
	- Củng cố kĩ năng thực hiện tính diện tích của các hình đã học (hình vuông, hình chữ nhật, hình thang) 
II. Đồ dùng day - học
 - HS: Bảng con
 - GV: Bảng phụ. Thước thẳng, phấn màu (để vẽ hình)
III.Các hoạt động dạy - Học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3’ - 5’):
- Kiểm tra bài về nhà.
Hoạt động 2: Bài mới : (12/ - 15/) 
+ Giới thiệu bài
- Trong tiết học toán này chúng ta cùng tiếp tục làm các bài toán luyện tập về tính diện tích các hình.
+Ví dụ 1:
- GV hướng dẫn cách tính diện tích của mảnh đất có dạng như hình ABCDE :
- Hướng dẫn chia hình như SGK .
Yêu cầu HS tự tính diện tích của hình thang ABCD, hình tam giác ADE rồi tính diện tích của mảnh đất. ?
Nêu cách tính.
Muốn tính diện tích hình thang em làm thế nào?
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành (15’ - 17/)	
 Bài 1/105 (7’): Bảng con
 - Yêu cầu HS đọc đề bài tập và quan sát hình trong SGK ?
 - Để tính được diện tích của mảnh đất có dạng như hình ABCD, chúng ta làm như thế nào ?
Bài 2/105 (10’): Vở
- Nêu cá ... hứ sáu ngày 21 tháng 1 năm 2011
Tiết :1
Toán
diện tích xung quanh và Diện tích toàn phần
Của Hình hộp chữ nhật ( Tiết 105 )
I.Mục tiêu:
	Giúp HS:	
	- Hình thành được biểu tượng về diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
	- Tự tìm cách tính và lập công thức tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật.
- Vận dụng quy tắc diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật để giải các bài toán có liên quan.
II. Đồ dùng day - học
 - HS: Bảng con 
 - GV: Hình hộp chữ nhật có kích thước 8cmx5cmx4cm như SGK, có thể triển khai được, tô màu khác cho các mặt bên.
III.Các hoạt động dạy - Học
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ (3’ - 5’):
- Nêu các đặc điểm của hình hộp chữ nhật và hình lập phương?
- 2 HS.
Hoạt động 2: Bài mới : (12/ - 15/) 
HĐ 2.1: Giới thiệu bài:
HĐ 2.2: Giới thiệu về diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật
+ GV đưa HHCN kích thước 8cm x 5cm x 4cm và chỉ các mặt xung quanh của hình vừa giới thiệu: Diện tích xung quanh của HHCN chính là tổng diện tích 4 mặt bên của HHCN.
- Em hiểu thế nào là diện tích xung quanh của hình hộp?
+ GV nêu bài toán SGK
Em hãy tìm cách tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật trên.
+ GV đưa ra cách tính khác
- Khi triển khai hình, 4 mặt bên của hình hộp chữ nhật tạo thành hình như thế nào ?
- Hãy nêu kích thước của hình chữ nhật đó
 - Vậy muốn tính diện tích xung quanh của HHCN ta chỉ cần tính diện tích của hình nào?
- Em có nhận xét gì về chiều dài của HCN và chu vi đáy của HHCN?
- So sánh chiều rộng của HCN triển khai và chiều cao của HHCN.
- Vậy để tính diện tích xung quanh của HHCN ta có thể làm thế nào?
- Khi tính diện tích xung quanh của HHCN cần chú ý gì về đơn vị đo?
HĐ 2.3: Giới thiệu về diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật
- Hãy tính diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật trên
- HS chỉ các mặt xung quanh của hình hộp và nêu lại: Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật chính là tổng diện tích của 4 mặt bên.
- Tính diện tích của 4 mặt, sau đó cộng lại với nhau ta được kết quả là:
5x4x2+8x4x2=104 (cm2)
- Tạo thành hình chữ nhật.
- Chiều rộng của hình chữ nhật đó là 4cm.
- Diên tích của hình chữ nhật đó là :
 26 x 4 = 104 (cm2).
- Chiều dài bằng chu vi đáy của hình hộp chữ nhật.
- Chiều rộng bằng chiều cao của hình hộp chữ nhật.
Hoạt động 3: Luyện tập - Thực hành (15’ - 17/)
 Bài 1/110 (8’): Nháp 
- Nêu cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật?
 Bài 2/110 (9’): Vở
 - Làm thế nào để tính được diện tích tôn cần dùng để gò thùng ?
- Diện tích xung quanh + DT 1 mặt đáy.
