Giáo án Đạo đức kì 1

Giáo án Đạo đức kì 1

Bài 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP 5

I. MỤC TIÊU:

- Sau bài HS biết:

+ Học sinh lớp 5 là lớp lớn nhất trong trường, cần phải gương mẫu cho các lớp dưới học tập.

+ Có ý thức học tập rèn luyện.

+ Vui và tự hào là HS lớp 5.

- Biết nhắc nhở các bạn có ý thức học tập, rèn luyện.(HS khá giỏi)

II. TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN:

- HS thuộc các bài hát về chủ đề trường em.

- Các truyện nói về tấm gương HS lớp 5 gương mẫu, tranh SGK.

 

doc 27 trang Người đăng nkhien Lượt xem 1138Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Đạo đức kì 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1-2:Đạo Đức
Ngày dạy: 23/8/2010-30/8/2010 
Bài 1: EM LÀ HỌC SINH LỚP 5
I. MỤC TIÊU:
- Sau bài HS biết:
+ Học sinh lớp 5 là lớp lớn nhất trong trường, cần phải gương mẫu cho các lớp dưới học tập.
+ Có ý thức học tập rèn luyện.
+ Vui và tự hào là HS lớp 5.
- Biết nhắc nhở các bạn có ý thức học tập, rèn luyện.(HS khá giỏi)
II. TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN:
- HS thuộc các bài hát về chủ đề trường em.
- Các truyện nói về tấm gương HS lớp 5 gương mẫu, tranh SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
Giáo viên
Học sinh
- Khởi động: HS lớp hát bài: em yêu trường em.
* Hoạt động 1: quan sát tranh và thảo luận.
- Mục tiêu: HS thấy được vị trí thế giới mới của HS lớp 5 thấy vui vì đã tự hào vì đã là HS lớp 5.
- Tiến hành:
- Yêu cầu HS quan sát các tranh SGK và trả lời câu hỏi.
+ Tranh vẽ gì?
+ Em nghĩ gì khi xem các tranh ảnh trên?
+ HS lớp 5 có gì khác so với HS các khối khác?
+ Theo em chúng ta cần làm gì để xứng đáng là HS lớp 5?
- GV nhận xét kết luận: năm nay các em đã lên lớp 5. Lớp 5 là lớp lớn nhất trường vì vậy HS lớp 5 cần phải gương mẫu về mọi mặt để cho HS các khối lớp khác học tập.
* Hoạt động 2: làm bài tập 1.
- Mục tiêu: Giúp HS xác định được những nhiệm vụ của HS lớp 5.
- Tiên hành:
- GV nêu yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi tìm những việc làm đúng.
- Gọi HS trình bày kết quả.
- GV kế luận: các điểm a, b, c, d, e trong bài tập 1 là nhiệm vụ của HS lớp 5 mà chúng ta cần phải thực hiện.
* Hoạt động 3: tự liên hệ làm bài tập 2.
- Mục tiêu: giúp HS tự nhận thức về bản thân và có ý thức học tập rèn luyện để xứng đáng là HS lớp 5.
- Tiến hành:
- GV nêu yêu cầu bài tập: em thấy mình có điểm nào xứng đáng là HS lớp 5.
- Yêu cầu HS suy nghĩ đối chiếu những việc làm của bản thân từ trước đến nay với nhiệm vụ của HS lớp 5.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét kết luận: các em cần phải phát huy những điểm mà mình đã thực hiện tốt và khắc phục những mặt còn thiếu sót để xứng đáng là HS lớp 5.
- Gọi HS đọc mục ghi nhớ 
- Hoạt động nối tiếp:
1/ Lập kế hoạch phấn đấu trong năm học này.
2/ Sưu tầm các bài thơ, bài hát, bài báo nói về HS lớp 5 gương mẫu.
3/ Tranh vẽ về chủ đề trường em.
Tiết 2
* Hoạt động 1: thảo luận về kế hoạch phấn đấu.
- Mục tiêu:
- Rèn luyện cho HS kĩ năng đặt mục tiêu.
- Động viên HS có ý thức phấn đấu vương lên về mọi mặt để xứng đáng là HS lớp 5.
- Tiến hành:
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét kết luận:
- Để xứng đáng là HS lớp 5 chúng ta cần phải quyết tâm phấn đấu rèn luyện một cách có kế hoạch.
* Hoạt động 2: kể chuyện về các tấm gương HS lớp 5 gương mẫu.
- Mục tiêu: HS biết thừa nhận và học tập theo tấm gương tốt.
- Tiến hành: 
- Cho HS thi kể chuyện trước lớp.
+ Hỏi: em đã học tập được điều gì về tấm gương đó?
- GV kết luận: chúng ta cần học tập theo tấm gương tốt của bạn là để mau tiến bộ.
* Hoạt động 3: giới thiệu tranh vẽ về chủ đề trường em.
- Mục tiêu: giáo dục HS tình yêu và trách nhiệm đối với trường lớp.
- Tiến hành: 
- Yêu cầu HS giới thiệu tranh vẽ của mình trước lớp.
- GV nhận xét và kết luận:
- Chúng ta rất vui và tự hào khi là HS lớp 5, rất yêu quí và tự hào về trường lớp mình đồng thời chúng ta càng thấy rõ trách nhiệm phải học tập rèn luyện tốt để xứng đáng là HS lớp 5.
- 2 HS cùng bàn cùng quan sát trao đổi.
- HS tiếp nối phát biểu.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe 2 HS cùng bàn cùng trao đổi.
- Các nhóm lần lượt phát biểu.
- HS lắng nghe.
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS nối tiếp phát biểu trước lớp.
- 3 HS tiếp nối đọc thành tiếng.
- HS lắng nghe xác định nhiệm vụ.
- HS hoạt động nhóm trình bày kết quả của mình, nhóm trao đổi.
- HS nối tiếp phát biểu.
- HS lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 1 HS kể.
- HS lớp lắng nghe.
- HS phát biểu.
- HS trình bày tranh vẽ.
Tuần 3-4:Đạo Đức
Ngày dạy: 6/9/2010-13/9/2010
Bài : CÓ TRÁCH NHIỆM 
VỀ VIỆC LÀM CỦA MÌNH
I. MỤC TIÊU:
-Biết thế nào là có trách nhiệm về việc làm của mình .
-Khi làm việc gì sai biết nhận và sữa chữa.
-Biết ra quyết định và kiên định bảo vệ ý kiến đúng của mình. 
II. TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN:
- Tranh SGK, bảng lớp ghi sẳn bài tập 1, thẻ màu, bảng phụ ghi sẳn mục ghi nhớ.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
Giáo viên
Học sinh
*Hoạt động 1: tìm hiểu truyện: chuyện của bạn Đức.
- Mục tiêu: HS thấy rõ diễn biến của sự việc và tâm trạng của Đức, biết phân tích đưa ra quyết định đúng.
- Tiến hành: yêu cầu HS tiến hành suy nghĩ về câu chuyện.
- Gọi 1 HS đọc câu chuyện.
- Yêu cầu HS thảo luận trả lời câu hỏi.
*C1: Đức gây ra chuyện gì?
*C2: sau khi gây ra chuyện Đức cảm thấy thế nào?
*C3: theo em, Đức nên giải quyết việc này thế nào cho tốt?
- GV kết luận: Đức vô ý đá quả bóng vào bà Doan và chỉ có Đức với Hợp biết nhưng trong lòng Đức tự thấy phải có trách nhiệm về hành động của mình và suy nghĩ tìm cách giải quyết phù hợp nhất. Các em đã đưa ra giúp Đức một số cách giải quyết vừa có lí vừa có tình. Qua câu chuyện của Đức chúng ta rút ra điều cần ghi nhớ:
- GV treo bảng phụ ghi sẳn mục ghi nhớ.
- Gọi HS đọc mục ghi nhớ.
* Hoạt động 2: làm bài tập 1.
- Mục tiêu: HS xác định được những việc làm nào là biểu hiện của người sống có trách nhiệm hoặc không có trách nhiệm.
- Tiên hành:
- GV nêu yêu cầu bài tập 1.
- Yêu cầu HS thảo luận nhóm tìm các trường hợp cho là người sống có trách nhiệm.
- Gọi đại diện nhóm bào cáo kết quả thảo luận. 
- GV kết luận: a, b, d, g là những biểu hiện của người sống có trách nhiệm. C, đ, e không phải là biểu hiện của người sống có trách nhiệm.
- Những biểu hiện của người sống có trách nhiệm chúng ta cần học tập.
