Giáo án giảng dạy khối 5 - Tuần 32

Giáo án giảng dạy khối 5 - Tuần 32

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức: Hs đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.

2.Kĩ năng: Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh.

Thái độ: h/s hiểu được hành động dũng cảm của Út Vịnh, chấp hành tốt luật giao thong.

II. Đồ dùng dạy học:

- Tranh minh hoạ, SGK.

III. Các hoạt động dạy học:

 

doc 43 trang Người đăng huong21 Lượt xem 520Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án giảng dạy khối 5 - Tuần 32", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 32
	 Ngày soạn :..
	Ngày giảng: ..
Tiết 1: Chào cờ:
Tiết 2: Thể dục:
Giáo viên bộ môn soạn giảng
Tiết 3: Tập đọc: 
ÚT VỊNH
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Hs đọc trôi chảy, lưu loát toàn bài. Biết đọc diễn cảm được một đoạn hoặc toàn bộ bài văn.
2.Kĩ năng: Hiểu nội dung: Ca ngợi tấm gương giữ gìn an toàn giao thông đường sắt và hành động dũng cảm cứu em nhỏ của Út Vịnh.
Thái độ: h/s hiểu được hành động dũng cảm của Út Vịnh, chấp hành tốt luật giao thong.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ, SGK.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.KT bài cũ:
- HS đọc bài thuộc lòng bài Bầm ơi và trả lời các câu hỏi về bài
B. Bài mới: 
1.GT bài:
- Gtb, ghi bảng đầu bài.
2.HD đọc và tìm hiểu bài
a) Luyện đọc:
- Mời 1 HS giỏi đọc. 
- Gv Hd đọc. Chia đoạn.
- Cho HS đọc nối tiếp đoạn lần 1, GV kết hợp sửa lỗi phát âm 
- Hs nêu từ khó; đọc CN-ĐT.
- Hs nối tiếp đọc lần 2.
- 1 hs nêu chú giải; Gv nhắc lại.
- Hs đọc đoạn trong nhóm.
- Gvnx.
b)Tìm hiểu bài:
- Hs đọc thầm bài và trả lời các câu hỏi trong SGK; gv kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đoạn đường sắt gần nhà Út Vịnh mấy năm nay thường có những sự cố gì?
+ Út Vịnh đã làm gì để thực hiện nhiệm vụ giữ an toàn đường sắt?
+ Khi nghe thấy tiếng còi tàu vang lên từng hồi giục giã, Út Vịnh nhìn ra ĐS và đã thấy gì? 
+ Út Vịnh đã hành động như thế nào để cứu hai em nhỏ đang chơi trên đường tàu?
+ Em học tập được ở Út Vịnh điều gì?
- Nội dung chính của bài là gì?
- GV chốt ý đúng, ghi bảng.
- Cho 1-2 HS đọc lại.
c) Hướng dẫn đọc diễn cảm:
-Mời 1 hs đọc bài.
- Gv hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm một đoạn
- Cho HS luyện đọc diễn cảm đoạn từ thấy lạ, Vịnh nhìn rađến gang tấc trong nhóm 2.
-Thi đọc diễn cảm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3.Củng cố dặn dò 
- GV nhận xét giờ học. 
- Nhắc HS về học bài, luyện đọc lại bài nhiều lần và chuẩn bị bài sau.
- 2 hs đọc và trả lời câu hỏi
- Nghe
- 1 hs đọc
- Hs nối tiếp đọc đoạn lần 1
- Hs đọc từ khó
- Đọc lần 2
- Đọc nhóm
- Hs đọc và trả lời
- Lúc thì đá tảng nằm chềnh ềnh trên đường tàu chạy, lúc thì ai đó tháo cả ốc gắn các thanh ray,
- Vịnh đã tham gia phong trào: Em yêu đường sắt quê em; nhận việc thuyết phục Sơn - một bạn thường chạy trên đường tàu thả diều,
- Vịnh thấy Hoa và Lan đang ngồi chơi chuyền thẻ trên đường tàu,
- Trả lời.
- Trả lời.
- 1, 2 h/s đọc lại
- h/s luyện đọc diễn cảm.
