Giáo án Địa lí tuần 13: Công nghiệp (tiếp theo)

Giáo án Địa lí tuần 13: Công nghiệp (tiếp theo)

Môn: Địa lí

Bài: Công nghiệp (tiếp theo)

I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:

- Nêu được tình hình hình phân bố của một số ngành công nghiệp:

 + Công nghiệp phân bố rộng khắp đất nước nhưng tập trung nhiều ở đồng bằng và ven biển.

 + Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố ở những nơi có mỏ, các ngành công nghiệp khác phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển.

 + Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

- sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của công nghiệp.

- Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,

Học sinh khá, giỏi:

 + Biết một số điều kiện để hình thành trung tâm công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.

 + Giải thích vì sao các ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và vùng ven biển: do có nhiều lao động, nguồn nguyên liệu và nguồn tiêu thụ.

 

doc 2 trang Người đăng nkhien Lượt xem 3848Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Địa lí tuần 13: Công nghiệp (tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Môn: Địa lí
Bài: Công nghiệp (tiếp theo)
I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết:
- Nêu được tình hình hình phân bố của một số ngành công nghiệp:
 + Công nghiệp phân bố rộng khắp đất nước nhưng tập trung nhiều ở đồng bằng và ven biển.
 + Công nghiệp khai thác khoáng sản phân bố ở những nơi có mỏ, các ngành công nghiệp khác phân bố chủ yếu ở các vùng đồng bằng và ven biển.
 + Hai trung tâm công nghiệp lớn nhất nước ta là Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.
- sử dụng bản đồ, lược đồ để bước đầu nhận xét phân bố của công nghiệp.
- Chỉ một số trung tâm công nghiệp lớn trên bản đồ Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, 
Học sinh khá, giỏi:
 + Biết một số điều kiện để hình thành trung tâm công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh.
 + Giải thích vì sao các ngành công nghiệp dệt may, thực phẩm tập trung nhiều ở vùng đồng bằng và vùng ven biển: do có nhiều lao động, nguồn nguyên liệu và nguồn tiêu thụ. 
II. Chuẩn bị:
- ĐDDH: SGK, bản đồ kinh tế Việt Nam.
Phiếu bài tập hoạt động 1:
 A. ngành công nghiệp B. phân bố
 1). Điện (nhiệt điện) a). Ở nơi có khoáng sản.
 2). Thủy điện. b). Gồm nơi có than, dầu khí
 3). Khai thác khoáng sản. c). Nơi có nhiều thác ghềnh
 4). Cơ khí, dệt may, thực phẩm d).Nơi có nhiều lao động, 
 nguyên liệu
- Dụng cụ học tập: SGK.
III. Các hoạt động dạy – học:
Các bước
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
1. Ổn định:
2. KT bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động 1:
Hoạt động 2:
4. Củng cố:
5. Dặn dò:
 + Kể tên một số ngành công nghiệp và sản phẩm của các ngành đó?
 + Nêu đặc điểm nghề thủ công nước ta?
- Nhận xét cho điểm.
- Giới thiệu bài trực tiếp.
Phân bố các ngành công nghiệp:
- Tổ chức làm việc cá nhân.
- Yêu cầu HS quan sát hình 1, tìm những nơi có các ngành công nghiệp khai thác than, dầu mỏ, a-pa-tíc, nông nghiệp nhiệt điện, thủy điện?
- Kết luận: Công nghiệp phân bố tập trung chủ yếu ở đồng bằng, vùng ven biển.
- Tổ chức thảo luận nhóm.
- Giao việc: Yêu cầu các nhóm làm bài tập: Nối cột A với cột B sau cho đúng.
- Phát phiếu bài tập cho các nhóm.
- Nhận xét, chốt ý đúng.
Các trung tâm công nghiệp lớn của nước ta:
- Tổ chức thảo luận nhóm.
- Yêu cầu HS quan sát hình 3, 4 SGk và trả lời câu hỏi:
+ Nước ta có những trung tâm công nghiệp nào?
 + Hãy nêu những điều kiện để thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghiệp lớn ở nước ta?
- Nhận xét chung, kết luận.
- Gọi HS đọc mục ghi nhớ.
- Giáo dục, liên hệ thực tiễn.
- Nhận xét tiết học.
- Về nhà xem lại bài và chuẩn bị tiết học sau.
- Hát.
- HS 1:
- HS 2:
- Lắng nghe.
- Quan sát hình 1, tìm hiểu thông tin SGK, tiếp nối nhau phát biểu và kết hợp chỉ bản đồ nơi phân bố các ngành công nghiệp than ở Quảng Ninh, dầu khí ở thềm lục địa phía Nam, a-pa-tíc ở Lào Cai, nhiệt điện ở Phả Lại, Vũng Tàu, thủy điện ở Hòa Bình, Trị An,
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Lắng nghe.
- Thảo luận nhóm 5 HS.
- Lắng nghe.
- Đại diện nhóm nhận phiếu và hoàn thành nội dung bài tập.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- Thảo luận nhóm đôi.
- Các nhóm quan sát hình và tìm hiểu thông tin SGK hoàn thành nội dung câu hỏi.
- đại diện vài nhóm trình bày kết quả trước lớp.
 + Chỉ tgrên bản đồ và trả lời: thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Việt Trì, Thái Nguyên, Cẩm Phả, Bà Rịa – Vũng Tàu; Biên Hòa Đồng Nai; Thủ Dầu Một.
 + Ở gần vùng có nhiều lương thực, thực phẩm, trung tâm văn hóa, khoa học kỹ thuật. Đầu tư nước ngoài, dân cư đông đúc, người lao động có trình độ cao, giao thông thuận lợi.
- Lớp nhận xét, bổ sung.
- 02 HS.

Tài liệu đính kèm:

  • docCÔNG NGHIỆP (TIẾP THEO).doc