* Hoạt động 3: bài tỏ thái độ ( BT2).
- Mục tiêu: HS biết tán thành những ý kiến đúng và không tán thành những ý kiến không đúng.
- Tiến hành: 
- GV lần lượt nêu từng ý kiến.
- Gọi HS giải thích vì sao lại tán thành hoặc phản đối.
- GV kết luận:
- Tán thành các ý kiến a, đ.
- Không tán thành b, c, d.
- Hoạt động nối tiếp: phân công các nhóm chuẩn bị trò chơi theo BT3 
 Tiết 2
* Hoạt động1: Xử lí tình huống theo bài tập 3.
- Mục tiêu: HS biết lựa chọn cách giải quyết phù hợp trong mỗi tình huống.
- Tiến hành: 
- GV chia lớp thành 4 nhóm mỗi nhóm xử lí 1 tình huống.
- Gọi các nhóm lần lượt báo cáo kết quả.
- GV kết luận: mỗi tình huống đều có nhiều cách giải quyết người có trách nhiệm cần phải chọn cách giải quyết nào thể hiện rõ trách nhiệm của mình và phù hợp với hoàn cảnh.
* Hoạt động 2: tự liên hệ bản thân.
- Mục tiêu: mỗi HS có thể tự liên hệ việc làm của mình và rút ra bài học.
- Tiến hành: 
- Yêu cầu HS nhớ lại 1 việc làm dù rất nhỏ chứng tỏ mình đã có trách nhiệm hoặc thiếu trách nhiệm.
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- GV kết luận: khi giải quyết công việc hay xử lí tình huống 1 cách có trách nhiệm chúng ta cảm thấy vui và thanh thản.
- Người có trách nhiệm là người trước khi làm việc gì cũng suy nghĩ cẩn thận, khi làm hỏng việc gì có lỗi họ dám nhận trách nhiệm và sẳn sàng làm lại cho tốt.
- Gọi HS đọc lại mục ghi nhớ SGK. 
- 1 HS đọc thành tiếng.
- 2 HS cùng bàn cùng trao đổi.
- 3 HS tiếp nối phát biểu.
- HS lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- 2 HS tiếp nối đọc thành tiếng.
- HS lắng nghe.
- HS hoạt động nhóm.
- HS phát biểu. Các nhóm nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS giơ thẻ màu ( theo qui ước).
- HS giải thích.
- HS hoạt động nhóm.
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả.
- HS lớp nhận xét.
- HS tự liên hệ những việc đã làm.
- HS phát biểu.
- HS lớp nhận xét.
- 2 HS tiếp nối đọc thành tiếng.
Tuần 5-6:Đạo Đức
Ngày dạy: 24/9/2010-01/9/2010
Bài 3: CÓ CHÍ THÌ NÊN
I. MỤC TIÊU:
 -Biết được một số biểu hiện cơ bản của người sống có ý chí .
-Biết được: người có ý chí có thể vượt qua khó khăn trong cuộc sống .
-Cảm phục và noi theo những gương có ý chí vượt lên những khó khăn trong cuộc sống để trở thành người có ích cho gia đình và xã hội.
II. TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN:
- Thẻ màu, tranh SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1: tìm hiểu thông tin.
- Tiến hành:
- Gọi HS đọc thông tin SGK và trả lời câu hỏi.
- Yêu câu HS thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi.
C1: Trần Bảo Đồng đã gặp khó khăn gì trong cuộc sống? Và học tập?
C2: Trần Bảo Đồng đã vượt qua khó khăn để vươn lên như thế nào?
C3: em học tập được những gì ở tấm gương đó?
- GV kết luận: từ tấm gương của Trần Bảo Đồng ta thấy: dù gặp hoàn cảnh rất khó khăn nhưng nếu có quyết tâm cao và biết sắp xếp thời gian hợp lí thì vẫn có thể vừa học tốt vừa giúp gia đình.
* Hoạt động 2: bài tập 1 - 2 SGK.
- Mục tiêu: HS biết phân biệt được những biểu hiện của ý chí vượt khó.
- Tiên hành:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT1, 2.
- Yêu cầu HS trao đổi.
- GV lần lượt nêu từng trường hợp.