- Thi đọc diễn cảm
- Nghe
Tiết 4: Toán:
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức: Giúp hs biết:
- Thực hành phép chia.
- Viết kết quả phép chia dưới dạng phân số, số thập phân.
- Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
2. Kĩ năng: h/s thực hiện và làm được toán theo yêu cầu của bài.
3. Thái độ: h/s yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- VBT, giáo án
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.KT bài cũ:
B. Bài mới: 
1.GT bài:
- Gtb, ghi bảng đầu bài. 
2.Luyện tập:
Bài tập 1 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào nháp. Mời 3 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Mời 1 HS nêu cách làm.
- Cho HS làm bài vào bảng con.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS phân tích mẫu. để HS rút ra cách thực hiện.
- Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 4 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS nêu kết quả và giải thích tại sao lại chọn khoanh vào phương án đó.
* Kết quả:
 Khoanh vào D
- Cả lớp và GV nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
- Nghe
- 1 hs nêu y/c
- Hs làm bài và trình bày
*Kết quả:
a) 2/ 17 ; 22 ; 4
b) 1,6 ; 35,2 ; 5,6
 0,3 ; 32,6 ; 0,45 
- Hs đọc đầu bài và làm bài
*Kết quả:
a) 35 ; 840 ; 94
 720 ; 62 ; 550
b) 24 ; 80 ; 6/7
 44 ; 48 ; 60
- 1 hs đọc y/c
- Hs làm nháp và trình bày
*VD về lời giải:
 7 
 b) 7 : 5 = 1,4 
 5 
- Hs làm bài
- Ghi nhớ
Tiết 5: Đạo Đức:
VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM 
I- MỤC TIÊU: 
1. Kiến thức: Nắm được cách chọn thực phẩm an toàn và các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm.
2. Kĩ năng: Chọn thực phẩm an toàn khi chế biến và sử dụng thực phẩm trong bữa ăn.
3. Thái độ: Có ý thức phòng tránh nhiễm trùng và nhiễm độc thực phẩm.
II- ĐỒ DÙNG:
1. Giáo viên: Tranh vẽ H3.15 và H3.16 SGK.
2. Học sinh: Đọc và tìm hiểu bài trước ở nhà.
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.KTBC: Giáo viên hỏi:
- Làm thế nào để phòng tránh nhiễm trùng thực phẩm tại gia đình?
- Gvnx, ghi điểm.
B.Bài mới: 
1.Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2.Các hoạt động:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về các biện pháp an toàn thực phẩm khi mua sắm và chế biến
- GV giới thiệu về khái niệm an toàn thực phẩm.
- GV nêu: Thực phẩm luôn cần có mức độ an toàn cao. Người sử dụng cần biết cách lựa chọn cũng như xử lí thực phẩm một cách đúng đắn, hợp vệ sinh.
- H: Em hãy kể tên các loại thực phẩm mà gia đình thường mua sắm?
- H: Khi mua sắm các loại thực phẩm em thấy bố me, anh chị thường chọn mua như thế nào? 
- H: Đối với thực phẩm tươi, sống, dễ hư, thối cần phải mua như thế nào?
- GV nhận xét, kết luận.
- H: Đối với thực phẩm đóng hộp, có bao bì cần chọn mua như thế nào?
- H: Cần lưu ý gì khi mua cả thực phẩm chín lẫn thực phẩm phải chế biến, thực phẩm ăn sống?
- GV nhận xét, kết luận.
- H: Thực phẩm thường được chế biến tại đâu?
- H: Vi khuẩn xâm nhập vào thức ăn bằng con đường nào? 
- H: Tại sao thức ăn không nên để lâu trong tủ lạnh?
- GV nhận xét, kết luận.
 * Kết luận: Sử dụng thực phẩm tươi ngon, tinh khiết, hợp vệ sinh. Không sử dụng thực phẩm bị hư thối, biến chất, ôi, ươn.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm
- H: Nguyên nhân gây ngộ độc thức ăn gồm những tác nhân nào?
- GV nhận xét, kết luận.
- H: Em hãy nêu các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm?
- GV nhận xét, kết luận.
- GV chú ý: Phải sử dụng thực phẩm an toàn, có thái độ phê phán, ngăn ngừa những hành vi gây mất an toàn thực phẩm.
