Giáo án Chính tả lớp 5 - Kì I - Tuần 1 đến tuần 17

Giáo án Chính tả lớp 5 - Kì I - Tuần 1 đến tuần 17

Chính tả (nghe – viết)

VIỆT NAM THÂN YÊU

ÔN TẬP QUY TẮC VIẾT C/ K, G/ GH, NG/ NGH

I. MỤC TIÊU:

- Nghe –viết đúng bài chính ta; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức thơ lục bát.

- Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của bài tập 2; thực hiện đúng bài tập 3.

II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:

- Bảng phụ ghi trước nội dung bài tập 2, 3 cho HS làm việc theo nhóm.

 

doc 30 trang Người đăng hang30 Lượt xem 369Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Chính tả lớp 5 - Kì I - Tuần 1 đến tuần 17", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 1 Ngày dạy : 17 / 08 / 2009	
Tiết : 1
Chính tả (nghe – viết)
VIỆT NAM THÂN YÊU
ÔN TẬP QUY TẮC VIẾT C/ K, G/ GH, NG/ NGH
I. MỤC TIÊU:
- Nghe –viết đúng bài chính ta; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
- Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của bài tập 2; thực hiện đúng bài tập 3.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng phụ ghi trước nội dung bài tập 2, 3 cho HS làm việc theo nhóm.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
1’
20’
12’
A. Kiểm tra bài cũ:
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ nghe cô đọc để viết đúng bài chính tả Việt Nam thân yêu. Sau đó sẽ làm các bài tập phân biệt những tiếng có âm đầu c/ k, g/ gh, ng/ ngh
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
a. Nghe – viết chính tả: MT: Nghe –viết đúng bài chính ta; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức thơ lục bát.
- GV đọc toàn bài 1 lượt. Chú ý đọc thong thả, rõ ràng, phát âm chính xác các tiếng có âm, vần, thanh HS dễ viết sai.
- Yêu cầu HS nêu nội dung chính của bài chính tả
- Hướng dẫn HS viết các từ dễ viết sai 
- Nhắc HS cách trình bày bài viết.
- GV đọc cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
- GV chấm bài.
- GV nhận xét bài viết của HS.
b.Hướng dẫn HS làm bài tập. MT: Tìm được tiếng thích hợp với ô trống theo yêu cầu của bài tập 2; thực hiện đúng bài tập 3.
* Bài tập 2
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV giao việc, nhắc các em nhớ ô trống có số 1 là tiếng bắt đầu bằng ng hoặc ngh; ô số 2 là tiếng bắt đầu bằng g hoặc gh; ô số 3 là tiếng bắt đầu bằng c hoặc k
- Tổ chức cho HS trình bày kết quả
- GV nhận xét
* Bài tập 3
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV dán 3 tờ phiếu lên bảng, mời 3 HS lên bảng thi làm bài.
- Cho HS trình bày kết quả
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
HS nghe.
- HS nghe cách đọc
- HS nêu.
- Luyện viết những chữ dễ viết sai vào bảng con: dập dờn, Trường Sơn, nhuộm bùn.
- HS quan sát cách trình bày bài thơ theo thể lục bát
- HS viết chính tả
- HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau, tự sửa những lỗi viết sai bên lề.
- Theo dõi để rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
- 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài theo hình thức trò chơi tiếp sức. GV cho 3 nhóm lên thi.
- Một vài HS tiếp nối nhau đọc lại bài văn đã hoàn chỉnh.
- Cả lớp quan sát, nhận xét kết quả của 3 nhóm.
- 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân vào vở
3 HS lên bảng thi làm bài nhanh. Sau đó từng em đọc kết quả.
Âm đầu
Đứng trước I, e, ê
Đứng trước các âm còn lại
Âm “cờ”
Viết là k
Viết là c
Âm “gờ”
Viết là gh
Viết là g
Âm “ngờ”
Viết là ngh
Viết là ng
- Lớp nhận xét
- 2 HS nhìn bảng, nhắc lại quy tắc viết c/ k, g/ gh, ng/ ngh.
- HS nhẩm học thuộc quy tắc
2’
3.Hoạt động nối tiếp:
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Nghe – viết : Lương Ngọc Quyến, cấu tạo của phần vần
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần : 2	 Ngày dạy :24 / 08 / 2009
Tiết : 2
Chính tả (nghe – viết)
LƯƠNG NGỌC QUYẾN
CẤU TẠO CỦA PHẦN VẦN
I. MỤC TIÊU:
- Nghe –viết đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- Ghi lại đúng vần của tiếng (từ 8 đến 10 tiếng) trong bài tập 2; chép đúng vần của các tiếng vào mô hình, theo yêu cầu bài tập 3.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4’
1’
20’
8’
A. Kiểm tra bài cũ:
- Em hãy nhắc lại quy tắc viết chính tả với c/ k, g/ gh, ng/ ngh 
- Các em tìm 3 cặp từ:
+ bắt đầu bằng ng – ngh
+ bắt đầu bằng g – gh
+ bắt đầu bằng c – k
- GV nhận xét
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ nghe cô đọc để viết đúng bài chính tả Lương Ngọc Quyến. Sau đó chép đúng tiếng, vần vào mô hình
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
a. Nghe – viết chính tả : MT: - Nghe –viết đúng bài chính tả; không mắc quá 5 lỗi trong bài; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi.
- GV đọc toàn bài 1 lượt, giọng to, rõ, thể hiện niềm cảm phục.
- GV nói về nhà yêu nước Lương Ngọc Quyến: giới thiệu chân dung, năm sinh năm mất của Lương Ngọc Quyến; tên ông được đặt cho nhiều đường phố, nhiều trường học ở các tỉnh, thành phố.
- Hướng dẫn HS viết các từ dễ viết sai 
- Nhắc HS cách trình bày bài viết.
- GV đọc từng câu cho HS viết.
- GV đọc lại toàn bài chính tả 1 lượt.
- GV chấm chữa bài.
- GV nhận xét bài viết của HS.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:MT: Ghi lại đúng vần của tiếng (từ 8 đến 10 tiếng) trong bài tập. Chép đúng vần của các tiếng vào mô hình, theo yêu cầu bài tập.
* Bài tập 2: 
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV giao việc, tổ chức cho HS làm bài cá nhân
- Tổ chức cho HS trình bày kết quả
- GV nhận xét
* Bài tập 3: 
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV giao việc
- Cho HS trình bày kết quả
- GV nhận xét và chốt lại lời giải đúng
- 1 HS trả lời: đứng trước i, e, ê là k, gh, ngh
- 1 HS lên bảng, cả lớp viết vào bảng con
+ nga – nghe
+ gà – ghi
+ cá - kẻ
- HS nghe.
- HS nghe cách đọc
- Luyện viết những chữ dễ viết sai vào bảng con: Lương Ngọc Quyến, ngày 30-8-1917, khoét, xích sắt.
- HS quan sát cách trình bày bài viết: ghi tên bài vào giữa dòng; sau khi chấm xuống dòng, chữ đầu nhớ viết hoa, viết lùi vào 1 ô li.
- HS viết chính tả
- HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau, tự sửa những lỗi viết sai bên lề.
- Theo dõi để rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
- 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- HS làm bài cá nhân, đọc thầm lại từng câu văn, ghi ra nháp phần vần của từng tiếng in đậm
Trạng (vần ang), nguyên (vần uyên), Nguyễn, Hiền, khoa, thi
làng, Mộ, Trạch, huyện, Cẩm, Bình
- 1 HS nói trước lớp phần vần của từng tiếng.
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- HS quan sát kĩ mô hình
- 1 HS làm bảng phụ, HS còn lại làm vào vở
- 1 HS làm bài vào bảng phụ lên đính lên bảng lớp
- Lớp nhận xét
2’
3. Hoạt động nối tiếp:
- GV nhận xét tiết học
- Dặn chuẩn bị bài: Nhớ – viết : thư gửi các học sinh, quy tắc đánh dấu thanh
RÚT KINH NGHIỆM
	Tuần : 3 	Ngày dạy :31 / 08 / 2009	Tiết : 3
Chính tả (nhớ – viết)
 THƯ GỬI CÁC HỌC SINH
QUY TẮC ĐÁNH DẤU THANH
I. MỤC TIÊU:
- Viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
- Chép đúng vần của từng tiếng trong hai dòng thơ vào mô hình cấu tạo vần (BT2); biết được cách đặt dấu thanh ở âm chính
- HS khá giỏi nêu được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng. 
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng phụ kẻ sẵn mô hình cấu tạo vần
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
3’
1’
20’
10’
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Yêu cầu HS chép vần của các tiếng trong hai dòng thơ đã cho vào mô hình.
- GV nhận xét
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: Trong tiết học hôm nay, các em sẽ nhớ và viết lại đúng chính tả những câu đã được chỉ định học thuộc lòng trong bài Thư gửi các học sinh. Sau đó sẽ luyện tập về cấu tạo của vần; quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