- Yêu cầu HS giơ thẻ màu thể hiện sự đánh giá của mình.
- GV kết luận: các em đã biết phân bit rõ đâu là biểu hiện của người có ý chí những biểu hiện đó được thể hiện cả trong việc nhỏ và việc lớn trong cả học tập và đời sống.
- Yêu cầu HS quan sát tranh SGK.
* Ghi nhớ: 
- Gọi HS đọc mục ghi nhớ SGK.
- Hoạt động tiếp nối: 
- Yêu cầu ... ï nữ.
- Ngày 20- 10 là ngày phụ nữ Việt Nam.
- Hội phụ nữ, câu lạc bộ các nữ doanh nhân là tổ chức dành riêng cho phụ nữ.
* Hoạt động 3: ca ngợi người phụ nữ Việt Nam ( BT5).
- Mục tiêu: Củng cố bài học.
- Tiến hành: Cho HS xung phong hát, đọc thơ, kể chuyện về 1 người phụ nữ mà em kính trọng.
- GV nhận xét khen ngợi.
- Gọi HS đọc lại mục ghi nhớ SGK.
- 3 HS tiếp nối đọc thành tiếng.
- HS lớp lắng nghe quan sát.
- 2 HS cùng bàn cùng trao đổi.
- HS tiếp nối phát biểu ý kiến. 
- HS lớp nhận xét.
- 2 HS tiếp nối đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS lớp đọc thầm.
- HS tiếp nối phát biểu.
- HS lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS giơ thẻ màu theo qui ước.
- HS giải thích lí do.
- HS lắng nghe.
- HS hoạt động nhóm trao đổi thảo luận.
- Đại diện từng nhóm trình bày cách xử lý tình huống trước lớp.
- HS lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- HS làm việc theo nhóm, trao đổi thảo luận.
- Đại diện từng nhóm báo cáo kết quả.
- HS lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS thực hiện trước lớp.
- HS lớp lắng nghe.
- 1 HS đọc thành tiếng.
TUẦN 15 - 16. ĐẠO ĐỨC
Ngày dạy:29/11/2010 - 6/12/2010 
Bài 8: 
HỢP TÁC VỚI NHỮNG NGƯỜI
XUNG QUANH
I. MỤC TIÊU:
- Nêu được một số biểu hiện về hợp tác với bạn bè , trong học tập làm việt và vui chơi.
- Biết được hợp tác với mọi người trong công việt chung sẽ nâng cao được hiệu quả công việt , tăng niềm vui và tình cảm gắn bó giữa người với người .
- Có kĩ năng hợp tác với bạn bè trong các hoạt động của lớp của trường .
- Có thái độ mong muốn , sẳn sàng hợp tác với bạn bè , thầy giáo cô giáo và mọi người trong công việt của lớp ,của trường, của gia đình của cộng đồng.
II. TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN:
- Tranh SGK, thẻ màu.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1: tìm hiểu tranh tình huống.
- Mục tiêu: HS biết được biểu hiện cụ thể của việc hợp tác với những người xung quanh.
- Tiến hành: Yêu cầu HS quan sát tranh SGK và trả lời câu hỏi.
C1: em có nhận xét gì về cách trồng cây của mỗi tổ trong tranh?
- Với việc làm như vậy kết quả trồng cây của mỗi tổ như thế nào?
- GV kết luận: các bạn tổ 2 đã biết cùng nhau làm công việc chung, người thì giữ cây, người lấp đất, người rào cây, để cây được trồng ngay ngắn, thẳng hàng, cần phải biết phối hợp với nhau. Đó là biểu hiện của việc hợp tác với mọi người xung quanh.
* Hoạt động 2: làm BT 1.
- Mục tiêu: HS nhận biết được 1 số việc làm thể hiện sự hợp tác.
- Tiến hành: GV nêu yêu cầu nội dung bài tập yêu cầu HS trao đổi nhóm nêu lên những việc làm thể hiện sự hợp tác với những người xung quanh.
- Gọi HS phát biểu ý kiến.
- GV nhận xét kết luận:
- Để hợp tác tốt với những người xung quanh các em cần phải biết phân công nhiệm vụ cho nhau, hỗ trợ phối hợp với nhau trong công việc chung.
* Hoạt động 3: bày tỏ thái độ ( BT2).