* Kết luận: Cần có biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm để đảm bảo an toàn trong ăn uống.
3.Củng cố, dặ dò:
- Gvnx giờ học và về nhà học bài.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
An toàn thực phẩm là giữ cho thực phẩm khỏi bị nhiễm trùng, nhiễm độc và biến chất.
-> HS trả lời cá nhân.
-> HS trả lời cá nhân.
-> HS trả lời cá nhân.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- Đối với thực phẩm dễ hư thối phải được mua tươi hoặc ướp lạnh.
-> HS trả lời cá nhân.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- Đối với thực phẩm đóng hộp, bao bì cần chú ý đến hạn sử dụng.
- Tránh để lẫn lộn thực phẩm ăn sống với thực phẩm ăn chín.
-> TL: Thường được chế biến tại nhà bếp.
-> TL: Mặt bàn, quần áo, giẻ lau, bếp, thớt
-> TL: Vì thức ăn bị biến chất, vi khuẩn vẫn xâm nhập được.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
- Thực phẩm đã chế biến cho vào hộp kín, để tủ lạnh.
- Thực phẩm đóng hộp để tủ lạnh, mua đủ dùng.
- Thực phẩm khô phơi khô, thường xuyên kiểm tra có biện pháp xử lí.
-> HS dựa vào SGK trả lời.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
Nguyên nhân ngộ độc thức ăn:
- Do thức ăn bị nhiễm vi sinh vật và độc tố của sinh vật.
- Do thức ăn bị biến chất.
- Do thức ăn có sẵn chất độc.
- Do thức ăn bị ô nhiễm chất độc, hoá chất
-> HS dựa vào SGK trả lời.
-> HS lắng nghe, tiếp thu và ghi chép.
Các biện pháp phòng tránh nhiễm trùng, nhiễm độc thực phẩm:
Khi có ngộ độc thực phẩm cần có biện pháp xử lí thích hợp hoặc đưa ngay đến bệnh viện để sử lí kịp thời.
-> HS lắng nghe, tiếp thu.
 Ngày soạn: ..
 Ngày giảng:
Tiết 1: Toán:
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức: Hs biết:
+ Tìm tỉ số phần trăm của hai số.
+ Thực hiện các phép tính cộng, trừ các tỉ số phần trăm.
+ Giải bài toán liên quan đến tỉ số phần trăm.
2.Kĩ năng: H/s làm được các bài tập theo yêu cầu.
3.Thái độ: H/s yêu thích học toán, rèn tính cẩn thận cho h/s.
II. Đồ dùng dạy học:
- SGK, Giáo án.
II. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.KT bài cũ:
- Cho HS nêu quy tắc tìm tỉ số phần trăm của hai số.
B. Bài mới: 
1.GT bài:
- Gtb, ghi bảng đầu bài
2.Luyện tập:
Bài tập 1 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Mời 1 HS nêu cách làm.
- Cho HS làm bài vào bảng con.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm vào nháp. Mời 3 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 3 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Cho HS phân tích đề bài để tìm lời giải.
- Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 4 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở. 1 HS làm vào bảng nhóm, HS treo bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn kĩ các kiến thức vừa ôn tập.
- 1 hs nêu
- Nghe
- 1 hs nêu y/c 
- Hs làm bài và trình bày
*Kết quả:
a. 40 % b. 66,66 %
c. 80 % d. 225 %
- 1 hs nêu
- hs làm nháp và trình bày
- Lời giải đúng:
a. 2, 5 % + 10, 34% = 12, 84%
b. 56, 9% - 34, 25% = 22, 65%
c. 100% - 23% - 47,5% = 77% - 47,5% = 29,5%
- Hs phân tích đề và làm bài
Bài giải:
a) Tỉ số phần trăm của diện tích đất trồng cây cao su và diện tích đất trồng cây cà phê là:
480 : 320 = 1,5
1,5 = 150 %
b) Tỉ số phần trăm của diện tích đất trồng cây cà phê và diện tích đất trồng cây cao su là:
320 : 480 = 0,6666
 0,6666 = 66,66%
Đáp số: a) 150% ; b) 66,66%
- 1 hs nêu y/c
- Hs làm bài
Bài giải:
Số cây lớp 5A đã trồng được là:
180 x 45 : 100 = 81 (cây)
Số cây lớp 5A còn phải trồng theo dự định là:
180 – 81 = 99 (cây)
 Đáp số: 99 cây.