Dự kiến sai lầm của HS
- Bài 2: Còn lúng túng khi tính diện tích tôn dùng để làm thùng không nắp.
Hoạt động 4: Củng cố: ( 2’ - 3’)
- Nêu quy tắc tnhs DTXQ và DTTP của HHCN.
*. Rút kinh nghiệm sau giờ dạy.
................................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Tiết: 2
Tập làm văn
trả bài văn tả người ( Tiết 42)
I. Mục tiêu
- Rút kinh nghiệm về cách xây dựng bố cục, trình tự miêu tả, quan sát và chọn lọc chi tiết, cách diễn đạt, trình bày trong bài văn tả người.
- Biết than gia sửa lỗi chung và tự sửa lỗi; viết lại được một bài văn cho hay hơn.
II. Đồ dùng dạy- học .
III. Các hoạt động dạy- học :
1. Kiểm tra bài cũ: Không
2. Dạy bài mới:
a. Giới thiệu bài (1’): Hôm trước các em đã được viết bài văn tả người của đề 1, hôm nay cô trả bài, chúng ta sẽ cùng nhau chữa bài nhé!
b. Cách tiến hành:
a. Tìm hiểu đề (5’):
- GV cho HS xác định lại trọng tâm chính của đề văn. 
b. Nhận xét chung :
* Ưu điểm: HS nắm được yêu cầu đề. Biết tả một người với một việc cụ.
 Một số HS biết sử dụng từ ngữ chắt lọc có hình ảnh, lối tả tự nhiên.
*Tồn tại: Còn sai những lỗi chính tả cơ bản.
 Còn sa đà vào liệt kê, kể lể dài dòng.
c. Nêu nhận xét chung về kết quả bài viết của HS 
d. Hướng dẫn HS chữa 1 số lỗi điển hình về ý và cách diễn đạt:
- HS lên bảng chữa lần lượt từng lỗi.
- Cả lớp tự chữa vào nháp.
- HS nhận xét, GV nhận xét 
e. Trả bài và hướng dẫn HS chữa bài:
- GV trả bài và hướng dẫn HS chữa lỗi theo trình tự sau: 
- Sửa lỗi trong bài: + HS đọc lại bài làm của mình và tự sửa lỗi. 
 + HS đổi bài cho bạn bên cạnh đề rà soát lại việc chữa lỗi.
- Học tập những bài văn hay, đoạn văn hay:	
 + GV đọc một số đoạn văn, bài văn hay.
+ HS trao đổi, thảo luận dưới sự hướng dẫn của GV để tìm ra cái hay, cái đáng học của đoạn văn, bài văn.
- Viết lại một đoạn văn trong bài làm :
 + Mỗi HS tự chọn một đoạn văn viết chưa đạt trong bài làm của mình để viết lại cho hay hơn.
 + Một số HS trình bày đoạn văn đã viết lại.
3. Củng cố - dặn dò (3’):
- GV nhận xét tiết học. 
- Dặn những HS viết bài chưa đạt về nhà viết lại bài.
Tiết: 3
Hoạt động tập thể
sinh hoạt lớp( Tiết 21)
I. Mục tiêu :
 - Nhận xét đánh giá các mặt hoạt động của HS trong tuần qua.
 - Phương hướng cho tuần tới.
II. Các hoạt động chủ yếu:
1.Ôn định tổ chức :
 + Cả lớp hát tập thể.
 + HS hát cá nhân.
2.Nhận xét đánh giá tuần 21:
a.Ưu điểm : 
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
b.Tồn tại 
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
 3. Phương hướng tuần 22
 - Duy trì các hoạt động , nội quy của lớp học . ..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Thứ bảy ngày 22 tháng 1 năm 2011
Tiết: 1
Tiếng Việt (BS)
Luyện tập ( Tiết 42)
I. Mục đích yêu cầu:
- Luyện lập chương trình hoạt động: lập được một chương trình hoạt động chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 
- Biết được mục tiêu, công việc cần chuẩn bị và chương trình cụ thể 
II. Đồ dùng
- Bảng phụ, 
III. Các hoạt động dạy học
1. KTBC: ( 2-3' )
- Nêu bố cục của một chương trình hoạt động ? Khi phân công việc em cần chú ý gì ? 
2. Luyện tập ( 32-34’)
* Đề bài : lập chương trình cho các hoạt động chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
- 1 học sinh đọc to yêu cầu
- Bài yêu cầu gì ?( lập chương trình hoạt động chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam)
- Lập chương trình này nhằm mục đích gì ? ( kỉ niệm - chào mừng, thể hiện lòng biết ơn,)
- Để buổi chào mừng đạt kết quả tốt em cần chuẩn bị những gì ?