- Mục tiêu: HS biết phân biệt được những ý kiến đúng hoặc sai liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
- Tiến hành: GV nêu yêu cầu bài tập, yêu cầu HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu.
- GV nêu lần lượt từng ý kiến.
- Gọi HS giải thích lí do.
- GV nhận xét kết luận:
a/ Tán thành.
b/ Không tán thành.
c/ Không tán thành.
d/ Tán thành.
* Ghi nhớ: 
- Gọi HS đọc mục ghi nhớ SGK.
* Hoạt động tiếp nối:
- Yêu cầu HS biết thực hiện việc hợp tác với mọi người ở nhà và ở trường.
Tiết 2
* Hoạt động1: làm BT3.
- Mục tiêu: HS biết nhận xét 1 số hành vi việc làm có liên quan đến việc hợp tác với mọi người xung quanh.
- Tiến hành: gọi HS đọc yêu cầu nội dung bài tập.
- Yêu cầu HS làm việc theo nhóm và trình bày kết quả.
- Gọi đại diện từng nhóm báo cáo kết quả.
- GV kết luận: tình huống a là đúng.
- Tình huống b chưa đúng.
* Hoạt động 2: xử lý tình huống BT4.
- Mục tiêu: HS biết xử lý 1 số tình huống liên quan đến việc hợp tác với những người xung quanh.
- Tiến hành: GV nêu ra từng tình huống yêu cầu HS trao đổi tìm cách xử lý tình huống.
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả.
- GV kết luận:
a/ Trong khi thực hiện công việc chung cần phải phân công nhiệm vụ cho từng người phối hợp giúp đỡ lẫn nhau.
b/ Bạn Hà có thể bàn với bố mẹ v việc mang những đồ dùng cá nhân nào, tham gia chuẩn bị hành trang cho chuyến đi.
* Hoạt động 3: làm BT5.
- Mục tiêu: HS biết xây dựng kế hoạch hợp tác với những người xung quanh trong các công việc hàng ngày.
- Tiến hành: GV nêu yêu cầu bài tập.
- Yêu cầu HS tự làm bài.
- Gọi HS trình bày kết quả.
- GV nhận xét về những dự kiến của HS.
- Gọi HS đọc lại mục ghi nhớ SGK.
- 2 HS cùng bàn cùng quan sát, trao đổi thảo luận.
- HS tiếp nối trình bày.
- HS lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- 2 HS cùng bàn cùng trao đổi.
- HS tiếp nối phát biểu.
- HS lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe xác định nhiệm vụ.
- HS giơ thẻ màu theo qui ước.
- HS trình bày.
- 2 HS tiếp nối đọc thành tiếng.
- 1 HS đọc thành tiếng, HS lớp đọc thầm.
- HS làm việc theo nhóm cùng trao đổi.
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp.
- HS lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS hoạt động nhóm cùng trao đổi giải quyết tình huống.
- Đại diện từng nhóm trình bày cách giải quyết tình huống trước lớp.
- HS lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe, xác định nhiệm vụ.
- HS làm bài.
- HS tiếp nối trình bày trước lớp.
- HS lớp nhận xét.
- 1 HS đọc thành tiếng.
TUẦN 17 – 18 . ĐẠO ĐỨC
Ngày dạy:13/12/2010 – 20/12/2010 
Bài 9: EM YÊU QUÊ HƯƠNG
I. MỤC TIÊU:
- Biết làm những việt phù hợp với khả năng để góp phần tham gia xây dựng quê hương .
- Yêu mến , tự hào về quê hương mình , mong muốn được góp phần xây dựng quê hương.
II. TÀI LIỆU PHƯƠNG TIỆN:
- Tranh SGK, thẻ màu: các bài thơ bài hát nói v tình yêu quê hương.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
Tiết 1
Giáo viên
Học sinh
* Hoạt động 1: tìm hiểu truyện cây đa làng em.
- Mục tiêu: HS biết được biểu hiện cụ thể của tình yêu quê hương.
- Tiến hành: gọi HS đọc truyện cây đa làng em.
- Yêu cầu HS dựa vào câu truyện trả lời câu hỏi.