- Nghe
Tiết 2: Chính tả (nhớ – viết):
 BẦM ƠI
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Nhớ viết đúng bài chính tả; trình bày đúng hình thức các câu thơ lục bát.
- Hs làm bài tập 2, 3.
2.Kĩ năng: H/s nhớ và viết lại được bài Bầm ơi theo đúng quy định, làm được các bài tập theo yêu cầu.
3.Thái độ: H/s yêu thích môn học.
II. Đồ dùng daỵ học:
- Ba tờ phiếu kẻ bảng nội dung bài tập 2.
- Bút dạ, bảng nhóm.
III. Các hoạt động dạy học:
HĐ của GV
HĐ của HS
A.KT bài cũ:
- HS nhắc lại quy tắc viết hoa tên huy chương, danh hiệu, giải thưởng.
B.Bài mới:
1.GT bài:
- Gtb, ghi bảng đầu bài. 
2.Hướng dẫn HS nhớ – viết:
- Mời 1-2 HS đọc thuộc lòng bài thơ.
- Cho HS cả lớp nhẩm lại 14 dòng thơ đầu để ghi nhớ.
 ... gia súc.
Hạn chế sự phát triển của 
H.4
Nước uống
H.5
Đất đai để XD đô thị.
Khí thải của nhà máy
H. 6
Thức ăn
- Trả lời
- Nghe
Buổi chiều:
	Tiết 1: Hoạt động NGLL:	Tháng 4
Chủ đề: Hòa bình và hữu nghị
TUẦN 31 + 32 :
Giao lưu với học sinh các trường khác, địa phương khác
(Tuần 31 chuẩn bị - Tuần 32 tiến hành)
1- Mục tiêu hoạt động. 
HS biết thể hiện tình đoàn kết, hữu nghị với các bạn HS những trường khác, địa phương khác. 
2- Quy mô hoạt động 
Hoạt động này có thể tổ chức theo quy mô lớp hoặc trường. 
3- Tài liệu và phương tiện. 
- Giấy vẽ, bút màu, giá vẽ 
- tư liệu về truyền thống nhà trường và các HS tiêu biểu 
- tư liệu về các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và văn hóa, truyền thống cách mạng, thành tựu phát triển kinh tế, các danh nhân, các nét văn hóa đặc trưng, các bài dân ca, các sản phẩm nổi tiếng của địa phương. 
- Các bài thơ, bài hát, điệu múa, tiểu phẩm  về chủ đề “Hòa bình và hữu nghị”. 
4- Cách tiến hành 
Bước 1: Chuẩn bị 
Tập các tiết mục hát, múa, tiểu phẩm, đọc thơ và trang phục, đạo cụ biểu diễn. 
Bước 2: Giao lưu 
Chương trình giao lưu với HS trường khác, địa phương khác có thể bao gồm các nội dung sau: 
- Phần chào hỏi, giới thiệu về lớp, trường mình (tên trường, truyền thống thành tích, các HS tiêu biểu của trường, lớp mình), về địa phương mình ( về danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử - văn hóa, về truyền thống cách mạng, về các nét văn hóa đẹp và các sản phẩm nổi tiếng của địa phương). 
ở phần này, đại diện HS của hai lớp/ trường sẽ thực hiện tiết mục chào hỏi, giới thiệu vê lớp, trường, địa phương mình dưới các hình thức tùy chọn. 
- Phần trao tặng hoa và quà lưu niệm giữa HS 2 lớp/ trường
Đại diện HS hai lớp/ trường sẽ trao tặng hoa và những món quà nhỏ làm kỉ niệm cho nhau. 
- Phần thi vẽ tranh: 
Mỗi lớp/ trường sẽ cử một HS đại diện lên thi vẽ tranh về chủ đề “Hòa bình hữu nghị” trong thời gian 5- 7 phút. 
Tiêu chí chấm thi vẽ tranh là: đảm bảo thời gian, nội dung tranh phù hợp với chủ đề và có tính nghệ thuật. 