a. Nhớ - viết chính tả : MT: Viết đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi trong bài, trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi:
- GV yêu cầu HS đọc thuộc lòng đoạn văn từ Sau 80 năm giời  công học tập của các em.
- Hướng dẫn HS viết các từ dễ viết sai 
- Hết thời gian quy định, GV yêu cầu HS soát lại bài
- GV chấm chữa bài.
- GV nhận xét bài viết của HS.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập:MT: Chép đúng vần của từng tiếng trong hai dòng thơ vào mô hình cấu tạo vần. : Biết được cách đặt dấu thanh ở âm chính. HS khá giỏi nêu được quy tắc đánh dấu thanh trong tiếng.
* Bài tập 2: 
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV giao việc, tổ chức cho HS tiếp nối nhau làm bài 
- GV nhận xét, kết luận nhóm thắng cuộc
* Bài tập 3:
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập.
- GV giao việc: Các em quan sát lại bài tập làm trên bảng mô hình và cho biết: Khi viết một tiếng dấu thanh cần được đặt ở đâu?
+ HS thực hiện vào bảng con
- HS nghe.
- 2 HS đọc thuộc lòng đoạn thơ cần nhớ – viết trong bài Thư gửi các học sinh của Bác Hồ. Cả lớp theo dõi, ghi nhớ và bổ sung, sửa chữa
- Luyện viết những chữ dễ viết sai vào bảng con: 80 năm giời, công cuộc, kiến thiết, cường quốc
- HS gấp SGK, nhớ lại đoạn thơ, tự viết chính tả
- HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau, tự sửa những lỗi viết sai bên lề.
- Theo dõi để rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
- 1 em đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- HS tiếp nối nhau lên bảng điền vần và dấu thanh vào mô hình. (HS có thể đánh hoặc không đánh dấu thanh vào âm chính trong mô hình cấu tạo vần giống như M trong SGK)
- HS nhận xét kết quả bài làm của từng nhóm
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm.
- HS quan sát kĩ mô hình, trả lời: Khi viết một tiếng dấu thanh đặt ở âm chính (dấu nặng đặt bên dưới, các dấu khác đặt trên)
- 2 HS nhắc lại quy tắc đánh dấu thanh.
1’
3. Hoạt động nối tiếp:
- GV nhận xét tiết học
- Dặn chuẩn bị bài: Nghe – viết : anh bộ đội Cụ Hồ gốc Bỉ, quy tắc đánh dấu thanh
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần : 4 	 Ngày dạy : 07 / 09 / 2009
Tiết : 4
Chính tả (nghe – v ... III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4’
1’
20’
8’
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Em hãy viết các từ ngữ: việc làm, Việt Bắc, lần lượt, cái lược
- GV nhận xét, ghi điểm cho từng HS 
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe - viết chính tả một đoạn trong bài tập đọc Chuỗi ngọc lam. Sau đó làm bài tập phân biệt những tiếng có vần dễ lẫn ao/ au
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
a. Nhớ -viết chính tả 
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài Chuỗi ngọc lam (từ Pi-e ngạc nhiên  đến Cô bé mỉm cười rạng rỡ, chạy vụt đi.)
+ Theo em đoạn chính tả nói gì?
- Hướng dẫn HS luyện viết những chữ dễ viết sai: Pi-e, Gioan, lúi húi, rạng rỡ
- GV đọc từng câu, cụm từ cho HS viết
- GV đọc lại bài chính tả một lượt
- GV chấm chữa bài.
- GV nhận xét bài viết của HS.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập 
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2b.
- GV giao việc: Tìm những từ ngữ chứa các tiếng đã cho theo từng cặp.
- Cho HS làm bài theo hình thức trò chơi: Thi tiếp sức.
- GV nhận xét và chốt lại những từ ngữ HS tìm đúng.
Hướng dẫn HS làm bài tập 3
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập .
- GV giao việc
- Cho HS làm bài
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng
- HS viết bảng con.
- HS nghe.
- HS nghe và theo dõi trong SGK
+ HS trả lời.
- HS đọc thầm lại đoạn văn, chú ý cách viết các câu đối thoại, các câu hỏi, câu cảm.
- Luyện viết những vào bảng con.
- HS viết chính tả
- HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau, tự sửa những lỗi viết sai bên lề.