- Gv gợi ý : 
+ Hoạt động này nhằm mục đích kỉ niệm ngày thành lập Quân đội hân dân Việt Namvà ngày hội quốc phòng toàn dân 22-12
+ Các hoạt động được tiến hành : Tham gia thể dục đồng diễn, tập thể dục nhịp điệu, thi kéo co, sưu tầm vẩtng trí ảnh- báo tường về ngày 22/12
- HS nhắc lại bố cục chương trình hoạt động 
 I Mục đích:
 II Phân công chuẩn bị
 III Chương trình cụ thể
- Gv lưu ý : Chương tình cụ thể nêu rõ thời gian, địa điểm, trình tự tiến hành các hoạt động, tuyên dương các thành viên có thành tích tốt
- HS làm vở, Gv bao quát,giúp đỡ HS yếu
- HS chữa miệng, lớp nhận xét
+ Bố cục rõ ràng chưa? Mục đích đưa ra đúng chưa
+Em thấy bạn phân công đã rõ người, rõ việc chưa?
+ Chương trình cụ thể diễn ra thế nào ?
+ Nhận xét cách diễn đạt của bạn ?
- Giáo viên nhận xét 
3.Củng cố( 2-3') 
 - Nhận xét tiết học
Tiết: 2
Toán (BS)
Luyện tập ( Tiết 42)
I. Mục tiêu: Giúp Hs
- Củng cố cách tính diện tích một số hình : hình thang, hình vuông,hình chữ nhật,hình tròn
- Rèn kĩ năng giải toán liên quan 
II. Đồ dùng
- GV: bảng phụ ,vở trắc nghiệm .
III. Các hoạt động dạy học
1. KTBC: (2-3') Nêu cách tính diện tích hình chữ nhật, hình vuông ?
- HS nêu, lớp nhận xét
2. Bài mới( 34-36’)
* Bài11: ) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả đúng .
Tính diện tích của mảnh đất 
 HS đọc yêu cầu, làm vở, 1 HS chữa bảng phụ
- Để tính diện tích của mảnh đất em làm thế nào ?
- Lớp nhận xét 
Đáp án :B
KT-KN : Củng cố cách tính diện tích của một hình ( hình tam giác, hình thang ., )
*Bài 12 : Tính diện tích của phần 
 HS đọc, nêu yêu cầu
- HS làm bài, chữa bài, nhận xét 
KT- KN : Củng cố giải toán liên quan đến tính diện tích của hình ( hình vuông, hình tam giác.hình tròn ‘ )
*Bài 13 :Đúng ghi Đ ,sai ghi S.
: Hình thang ABCD có đáy bé 1,8 dm và đáy lớn hơn đáy bé 0,6 dm, chiều cao bằng 1/3 tổng hai đáy . Tính diện tích hình thang 
- HS đọc yêu cầu
- HS làm vở, 1 HS chữa bảng phụ
- Lớp nhận xét, nêu các đặc điểm của hình hộp chữ nhật ,hình hộp hình lập phương .
KT- KT : Củng cố cách nhận biết hình . 
Bài14:viết tiếp vào ô trống
AB=DC=......=4cm
AD=MQ=.....=......
 DQ=....=......=........
- HS đọc thầm yêu cầu
- HS làm bài, 1 HS chữa bảng phụ
- 1 HS chữa bảng phụ, nhận xét
KT-KN : Củng cố cách nhận biết hình . 
 * Bài15 ,16 ) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả đúng.
 HS đọc yêu cầu, làm vở, 1 HS chữa bảng phụ
- Lớp nhận xét 
Đáp án :C
KT-KN : Củng cố cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật 
. * Bài17,18.) Viết số thích hợp vào ô trống .
 HS đọc yêu cầu, làm vở, 1 HS chữa bảng phụ
- Lớp nhận xét 
KT-KN : Củng cố cách tính diện tích xung quanh và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật 
* Bài19,20 ) Khoanh vào chữ đặt trước câu trả đúng.
 HS đọc yêu cầu, làm vở, 1 HS chữa bảng phụ
- Lớp nhận xét 
Đáp án :A, B
KT-KN : Củng cố cách tính chu vi đáy hình hộp chữ nhật . và diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật . 
 3. Củng cố ( 1-2' )
 - Nhận xét tiết học 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao an 5(10).doc