- Phần thi tiểu phẩm. 
Mỗi lớp/ trường sẽ lần lượt trình diễn một tiểu phẩm ngắn (khoảng 10-15 phút về chủ đề “Hòa bình hữu nghị”.
Tiêu chí chấm thi tiểu phẩm gồm: kịch bản hay, đúng chủ đề, diễn xuất tốt đảm bảo thời gian quy định. 
- Phần biểu diễn văn nghệ 
HS của hai lớp/ trường sẽ lần lượt trình bày đan xen các tiết mục hát, múa, đọc thơ về chủ đề hòa bình, hữu nghị. 
Chương trình văn nghệ sẽ kết thúc bằng màn hát đồng ca bài hát “Trái đất màu xanh” củ HS cả hai lớp/ trường. 
4, Củng cố dặn dò : Nhận xét tiết học dặn dò VN
Tiết 2: Luyện Toán:
ÔN TẬP VỀ TÍNH CHU VI, DIỆN TÍCH MỘT SỐ HÌNH
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức: Thuộc công thức tính chu vi, diện tích các hình đã học và biết vận dụng vào giải toán.
2.Kĩ năng: H/s thực hiện được các bài tập theo yêu cầu.
3.Thái độ: Giáo dục h/s tính cẩn thận, yêu thích học toán.
Tiết 3: Thể dục:
Giáo viên bộ môn soạn giảng.
 Ngày soạn: .
 Ngày giảng : 
Tiết 1: Toán
 LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức: Biết tính chu vi, diện tích các hình đã học.
2.Kĩ năng: Biết giải các bài toán liên quan.
3.Thái độ: Giúp h/s yêu thích học toán.
II. Đồ dùng dạy học:
- VBT, Giáo án.
III. Các hoạt động dạy học chủ yếu:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.KT bài cũ:
- Cho HS nêu công thức tính chu vi và diện tích các hình đã học.
B. Bài mới: 
1.GT bài:
- Gtb, ghi bảng đầu bài.
2.Luyện tập:
Bài tập 1 (167): 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- Mời 1 HS nêu cách làm.
- Cho HS làm bài vào nháp, sau đó đổi nháp chấm chéo.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 2 (167): 
- Mời 1 HS đọc yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài.
- Cho HS làm bài vào nháp, một HS làm vào bảng nhóm. HS treo bảng nhóm.
- Cả lớp và GV nhận xét.
*Bài tập 3 (167): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- Mời HS nêu cách làm. 
- Cho HS làm vào vở.
- Mời 1 HS lên bảng chữa bài.
- Cả lớp và GV nhận xét.
Bài tập 4 (167): 
- Mời 1 HS nêu yêu cầu.
- GV hướng dẫn HS làm bài. 
- Cho HS làm bài theo nhóm 2.
- Mời đại diện 2 nhóm lên bảng chữa bài .
- Cả lớp và GV nhận xét.
3.Củng cố, dặn dò: 
- GV nhận xét giờ học, nhắc HS về ôn các kiến thức vừa ôn tập.
- 1 hs tính
- Nghe
- 1 hs đọc y/c
- Hs làm bài và trình bày
Bài giải:
a) Chiều dài sân bóng là:
11 x 1000 = 11000 (cm)
11000cm = 110m
Chiều rộng sân bóng là:
9 x 1000 = 9000 (cm)
9000cm = 90m
Chu vi sân bóng là:
(110 + 90) x 2 = 400 (m)
b) Diện tích sân bóng là:
110 x 90 = 9900 (m2)
 Đáp số: a) 400m ; b) 9900 m2.
- 1 hs nêu y/c
- Hs làm nháp và trình bày
Bài giải:
Cạnh sân gạch hình vuông là:
48 : 4 = 12 (m)
Diện tích sân gạch hình vuông là:
12 x 12 = 144 (m2)
Đáp số: 144 m2
- Hs làm bài và trả lời
Bài giải:
Chiều rộng thửa ruộng là:
100 x 3/5 = 60 (m)
Diện tích thửa ruộng là:
100 x 60 = 6000 (m2)
6000 m2 gấp 100 m2 số lần là:
6000 : 100 = 60 (lần)
Số thóc thu hoạch được trên thửa ruộng 
55 x 60 = 3300 (kg)
 Đáp số: 3300 kg.