- Theo dõi để rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS thực hiện.
- Theo lệnh của GV mỗi nhóm tìm từ ngữ chứa tiếng của 1 cặp tiếng. Khi hết thời gian nhóm nào tìm được đúng, nhiều từ ngữ thì thắng.
- HS tiếp nối nhau đọc từ ngữ ghi trên bảng
- Lớp nhận xét
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm
- Đọc lại mẩu tin. Lưu ý: chữ ở các ô số 1 có vần ao hoặc au, chữ ở các ô số 2 bắt đầu bằng ch hoặc tr.
- HS làm bài cá nhân, 1 HS lên bảng làm vào bảng phụ.
- 2 HS đọc lại mẩu tin đã được điền đúng
- Lớp nhận xét
2’
3.Hoạt động nối tiếp:
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Nghe – viết : Buôn Chư Lênh đón cô giáo, phân biệt âm đầu tr/ ch, thanh hỏi/ thanh ngã
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần : 15 	Ngày dạy : 30 / 11 / 2009
Tiết : 15
Chính tả (nghe – viết)
BUÔN CHƯ LÊNH ĐÓN CÔ GIÁO
PHÂN BIỆT ÂM ĐẦU TR/ CH, THANH HỎI/ THANH NGÃ
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nghe viết đúng bài chính tả. 
- Làm được BT2b.
2. Kĩ năng:
- Trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi.
3. Thái độ:
	- Quý trọng cô giáo, thầy giáo.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4’
1’
22’
6’
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc từ HS viết sai tiết trước 
- GV nhận xét 
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe - viết chính tả một đoạn trong bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo. Sau đó làm bài tập phân biệt tiếng có chỉ khác nhau ở thanh hỏi hay thanh ngã.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
a. Nhớ -viết chính tả 
- GV đọc đoạn văn cần viết chính tả trong bài Buôn Chư Lênh đón cô giáo (từ Y Hoa lấy trong gùi ra  đến hết.)
+ Theo em đoạn chính tả nói gì?
- Hướng dẫn HS luyện viết những chữ dễ viết sa: Y Hoa, phăng phắc, gùi.
- GV đọc từng câu, cụm từ cho HS viết
- GV đọc lại bài chính tả một lượt
- GV chấm chữa bài.
- GV nhận xét bài viết của HS.
b. Hướng dẫn HS làm bài tập 
* Bài tập 2b
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2b.
- GV giao việc
- Cho HS làm bài theo hình thức trò chơi: Thi tiếp sức. 
- GV nhận xét và chốt lại những từ HS tìm đúng.
- HS viết bảng con.
- HS nghe.
- HS nghe và theo dõi trong SGK
+ HS trả lời.
- Luyện viết vào bảng con.
- HS viết chính tả
- HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau, tự sửa những lỗi viết sai bên lề.
- Theo dõi để rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- Tìm những tiếng có nghĩa: Chỉ khác nhau ở thanh hỏi hay thanh ngã
- 4 nhóm tiếp sức nhau lên tìm nhanh những tiếng có nghĩa chỉ khác nhau ở thanh hỏi hay thanh ngã
- Lớp nhận xét
2’
3.Hoạt động nối tiếp:
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Nghe – viết : Về ngôi nhà đang xây, phân biệt các âm đầu r/ d/ gi, v/ d, các vần iêm/ im, iêp, ip
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần : 16 	Ngày dạy : 07 / 12 / 2009
Tiết : 16
Chính tả (nghe – viết)
VỀ NGÔI NHÀ ĐANG XÂY
PHÂN BIỆT CÁC ÂM ĐẦU R/ D/ GI, V/ D,
 CÁC VẦN IÊM/ IM, IÊP, IP
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Viết đúng bài chính tả. 
- Làm được BT2a; tìm được những tiếng thích hợp để hoàn chỉnh mẩu chuyện (BT3).
2. Kĩ năng:
- Trình bày đúng hình thức hai khổ đầu của bài thơ Về ngôi nhà đang xây.
3. Thái độ:
	- Yêu mến ngôi nhà.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
	- Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4’
1’
20’
8’
A. Kiểm tra bài cũ:
- GV đọc từ viết sai ở tiết trước, nhận xét
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe - viết chính tả hai khổ thơ đầu của bài thơ Về ngôi nhà đang xây và làm bài tập chính tả phân biệt các tiếng có âm đầu r/ d/ gi, v/ d.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
a. Nghe -viết chính tả 
- Cho HS đọc lại 2 khổ thơ đầu bài Về ngôi nhà đang xây 
- Hướng dẫn HS luyện viết những chữ dễ viết sai: Giàn giáo, huơ huơ, sẫm biếc, vôi vữa.