C1: vì sao dân làng lại gắn bó với cây đa?
C2: bạn Hà đóng góp tiền để làm gì? Vì sao bạn Hà làm như vậy?
- Gọi đại diện nhóm báo cáo kết quả.
- GV kết luận:
- Bạn Hà đã góp tiền để chữa cho cây đa khỏi bệnh việc làm đó thể hiện tình yêu của Hà.
* Hoạt động 2: làm bài tập 1.
- Mục tiêu: HS biết được những việc cần làm biểu hiện th hiện tình yêu quê hương.
- Tiên hành: GV nêu yêu cầu nội dung bài tập yêu cầu HS tìm những biểu hiện tình yêu quê hương.
- Gọi HS trình bày ý kiến.
- GV kết luận:
- Các trường hợp a, b, c, d, e. Thể hiện tình yêu quê hương.
* Ghi nhớ:
- Gọi HS đọc phần ghi nhớ SGK.
* Hoạt động 3: liên hệ thực tế.
- Mục tiêu: HS kể được những việc các em đã làm thể hiện tình yêu quê hương của mình.
- Tiến hành: yêu cầu HS trao đổi với bạn theo gợi ý.
+ Quê bạn ở dâu? Bạn biết những gì v quê hương mình?
+ Bạn đã làm được những gì thể hiện tình yêu quê hương?
- Gọi HS trình bày trước lớp.
- GV nhận xét . Khen ngợi các em đã biết thể hiện tình yêu quê hương bằng những việc làm cụ thể.
* Hoạt động nối tiếp:
- Yêu càu HS sưu tầm tranh ảnh về quê hương của mình.
- Các nhóm chuẩn bị bài thơ, bài hát nói về tình yêu quê hương.
Tiết 2
* Hoạt động 1: trình bày tranh ảnh về quê hương ( BT4).
- Mục tiêu: HS biết thể hiện tình cảm đối với quê hương.
- Tiến hành: yêu cầu HS giới thiệu tranh và nói về quê hương mình.
- GV nhận xét khen ngợi.
* Hoạt động 2: bày tỏ thái độ 
( BT2).
- Mục tiêu: HS biết bày tỏ thái độ phù hợp với 1 số ý kiến liên quan đến tình yêu quê hương.
- Tiến hành: GV lần lượt nêu từng ý kiến bài tập 2
- Gọi HS giải thích lý do.
- GV kết luận: tán thành với những ý kiến a, d, không tán thành các ý kiến b, c.
* Hoạt động 3: xử lý tình huống ( BT3).
- Mục tiêu: HS biết xử lý 1 số tình huống có liên quan đến tình yêu quê hương.
- Tiến hành: GV nêu yêu cầu các tình huống yêu cầu hoạt động nhóm tìm cách giải quyết.
- Gọi các nhóm báo cáo kết quả.
- GV nhận xét kết luận:
+ Tình huống a: bạn Tuấn có thể góp sách báo của mình vận động các bạn cùng tham gia đóng góp.
+ Tình huống b: bạn Hằng cần tham gia làm vệ sinh với các bạn trong đội vì đó là 1 việc làm góp phần làm sạch đẹp làng xóm.
* Hoạt động 4: trình bày kết quả sưu tầm.
- Mục tiêu: củng cố bài.
- Tiến hành: cho HS đọc bài thơ, hát bài hát nói về tình yêu quê hương.
- GV nhận xét khen ngợi.
- Gọi HS đọc mục ghi nhớ bài.
- GV nhắc nhở HS th hiện tình yêu que hương bằng những việc làm cụ th phù hợp với khả năng mình.
- 1 HS đọc thành tiếng.
- HS lớp lắng nghe quan sát.
- HS hoạt động nhóm trao đổi thảo luận.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả trước lớp.
- HS lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS lắng nghe.
- 2 HS cùng bàn cùng trao đổi.
- HS tiếp nối phát biểu. 
- HS lớp nhận xét.
- 2 HS tiếp nối đọc thành tiếng.
- 2 HS cùng bàn cùng trao đổi.
- HS tiếp nối phát biểu.
- HS các nhóm trình bày, giới thiệu.
- HS bày tỏ thái độ bằng cách giơ thẻ màu ( theo qui ước).
- HS trình bày.
- HS hoạt động nhóm cùng trao đổi thảo luận.
- Đại diện các nhóm trình bày về cách giải quyết tình huống.
- HS lớp nhận xét.
- HS lắng nghe.
- HS trình bày.
- 1 HS đọc thành tiếng.

Tài liệu đính kèm:

  • docDAO DUC LOP 5.doc