- 1 hs nêu đầu bài
- Hs làm bài theo nhóm
Bài giải:
Diện tích hình thang bằng diện tích hình vuông, đó là:
10 x 10 = 100 (cm2)
Trung bình cộng hai đáy hình thang là:
(12 + 8) : 2 = 10 (cm)
Chiều cao hình thang là:
100 : 10 = 10 (cm)
 Đáp số: 10 cm.
- Ghi nhớ
Tiết 2: Mĩ Thuật:
VẼ THEO MẪU: VẼ TĨNH VẬT (VẼ MÀU)
I.Mục tiêu:
1.Kiến thức: H/s biết cách so sánh và nhận ra đặc điểm của vật mẫu.
2.Kĩ năng: H/s vẽ được hình và màu theo cảm nhận riêng.
3.Thái độ: H/s yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật.
II.Đồ dung dạy học:
- Chuẩn bị vật mẫu, bài vẽ của h/s lớp trước.
- Giấy vẽ, bút, tẩy, màu
III.Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.KTBC: Kiểm tra sự chuẩn bị của h/s.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Trực tiếp
2.Các hoạt động:
a/HĐ 1: Quan sát, nhận xét:
- Gv giới thiệu một số tranh tĩnh vật, yêu cầu h/s quan sát và nhận xét.
+ Sự giống nhau và khác nhau của tranh tĩnh vật với các tranh khác?
+ Độ đậm nhạt của từng vật mẫu?
b/HĐ 2: Cách vẽ:
- Gv gợi ý cách vẽ:
+ Vẽ khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu.
+ Xác định tỷ lệ bộ phận của từng vật mẫu.
+ Vẽ phác hình bằng nét thẳng.
+ Hoàn chỉnh hình.
- Gv gợi ý h/s vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen.
+ Phác các mảng đậm, đậm vừa, nhạt.
+ Dùng các nét gạch thưa, dày bằng bút chì đen để diễn tả các độ đậm nhạt.
- Một số h/s vẽ màu theo ý thích.
c/HĐ 3: Thực hành:
- Cho h/s thực hành vẽ, giáo viên quan sát và giúp đỡ các em.
d/HĐ 4: Nhận xét, đánh giá:
- Gv gợi ý h/s nhận xét một số bài vẽ: bố cục, tỉ lệ và đặc điểm của hình vẽ, đậm nhạt,
- Gvnx bài vẽ của h/s,
- Gợi ý để h/s xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng.
3.Củng cố, dặn dò:
- Gvnx giờ học. H/s về nhà học bài và chuẩn bị bài cho giờ sau.
- Thực hiện.
- Nghe.
- Quan sát và trả lời;
+ Giống nhau: Có các vật mẫu giống tranh khác
+ Khác nhau: Tranh vẽ ở trạng thái tĩnh.
+ Độ đậm nhạt khác nhau.
- Nghe, quan sát
- H/s thực hành vẽ theo hướng dẫn của gv.
- H/s nhận xét bài vẽ theo h/d của gv.
- Bình chọn bài vẽ đẹp.
- Nghe, ghi nhớ.
Tiết 3: Tập làm văn:
 TẢ CẢNH 
(Kiểm tra viết)
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Giúp h/s biết cách viết hoàn chỉnh một bài văn tả cảnh.
2.Kĩ năng: H/s viết được một bài văn tả cảnh hoàn chỉnh, đúng ngữ pháp, bố cục.
3.Thái độ: H/s yêu thích thiên nhiên.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Một số tranh, ảnh minh hoạ nội dung kiểm tra.
- Giấy kiểm tra.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.KT bài cũ:
- Không kiểm tra 
B. Bài mới: 
1.GT bài:
- Gtb, ghi bảng đầu bài. 
2.Hướng dẫn HS làm bài kiểm tra: 
- Mời 4 HS nối tiếp nhau đọc đề kiểm tra trong SGK.
- Cả lớp đọc thầm lại đề văn.
- GV hỏi HS đã chuẩn bị cho tiết viết bài như thế nào?