- Lưu ý HS cách trình bày một bài thơ theo thể tự do.
- GV đọc cho HS viết
- GV đọc lại bài chính tả một lượt
- GV chấm chữa bài.
- GV nhận xét bài viết của HS.
b.Hướng dẫn HS làm bài tập 
* Bài tập 2b
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2a.
- GV nhắc lại yêu cầu
- Cho HS làm bài theo hình thức trò chơi: Thi tiếp sức. 
- GV nhận xét và chốt lại những từ HS tìm đúng.
*Bài tập 3
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 3.
- GV giao việc
- Cho HS làm bài .
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng
- Cho HS đọc lại mẩu chuyện.
+ Câu chuyện buồn cười ở chỗ nào?
- HS viết bảng con.
- HS nghe.
- 2 HS đọc lại 2 khổ thơ 
- Luyện viết vào bảng con.
- HS nghe.
- HS viết chính tả
- HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau, tự sửa những lỗi viết sai bên lề.
- Theo dõi để rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS theo dõi.
- 4 nhóm tiếp sức nhau lên tìm nhanh những từ ngữ có tiếng đã cho
- Lớp nhận xét
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm
- HS đọc lại câu chuyện vui, tìm những tiếng bắt đầu bằng r hoặc gi để điền vào ô số 1, tìm những tiếng bắt đầu bằng v hoặc d để điền vào ô số 2
- 3 nhóm lên thi tiếp sức.
- 1 HS đọc lại câu chuyện sau khi đã điền đầy đủ các tiếng thích hợp. 
- Lớp nhận xét
- 2 HS đọc 
+ HS trả lời
2’
3.Hoạt động nối tiếp:
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: Nghe – viết : Người mẹ của 51 đứa con
RÚT KINH NGHIỆM
Tuần : 17 	Ngày dạy : 14 / 12 / 2009
Tiết : 17
Chính tả (nghe – viết)
NGƯỜI MẸ CỦA 51 ĐỨA CON
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- Nghe viết đúng bài chính ta. 
- Làm được BT2 .
2. Kĩ năng:
- Trình bày đúng hình thức đoạn văn xuôi (BT1).
3. Thái độ:
	- Cảm phục trước tình thương bao la của mẹ.
II. CHUẨN BỊ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: 
- Bảng phụ.
III. HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
4’
1’
20’
8’
A. Kiểm tra bài cũ:
+ Tìm những từ ngữ chứa tiếng rẻ, dẻ, giẻ.
+ Tìm những từ ngữ chứa tiếng rây, dây, giây.
- GV nhận xét, ghi điểm cho từng HS 
B. Bài mới.
1. Giới thiệu bài: Trong tiết chính tả hôm nay, các em sẽ nghe - viết chính tả bài Người mẹ của 51 đứa con và làm bài tập ôn mô hình cấu tạo vần, tìm hiểu thế nào là những tiếng bắt vần với nhau.
2. Hướng dẫn tìm hiểu bài:
a. Nghe -viết chính tả 
- GV đọc toàn bài chính tả trong SGK 1 lượt
+ Nội dung bài chính tả nói gì?
- Hướng dẫn HS luyện viết những chữ dễ viết sai: Quảng Ngãi, cưu mang, nuôi dưỡng, bận rộn.
- GV đọc cho HS viết
- GV đọc lại bài chính tả một lượt
- GV chấm chữa bài.
- GV nhận xét bài viết của HS.
Hướng dẫn HS làm bài tập 
* Bài tập 2
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2a
- GV giao việc
- Cho HS làm bài theo hình thức trò chơi: Thi tiếp sức. 
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng.
- Cho HS đọc yêu cầu của bài tập 2b
- GV giao việc: Đọc lại câu thơ lục bát, tìm hai tiếng bắt vần với nhau
- Cho HS làm bài 
- GV nhận xét và chốt lại kết quả đúng
+ Thế nào là hai tiếng bắt vần với nhau?
- Trong thơ lục bát, tiếng thứ 6 của dòng 6 bắt vần với tiếng thứ 6 của dòng 8
- HS viết bảng con.
- HS nghe.
- HS nghe
+ HS trả lời.
- Luyện viết vào bảng con.
- HS viết chính tả
- HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
- HS đổi vở soát lỗi cho nhau, tự sửa những lỗi viết sai bên lề.
- Theo dõi để rút kinh nghiệm cho bài viết sau.
- 1 HS đọc, cả lớp đọc thầm.
- HS nhận việc: Đọc câu thơ lục bát, phân tích cấu tạo của từng tiếng trong câu thơ 
- 4 nhóm tiếp sức nhau lên tìm nhanh những từ ngữ có tiếng đã cho
- Lớp nhận xét.
- 1 HS đọc đề bài, cả lớp đọc thầm
- HS thực hiện.
- HS làm bài cá nhân
- Lớp nhận xét
+ HS trả lời.
2’
3.Hoạt động nối tiếp:
- GV nhận xét tiết học
- Chuẩn bị bài: 
RÚT KINH NGHIỆM

Tài liệu đính kèm:

  • docCT5 TUAN 117.doc