- GV nhắc HS :
+ Nên viết theo đề bài cũ và dàn ý đã lập. Tuy nhiên, nếu muốn các em vẫn có thể chọn một đề bài khác với sự lựa chọn ở tiết học trước.
+ Dù viết theo đề bài cũ các em cần kiểm tra lại dàn ý, sau đó dựa vào dàn ý, viết hoàn chỉnh bài văn.
3.HS làm bài kiểm tra:
- HS viết bài vào giấy kiểm tra.
- GV yêu cầu HS làm bài nghiêm túc.
- Hết thời gian GV thu bài.
4.Củng cố, dặn dò:
- GV nhận xét tiết làm bài.
- Dặn HS về nhà chuẩn bị nội dung cho tiết TLV tuần
- Nghe
- HS nối tiếp đọc đề bài.
- HS trình bày.
- HS chú ý lắng nghe.
- HS viết bài.
- Thu bài.
- Nghe
Tiết 4: Địa lí
ĐỊA LÍ HÀ GIANG 
Bài 2: XÃ HỘI - KINH TẾ
I. Mục tiêu: 
1.Kiến thức: Giúp h/s nhớ và kể tên được một số dân tộc sống ở Hà Giang: Hmông, Lô Lố, Giấy, Cờ lao, Phù Lá,Nêu được một số hoạt động sản xuất của người dân ở Hà Giang.
2.Kĩ năng: Trình bày một số đặc điểm về sự phân bố dân cư. Bước đầu nắm được các thông tin về cơ cấu hành chính. Xác định được vị trí Hà Giang trên bản đồ, lược đồ.
3.Thái độ: H/s yêu quý các dân tộc ở Hà Giang, yêu thích môn học.
II. Đồ dùng dạy học: 
- Bản đồ hành chính tỉnh Hà Giang .
- Phiếu học tập.
III. Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
A.KTBC: Không kiểm tra.
B.Bài mới:
1.Giới thiệu bài: Trực tiếp.
2.Các hoạt động:
a/HĐ 1: Làm việc theo nhóm: Dân cư, sự phân bố dân cư:
- Phát phiếu: (có thong tin về dân số, sự phân bố dân cư)
- Y/c học sinh đọc thông tin trong phiếu và trả lời câu hỏi
+ Nêu đặc điểm về sự phân bố dân cư ở Hà Giang?
+ Dân số tự nhiên hàng năm tăng hay giảm?
+ Nêu mật độ trung bình dân cư ở Hà Giang?
+ Nêu đặc điểm sự phân bố dân cư ở Hà Giang?
- Gvnx, kết luận.
b/H Đ 2: Làm việc theo nhóm đôi: 
- Cơ cấu hành chính:
+ Cho h/s quan sát bảng số liệu và trả lời câu hỏi.
> Hà Giang gồm có bao nhiêu huyện thị?
> Nơi nào có dân số đông nhất? Nơi nào có số dân ít nhất?
> Nơi nào có diện tích lớn nhất và ít nhất?
- Gvnx, kết luận.
c/H Đ 3: Làm việc cả lớp: Kinh tế.
- Hãy kể tên các ngành nghề phát triển ở HG?
- Kể tên một số sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp?
- Gv giới thiệu thêm: HG là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển ngành du lịch, có biên giới giáp tỉnh Vân Nam (TQ), có cửa khẩu thanh thủy thuận lợi cho khách tham quan du lịch tuyến HG - Vân Sơn - Côn Minh,
3.Củng cố, dặn dò:
- Gvnx giờ học. H/s về nhà học bài và chuẩn bị bài học giờ sau.
- Nghe.
- Nhận phiếu.
- Đọc và trả lời.
+ Dân cư Hà Giang phân bố không đồng đều, chủ yêu tập trung đông ở các khu vực như thị xã, thị trấn,
+ Dân số hàng năm tăng ( 1999 đến 2009 tăng 121.669)
+ Trả lời
+ Trả lời
- Nghe
- Quan sát, trả lời
- Như: nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, GTVT.
- Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, xi măng, gạch tuy nen, chè,..
- Nghe
Tiết 5: Sinh hoạt lớp:

Tài liệu đính kèm:

  • docGA TUAN 32 PHAM TAM HA GIANG.doc